Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Sinh học miệng và Sinh lý RHM PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

SINH HỌC MIỆNG
VÀ SINH LÝ RĂNG HÀM MẶT
(DÙNG CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT)


MỤC LỤC


DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH HÌNH


Chương 1

SINH HỌC MIỆNG

Bài 1
TUYẾN NƯỚC BỌT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của tuyến nước mang tai.
2. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của tuyến nước bọt dưới hàm và dưới

lưỡi.
3. Trình bày đặc điểm mơ học của các tuyến nước bọt.

NỢI DUNG
1. Đặc điểm giải phẫu tuyến nước bọt
Nước bọt được tiết ra bởi một hệ thống tuyến, về cơ bản bao gồm 3 cặp đôi tuyến


nước bọt lớn ở vùng mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi cùng với nhiều tuyến nước bọt nhỏ
khác nằm ở vùng môi, lưỡi, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm.
Hình 1.1. Mốc giải phẫu của tuyến nước bọt

1.1. Tuyến nước bọt mang tai
1.1.1. Vị trí, kích thước
Là tuyến nước bọt lớn nhất trong số các tuyến nước bọt của cơ thể, có trọng
lượng khoảng 25-26 gam. Nó nằm ở phía dưới ống tai ngồi và giữa ngành lên của
xương hàm dưới với cơ ức địn chũm. Tồn bộ tuyến nước bọt mang tai được bao bọc
trong một vỏ bọc do mạc cổ nông tạo nên.

4


1.1.2. Hình thể ngồi và liên quan
Tuyến nước bọt mang tai có thể mơ tả với hình thể tương tự hình tháp có: 3 mặt,
3 bờ và 2 cực.
- Ở mặt ngồi: Tuyến nằm nơng có da và mạc nơng che phủ, ở tổ chức dưới lớp
da có chứa các nhánh mặt của thần kinh tai lớn và các hạch bạch huyết nơng.
Hình 1.2. Thiết đồ cắt ngang tuyến mang tai

- Ở mặt trước: Tuyến nằm áp vào bờ sau ngành lên của xương hàm dưới và cơ
cắn, cơ chân bướm trong và dây chằng chân bướm hàm. Ở mặt này tuyến liên quan với
bó mạch hàm trên và dây thần kinh tai thái dương ở gần cổ lồi cầu xương hàm dưới.
- Ở mặt sau: Tuyến liên quan với mỏm chũm, liền kề với bờ trước cơ ức đòn
chũm, phần bụng sau cơ nhị thân cùng với mỏm trâm và các cơ trâm. Đáng lưu ý là
động mạch cảnh ngoài sau khi lách qua khe giữa cơ trâm lưỡi và cơ trâm móng, chui
vào trong tuyến, động mạch và tĩnh mạch cảnh trong ở trong và sau hơn được ngăn
cách với tuyến bởi mỏm trâm và các cơ trâm, thần kinh mặt từ lỗ trâm chũm đi xuống
cũng chui vào trong tuyến ở phần sau trên của mặt sau tuyến.

- Ở bờ trước: Có ống tuyến mang tai thốt ra (ống Sténon), có thể gặp tuyến
mang tai phụ (khoảng 20% các trường hợp), các nhánh của dây thần kinh mặt và động
mạch ngang mặt thoát ra khỏi tuyến ở bờ này.
- Ở bờ sau: Nằm dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn chũm.
- Bờ trong: Là nơi giao tiếp giữa mặt trước và mặt sau, nằm dọc dây chằng trâm
hàm dưới.
- Ở cực trên: Nằm giữa khớp thái dương hàm (ở phía trước) và ống tai ngồi (ở
phía sau), liên quan với bó mạch thái dương nông và dây thần kinh tai thái dương.
- Ở cực dưới: Nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm dưới, liên quan ở trong với
tĩnh mạch, động mạch cảnh trong và dây thần kinh dưới lưỡi.

5


1.1.3. Các thành phần nằm ở trong tuyến
Gồm các mạch máu, thần kinh lách giữa các thùy của tuyến.
Kể thứ tự từ sâu ra nơng có: Ở phần sâu nhất có động mạch cảnh ngồi với hai
ngành cùng là động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên. Ở phần nơng hơn
có tĩnh mạch sau hàm dưới được tạo nên bởi tĩnh mạch thái dương nông, tĩnh mạch
hàm trên. Ở phần nơng nhất là dây thần kinh mặt, nó chui vào tuyến ở phần sau trên
rồi chạy ra trước và xuống dưới phân chia trong tuyến và thoát ra ở bờ trước tuyến, vì
vậy có thể dựa vào đó phân chia tuyến ra làm phần nông và phần sâu.
1.1.4. Ống tuyến mang tai
Ống tuyến được tạo nên do sự hợp nhất của hai ngành chính trong phần trước tuyến
thốt ra khỏi tuyến ở bờ trước. Ống chạy bắt chéo qua mặt ngoài cơ cắn, uốn cong theo bờ
trước cơ này vòng qua cục mỡ Bichat ở má, xuyên qua hai bó cơ mút để đổ vào trong
khoang tiền đình miệng ở mặt trong của má bằng một lỗ nhỏ đối diện với vị trí của thân
răng hàm lớn thứ hai hàm trên.
Ống Sténon dài 5cm, đường định hướng của ống là đường kẻ từ bình nhĩ tới giữa
đường nối cánh mũi và mép. Mốc để tìm ống ở má là giao điểm của hai đường vạch:

một đường từ dái tai tới cánh mũi và một đường từ bình nhĩ tới mép.
1.2. Tuyến nước bọt dưới hàm
Là tuyến nhỏ hơn so với tuyến nước bọt mang tai, có trọng lượng khoảng từ 1020 gam, nằm ở trong vùng tam giác dưới hàm ở phần mặt trong của xương hàm dưới.
Tuyến có hai phần nơng và sâu nối với nhau ở bờ sau cơ hàm móng và được ngăn cách
với tuyến mang tai bởi một vách cân (đi từ cơ ức địn chũm tới xương hàm dưới).
Hình 1.3. Lược đồ vị trí giải phẫu tuyến dưới hàm

1.2.1. Hình thể, liên quan
- Phần nông của tuyến chiếm phần lớn tuyến, nằm trong vùng tam giác dưới hàm
và có 3 mặt và 2 đầu (đầu trên và dưới):

6


+ Ở mặt trên ngoài nằm áp sát vào mặt trong xương hàm dưới, có động mạch mặt
đào thành rãnh ở phần sau trên của mặt này.
+ Ở mặt dưới ngồi hay mặt nơng được phủ bởi da, tổ chức dưới da và cân cổ
nông che phủ.
+ Ỏ mặt trong hay mặt sâu của tuyến áp sát với các cơ vùng trên móng (bụng sau
cơ hai bụng, cơ hàm móng, cơ trâm móng và cơ móng lưỡi), liên quan tới dây thần
kinh dưới lưỡi, động mạch mặt ở mặt sâu của tuyến, khi tới đầu trên tuyến thì động
mạch quặt đi ra ngoài xuống bờ dưới của xương hàm dưới, gặp tĩnh mạch mặt chạy ở
mặt ngoài của tuyến, sau đó cả hai cùng đi lên phía má.
Phần sâu tuyến là một mỏm tuyến kéo dài ra trước cùng với ống tuyến. Ở dưới
phần này có liên quan với dây thần kinh dưới lưỡi và hạch dưới hàm.
1.2.2. Ống tuyến dưới hàm (ống Wharton)
Là ống tiết của tuyến nước bọt dưới hàm thoát ra ở mặt trong mỏm sâu của tuyến
dài khoảng 5cm, chạy ra phía trước, lên trên bắt chéo dây thần kinh lưỡi (thần kinh đi
dưới ống), rồi lách giữa cơ hàm móng và tuyến nước bọt dưới lưỡi, đổ vào nền miệng
qua lỗ nhỏ nằm ở hai bên bên hãm lưỡi, ở đỉnh cục dưới lưỡi.

