Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lớp hoàn thiện CCLLCT môn TTHCM vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay liên hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.67 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới, vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu của dân tộc Việt Nam. Tư
tưởng, đạo đức của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân
dân ta. Sinh thời, Người luôn quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách
mạng. Đạo đức trong sáng, tác phong giản dị và những lời dạy ân cần của
Người đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là tấm gương sáng cho các thế
hệ người Việt Nam học tập noi theo. Ngày nay, những tư tưởng, lời dạy của
Người càng trở nên thiết thực và quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong
công tác bồi dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Vì vậy, nhóm chúng tơi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên trong giai đoạn hiện nay” là vấn đề có tính cấp thiết về cả lý luận và
thực tiễn.

1


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN, BỒI DƯỠNG
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1.1.
1.1.1.

Khái niệm, vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng
Khái niệm
Hồ Chí Minh bàn rất nhiều về vấn đề đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh được thể hiện rất rõ nét trong những bài viết, bài nói ngắn gọn,


được diễn đạt rất cô đọng, để hiểu theo phong cách riêng của Người. Đạo đức
mà Người nói đến ở đây là đạo đức mới, đối lập với đạo đức cũ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:
+ Tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát
triển một cách sáng tạo tư tưởng đạo đức của C.Mác, Ph.Ănghen và Lênin, ở
Hồ Chí Minh đã hình thành những tư tưởng về đạo đức cách mạng. Đạo đức
cách mạng theo Hồ Chí Minh là phải xóa bỏ những gì đã lỗi thời và phát huy
mạnh mẽ những tiềm năng tinh thần, những phẩm chất đạo đức truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và nhân loại.
+ Hồ Chí Minh đã sử dụng các thuật ngữ: “đạo đức mới”, “đạo đức
cách mạng” … để nói về nền đạo đức này. Đạo đức mà Hồ Chí Minh thường
nói tới là đạo đức của người cách mạng Việt Nam, của cán bộ, đảng viên,
thanh niên và của nhân dân Việt Nam. Gọi là “đạo đức cách mạng” vì nó là
đạo đức phục vụ cách mạng, đạo đức của người cách mạng cần phải có, vì đó
là đạo đức được nảy sinh và phát triển trong cách mạng. Đạo đức cách mạng
là đạo đức vĩ đại vì “nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người”1.
1.1.2. Vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng
Nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức, trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Hồ Chí Minh đã khơng ngừng chăm lo, giáo dục, rèn luyện đạo
đức cách mang cho chiến sĩ, cán bộ, đảng viên. Người nói: “Cũng như sơng
1

1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd, t.5, tr.292.
2


thì có nguồn mới có nước, khơng có nước thì sơng cạn. Cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo
đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”2.

Sức mạnh của đạo đức cách mạng là vơ cùng to lớn. Nó đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong mọi hoạt động thực tiễn của Đảng, của cách mạng.
“Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững
đạo đức cách mạng mới là người cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng
có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức
cách mạng, hay là không”3.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã thường xuyên dành cho việc xây dựng, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thanh niên vị trí ưu tiên hàng
đầu trong tồn bộ sự nghiệp của mình.
1.2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách

1.2.1.

mạng cho cán bộ, đảng viên.
Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Đây là hành động cơ bản thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng của
người cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh khẳng định: Nói phải đi đơi với làm và
cao hơn là làm rồi mới nói, làm nhiều nói ít và thậm chí làm hết lịng, làm tận
tụy mà khơng nói, khơng tự phơ trương. Người khẳng định: “Nói hay mà
khơng làm thì vơ ích. Đó là một tật xấu”4.
Người cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, chỉ huy muốn
thu phục quần chúng, muốn quần chúng tin theo phải thực sự mẫu mực về
phương pháp, tác phong làm việc, lời nói gắn với việc làm, giữ nghiêm
2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd, t.5, tr.292.
3 Người cán bộ cách mạng, 3-1955, Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd, t.7, tr.480.

