Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.72 KB, 15 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:
TÍNH CHỦ THỂ CỦA TÂM LÍ NGƯỜI VÀ HƯỚNG
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

GV HƯỚNG DẪN :

TS. Nguyễn Thị Hải Thiện

SINH VIÊN

:

Nguyễn Hoàng Thanh Trang

MSSV

:

TA47A1-0456

LỚP

:


TA47A2
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2021

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ 2
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của vấn đề..................................................................................3
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu....................................................... 3
3. Bố cục, nội dung...............................................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
I. LÝ THUYẾT................................................................................................. 4
1. Khái niệm tâm lí người là gì ?.....................................................................4
2. Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lí người....................... 5
3. Bản chất của hiện tượng tâm lí người theo quan điểm duy vật biện chứng

........................................................................................................................5
3.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não....................... 5
3.2. Tâm lý mang tính chủ thể.................................................................. 7
3.3. Tâm lý con người mang bản chất xã hội lịch sử................................8
4. Tính chủ thể trong nhân cách con người..................................................... 9

4.1. Khái quát về nhân cách con người.....................................................9
4.2. Ví dụ về tính chủ thể trong nhân cách con người............................10
II. HƯỚNG VẬN DỤNG PHÙ HỢP VÀO THỰC TIỄN HỌC TẬP, GIAO
TIẾP, NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN.................................................. 11
C. KẾT LUẬN....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 14


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

1

HTKQ

Hiện tượng khách quan


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề

Thế giới tâm lí con người vơ cùng diệu kì và
phong phú. Nó được mọi người quan tâm và
nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát
triển của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên
sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển
khơng ngừng, ngày càng giữ một vai trị quan
trọng trong nhóm các khoa học về con người.
Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và
tâm lí. Vì thế nghiên cứu tâm lí con người cần
phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và
bản chất các hiện tượng tâm lí người.
Với mong muốn hiểu thêm về vấn đề này,

em đã chọn đề tài : “Tính chủ thể của tâm lí
người”cho bài tiểu luận của mình.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tâm lí người, bản chất
của hiện tượng tâm lí người, tính chủ thể trong
tâm lí người.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu được nghiên cứu
trong giáo trình mơn Tâm lí học đại cương
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thêm về tâm lí
con người, bản chất của hiện tượng tâm lí
người đặc biệt là tính chủ thể của tâm lí người.
Qua đó, đưa những kiến thức tìm hiểu đươc
vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống, học
tập và công việc của bản thân.


3. Bố cục, nội dung
- Bài tiểu luận của em có 3
phần lớn: Mở đầu , Nội
dung và Kết luận
- Phần Mở đầu là giới thiệu
chung.
- Phần Nội Dung gồm 2
phần, phần I là lý thuyết
nêu khái niệm về tâm lí
người, bản chất tâm lí
người, ví dụ cụ thể về
tính chủ thể của tâm lí
người. Phần II là



hướng vận dụng tính chủ thể của tâm lí người vào trong thực tiễn học tập, giao
tiếp, nghề nghiệp của bản thân.
- Phần Kết luận là khái quát lại vấn đề và nêu ra bài học cho bản thân cũng như
mọi người.

B. NỘI DUNG
LÍ LUẬN CHUNG
Ơng bà ta thường nói:
“Sống mỗi người một nết
Chết

mỗi

người

một

tính”
Điều này đã phần nào nói lên được sự phức tạp, đa dạng trong các hoạt động
tâm lí của con người, chẳng ai giống ai hồn tồn và phải chăng chính điều đó
đã tạo nên sự hấp dẫn của mỗi người và đó cũng là những bí ẩn mà nếu khám
phá được một chút dù rất nhỏ cũng khiến ta ngạc nhiên đến ngỡ ngàng!
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Tâm lí người là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lí người mang bản chất
xã hội - lịch sử”. Ở đây chúng tôi không bàn đến những vấn đề khác mà chỉ bàn
đến tính chủ thể trong các hiện tượng tâm lí người.”