1.2.3. Bao tuyến
Tuyến nước bọt được bao bọc bởi một màng riêng và một màng mỏng tách ra từ
mạc cổ nông.
1.3. Tuyến nước bọt dưới lưỡi
Tuyến nước bọt dưới lưỡi nhỏ nhất trong 3 đơi tuyến nước bọt chính của cơ thể.
Tuyến nước bọt dưới lưỡi là tuyến chế tiết nước bọt nhầy, nặng khoảng 3-4 gam, nằm
trong ô dưới lưỡi (giữa cơ hàm móng và cơ móng lưỡi trên mặt trong xương hàm dưới)
chỉ được phủ bởi lớp niêm mạc của nền miệng.
Bờ trên của tuyến đội niêm mạc lên thành nếp dưới lưỡi và có các ống tiết của
tuyến đổ vào.
Bờ dưới tựa vào cơ hàm móng.
Mặt trong tiếp với cơ cầm móng, cơ móng lưỡi và thần kinh lưỡi.
Tuyến có từ 5-15 ống tiết nhỏ (ống Rivinus) đổ trực tiếp vào nếp dưới lưỡi. Một
ống tiết lớn (ống Whater) đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi.
1.4. Các tuyến nước bọt nhỏ
Có khoảng 600 đến 1000 tuyến nước bọt nhỏ với kích thước 1-5 mm nằm ở lớp lót
của khoang miệng và hầu họng. Vùng có nhiều các tuyến này là ở mơi, lưỡi và vịm
miệng. Cũng có thể cũng được tìm thấy các tuyến nước bọt phụ này ở vị trí dọc theo
amidan, mũi sau… Mỗi tuyến có một ống tiết duy nhất trực tiếp vào khoang miệng với
nước bọt có thể là nhầy hoặc hỗn hợp.
1.4.1. Các tuyến thuộc về môi
Những tuyến nhỏ nằm lớp ngay sát bên dưới lớp niêm mạc của mơi. Nếu kéo mơi
về phía trước và lên trên (đối với phần môi trên) hoặc xuống phía dưới (đối với mơi

7


dưới) để quan sát tuyến ngay dưới lớp niêm mạc mơi và có thể sờ nắn được các tuyến
nhỏ này.
1.4.2. Các tuyến ở vòm miệng

Là các tuyến nhỏ nằm ở phần vịm miệng cứng. Có thể nhìn thấy như các phần
nhỏ màu hồng đội lớp niêm mạc nâng lên tạo ra các khoảng khơng bằng phẳng rải rác
trong vịm họng.
1.4.3. Các tuyến họng
Đây là các tuyến nằm dưới lớp niêm mạc họng có thể có chỗ đội nâng niêm mạc
lên hoặc phẳng, màu hồng/màu niêm mạc chấm khơng có mơ hình riêng biệt.
Các tuyến nước bọt lớn có hình dạng thùy, dễ dàng sờ nắn được từ phía trong
miệng. Các tuyến nước bọt nhỏ có đường kính khoảng 15 mm và phân theo từng
nhóm, nơi tập trung nhiều là dưới lớp màng nhầy vùng chân môi, khẩu cái cứng và
khẩu cái mềm.
2. Đặc điểm mơ học tuyến nước bọt
Có 3 đôi tuyến lớn là tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến
nước bọt dưới lưỡi và nhiều tuyến nước bọt nằm rải rác ở khắp niêm mạc của miệng.
Chúng có những sự khác biệt về cấu tạo tổ chức học và chức năng, về cơ bản có thể
phân chia thành 3 loại tổ chức tuyến:
- Tuyến nước: Tuyến nước bọt mang tai
- Tuyến nhầy: Tuyến nước bọt dưới lưỡi
- Tuyến hỗn hợp: Tuyến nước bọt dưới hàm
Hình 1.4. Mơ phỏng hình ảnh mơ học của tuyến nước bọt

8


Tuyến nước bọt có nhiều tiểu thùy bao gồm các nang tuyến và ống bài xuất. Các
tuyến nước bọt khác nhau được tạo thành từ các tế bào biểu mô chuyên biệt và các
thành phần tổ chức liên kết. Theo chức năng và cấu trúc của các tuyến nước bọt có thể
được chia thành hai phần: phần chế tiết và phần bài xuất.
Phần chế tiết bao gồm các nang tuyến là nơi hầu hết chất lỏng được tạo ra và
tổng hợp một số thành phần có bản chất protein.
Tuyến nước bọt tiết ra các loại dịch tiết và các thành phần khác nhau do các mơ

nang tuyến có cấu tạo khác nhau. Có 2 loại nang tuyến cơ bản là nang tuyến tiết thanh
dịch và nang tuyến tiết nhầy.
Các tuyến nước bọt lớn có cấu trúc giải phẫu, mơ học và chức năng hoạt động
khác nhau: Nang tuyến trong tuyến nước bọt mang tai chủ yếu là loại tiết ra thanh
dịch, nang tuyến nước bọt dưới lưỡi chủ yếu là loại tiết ra chất dịch nhầy, trong tuyến
nước bọt dưới hàm nang tuyến bao gồm cả 2 loại nang tuyến tiết thanh dịch và chất
dịch nhầy (hỗn hợp).
Hình 1.5. Hình ảnh tiêu bản nhuộm các tuyến nước bọt chính

Tuyến mang tai

9

Tuyến dưới lưỡi

Tuyến dưới hàm


Nhìn chung các tuyến nước bọt có các nang tuyến chiếm khoảng 80% khối lượng
của nhu mô tuyến và được cấu trúc bởi 2 loại tế bào chế tiết cơ bản: Các tế bào chế tiết
thanh dịch và các tế bào chế tiết dịch nhầy.
Hình 1.6. Hình ảnh các loại tế bào tiết nước bọt

Tế bào tiết thanh dịch

Tế bào tiết dịch nhầy

Tuyến nước bọt dưới hàm được chia thành nhiều thuỳ, ngăn cách nhau bởi vách
liên kết màu hồng nhạt. Trong tiểu thuỳ có:
-


Nang nước: Chiếm đa số, có hình cầu, bắt màu tím, lịng khơng rõ.
Nang nhày: Rất ít, có hình cầu hay bầu dục, thành nang rất sáng màu.
Nang pha: Ít, có hình bầu dục hoặc chia nhánh. Thành nang về cơ bản giống nang nhày
nhưng có thêm một phần hình liềm, màu tím ở rìa nang.
Ống Pfluger: Bắt màu đỏ, lòng ống rõ ràng, thành ống là biểu mơ vng đơn.
Ống bài xuất cái: Kích thước lớn, nằm ở vách liên kết gian tiểu thuỳ, thành ống là biểu
mô tầng bắt màu đỏ.
Nang tuyến nước bọt. Ở độ phóng đại lớn, có thể quan sát được chi tiết các cấu trúc
đã mô tả và phân biệt được tế bào cơ biểu mô và tế bào chế tiết của các nang tuyến:

-

Tế bào cơ biểu mô: Nằm phía ngồi rìa của các nang, bên ngồi tế bào chế tiết. Chúng
là các tế bào dẹt, nhân bắt màu tím thẫm.

