Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.07 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG
TUẦN VII

Thứ,

Tên
Hoạt động
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


1 - ĐÓN
TRẺ


- Trò chuyện
về những đồ
dùng trong
gia đình.

- Trẻ kể về
những đồ dùng
riêng của bé.



- Trẻ kể về
những đồ dùng
mà nhà bé
chưa có.

- Thi nói
nhanh các đồ
dùng trong
gia đình.
- Trò chuyện
về gia đình
trẻ : khi ăn
cơm gồm có
những ai ?
cần gì,…?

2 -THỂ
DỤC
VẬN
ĐỘNG


- Tập theo
bài : Gà
trống gáy.

- Bài tập phát
triển chung.


- Bài tập phát
triển chung.

- Trò chơi :
Xỉa cá mè

- Trò chơi :
cái gì đã thay
đổi.

3 -HOẠT
ĐỘNG
CHUNG


- THỂ DỤC
:
Đi theo
đường dích
dắc.

- GDÂN :
Đi học về.
- MTXQ :
Trò chuyện và
phân loại đồ
dùng theo chất
liệu và
công….


- LQCC :
B – D – Đ.

- VĂN HỌC
:
Thơ : Cái bát
xinh xinh.

- TẠO HÌNH

Cắt dán
những đồ
dùng trong
gia đình.


4 -HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI


- Chuyền
bóng gọi tên
đồ dùng
trong gia
đình.

- Quan sát cây
cối xung

quanh sân
trường.

- Trò chơi :
Cửa hàng bách
hoá.

- Trò ch
ơi :
Xếp hình.

- Trò chơi :
Bạn có gì
khác.


5 -HOẠT
ĐỘNG
GÓC

- Xây nhà của bé có tường rào, cổng ngõ, có vườn rau sạch, ao cá, chuồng
heo, chuồng gà.
- Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố,
mẹ,
- Trẻ hát các bài hát theo chủ điểm.
- Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu các đồ dùng trong gia đình.



6 -HOẠT

ĐỘNG TỰ
CHỌN



- Dạy trẻ làm
quen với âm
nhạc “Đi học
về ”.
- Giáo dục
vệ sinh.
- Làm quen
với chữ cái : b-
d-đ.
- Vệ sinh cá
nhân, lớp học.
- Giáo dục lễ
phép.

- Làm quen
với thơ : Cái
bát xinh xinh.
- Dặn dò, nhắc
nhở

- Vệ sinh lớp
học.
- Nhặt lá
rụng làm
sạch sân

trường.

- Nhận xét
tuyên
dương, phát
phiếu bé
ngoan.


Thứ 3
1) Đón trẻ : TRẺ KỂ VỀ NHỮNG ĐỒ DÙNG RIÊNG CỦA BÉ
I .Mục đích:
- Trẻ biết được đồ dùng riêng của mình như : quần áo, dày dép, mũ, cặp
- Trẻ kể được công dụng của chúng.
II .Chuẩn bị :
- Một số đồ dùng của bé.
- Cô đến trường sớm đón trẻ và câu hỏi đàm thoại.
III .Tiến hành:
1) Ổn định :
- Cho lớp vừa đi vòng tròn vừa hát và cho trẻ xem tranh :
- Đố các con tranh vẽ những đồ dùng của ai ?
- Bây giờ các con hãy lần lượt đứng dậy kể tên đồ dùng mà các con có .
- Những đồ dùng đó để làm gì ?
- Ai mua cho con ?
- Khi dùng các con phải như thế nào
- Tóm lại : Những đồ dùng của các con như cặp, mũ, áo, dày dép,… là do
bố mẹ làm việc rất vất vả mới có tiền mua. Vì vậy khi dùng xong các con phải cất
giữ cẩn thận nhé.