I. LÝ THUYẾT 1.Khái niệm tâm lí người là gì ?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng tâm lý con người. Mỗi một

nhà nghiên cứu xã hội, và một nhà tâm lý học đều có những quan điểm riêng
của mình về tâm lý con người trong sự phát triển của xã hội. Nhưng em xin đưa
ra một khái niệm chung nhất về tâm lí người .


Khái niệm: “Trong tâm lí học tâm lí người là những hiện tượng tinh thần xảy
ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của
con người.”
2. Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lí người
– Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con người do thượng đế sáng tạo ra và
nhập vào thể xác con người. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như
điều kiện thực tại của cuộc sống.
– Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lí, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật
chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với
cái tâm lí, phủ nhận vai trị của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý
thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí.
– Quan điểm duy vật biện chứng:
• Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua
hoạt động của mỗi người.
• Tâm lí người mang tính chủ thể
• Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.
3. Bản chất của hiện tượng tâm lí người theo quan điểm duy vật biện chứng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thì tâm lý con người
được hiểu như sau: “Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang
tính chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử.Trong khẳng định trên cần làm rõ ba
khía cạnh sau:
3.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua
hoạt động của mỗi người



 Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết
quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống
chịu sự tác động.
- Phản ánh vật lí: là phản ánh của những vật khơng sống
VD: viên phấn viết lên bảng thì viên phấn mịn đi cịn bảng có dấu phấn in
- Phản ánh sinh vật: là phản ánh của những vật chất sống chưa có hệ thần kinh
phát triển (amip, cây xấu hổ)
VD: Cây hoa hướng dương ln hướng về phía mặt trời.
- Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh của vật chất sống có hệ thần kinh phát
triển. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và
do não tiến hành.
 Vai trò của HTKQ và não:
- HTKQ là nguồn gốc làm nảy sinh ra tâm lý. Khi một sự vật, hiện tượng nào đó
trong hiện thực khách quan tác động vào ta, não làm nảy sinh hỉnh ảnh về sự
vật, hiện tượng đó trong óc con người và một phản ánh tâm lý được diễn ra.
Đồng thời, HTKQ chính là nội dung phản ánh của tâm lý.
VD: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn
có thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó. Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một
vật gì đó như hịn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mơ tả lại hình dạng của
hịn bi đó.
- Não bộ đóng vai trị là cơ sở vật chất, thực hiện chức năng phản ánh HTKQ
để tạo ra các hình ảnh tâm lý .
 Điều kiện cần và đủ để có được tâm lý ngườu là phải có HTKQ và não người
bình thường. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố trên thì khơng có được tâm lý người.
- Thông qua hoạt động của não bộ dưới tác động của HTKQ phản ánh tâm lý
thực chất là quá trình cải tạo thế giới khách quan trong não người
 Càng hăng hái tích cực tham gia các hoạt động phong phú đa dạng trong cuộc
sống thì tâm lý của cá nhân càng phát triển. Đồng thời phải biết bảo vệ và giữ
gìn bộ não, có chế độ hoạt động và nghĩ ngơi hợp lý



3.2. Tâm lý mang tính chủ thể
- Tính chủ thể: Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Hình ảnh tâm lý do con người tạo ra, mang màu sắc cá nhân. Do con người
trong quá trình phản ánh đã đưa cái riêng của mình vào trong đó làm cho hình
ảnh tâm lý mang đậm màu sắc chủ quan.
- Biểu hiện:
+ Cùng nhận sự tác động của cùng một sựu vật, hiện tượng nhưng ở những
chủ thể khác nhau sẽ cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ sắc
thái khác nhau.
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động đến 1 chủ thể duy nhất vào những
thời điểm khác nhau, vào những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể
tinh thần khác nhau có thể cho ta những hình ảnh tâm lý khác nhau
VD: Cùng một câu nói đùa nhưng tùy vào hồn cảnh câu nói đó sẻ gây cười hay
sẻ gây sự tức giận cho người khác
VD: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông, nhưng người đàn ông
này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì chắc chắn người đàn ơng
này khơng cho và bỏ đi.Nhưng cũng với người ăn xin đó đến xin tiền một người
khác.Người này đang vui vẻ,tâm trạng thoải mái cùng với tấm lịng thương
người thì người này sẽ nhìn người ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp
đỡ người ăn xin đó
- Nguyên nhân có sự khác biệt đó là do:
+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
+ Mỗi người có hồn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.
+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu
khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lí của
người kia.
- Ý nghĩa :