-

Tế bào chế tiết: Tế bào tiết nhày có hình vng, bào tương rất sáng màu, nhân dẹt,
màu tím nằm sát đáy tế bào. Tế bào tiết nước hình tháp, bào tương bắt màu tím, nhân
trịn. Ở nang pha, tế bào tiết nước nằm thành một dải hình liềm ở phía ngồi tế bào tiết
nhày gọi là liềm Gianuzzi.
Phần chế tiết của tuyến nước bọt gồm các nang tuyến khác nhau:
- Tuyến nước bọt mang tai chủ yếu là các nang tuyến tiết thanh dịch, các tế bào
tiêt thanh dịch lợp thành các nang chủ yếu là tế bào có hình tháp có đỉnh quay vào
trong, nhân hình cầu nằm gần sát về phía cực đáy, phần ngọn của tế bào có nhiều hạt
ưa Hesmatoxyline.
- Các tuyến nước bọt dưới lưỡi chủ yếu là các nang tiết dịch nhầy, các tế bào tiết
dịch nhầy hình trụ thấp thường có kích thước lớn hơn so với các tế bào tiết thanh dịch,
có nhân dẹt nằm gần phía đáy.


10


- Trong tuyến nước bọt dưới hàm nang tuyến nhầy chiếm khoảng 10% mô nang
tuyến. Các tế bào huyết thanh thường nằm ở ngoại vi của nang tuyến nhầy.
Các tế bào chế tiết trong các nang tuyến đều có sự tiếp xúc hoặc với màng đáy,
hoặc đè lên lớp tế bào cơ biểu mơ.Tế bào cơ biểu mơ có hình sao, dẹt, nhân to, bào
tương mỏng, tiếp xúc với nhau bởi các nhánh bào tương. Các tế bào cơ biểu mô nằm
sát ngay lớp đáy của các tế bào chế tiết, nó có khả năng co bóp đẩy dịch tiết từ các
nang tuyến vào các ống bài xuất.
Về chức năng phần bài xuất là nơi thu gom tập trung dịch tiết trong các nang
tuyến và là nơi có các hoạt động tái hấp thu hoặc bổ sung một số thành phần trước khi
dịch tiết được xả vào khoang miệng. Các tế bào ống tiết có vai trị tổng hợp nhiều loại
protein có hoạt động sinh học quan trọng, ví dụ như: yếu tố tăng trưởng thần kinh, yếu
tố tăng trưởng biểu bì, immunoglobin A, và kallikrein.

Hình 1.7. Hình ảnh các tế bào lót ống tiết

Tế bào lót ống tiết gian tiểu thùy

Tế bào lót ống dẫn trong tiểu thùy

Về cấu trúc phần bài xuất gồm hệ thống ống dẫn dịch tiết từ các nang tuyến đến
miệng ống tiết vào khoang miệng, nó có các phần có cấu tạo khác nhau:
- Ống trong tiểu thùy tiếp nhận nước bọt từ các nang tuyến trong một tiểu thùy.
Các ống trong tiểu thùy có thành ống lát bởi biểu mơ tế bào hình tháp và các ống này
có các tế bào cơ biểu mô bao quanh.
- Ống gian tiểu thùy là phần ống dẫn tiếp nối các ống trong các tiểu thùy và chạy
trong các vách các tiểu thùy. Các ống gian tiểu thùy có thành ống lát bởi biểu mơ trụ lát

tầng. Hầu hết các hoạt động tái hấp thu nước và bài tiết ion cho dịch tiết trở nên nhược
trương (giảm ion Natri, ion Clorua, tăng ion Cacbonat và ion Kali) so với huyết thanh xảy
ra trong đoạn ống gian tiểu thùy.
- Ống bài xuất cái (ống Stenon) là các ống dẫn chính trong các tuyến, nó tiếp nối
các ống dẫn gian tiểu thùy và bài tiết nước bọt ra khỏi tuyến đó. Các ống bài xuất
chính này được lát bởi biểu mô Malpighi. Các ống dẫn gian tiểu thùy dẫn đến ống bài
tiết, ống này được lót bằng một biểu mơ hình trụ cao.

11


Các tuyến nước bọt được bao bọc bởi lớp ngoài cùng là vỏ xơ. Mạch máu, nhánh
thần kinh đi dọc theo các ống bài xuất để tới các tiểu thùy.
3. Đại cương về nước bọt
Nước bọt trong miệng là hỗn hợp của 3 đơi tuyến nước bọt chính và của các
tuyến nước bọt phụ.
Nước bọt của tuyến mang tai để nhai, nước bọt của tuyến dưới hàm để nếm, nước
bọt của tuyến dưới lưỡi để nuốt và nước bọt của các tuyến phụ rải rác khắp miệng để
duy trì cho niêm mạc miệng luôn luôn ướt.
Nước bọt được tiết ra trung bình từ 1-1,5 lít trong 24 giờ. Trong đó:
-

90% là từ tuyến mang tai và tuyến dưới hàm

-

5% từ tuyến dưới lưỡi

-


5% từ các tuyến nước bọt phụ
pH của nước bọt trung bình là 7 (người lớn khoảng 6 và trẻ em khoảng 7,3)
Dòng chảy nước bọt khoảng 0,05 ml/phút
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi dấu x vào cột tương ứng
Mã câu
hỏi
1
1.1

Đặc điểm vị trí kích thước tuyến nước bọt mang tai
Lớn nhất trong số các tuyến nước bọt của cơ thể

1.2

Trọng lượng 20-22 gam

1.3

Nằm ở phía dưới ống tai ngồi

1.4

Một phần tuyến được bao bọc trong một vỏ bọc do mạc cổ
nơng tạo nên

2

Hình thể ngoài và liên quan của tuyến nước bọt mang tai


2.1

Mặt ngồi có nhánh mặt của thần kinh tai bé

2.2

Bờ sau có ống tuyến mang tai thốt ra

2.3

Mặt sau liên quan đến động mạch và tĩnh mạch cảnh trong

2.4

Mặt trước liên quan với bó mạch hàm trên và dây thần kinh
tai thái dương

3

12

Nội dung câu hỏi

Các thành phần nằm trong tuyến nước bọt mang tai

3.1

Ở phần sâu nhất có động mạch cảnh ngồi

3.2


Ở phần nơng hơn có tĩnh mạch trước hàm dưới

3.3

Dây thần kinh mặt chui vào tuyến ở bờ trước tuyến

Đúng Sai


3.4

Dây thần kinh mặt nằm ở phần nông nhất

4

Đặc điểm của tuyến nước bọt dưới lưỡi

4.1

Nhỏ nhất trong 3 đôi tuyến nước bọt chính

4.2

Bờ trên tuyến tựa vào cơ hàm móng

4.3

Bờ dưới tuyến có các ống tiết của tuyến đổ vào


4.4

Tuyến có một ống tiết lớn đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi

Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu
Câu 5: Đặc điểm của các tuyến nước bọt phụ
A. Có 100-600 tuyến
B. Vị trí tuyến chỉ có ở mơi, lưỡi và vịm miệng
C. Mỗi tuyến có 1 hoặc nhiều ống đổ vào khoang miệng
D. Nước bọt tiết ra có thể nhầy hoặc hỗn hợp
Câu 6: Đặc điểm mô học của tuyến nước bọt dưới hàm
A. Nang nước: Ít, hình cầu hoặc bầu dục
B. Nang nhày: Chiếm đa số, hình cầu
C. Nang pha: Ít, có hình bầu dục hoặc chia nhánh
D. Ống bài xuất cái: Thành ống là biểu mô vuông đơn
Câu 7: Đặc điểm nang tuyến của các tuyến nước bọt lớn
A. Tuyến mang tai chủ yếu tiết ra dịch nhày
B. Tuyến dưới lưỡi chủ yếu tiết ra thanh dịch
C. Tuyến dưới hàm gồm cả hai loại tiết thanh dịch và dịch nhày
D. Nang tuyến chiếm 60% khối lượng nhu mô tuyến
Câu 8: Đặc điểm phần bài xuất của tuyến nước bọt
A. Là nơi tập trung dịch tiết đổ vào các nang tuyến
B. Có các hoạt động hấp thu hoặc bổ xung một số thành phần trước khi đổ dịch
tiết vào khoang miệng
C. Các tế bào ống tiết khơng có khả năng tổng hợp protein
D. Cấu trúc phần bài xuất chỉ gồm các ống bài xuất cái

13



Bài 2
SINH LÝ DỊCH KHOANG MIỆNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được thành phần của nước bọt.
Trình bày được sự chế tiết của dịch miệng và các yếu tố ảnh hưởng.
Trình bày được vai trò của dịch miệng đối với cơ thể.
Trình bày được một số ứng dụng phân tích dịch miệng
NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.