000

2)Thể dục vận động : BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG.
I/Mục đích:
- Trẻ biết tập 5 động tác phát triển chung.
- Rèn thể lực cho trẻ, đồng thời tập trẻ có tính trật tự, tự giác khi
học…
II/Chuẩn bị :
- Sân sạch sẽ.
- Cô và trẻ cùng thuộc động tác.
III/Cách tiến hành :
1)Khởi động :
Cho trẻ xếp thành vòng tròn và đi các kiểu đi sau chuyển thành 3 hàng
ngang.
2)Trọng động :
Tập 5 bài phát triển chung
a)Hô hấp : tập theo bài hát con gà trống.
b)Tay vai : Đưa tay ngang, gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai.
c)Chân : Bước 1 chân ra trước, lên cao, tay chống hông.
d)Bụng : Đưa tay lên cao, cúi gập người về trước.
e)Bật : Bật luân phiên chân trước, chân sau.
3)Hồi tĩnh :
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.


000

3) HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN : GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI : ĐI HỌC VỀ
I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Đi học về”.
- Trẻ hát thuộc và hát theo cô hết cả bài.
- Trẻ biết gõ phách kết hợp lời ca.
2/Kỹ năng:
- Trẻ ngắt nhịp đúng, hát đúng giọng.
- Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát.
- Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau.
3/Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu âm nhạc.
- Qua nội dung bài hát, giáo dục trẻ lễ phép,biết chào ông, bà cha, mẹ
khi đi học về.
4/Phát triển :
- Phát triển khả năng phối hợp vận động.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Phát triển ngôn ngữ.
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa nội dung bài hát.
- Cô thuộc và hát đúng lời bài hát.
- Cô thuộc và hát đúng bài hát “Đi học về ”.
- Cô hát cháu nghe bài : “Cháu yêu bà” của Xuân Giao.
- Xắc xô, thanh gõ đủ cho cô và trẻ.
III/Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Tích hợp : MTXQ, văn học.
IV/ Cách tiến hành :

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1)Ổn định dẫn dắt vào đề:
- Cho lớp vừa đi vừa đọc thơ : “Làm anh” và đến

xem tranh.

- Trẻ thự hiện cùng cô.
- Trẻ đàm thoại.
- Đàm thoại về nội dung bức tranh.
- Các con hãy nhìn xem trong tranh bạn nhỏ đang
làm gì ?
- Các con thấy bạn nhỏ có thương bà không ?
- Vậy hằng ngày ở nhà các con có thương yêu bà
không ?
* Giáo dục : Trong gia đình, bà là người đã già. Vì
vậy khi bà ngủ cháu phải quạt cho bà, khi bà ăn trầu
cháu phải ngoái trầu cho bà . Các con phải thương yêu
và kính trọng bà.
- Các con à ! Nhạc sĩ Xuân Giao có một bài hát
nói về tình cảm của cháu, dành cho bà đó là bài “ Cháu
yêu bà”.
- Bây giờ các con hãy về lớp và lắng nghe cô hát
nhé.(Kết hợp bài hát)
2) Hoạt động nhận thức :
a) Dạy hát:
- Cô hát diễn cảm lần 1.
- Cô hỏi tên bài hát, tên nhạc sỹ ?
- Cho trẻ xem tranh minh hoạ nội dung bài hát,
đàm thoại về nội dung tranh.
+ Cô giáo dục : Khi đi học các con phải nhớ “đi
đến nơi, về đến chốn” không được la cà dọc đường, để
bố, mẹ lo lắng các con nhớ chưa nào.
+ Giảng nội dung : Các con xem bạn nhỏ trong
- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý và đàm thoại
cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Lớp hát cùng cô.
- Tổ hát.
- Cá nhân trẻ hát.
- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chú ý, lắng nghe.
tranh có lễ phép không nào ? À bạn nhỏ rất là ngoan
khi đi học cũng như về bạn đều chào hỏi lễ phép, biết
nghe lời người lớn nên bố mẹ rất yêu.
- Cô cùng lớp hát cả bài.( 3 lần ).
- Mời tổ hát.
- Mời cá nhân hát.
- Một tổ hát, hai tổ còn lại vỗ tay theo nhịp
bài hát.
- Cho lớp hát lại.