+ Vì tâm lý mang tính chủ thể, mỗi con người đều có cái riêng của mình cũng
như trong giáo dục, cần biết tôn trọng ý kiến của người khác.
+ Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng, đặt mình vào hồn
cảnh của đối tượng để hiểu đối tượng, không áp đặt đối tượng suy nghĩ và hành
động như mình
+ Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh
giá con người theo quan điểm vận động, phát triển khơng ngừng.
-Tác động :
Dẫn đến
1HTKQ

Các chủ thể khác nhau
Hình ảnh phản ánh
tâm lí khác nhau
Cùng 1 chủ thể nhưng ở
các thời điểm, hoàn cảnh,
trạng thái,… khác nhau

Sơ đồ 1: Sự tác động của HTKQ đối với tâm lý người.

3.3. Tâm lý con người mang bản chất xã hội lịch sử
 Tâm lý người mang bản chất xã hội: bản chất xã hội của tâm lý người được thể
hiện ở chỗ tâm lý người có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội
- Thế giới khách quan tồn tại xung quanh chúng ta bao gồm cả thế giới tự
nhiên và mơi trường xã hội. Trong đó, mơi trường xã hội là quyết định tâm lí
con người, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền,
mối quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, q hương,
quan hệ cộng đồng, nhóm, …Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí
con người (như Mark nói: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã

hội). Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ
giữa con người với con người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.
Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm,
Rochom được tìm thấy khi trên người khơng mặc quần áo và di chuyển như một
con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm


thanh vơ nghĩa, khơng thể hịa nhập vào cuộc sống con người. Từ đó có thể thấy
tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện
thực khách quan phải có hoạt động và giao tiếp.
- Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người đã thu thập được vô vàn kinh ngh
sống. Mỗi người lĩnh hội kinh nghiệm và tri thức chung của lồi người biến thà
thức của riêng mình, tức là tạo nên tâm lý của bản thân.
Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng sau một
thời gian dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh
hội, tiếp thu việc xung quanh.
- Con người càng hăng hái, tích cực chủ động tham gia các hoạt động đa dạng và
phú thì tâm lý càng phát triển
- Muốn cải tạo, thay đổi những tính cách tâm lý khơng phù hợp thì chúng ta cần
phải thay đổi mơi trường sống, mơi trường xã hội để có được những tâm lý lành
mạnh
 Tâm lý người mang tính lịch sử
Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
- Khi xã hội vận động và biến đổi thì tâm lý của con người cũng vận động và
biến đổi theo.
- Có những nét tâm lý đã được hình thành khơng hồn tồn mất đi mà để lại
những dấu ấn nhất định trong mỗi người và mỗi thế hệ
VD: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây
giờ xã hội biến đổi sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình

thường.
4. Tính chủ thể trong nhân cách con người.
4.1. Khái quát về nhân cách con người
Có thể nói, nhân cách đóng vai trị hết sức quan trọng đối với cuộc đời của một
con người. Nhân cách được hình thành và phát triển do nhân tố di truyền, hoàn
cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, yếu tố giao tiếp.