1. Thành phần của dịch miệng
Dịch miệng được cho là môi trường sống của các thành phần trong khoang
miệng. Dịch bao gồm hỗn hợp phức tạp chất lỏng từ các tuyến nước bọt, túi lợi, niêm
mạc, màng nhầy của khoang mũi và họng, vi khuẩn tự do trong khoang miệng, vi
khuẩn trong các màng sinh học, thức ăn tồn đọng, biểu mô phủ bong vẩy và các tế bào
máu, cũng như dấu vết của thuốc hoặc sản phẩm hóa chất. Dịch miệng là một chất dịch
đặc có độ đậm đặc vào khoảng 1,001-1,017.
1.1. Đặc điểm thành phần của nước bọt
Nước bọt được chế tiết từ các nang tuyến và chảy qua các ống tiết, nó có chứa
các thành phần vô cơ và hữu cơ. Khi nước bọt được tiết vào khoang miệng nước là
thành phần chủ yếu chiếm khoảng 99,5%, phần còn lại bao gồm các thành phần điện
giải, glycoprotein, enzyme và kháng khuẩn như: IgA và lysozyme.
Nước bọt do các tuyến nước bọt tiết ra với khối lượng, chất lượng khác nhau đối
với mỗi loại tuyến và tùy thuộc vào trạng thái có hoặc khơng có các kích thích.
Thành phần dịch tiết của 3 đơi tuyến lớn có sự khác nhau:
- Tuyến mang tai chủ yếu tiết dịch loại thanh dịch
- Tuyến dưới lưỡi chủ yếu tiết dịch nhầy

- Tuyến dưới hàm chủ yếu tiết dịch loại hỗn hợp
Trong các nghiên cứu cho thấy khối lượng dịch miệng được tiết ra chủ yếu là từ các
tuyến nước bọt lớn, có sự thay đổi tương đối trong các trạng thái:
Trong trạng thái khơng kích thích:
- Tuyến nước bọt mang tai tiết ra nước bọt loại thanh dịch chiếm khoảng 20-25%
- Tuyến dưới lưỡi tiết ra nước bọt nhầy chiếm khoảng 5%
- Tuyến nước bọt dưới hàm tiết ra nước bọt hỗn hợp chiếm 70-75%
Trong điều kiện gia tăng sự kích thích từ bên ngồi có sự thay đổi tương đối
giữa các tuyến:
-

Các tuyến nước bọt dưới hàm vẫn tiết ra khối lượng nước bọt nhiều nhất so với các
tuyến nước bọt khác nhưng ít hơn so với trạng thái khơng kích thích (khoảng 63,7%)

14


-

Các tuyến nước bọt dưới lưỡi cũng có khối lượng tiết giảm hơn so với trạng thái khơng
kích thích (khoảng 2,8-3%)
Tỷ lệ tương đối của tổng số dịch tiết của các tuyến nước bọt mang tai lại tăng lên
(khoảng 34%)
Ngoài ra các tuyến nước bọt nhỏ khác cũng có sự tăng hoạt động trong điều kiện
có gia tăng kích thích.
1.1.1. Thành phần chất vô cơ
Nước bọt chứa những chất sinh khống hịa tan như: Muối calci, photphat, kali
và natri, clorid, hydrocarbonat... Thành phần calci và photpho thường khác nhau trên
mỗi trường hợp (1-2 và 4-6 mol/l) và thường nối vào những protein nước bọt. Nồng độ
calci trong nước bọt (trung bình 1,2 mol/l) thấp hơn so với trong máu, nhưng nồng độ

photpho (trung bình 3,2 mol/l) lại cao gấp đơi so với trong máu. Ngồi ra trong dịch
miệng cịn chứa flo với một hàm lượng đúng bằng hàm lượng flo được hấp thụ vào
trong cơ thể.
Các ion tích cực của calci và photpho trong dịch miệng là chỉ tiêu của độ hòa tan
hydroxi và florid. Nước bọt ở trạng thái bình thường sẽ nạp đầy hydroxiapatit (hàm
lượng ion là 10-117) và florapatit (10-121), giúp chúng ta hình dung được nước bọt cũng
là một loại nước khoáng vậy.
Việc nạp đầy các chất khống có trong nước bọt sẽ khơng có tác dụng bao phủ
khoáng lên bề mặt của răng do trong dịch miệng có chứa prolin và tirozin cản trở q
trình kết tủa của calci và photpho lên bề mặt răng. Cũng cần phải nói lại rằng độ hịa
tan hydropatit trong dịch miệng sẽ tăng lên đáng kể nếu nồng độ pH giảm. Nồng độ
pH trong trường hợp dịch miệng nạp đầy apatit men răng, được coi như một sự báo
hiệu cần phải được chú ý nếu độ pH giảm xuống 4,5-5,5. Theo Larsen và các công sự,
nếu pH từ 4,0-5,0 mà dịch miệng không bị nạp đầy hydrosiapatite và floriapatite sẽ
xảy ra trường hợp hòa tan bề mặt của lớp men răng theo kiểu ăn mòn (hội chứng
Larsen,…). Còn trong những trường hợp nước bọt không nạp đầy hydrosiapatit nhưng
lại nạp đầy florapatit thì quá trình biến đổi cấu trúc sẽ xảy ra ở dưới bề mặt răng, là
nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Tóm lại, có thể hiểu nồng độ pH có thể cho
chúng ta biết về tình trạng biến đổi khoáng răng.
Hàm lượng canxi trong nước bọt (1,2 mmol /l) là thấp hơn so với trong huyết
thanh, và phốt pho (3,2 mmol/l) chứa cao hơn 2 lần trong huyết thanh. Trong dịch chảy
trong miệng có chứa flo, số lượng được xác định bởi lượng hấp thụ vào cơ thể.
Các chất điện giải:



2-21 mmol/l natri (thấp hơn so với huyết tương)




10-36 mmol/l kali (cao hơn so với huyết tương)



1,2-2,8 mmol/l canxi (tương tự như huyết tương)



0,08-0,5 mmol/l magiê



5-40 mmol/l clorua (thấp hơn so với huyết tương)



25 mmol/l bicarbonate (cao hơn so với huyết tương)

15




1,4-39 mmol/l phosphate



Iodine (mmol/l) tập trung thường cao hơn trong huyết tương, nhưng biến phụ thuộc
theo lượng iốt trong khẩu phần)
1.1.2. Thành phần chất hữu cơ

Thành phần hữu cơ có trong nước bọt rất đa dạng, trong đó có cả protein được
tổng hợp nên ở trong và ngoài tuyến nước bọt
Trong tuyến nước bọt sản sinh ra các loại: Glycoprotein, amylase, mucins, các
kháng thể lớp A và một phần protein nước bọt có xuất sứ từ huyết thanh (axitamin, axit
uric). Một số thành phần có tính kháng ngun, kháng thể trong nước bọt cũng giống
như trong máu, bằng phương pháp điện di người ta đã phát hiện ra nhiều loại protein
trong nước bọt.
Chất nhầy trong nước bọt chủ yếu gồm mucopolysaccharides và glycoprotein.
Các chất nhầy có trong dịch tiết của đường hơ hấp và đường tiêu hóa, các chất
nhầy này có các thành phần là muxin, chúng được liên kết với các loại polysacchardes
làm cho nó có khả năng giữ nước đáng kể và cũng làm cho chúng kháng được sự phân
giải protein của enzyme tiêu hóa.
Enzym trong nước bọt hỗn hợp có thể cơ bản chia làm 5 nhóm: carbonic
anhydrase, esteraza, tiêu tố protein, enzim vận chuyển và các nhóm hỗn hợp.
Hiện nay trong dịch miệng đã tìm ra được nhiều loại enzym, theo nguồn gốc có
thể chia làm 3 nhóm: được tiết ra từ các nhu mơ tuyến nước bọt, được tổ hợp trong quá
trình tiết enzim của các vi khuẩn, được hình thành trong quá trình phân rã bạch cầu
trong khoang miệng.
Điều quan trọng nhất trong các q trình enzim hóa trong dịch miệng đó là sự
liên quan giữa sự enzim hóa carbohydrate và số lượng vi khuẩn, vi bào trong khoang
miệng: bạch cầu, lympho, tế bào biểu mô,...
Trong những enzim nước bọt, đầu tiên phải kể đến các enzim tiêu hóa như:
amylase, lingual lipase