b)Vận động theo nhạc :
- Cô giới thiệu thanh tre để gõ phách.
- Cô hát và gõ phách mẫu lần 1.
- Mời cả lớp thực hiện cùng cô. ( 2 lần )
- Mời nhóm hát và gõ phách theo cô.
- Mời tổ hát và gõ phách.
- Mời cá nhân hát và gõ phách ( 2 – 3 trẻ)
- Cô theo dõi sửa sai.
- Mời một tổ đứng dậy hát, hai tổ còn lại gõ
phách .( Luân phiên như thế đối với hai tổ còn lại )
- Mời cá nhân trẻ hát và gõ phách.
- Mời cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
c)Nghe hát :
- Cho trẻ đọc thơ “Đi dép” và đến góc tranh
- Trẻ chú ý.
- Lớp hát và gõ phách.
- Nhóm thực hiện.
- Tổ thực hiện.
- Cá nhân trẻ thực hiện.
Trẻ thự hiện.


- Trẻ đọc thơ và đi cùng
cô.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ lắng nghe.

- Lớp hát và đi ra ngoài.
minh hoạ nội dung bài hát “ cháu yêu bà”.
- Cô giới thiệu bài hát “Cháu yêu bà ” .
- Cô hát lần 1:
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát , tên nhạc sĩ.
+ Cho trẻ trực quan tranh, đàm thoại về nội
dung bài hát kết hợp giáo dục.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 có điệu bộ minh họa.
- Cho trẻ về lớp đọc thơ
d)Trò chơi âm nhạc:
- Tổ chức trò chơi: “ Thỏ nghe hát nhảy vào
chuồng”.
- Cô phổ biến trò chơi, cách chơi.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Lớp chơi, cô nhắc nhở, tuyên dương.
* Củng cố : cho lớp hát và vỗ tay lại bài “ Cháu
yêu bà”, và đi ra ngoài.


000




Hoạt động chung : MÔN : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
ĐỀ TÀI : TRÒ CHUYỆN VÀ PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG
THEO CHẤT LIÊỤ VÀ CÔNG DỤNG


I/Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ biết tên, cộng dụng và nguyên vật liệu làm ra những đồ dùng
trong gia đình.
- Biết sử dụng và giữ gìn những đồ dùng đó.
- Biết nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ
dùng.
- Trẻ biết mỗi gia đình cần có đồ dùng để ăn, mặc.
2/Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Biết trật tự và không ồn trong giờ học.
3/Phát triển :
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, mở rộng vốn từ.
4/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình một số đồ dùng trong gia đình.
III. Phương pháp – biện pháp:
- Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Tích hợp : Âm nhạc, văn học.
V.Cách tiến hành :

Hoat động của cô Hoat động của trẻ
1. Ổn định dẫn dắt vào đề tài:
- Cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ “Đi cầu đi quán”.
Dẫn trẻ đến xem mô hình đồ dùng trong gia đình :
Đàm thoại cùng trẻ về mô hình :
- Các con hãy nhìn xem trong mô hình này có
những đồ dùng gì ? .

- Những đồ dùng này ở đâu mà có ?
* Giáo dục : Trong gia đình chúng ta có những đồ
dùng như : tivi, tủ lạnh, tủ, bàn, ghế,…. Những đồ
dùng nầy do ba, mẹ các con làm việc rất vất vả
mới có tiền mua. Vì vậy khi dùng các con phải cẩn
thận để khỏi bị hư hỏng.
- Cô vừa dẫn các con đến xem mô hình đồ dùng.
Bây giờ các con hãy nhìn xem đây là những đồ
dùng gì ?
2. Hoạt động nhận thức
a)Quan sát nhận xét, đàm thoại :
+ Cô treo tranh cái chén, bát đồng thời hỏi
trẻ tranh vẽ cái gì ?