Người ta coi nhân cách con người gồm có 4 nhóm thuộc tính điển hình là: xu
hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Xu hưóng nói lên phương hướng phát
triển của nhân cách; năng lực nói lên cường độ phát triển của nhân cách; tính
cách, khí chất nói lên tính chất, phong cách của nhân cách.
Như vậy, với bốn thuộc tính tâm lí của nhân cách nêu trên, chúng ta nhận thấy
ở mỗi cá nhân khác nhau đã mang trong mình những đặc điểm về các thuộc tính
tâm lí khác nhau để rồi mỗi người sẽ tạo ra được tính điển hình trong nhân cách
của mỗi người. Hay nói cách khác chính là tâm lí người mang tính chủ thể.
4.2. Ví dụ về tính chủ thể trong nhân cách con người
Em xin đưa ra 1 ví dụ về tính chủ thể trong nhân cách người đó là : nhân vật
Jean-Baptiste Grenouille trong bộ phim Xác ướp nước hoa.
- Chàng trai Jean sinh ra tại một chợ cá của Paris- nơi được cho là dơ bẩn nhất
của toàn Paris hoa lệ, bị người mẹ vơ cảm của mình ngó lơ nên Jean chưa bao
giờ cảm nhận được sự yêu thương, khơng được giáo dục tồn diện, lớn lên dưới
sự chà đạp và ác nghiệt của xã hội.
 Hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục chi phối nhân cách Jean khiến Jean trở
thành con người vô cảm, không phân định thiện ác.
- Jean có khả năng thiên bẩm về mùi hương, cậu bé Jean lớn lên với đam mê
khám phá tất cả mọi mùi hương. Tuy nhiên, thay vì chỉ dùng hoa hay các loại
thảo dược để tạo nên hương thơm thì với chính sự tài năng của mình JeanBaptiste chọn chế tạo ra một loại hương thơm mang linh hồn của những cơ gái
đồng trinh.
 Thuộc tính năng lực, xu hướng trong nhân cách hướng Jean đến những hoạt

động thực tế.
- Jean làm việc một cách vô cùng nghiêm túc và thứ mùi hương mà hắn tạo ra
khiến cho tất cả mọi người mê đắm và quên đi trần tục. Tuy nhiên, cùng với
đam mê, sự thành công khi chế tạo ra mùi hương để đời thì Jean đã giết hại sinh
mạng của hàng chục người phụ nữ. Trong trường hợp này mặc dù điều mà Jean


nghĩ nó chỉ là đam mê, mọi thứ chỉ vì công việc, không quan tâm đến cảm nhận
của các cô gái khi gã giết họ. Nhưng theo quy chuẩn của xã hội thì Jean khơng
khác gì một tên sát nhân độc ác, giết người không gớm tay.

 Là một thiên tài nhưng Jean-Baptiste lại để chính tính chủ thể của bản thân
dẫn đi sai hướng. Thế giới quan, niềm tin của Jean bị sai lệch do điều kiện hình
thành nhân cách, tính chủ thể trong con người ngay từ đầu đã bị sai lệch.

II.

HƯỚNG VẬN DỤNG PHÙ HỢP VÀO THỰC TIỄN HỌC TẬP, GIAO

TIẾP, NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN.
Vì bản chất tâm lí người mang tính chủ thể nên mỗi cá nhân sẽ có nhứng nét
đặc trưng, bản sắc riêng của mình, có quyền hành động dựa vào sở thích, hứng
thú, suy nghĩ, tình cảm, vốn sống, vốn trải nghiệm,…. của mình. Hiểu được điều
này nên em đã áp dụng nó một cách hợp lí vào trong thực tiễn học tập, giao
tiếp, cuộc sống, nghề nghiệp,.. của bản thân.

• Trong cuộc sống giao tiếp nói chung :
Ở mỗi cá nhân khác nhau mang trong mình những đặc điểm về các thuộc
tính tâm lí khác nhau để rồi mỗi người sẽ tạo ra được tính điển hình trong nhân
cách của mỗi người. Hay nói cách khác chính là tâm lí người mang tính chủ thể.

Chính vì vậy, em tơn trọng những nét riêng trong tâm lí của mỗi người từ cách
họ ăn mặc, nghỉ ngơi giải trí cho đến những vấn đề riêng tư trong tình cảm mỗi
người, tránh vì sự bất đồng nhất về quan điểm hay tính cách, sở thích ,… mà
chúng ta xảy ra tranh cãi, hay chê bai, dè bỉu chỉ vì họ khơng hợp với quan
điểm, ý kiến, sở thích của mình.