4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd, tập 14. Tr.168.
3


nguyên tắc và kỷ luật, cẩn trọng, tỉ mỉ, cụ thể trong mọi công việc, lãnh đạo,
quản lý bằng hành động. Việc gì có lợi cho Đảng, cho dân kể cả những việc
khó khăn, nguy hiểm người cán bộ, đảng viên phải xông pha đi đầu và phải
làm cho bằng được, việc gì có hại cho Đảng, cho dân phải hết sức tránh, phải
1.2.2.

tuyên truyền cho quần chúng tránh xa.
Xây đi đôi với chống
Xây và chống là những phẩm chất đạo đức của người cách mạng cần
có, là nguyên tắc được Hồ Chí Minh khẳng định và vận dụng thường xuyên,
linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ dẫn thực hiện. Xây dựng đạo đức cách mạng,
trước hết là tuyên truyền giáo dục các phẩm chất chuẩn mực đạo đức cho mỗi
người, trong từng gia đình, từng tập thể, cộng đồng. Xây dựng đạo đức bằng
việc khơi dậy ý thức tự nguyện vươn lên của con người tới chân, thiện, mỹ, từ
đó tạo ra năng lực tự trau dồi đạo đức trong mỗi con người, loại bỏ cái ác,
xấu, vô đạo đức.
Cùng với xây, nhiệm vụ chống có vị trí đặc biệt quan trọng để tạo môi
trường cho cái đẹp nảy nở, phát triển. Người khẳng định phải kiên quyết
chống lại những tệ nạn tham ơ, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa rời dân
chúng…Đó là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, là giặc nội xâm, giặc ở trong
lòng phá từ trong phá ra. Xây phải gắn liền với chống, trong xây có chống và
ngược lại. Giữa xây và chống khơng được tuyệt đối hóa mặt nào hoặc xem
nhẹ mặt nào, trong khi kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đó cần coi trọng, tăng
cường cơng tác giáo dục, động viên, thuyết phục. Xây đi đôi với chống yêu
cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thường xuyên tự soi mình, tự sửa, đánh
giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và tìm biện pháp khắc

phục, sửa chữa. Coi đó là cơng việc như “rửa mặt hàng ngày” để gột rửa, làm
sạch những vết bẩn, những hạn chế, thiếu sót, chủ động rèn luyện đạo đức của
người cán bộ, đảng viên.

1.2.3.

Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời

4


Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc văn hóa phương Đơng,
phẩm chất này địi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực, có quyết tâm, phải
trải qua q trình rèn luyện, bền bỉ. Theo Hồ Chí Minh, đó phải là sự tu
dưỡng bền bỉ suốt đời: “đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa suống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triền và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”5.
Việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Cán bộ, đảng viên giữ cương vị
càng cao, càng phải tích cực, phải liên tục học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức
cách mạng. Khi gặp việc thuận lợi không tự cao, tự đại, thỏa mãn dừng lại,
khi gặp việc khổ, việc khó thì không chùn bước, dám nghĩ, dám làm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY TRONG VIỆC
BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
2.1. Thực trạng của cán bộ, đảng viên hiện nay trong việc bồi dưỡng,
rèn luyện đạo đức cách mạng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln chăm lo xây dựng, thực hành đạo đức trong Đảng và
của cán bộ, đảng viên, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công đối

với sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Thực tiễn những năm qua, công
tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được nâng lên. Đa
số cán bộ, đảng viên, công viên chức đều kiên định mục tiêu, lý tưởng của
Đảng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Song bên cạnh
đó vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, cơng viên chức suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Về tư tưởng chính trị
5 Hồ

Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 11, tr. 612
5


Nói và làm khơng nhất qn, khơng đúng đường lối, quan điểm, quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phụ họa theo các quan điểm lệch lạc;
xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vơ cảm
trước những khó khăn, bức xúc và u cầu, địi hỏi chính đáng của nhân dân.
Một bộ phận cán bộ đảng viên “ngại” tham gia học tập lý luận chính trị,
“ngại” tham gia các phong trào cách mạng, kém ý chí đấu tranh phê bình và
tự phê bình; khơng thường xun trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng.
Khơng có hồi bão, khơng có ý thức vì nước vì dân, khơng làm trịn
bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc, sinh
hoạt của Đảng, không báo cáo đúng sự thật; không trung thực, thẳng thắn
trong tự phê bình và phê bình, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, sa sút ý
chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Trong việc
chấp hành những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một bộ phận
không nhỏ cán bộ đảng viên thiếu gưỡng mẫu trong việc thực hiện.
Về đạo đức, lối sống
Hiện nay, những việc liên quan sai phạm về đạo đức chủ yếu tập trung

vào các lĩnh vực như: thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, công an…Trong đó
có nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
tập thể và làm mất lịng tin trong dân.
Ngồi ra, vẫn cịn tình trạng tham nhũng, hối lộ, cố ý vi phạm các quy
định về quản lý gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đảng đã
cảnh báo: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng kéo dài, gây bất bình trong
nhân dân và là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.
Một bộ phận cán bộ đảng viên cịn thụ động, trơng chờ, ỷ lại, thối thác
trách nhiệm, coi thường kỷ luật, kỷ cương, bớt xén thời gian làm việc, đùn
đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc sai quy định; thái độ làm việc thiếu
nhiệt tình, thân thiện trong việc tiếp cơng dân, có thái độ hách dịch, nhũng
nhiễu, gợi ý vòi vĩnh. Một số cơ quan đơn vị cịn xảy ra tình trạng mất đồn
kết nội bộ, có biểu hiện cục bộ, kèn cửa địa vị, ganh tị, bè phái, lợi ích nhóm;
6


trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thiếu sự phối hợp theo kiểu “mạnh ai
nấy làm” dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Việc nhận xét, đánh giá theo
định kì hàng q, năm chưa thực sự chính xác cịn mang tính hình thức, nể
nang, né tránh, ngại va chạm, báo cáo chưa trung thực, vẫn cịn tình trạng bao
che cho các cán bộ đảng viên vi phạm.
2.2.

Tính chất và ngun nhân
Tính chất
Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đảng viên đã trở nên rất nghiêm trọng: Xảy ra ở bộ phận "không nhỏ" cán
bộ, đảng viên. Diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, trở thành "quốc
nạn". Không chỉ mang tính cá nhân mà cịn có tính tập thể, "tràn lan", đặc
biệt, cả những người có chức có quyền, có chức vụ cao trong bộ máy Đảng,

Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội.
Tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống nêu trên đã có tác động lớn
đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay. Nó đang làm thay đổi, lệch lạc những chuẩn mực,
thang bậc giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cách mạng, có
tác hại đến sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước.
Nguyên nhân: Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và
chủ quan.
Nguyên nhân khách quan.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất nước trải
qua nhiều năm chiến tranh, hậu quả để lại nặng nề. Vì vậy, việc khắc phục
những dấu vết của xã hội cũ, trong đó có đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản
địi hỏi phải có thời gian, khơng thể chủ quan, nóng vội.
Do sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ phương Tây vào
nước ta trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin.

7


Do sự chống phá của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch, phản
động chống phá quyết liệt trên mặt trận tư tưởng, chính trị, tuyên truyền, ca
ngợi lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng trong cán bộ, đảng viên, cán bộ
lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là một trong những biện pháp thực hiện "diễn
biến hịa bình".
Ngun nhân chủ quan
Do chưa làm tốt cơng tác chính trị, tư tưởng, cơng tác tun truyền,
giáo dục. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa cao; công tác quản lý
đảng viên chưa chặt chẽ; sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh hoạt nhìn
chung cịn nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu; động cơ phấn đấu vào