α- amylase (EC3.2.1.1), hoặc ptyalin, được tiết ra bởi các tế bào acinar của tuyến mang
tai và các tuyến submandibular, L-amilasa, enzim đã phần nào chuyển hóa
carbohydratethành dextran, maltose, mannose ngay trong khoang miệng với
một pH tối ưu là 7,4.




Lingual lipase, được tiết ra bởi các tế bào acinar của tuyến dưới lưỡi, với pH 4,0 vì vậy
nó có khả năng phân giải triglycerides thành phần glycerides và các axit béo tự
do. Các enzyme, phát hành vào miệng cùng với nước bọt, làm xúc tác cho phản ứng
đầu tiên trong quá trình tiêu hóa của lipid trong thức ăn, với diglycerides là sản phẩm
phản ứng chính. Tuy nhiên, do những đặc điểm độc đáo của lipase có một pH tối ưu
4,5 -5,4, nó khơng được kích hoạt cho đến khi bước vào mơi trường có tính axit của dạ
dày và nó có khả năng xúc tác các phản ứng mà khơng có muối mật, các hoạt động
lipolytic tiếp tục thông qua dạ dày.
Các hợp chất kháng khuẩn (thiocyanate, hydrogen peroxide, và tiết globulin
miễn dịch A)

16




Kháng khuẩn là enzym tiêu diệt vi khuẩn
Lysozym còn được gọi là muramidase hoặc N-acetylmuramide lycanhydrolase,
là một hydrolases glycoside. Đây là những enzyme có khả năng phá hủy thành tế bào
vi khuẩn bằng việc tác động thủy phân của 1,4-beta-mối liên kết giữa các axit Nacetylmuramic và N-acetyl-D-glucosamine dư lượng trong một peptidoglycan và
giữa N-acetyl-D-glucosamine dư lượng trongchitodextrins. Lysozym có trong một số
dịch tiết như nước mắt, nước bọt, sữa mẹ, và chất nhầy, nó cũng có mặt trong tế bào
chất hạt của các đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính (PMNs). Các enzyme tác
động vào peptidoglycans (được tìm thấy trong các tế bào của vi khuẩn, đặc biệt là vi
khuẩn Gram +) và thủy phân các liên kết glycosidic nối N axit-acetylmuramic với các
nguyên tử carbon thứ tư của N-Acetylglucosamine.
Lactoperoxidase trong nước bọt là myeloperoxidase (MPO), một

peroxidase enzyme. Myeloperoxidase có nhiều trong bạch cầu hạt, bạch cầu trung tính, nó
là một lysosome được lưu trữ protein trong hạt azurophilic của bạch cầu trung tính. MPO
sản xuất axit hypochlorous (HOCl) từ hydrogen peroxide (H 2O 2) và clorua anion (Cl -).
Hypochlorous axit và tyrosyl triệt để là gây độc tế bào vì vậy chúng được sử dụng bởi
các bạch cầu trung tính để diệt vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Lactoferrin có pH tối ưu 8,7, nó có vai trị miễn dịch tự nhiên và chứa các chất
có đặc tính kháng lại các loại: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, chống dị ứng ...
Chức năng sinh học chính là liên kết và vận chuyển các ion sắt, nó cơ lập sắt tự
do, loại bỏ sự thiết yếu cho sự tăng trưởng của vi khuẩn. Sự kháng khuẩn của
lactoferrin còn do sự hiện diện của các thụ cảm trên bề mặt tế bào của vi sinh vật, nó
liên kết với lipopolysaccharide vỏ vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến tính thấm và gây nên
sự phá vỡ tế bào, ngoài ra một số các nghiên cứu đã thấy tác động của Lactoferrin với
sự kích thích thực bào khi thâm nhập vào trong tế bào nó cản trở sự trao đổi chất ở
màng tế bào. Trong miệng, Lactoferrin có tác động ngăn ngừa vi khuẩn trong màng
sinh học phát triển.
Nhiều virus có xu hướng gắn với các lipoproteins của màng tế bào, sau đó thâm
nhập vào các tế bào. Lactoferrin liên kết với các lipoproteins tranh chấp với virus,
đồng thời với việc tương tác với các thành tế bào, lactoferrin cũng gắn trực tiếp với
virus, chẳng hạn như virus viêm gan. Cơ chế này cũng được xác nhận bởi các hoạt
động kháng virus của lactoferrin chống rotaviruses, Lactoferrin cũng ức chế sao chép
của virus sau khi virus xâm nhập vào các tế bào. Tác dụng kháng virus gián tiếp như
vậy được thực hiện bằng cách ảnh hưởng đến bạch cầu hạt và đại thực bào - tế bào
đóng một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm virus, chẳng hạn
như hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS).
Lactoferrin và lactoferricin ức chế in vitro tăng trưởng của Trichophyton
mentagrophytes gây bệnh về da như hắc lào.
Ribonuclease giàu lactoferrin đã được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng lactoferrin
xương như thế nào. Lactoferrin đã chứng minh là có tác dụng tích cực đến xương. Nó
đã hỗ trợ trong việc giảm tiêu xương và tăng tạo xương. Điều này đã được chỉ ra bởi
sự sụt giảm trong mức độ của hai đánh dấu sự tái hấp thu xương

(deoxypyridinoline và N-telopeptide) và tăng nồng độ hai dấu sự hình thành xương

17


(osteocalcin và phosphatase kiềm). Nó đã làm giảm sự hình thành tế bào hủy xương,
có nghĩa một giảm phản ứng gây viêm và tăng phản ứng chống viêm mà chỉ ra một
giảm tái hấp thu xương là tốt.
Ngồi ra có những đặc tính quan trọng của lactoferrin mà đang được nghiên cứu
như: Khả năng tương tác với các axit nucleic, hoạt động enzyme của
lactoferrin (Lactoferrin thủy phân RNA và có những đặc tính của pyrimidine tiết cụ
thể ribonucleases. Đặc biệt, bằng cách phá hủy hệ gen RNA, RNase sữa ức chế phiên
mã ngược của retrovirus gây ung thư vú ở chuột). Hoạt động chống ung thư (các hoạt
động chống ung thư của bò lactoferrin (BLF) đã được chứng minh trong thực nghiệm
phổi, bàng quang, lưỡi, đại tràng và carcinogeneses gan trên chuột, có thể bằng cách
ức chế các enzym tơi giai đoạn, như cytochrome P450 1A2 (CYP1A2). Ngoài ra, trong
một thí nghiệm khác thực hiện trên chuột đồng, lactoferrin bị giảm tỷ lệ mắc bệnh ung
thư miệng bằng 50%. Vì BLF đến nay khơng cho thấy độc tính nào và bởi vì nó có sẵn
trong sữa, BLF cung cấp hứa hẹn là một tác nhân ngăn ngừa ung thư tiềm năng cho
các bệnh ung thư miệng. Hiện nay, BLF được sử dụng như một thành phần trong sữa
chua, kẹo cao su, công thức cho trẻ sơ sinh và mỹ phẩm.
IgA (Immunoglobulin A) là một kháng thể đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể
chống lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh không phân biệt bản chất (vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng). IgA chiếm khoảng 15% của tất cả các globulin miễn dịch trong
huyết thanh ở người bình thường, nó tồn tại ở dạng IgA1 và IgA2. Hai dạng này khác
nhau về khối lượng phân tử của các chuỗi nặng và nồng độ của chúng trong huyết thanh:
Trong huyết thanh dạng IgA1 (chiếm khoảng 80%), nhiều hơn dạng IgA2, ngược lại
trong dịch tiết dạng IgA2 nhiều hơn IgA1 (chiếm khoảng 35%).
IgA trong dịch tiết có một số khác biệt so với IgA trong máu. IgA được làm bằng
hai phân tử kháng thể IgA liên kết với nhau bởi một protein được gọi là chuỗi J ("J"