-Trẻ đọc thơ và đi cùng
cô.
- Đàm thoại cùng cô.
- Trẻ xem và trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý, quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Cô cho trẻ nhận xét theo gợi hỏi của cô.
- Chén, bát được làm bằng gì ?
- Chén, bát dùng để làm gì ?
- À đúng rồi, chén được làm bằng sứ, dùng để
ăn cơm. Có cái còn được làm bằng nhựa.
+ Cô treo tranh cái xoong :
- Cô hỏi trẻ tranh vẽ gì ?
- Xoong dùng để làm gì ?
- À đúng rồi, xoong được làm bằng nhôm,
dùng để nấu cơm, nấu thức ăn.
b) So sánh :
+ Các con thấy chén và bát cái nào lớn hơn ?
- Chén dùng để làm gì ?
- Bát dùng để làm gì ?
- Thế chúng cùng được làm bằng vật liệu gì ?
+ Xoong được làm bằng gì ?
- Xoong với chén cái nào lớn hơn ?
- Xoong dùng để nấu, còn chén dùng để làm gì
?
* Cô khái quát lại : xoong nồi, chén, bát,… gọi
chung là đồ dùng trong gia đình, mỗi thứ đều có
một công dụng riêng và chúng được làm bằng chất
liệu khác nhau. Có cái thì dễ vỡ cũng có cái khó
vỡ nhưng dù dễ hay khó, khi dùng các con phải

- Trẻ so sánh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.

- Dùng để nnấu thức ăn.

- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi.

giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ nhớ chưa nào.
c) Trò chơi ôn luyện:

+ Trò chơi : Đồ dùng gì gì biến mất.
+ Trò chơi : “Phân loại chất liệu đồ dùng”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ tiến
hành chơi.
d) Kết thúc : hỏi trẻ : cô cháu mình vừa trò
chuyện về những đồ dùng gì.

000
4)Hoạt động ngoài trời: QUAN SÁT CÂY CỐI XUNG QUANH SÂN
TRƯỜNG
I/Mục đích:
- Trẻ nói được tên cây, lá quanh trường
- Trẻ nói được đặc điểm của cây hoa hồng.
- Trẻ chơi trò chơi sôi động, không xô đẩy lẫn nhau.
- Giáo dục trẻ yêu cây xanh, chăm sóc cây, không bẻ cành, hái hoa. .
II/Chuẩn bị :
- Sân dạo chơi, lọ hoa hồng.
- Con bướm chơi trò chơi.
- Bài hát : hoa trường em, thơ đi chơi vườn hoa.
III/Cách tiến hành :
1/ Ổn định tổ chức:
- Các con à, để biết cây quan trọng như thế nào đối với đời sống con người

bây giờ các con cùng cô đi ra ngoài quan sát thiên nhiên nhé.
2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động.
a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
- Trẻ biết cách chơi hái hoa, gọi đúng tên các loại hoa…
- Trẻ biết tác dụng của các loại hoa.
- Trẻ biết một số loại hoa sẽ cho quả.
- Giáo dục trẻ đừng hai hoa, bẻ cành , chặt cây.
b/ Hoạt động tập thể:
- Cho trẻ hát bài “Đi tham quan” vừa hát vừa dẫn trẻ đi ra ngoài.
- Cô trẻ quan sát cây cối, đàm thoại với trẻ về gốc, thân lá, tên cây.
- Đàm thoại với trẻ về cây hoa hồng.
- Cô kết luận tên, đặc điểm của cây.
c/ Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chơi trò chơi bắt bướm.
3/ Kết thúc:
-Tập trung trẻ, nhận xét, tuyên dương, giáo dục.
000





6)Hoạt động tự chọn: DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI B,D, Đ.

I/Mục đích :
- Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển vốn từ.
II/Chuẩn bị :
- 03 chữ cái.
III/Cách tiến hành :

- Cô gắn từng chứ lên bảng, cô đọc, lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân trẻ
đọc.
- Cho trẻ sờ và phân tích nét chữ theo yêu cầu của cô.
- Ngoài ra còn mở rộng thêm, có thể cho trẻ đọc, viết lồng ghép vào các trò
chơi, dạy ở mọi lúc, mọi nơi…




×