Đảng của một số người có biểu hiện lệch lạc; kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ
chức đảng không nghiêm;... Đặc biệt, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác,
tính chiến đấu, tính đảng ở nhiều cán bộ, đảng viên giảm sút.
Do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò nền tảng của đạo
đức trong ổn định, phát triển xã hội và tác động của cơ chế kinh tế thị trường
đến đạo đức xã hội. Trên thực tế, chúng ta chưa coi trọng giáo dục đạo đức,
lối sống; thiếu sự tổ chức, phối hợp giữa các ngành, các cấp.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ
ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trước những thực trạng về đạo đức cách mạng của bộ phận cán bộ
đảng viên trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng đạo đức đã trở
thành một nội dung rất quan trọng, cần phải quan tâm xây dựng để cán bộ
đảng viên xứng đáng làm người “đầy tớ trung thành của quần chúng nhân
dân”. Từ thực tế cho thấy, xây dựng đạo đức cho cán bộ đảng viên không phải
là công việc “một sớm một chiều” mà nó là một cơng việc lâu dài, bền bỉ lấy
hạnh phúc nhân dân, độc lập, tự do của Tổ quốc làm mục đích phấn đấu, tận
tụy phục vụ lợi ích của nhân dân làm chuẩn mực cho mọi hoạt động của
8


Đảng, lấy cần- kiệm- liêm- chính làm chuẩn mực đạo đức cho mỗi cán bộ
đảng viên rèn luyện. Do đó, nội dung bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán
bộ đảng viên bao hàm các giải pháp sau đây:
3.1. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán
bộ đảng viên
Đây là một nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm bồi dưỡng
đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên. Nội dung bồi dưỡng đạo đức cách
mạng phải sát với từng đối tượng, có yêu cầu cụ thể, gắn với từng cấp, từng
ngành, từng nhiệm vụ theo cương vị, chức trách. Trong đó, thường xuyên giáo

dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, lịng trung thành;
rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình yêu thương con
người, sống khiêm tốn giản dị, nói đi đơi với làm; bồi dưỡng trình độ trí tuệ
và tác phong, phương pháp công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ
cán bộ có chức, có quyền…
Trong đó, tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI); thực hiện tự phê bình và phê bình; giáo dục chính trị, tư
tưởng; phát động phong trào tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên. Đồng thời, đẩy mạnh
cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, chủ nghĩa cá
nhân để củng cố và phát triển những đức tính tốt đẹp của đạo đức cách mạng,
làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên.
3.2. Xây dựng lối sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, nhân hậu,
thủy chung, đoàn kết, thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc
sống hàng ngày.
Có thái độ nghiêm khắc đối với chính bản thân mình; khoan dung, độ
lượng và tơn trọng đối với mọi người là yêu cầu đối với mỗi cán bộ, đảng
viên. Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên có đức tính: cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư, có nghĩa là phải tận tụy trong cơng việc, không lười
9


biếng, khơng tham ơ, lãng phí của cơng, sống trung thực thẳng thắn đối với
mọi người, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp chung, tránh lối sống vị kỷ và
chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một người cán bộ tốt phải
có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây:
Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm” 6. Phải thực hành tiết kiệm, không tham ô,
lãng phí và biết tuyên truyền giáo dục để mọi người cùng làm theo. Vì vậy, dù
ở cương vị nào, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng

của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, biết cụ thể hóa “trí, tín,
nhân, dũng, liêm” cho phù hợp với nhiệm vụ chức trách của mình, kiên quyết
chống chủ nghĩa cá nhân.
3.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức
đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, xây dựng
môi trường dân chủ lành mạnh trong Đảng.
Để tăng cường và nâng cao tầm lãnh đạo của Đảng, cần phải chú trọng
bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch,
có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng mới. Thực tiễn thời gian qua
chứng minh, Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa, khắc phục những
khuyết điểm, sai lầm để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong
giai đoạn mới. Đảng xác định: “Chống nguy cơ sai lầm về đường lối, vi phạm
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, sai lầm về lựa chọn và bố trí cán bộ; tệ
tham nhũng, lãng phí, quan liêu xa rời nhân dân, xa rời thực tế; xây dựng đạo
đức, nhân cách đảng viên”7. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong
gương mẫu trước quần chúng, có uy tín, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối
sống trong sạch, lành mạnh, nói đi đơi với làm, vì quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
6 Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd, tập 5, tr.9
7“Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân dân,