cho "gia nhập"). Để cho đơn vị này để được tiết ra, nó cũng phải được gắn vào một
protein được gọi là mảnh tiết. Do đó, các IgA có mặt trong dịch tiết bảo vệ các bề mặt
niêm mạc thực sự gồm hai phân tử IgA tham gia của các chuỗi J và gắn liền với một
peptide chế tiết.
IgA mà chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt tế bào biểu mô phủ, IgA chỉ là một bổ
sung rất yếu hoạt kháng thể, do đó nó khơng gây ly giải tế bào vi khuẩn thông qua hệ
thống bổ thể. Tuy nhiên IgA làm việc cùng với lysozymes, cũng có mặt trong nhiều
chất lỏng tiết ra, nó phá hủy polysaccharide trong thành tế bào vi khuẩn.
Hầu hết IgA có mặt trong các dịch tiết, điều này được cho là do tính chất của nó
trong việc ngăn ngừa các mầm bệnh xâm nhập bằng cách gắn và thâm nhập vào bề
mặt biểu mô.
Kallikrein
Kallikrein là một thuật ngữ được sử dụng cho một nhóm con của enzyme gọi
là serineprotease. Protease serine có vai trị cắt liên kết peptide được của các protein
khác nhau.
Các enzyme kallikrein được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu và máu của con
người cũng như trong nọc độc của rắn. Giải phóng kinins (bradykinin và kallidin) từ
kininogens là một trong những chức năng của nhóm các enzyme kallikrein. Các

18


enzyme kallikrein cịn tạo plasmin từ plasminogen. Vai trị chính của plasmin là để hịa
tan các cục máu đơng được gọi là huyết khối fibrin máu. Những loại cục máu đơng có
trách nhiệm tạo thành vảy trên một vết thương như nó bắt đầu lành. Plasminogen là
tiền thân của plasmin và được tìm thấy trong huyết tương, hoặc phần lỏng của máu.
Kallikrein Plasma giải phóng kinins (bradykinin và kallidin) từ kininogens,
peptide chịu trách nhiệm về các quy định của huyết áp và kích hoạt các phản ứng
viêm. Nó cũng có khả năng tạo plasmin từ plasminogen:



Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF)



Opiorphin, một chất giảm đau được tìm thấy trong nước bọt của con người



Haptocorrin, một loại protein mà liên kết với Vitamin B12 để bảo vệ nó chống
thối hóa trong dạ dày, trước khi nó liên kết với yếu tố nội tại



Trong nước bọt cịn chứa phosphatase, lysozyme, hyaluronidase, kallikreins và
kallikrein peptidase, RNase, DNase,.... Phosphatase (axit và kiềm) tham gia vào q
trình chuyển hóa phospho và calci, tách các hợp chất phosphate-axit photphoric và do
đó cung cấp khống của xương và răng... Hyaluronidase và kallikrein sẽ làm thay đổi
sự thẩm thấu của tế bào, trong đó có men răng.



Tế bào: Có thể là khoảng 8 triệu tế bào và 500 triệu vi khuẩn/ml. Sự hiện diện
của sản phẩm do vi khuẩn (acid hữu cơ nhỏ, amin và thiol) gây ra nước bọt để đôi khi
biểu hiện mùi hôi.
1.2. Thành phần khác
Ngồi các thành phần có trong nước bọt, dịch miệng cịn có các thành phần khác như
dịch túi lợi, dịch tiết của các mô tuyến nhầy của niêm mạc hầu họng, các thành phần ngoại lai
như vi khuẩn, thức ăn, các sản phẩm của hoạt động sinh học của khoang miệng…
2. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự chế tiết của dịch miệng

2.1. Các yếu tố tại chỗ
Sự giảm tiết nước bọt do rối loạn chức năng của các tuyến nước bọt



Sự giảm tiết nước bọt có thể được chia thành hai loại, tùy thuộc vào nguyên nhân:
- Tạm thời: Chỉ ảnh hưởng đến sự tiết của tuyến trong trạng thái nghỉ khơng kích
thích và tuyến giữ được khả năng của mình để đáp ứng bình thường với các kích thích
vị giác, nhai hoặc khứu giác.
- Mãn tính: Tiềm năng dài hạn gây bệnh ở niêm mạc miệng, răng và ảnh hưởng
đến chức năng răng miệng, xảy ra giảm trong cả hai trạng thái nghỉ ngơi và kích thích.
Xạ trị vùng đầu cổ thường được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng khô
miệng và sự giảm tiết.
Các nguyên nhân thường gặp gây giảm tiết của các tuyến nước bọt, gây chứng
khô miệng ở lâm sàng:
- Do điều trị: Thuốc, chiếu xạ
2.2. Thuốc

19


Trong những năm gần đây, thuốc và các loại sản phẩm hóa dược đã nổi lên như
là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng giảm tiết với chứng khô miệng, đặc
biệt là ở bệnh nhân lão khoa. Nhiều loại thuốc đã được biết là gây ra khô miệng như là
một tác dụng phụ, đáng chú ý là sử dụng thuốc kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất
của giảm tiết nước bọt mãn tính. Khoảng hơn 500 loại thuốc có chứng khơ miệng là
một tác dụng phụ.
Bảng 2.1. Các loại thuốc gây khô miệng

Hầu hết những loại thuốc này gây ra chứng khô miệng bằng cách ức chế con

đường tín hiệu trong mơ tuyến nước bọt và làm giảm tiết nước bọt của tuyến.
Mức độ nghiêm trọng của chứng khô miệng trong mỗi bệnh nhân dùng thuốc này
cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng thuốc mà họ đang dùng.
Thuốc liên quan đến khô miệng
-

Thuốc kháng cholinergic
Thuốc chống trầm cảm tricyclics
Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic để điều trị bàng quang hoạt động quá mức
Thuốc đối kháng thụ thể alpha điều trị bí tiểu
Thuốc chống loạn thần như phenothiazin
Thuốc lợi tiểu
Thuốc cường giao cảm
Thuốc hạ áp
Thuốc chống trầm cảm (thuốc chủ vận serotonin hoặc noradrenaline và/hoặc thuốc
chẹn tái hấp thu serotonin)
Ức chế sự thèm ăn
Thuốc thông mũi và “phương pháp chữa trị lạnh”

20


-

Thuốc giãn phế quản
Giãn cơ xương
Antimigraine
Benzodiazepin, thuốc ngủ, thuốc phiện và các loại thuốc bị lạm dụng
Thuốc đối kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton
Thuốc gây độc tế bào