• Trong học tập:
Em ln có những định hướng cho riêng bản thân, tự nhận thức được bản
thân mình có năng lực phát triển ra sao, xu hướng phát triển trí tuệ như thế nào,


mình u thích điều gì u thích mơn học nào,… để từ đó có sự lựa chọn phù
hợp. Ví dụ,em nhận thấy mình có năng khiếu ngoại ngữ, thích tìm hiểu về văn
hóa, bản sắc dân tộc trên thế giới nên cảm thấy bản thân phù hợp với ngành
ngôn ngữ anh và em đã chọn theo học ngành đó.
Hoặc khi học tập trên giảng đường, khi giảng viên đưa ra những câu hỏi
thảo luận, em cũng sẽ nêu lên những quan điểm, suy nghĩ của em về vấn đề đó,
có thể là những ý kiến của em trái chiều với mọi người nhưng đó cũng là sự
nhận thức, quan điểm của riêng em . Đó là bản sắc riêng, tính chủ thể trong tâm
lí con người em.

• Trong cơng việc:
Là sinh viên Đại học thì ngồi học tập trên giảng đường ra, chúng ta cũng
đi làm thêm nhiều công việc khác để trải nghiệm bản thân cũng như kiếm thêm
thu nhập trang trải cuộc sống. Khơng riêng gì em, em cũng theo đuổi công việc
làm thêm là gia sư, trợ giảng Tiêng Anh. Kể cả trước và sau khi tìm hiểu về tính
chủ thể trong tâm lí người thì em đều hiểu rằng mỗi con người ngay từ khi mới
sinh ra đã mang trong mình những nét đặc trưng về bẩm sinh di truyền, về giải
phẫu sinh lí thần kinh và não bộ, bên cạnh đó mỗi người chịu sự tác động của
môi trường xã hội, của giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình khác nhau và

trên hết chính là mỗi cá nhân tham gia vào q trình giao tiếp, hoạt động với các
mức độ tích cực rất khác nhau…Cho nên trong công tác dạy học và giáo dục,
em chú ý đến những cái riêng trong tâm lí mỗi học sinh của mình , quan tâm và
tơn trọng những nét riêng đó để có cách tác động cho phù hợp nhằm đạt được
kết quả cao nhất trong dạy học và giáo dục.
Và sau này định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình, em sẽ xem xét
năng lực, hứng thú của mình, khơng chạy theo “mốt”, theo những cơng việc mà
cảm tính mách bảo là sành điệu, sẽ dễ hái ra tiền,…


C. KẾT LUẬN
Tính chủ thể trong tâm lí mỗi người sẽ luôn được xã hội tôn trọng nếu
những nét riêng đó khơng đi ngược lại với các chuẩn mực của xã hội. Chính
điều đó sẽ tạo nên nét đặc sắc trong tâm hồn và tính cách mỗi người; nó sẽ giúp
con người trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn nó đáng để người khác khám phá
và…bất ngờ!
Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng, chúng ta tôn trọng những điều
riêng tư trong tâm lí mỗi con người cụ thể nhưng điều đó khơng có nghĩa là mỗi
người có quyền làm tất cả những gì mình thích, mình cho là đúng, là phù hợp
với mình… mà bất cứ cá nhân nào sống trong cộng đồng, trong xã hội phải tôn
trọng những quy định chuẩn mực chung của xã hội, không thể sống tách mình
với xã hội, với cộng đồng.
Hay nói cách khác, xã hội tôn trọng những cái riêng trong tâm lí mỗi con
người nhưng con người vẫn phải sống tuân theo những chuẩn mực của xã hội,
có như thế cả xã hội nói chung và những con người cụ thể nói riêng mới có thể
tồn tại và phát triển được.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương

2. Bài giảng Tâm lý học đại cương phần 2, Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, Khoa Tâm lý học
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQGHN.
4. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chuẩn đoán tâm lý, NXB Hà Nội.

Tài liệu trực tuyến
5. />


×