ngày 13/6/2006, tr.3.
10


mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm mình phải tiết kiệm
trước đã và “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; “vui sau thiên hạ, lo
trước thiên hạ”, bởi gương mẫu là một nội dung, một phương thức trọng yếu
trong công việc lãnh đạo của Đảng.
3.4. Đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi thiếu đạo

đức cách mạng.
Muốn xây dựng được con người mới, phải thường xuyên tu dưỡng
đạo đức cách mạng, kiên quyết chống những biểu hiện thối hóa đạo đức, cần
có biện pháp nhằm khắc phục sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Sự suy thối đó có biểu hiện
như: hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu tin
tưởng và nhất trí với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; tham ơ,
lãng phí, bè cánh, hủ hố, lối sống thực dụng, quan liêu, trù dập, thiếu dân
chủ, vi phạm nguyên tắc, không yêu thương con người; không thực hiện cần,
kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư.
Xây dựng và nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, có lập
trường, quan điểm vững vàng, thế giới quan khoa học, có kiến thức sâu rộng,
năng lực, phương pháp tư duy khoa học, sắc bén về lý luận, nhạy cảm trong
thực tiễn, cảnh giác cách mạng cao, dũng cảm, có đạo đức cách mạng trong
sáng nhằm tạo ra các giá trị đạo đức cách mạng mới, giữ vững nền tảng tinh
thần của xã hội. Cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh; chủ
động đoàn kết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia có hiệu quả vào
cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, đập tan mọi âm mưu
phá hoại và gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đảng viên, đó là sự
chuẩn bị tốt về mọi mặt để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

11


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên vẫn ln đóng vai trò quan trọng và thiết thực trong thực tiễn ngày
nay. Trong tình hình vấn đề cơng tác cán bộ, đảng viên hiện nay đang có
nhiều nổi cộm, đặc biệt là cơng cuộc chống tham nhũng đang được vào cuộc

tích cực của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Cái lị đã nóng lên thì củi tươi
cũng phải cháy” đã phơi bày ra nhiều gương mặt cán bộ, đảng viên cao cấp
của nhà nước cũng bị suy thoái trầm trọng về mặt đạo đức và làm ảnh hưởng
xấu tới tập thể chức trách thì các biện pháp đặt ra trước tình hình này là vơ
cùng cấp thiết, song biện pháp hữu hiệu nhất có lẽ là mỗi cá nhân tự biết
mình, tự rèn luyện mình liêm, chính. Làm như vậy góp phần giúp Đảng Cộng
sản Việt Nam có những cán bộ, đảng viên ưu tú hơn, giúp xây dựng Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

“Giáo dục, rèn luyện nghĩa vụ đạo đức cách mạng cho đảng viên – một nội
dung quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức”, Tạp chí Cộng sản, số 904

2.

(2-2018), tr.52.
“Nâng cao đạo đức công chức, viên chức trong cải cách hành chính ở nước

3.

ta”, Xây dựng Đảng, số 1-2018, tr.9.\
“Nội dung, phương thức Xây dựng Đảng về đạo đức”, Tạp chí Xây dựng

4.

Đảngg, số 1-2018, tr.7.
Dỗn Thị Chín “Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh”, Đề tài

5.


khoa học cấp cơ sở 2015.
Lê Thị Thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ”, Đề tài
giáo trình nội bộ cấp cơ sở 2015.

MỤC LỤC
12


13



×