Retinoids
Thuốc chống HIV như dideoxyinosine (DDI) và thuốc ức chế protease
Cytokines
Theo nguyên tắc chung, các tác động của thuốc là không kéo dà, khi loại bỏ các
thuốc này chức năng chế tiết của tuyến nước bọt sẽ trở về mức trước điều trị.
2.3. Sự chiếu xạ
Tác động chiếu xạ điều trị các tuyến nước bọt dẫn đến chứng khô miệng:
Không chỉ giảm lượng nước bọt, có thể kích thích tuyến nước bọt làm đau đớn và
sưng nề. Lưu lượng nước bọt thường giảm trong vòng một tuần sau khi bức xạ ion hóa
trị liệu bắt đầu. Chứng khơ miệng trở nên rõ ràng nếu liều lượng vượt quá 10Gy và rối
loạn chức năng không thể đảo ngược được gây ra nếu liều lớn hơn 54Gy. Mức độ rối
loạn chức năng nói chung là liên quan đến liều lượng bức xạ và khối lượng mô tuyến
trong lĩnh vực bức xạ. Kể từ khi những ảnh hưởng của bức xạ là không đối xứng, một số
tuyến nước bọt có thể khơng bị ảnh hưởng và tiếp tục sản xuất khối lượng nước bọt bình
thường. Tuyến nước bọt như vậy mà đã được loại trừ hình thức lĩnh vực bức xạ cũng có
thể trở thành tăng sản, là kết quả của cơ chế bù trừ của cơ thể để đối phó với sự sụt giảm
hoặc ngừng dịng chảy nước bọt từ các mơ bị ảnh hưởng.
Rối loạn chức năng đó là do viêm và thối hóa nhu mơ tuyến nước bọt, đặc biệt
là các tế bào acinar huyết thanh. Tác động bức xạ gây ra sự tuyến nội tiết thâm nhiễm
viêm và sưng nề đồng thời, có thể dẫn đến sự gia tăng áp lực periductal và co thắt
mạch, do đó làm giảm lưu lượng nước bọt.
Nói chung, có thể quan sát sự phục hồi của các tuyến nước bọt trong 6 tháng đầu
sau điều trị và phục hồi tối đa có thể thu được sau 12 tháng. Tuy nhiên, sự phục hồi
thường không đầy đủ và mức độ nghiêm trọng của vấn đề có thể tăng theo thời gian.
Đối với hầu hết bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của họ gần như không thể khắc
phục sự thiếu vắng các tác dụng của nước bọt. Việc giảm tiết nước bọt dẫn đến sâu
răng lan tràn răng, viêm niêm mạc, khó nuốt, nhiễm trùng thường xuyên, giảm cân và
trầm cảm thường nghiêm trọng. Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trước khi có thể
điều trị bức xạ có thể phịng ngừa hoặc giảm bớt một số thay đổi trong tuyến nước bọt
tiết ra, mặc dù khơng nhiều bệnh nhân được chăm sóc như vậy. Các nghiên cứu gần

đây cho thấy, mặc dù, rằng có che chắn cẩn thận, ảnh hưởng của bức xạ có thể bị
giảm. Nó cũng đã được chứng minh rằng pilocarpine làm giảm đáng kể tác động của
bức xạ gây ra chứng khô miệng.
2.4. Bệnh lý

21


Bệnh tuyến nước bọt, nước bọt bất sản, hội chứng Sjogren, Sarcoidosis, xơ nang,
xơ gan mật tiên, nhiễm trùng, HIV, viêm gan siêu vi C, vi rút lymphotropic nhân T1
(HTLV-1), mất nước, tâm lý.
3. Vai trò của dịch miệng
Dịch miệng với thành phần chính là nước bọt có nhiều tác dụng khác nhau, nhưng
quan trọng nhất là tác dụng đối với sự tiêu hóa và bảo vệ tự nhiên.
3.1. Đối với sự tiêu hóa
Nước bọt giúp tạo ra viên thức ăn, chức năng này có tính bơi trơn của nước bọt
cho phép các viên thức ăn được dễ dàng chuyển từ miệng vào thực quản. Sự thiếu hụt
của nước và mucin sẽ cản trở sự hình thành của một viên thức ăn hồn chỉnh dẫn đến
khó khăn khi nuốt (khó nuốt). Nước bọt có chứa các enzyme amylase gọi là ptyalin có
khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường đơn giản như maltose và dextrin. Có
khoảng 30% tiêu hóa tinh bột xảy ra ngay trong khoang miệng. Tuyến nước bọt tiết ra
cũng lipase nước bọt để bắt đầu quá trình tiêu hóa chất béo, đối với trẻ em lipase nước
bọt có một vai trị quan trọng trong q trình tiêu hóa chất béo ở trẻ sơ sinh khi tuyến
tụy của chúng cịn chưa đáp ứng đủ hồn tồn cho việc tiêu hóa các chất béo.
3.2. Đối với sự bảo vệ
Nước bọt còn chứa các chất kháng các vi sinh vật, nó đóng vai trị là chống lại sự
xâm nhập của các vi sinh vật qua đường miệng… Nước bọt có tính kiềm, đăc, dính và
ln bao phủ một màng mỏng trên bề mặt răng và khắp bề mặt khoang miệng. Sau khi
ăn, thức ăn thừa trong miệng đễ bị bị lên men tạo thành axit có hại cho men răng, ngăn
cản quá trình này được thực hiện bởi sialin trong nước bọt. Nước bọt sẽ điều chỉnh độ

pH trong miệng, bảo vệ men răng. Khơng những thế, chất khống trong nước bọt
(canxi, photpho…) cịn góp phần vào việc tái khống hóa, tái tạo men răng ở những
chỗ bị mất khống. Nước bọt giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra mơi
trường làm việc bình thường cho các cơ quan và các mô trong khoang miệng. Việc giữ
ẩm và phủ lên bề mặt của màng nhầy một lớp nhầy (musin) đã ngăn chặn niêm mạc
khỏi bị khô, nứt và những biến đổi khác nhau. Nước bọt làm ẩm niêm mạc miệng do
có tác động của các thành phần khác của nước bọt bao gồm lactoferrin, glycoprotein.
Nước bọt lau trơn mọi bề mặt của răng, niêm mạc khoang miệng. Ở một mức độ
nhất định nó ức chế và tiêu diêt các vi sinh vật, làm sạch các sản phẩm của quá trình
sống của vi khuẩn, các căn thức ăn thừa. Điều quan trọng nằm ở tính chất diệt khuẩn
của nước bọt, mà điều đó thể hiện ở nhóm các enzim (lizosim, lipase, ADNase,
RDNase, opsonin, leikin, ...)
Khả năng gây đơng máu và bao phủ của nước bọt có được nhờ trong đó có chứa
tromboplastin, tiền chất kháng heparin, protrombin, activator và tiền chất fibrinolizina.
Những chất trên sẽ tạo ra phản ứng đơng máu và bao phủ tích cực, chính những điều
này giúp cho quá trình cầm máu được nhanh và quá trình tái tạo cũng nhanh hơn rất
nhiều. Trong một giới hạn nhất định, nước bọt trung hòa tất cả các loại axit hoặc kiềm
khi chúng xuất hiện trong khoang miệng.

22


Vai trò quan trọng của nước bọt còn thể hiện trong khả năng hoạt động miễn dịch
với sự hiện hữu, tác động thường xuyên của nhiều loại kháng thể trong nước bọt.
Nước bọt liên quan đến q trình tiêu hóa và nó cũng tiêu diệt, kiềm chế một số
loại vi sinh vật có hại trong miệng.
Một chức năng khác của nước bọt là tăng cường khả năng của vị giác để phát
hiện mùi vị của thực phẩm. Một số hocmon cũng có trong nước bọt như Androsterone
(với nồng độ cao hơn trong nước bọt của nam so với nữ). Ngoài ra, một lượng nhỏ
natri clorua, urê và một lượng khí như oxygen, nitrogen, carbon dioxide.

Các nguyên nhân gây hôi miệng đến từ trong miệng và từ ngoài miệng. Nhưng y học
đã tổng kết 85% nguyên nhân của bệnh hôi miệng là từ trong miệng.
3.3. Đối với sâu răng và nha chu
Trong những hoạt động lâm sàng, bác sĩ nha khoa cần có sự chú ý đến dịch
miệng, bởi vì dịch miệng được cho là môi trường sống của các cơ quan và mô trong
khoang miệng.
Nồng độ pH trong nước bọt được xem xét và nghiên cứu rất kỹ lưỡng, để rồi từ đó
cho ra đời lý thuyết Miller về sự hình thành sâu răng. Rất nhiều cuộc thí nghiệm đã chỉ
ra rằng nồng độ pH trung bình của nước bọt ở trong khoang miệng vào khoảng 6,5-7,5.
Sự thay đổi pH giữa ban ngày và ban đêm là không đáng kể (ban đêm thường giảm so
với ban ngày). Điều ảnh hưởng mạnh nhất đến nồng độ pH trong nước bọt đó là sự hoạt
động chuyển hóa axit sau khi ăn thức ăn chứa hidrat carbon. Sự suy giảm của độ pH
trong khoang miệng có thể do vi khuẩn ở các mảng bám răng, các vết sâu răng.
Các ion tích cực của calci và photpho trong dịch miệng là chỉ tiêu của độ hòa tan
hydroxi và fluorrid. Nước bọt ở trạng thái bình thường sẽ nạp đầy hydroxiapatit (hàm
lượng ion là 10-117) và fluorrapatit (10-121). Nhưng cần phải lưu ý rằng, việc nạp đầy các
chất khống có trong nước bọt sẽ khơng có tác dụng bao phủ khống lên bề mặt của
răng. Trong dịch miệng có chứa prolin và tirozin sẽ cản trở quá trình kết tủa của calci
và photpho lên bề mặt răng. Cũng cần phải nói lại rằng độ hịa tan hydropatit trong
dịch miệng sẽ tăng lên đáng kể nếu độ pH giảm. Độ pH trong trường hợp dịch miệng
nạp đầy apatit men răng, được coi như một lời báo động nếu độ pH giảm xuống 4,55,5. Theo Larsen và các công sự, nếu pH từ 4,0-5,0 mà dịch vị không bị nạp đầy
hydrosiapatite và fluorriapatite sẽ xảy ra trường hợp hòa tan bề mặt của lớp men răng
theo kiểu ăn mòn (hội chứng Larsen,…). Còn trong những trường hợp nước bọt không
nạp đầy hydrosiapatit nhưng lại nạp đầy fluorrapatit thì quá trình biến đổi cấu trúc sẽ
xảy ra ở dưới bề mặt răng, là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Tóm lại, có thể
hiểu nồng độ pH có thể cho chúng ta biết về tình trạng khống hóa của răng.
Phosphatase (axit và kiềm) tham gia vào quá trình chuyển hóa phospho và calci,
tách các hợp chất phosphate-axit photphoric, và do đó cung cấp khống của xương và
răng. Điều quan trọng nhất trong các q trình enzim hóa trong dịch miệng đó là sự
liên quan giữa sự enzim hóa carbohydrate và mức độ chất lượng và số lượng vi khuẩn,

vi bào trong khoang miệng: bạch cầu, lympho, tế bào biểu mô,...
Dịch miệng được coi là nguồn đầu vào chủ yếu của calci, phospho và nhiều vi
khoáng chất cần thiết cho q trình thay đổi hóa sinh của men răng.

23


Sự thay đổi số lượng và chất lượng dịch miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát sinh và phát triển sâu răng. Bản chất của quá trình này nằm ở chỗ những thành
phần của các chất khống hóa sẽ bị lấy ra từ men răng và các chất khoáng hóa sẽ được
đưa vào từ nước bọt để thay thế.
Calci trong nước bọt tồn tại ở các dạng khác nhau: Có khoảng 15% số lượng
calci được nối với protein, khoảng 30% nằm dưới dạng kết nối với photpho, chỉ
khoảng 5% là dưới dạng ion và chỉ có ở dưới dạng ion này thì calci mới có thể tham
gia tích cực và có hiệu quả vào q trình tái khống hóa bảo vệ men răng.
Dịch miệng trong điều kiện bình thường (pH 6,8-7,0) sẽ chứa đầy calci và photpho.
Khi nồng độ pH giảm thì lượng hydroxyapatite sẽ gia tăng một cách đáng kể.
Ví dụ, khi pH 6 thì dịch miệng sẽ trong tình trạng bị thiếu calci. Chính
vì điều đó, chỉ cần thay đổi một lượng pH nhỏ, tuy chưa thể nói là ảnh hưởng trực tiếp
đến q trình khống hóa men răng, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự
cân bằng men răng của răng. Độ ổn định về lý hóa của men răng phụ thuộc vào cấu
trúc và sự cân bằng oxy hóa khử của dịch miệng. Điều quan trọng tạo nên sự ổn định
này nằm ở nồng độ pH và phân lượng calci, photpho và fluor.
Điều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dịch miệng đó chính là vấn đề vệ sinh cá
nhân khoang miệng. Việc vệ sinh không đảm bảo sẽ dẫn đến sự gia tăng của các mảng
bám răng, tăng hoạt động cho những enzim có hại, tăng các loại cao răng nước bọt, gia
tăng sự sinh sơi của vi khuẩn từ đó tạo điều kiện cho các các axit hữu cơ có hại. Chúng
ta đã chứng minh được rằng ngay sau khi thức ăn được đưa vào khoang miệng thì hàm
lượng glucosa trong nước bọt sẽ suy giảm, lưu ý là lúc đầu thì nhanh và sau thì giảm
chậm. Điều này là do cơ chế điều tiết nước bọt đem lại, càng tiết nhiều nước bọt thì cơ

thể sẽ càng nhanh rửa được hydrocarbon. Trong khi đó khơng xảy ra hiện tượng lấy lại
fluor đã bám trên men răng, vì fluor đó đã bám rất chắc trên các mô cứng và mô mềm
khoang miệng hàng tiếng đồng hồ. Cũng nhờ trong nước bọt có chứa fluor mà đã làm
cho sự tái khống nhiều hơn khử khống, chính điều này đã tạo nên khả năng hoạt
động chống sâu răng của nước bọt cho dù trong nước bọt lượng fluor có thể suy giảm.
Tiết nước bọt để đẩy nhanh quá trình đào thải glucosa là điều duy nhất mà nước
bọt có thể làm trong khoang miệng để tránh sâu răng. Còn những chức năng khác của
nước bọt như trung hòa axit và chất kiềm hoạt động được nhờ sự tham gia của
hydrocarbonat natri.
Nước bọt bình thường sẽ đầy calci, photpho và hydroxyapatite kết hợp lại định
hình mơ răng. Nồng độ cao nhất nằm ở những dịch miệng xung quang bề mặt của
răng. Độ đông đặc của các ion sẽ tạo ra những điều cơ bản cho mô răng, giúp cho
chúng thẩm thấu sâu hơn vào mơ răng, nói cách khác là động cơ đưa khống chất vào
răng. Khi độ pH giảm các mảng bám răng sẽ thay thể các ion calci, photpho và
hydroxyapatite. Trong quá trình tái khống hóa lớp dưới men răng có sự tham gia của
các protein có trong nước bọt. Các phân tử giàu protein poline giàu tính axit, cũng
như một số photpho protein có liên kết với calci bằng cách hạ thấp độ pH trong mảng
bám răng, các ion calci và photpho tự do vào dạng lỏng, từ đó củng cố thêm q trình
tái khống hóa cho răng.

24


Trong số các cơ chế chống sâu răng khác cũng phải kể đến sự hình thành màng
mỏng trên bề mặt của răng có xuất sứ từ nước bọt, nó sẽ ngăn chặn phần nào sự tiếp xúc
trực tiếp giữa răng và các thứ được đưa vào trong khoang miệng như axit, kiềm và tấm
màng cũng sẽ làm nhiệm vụ cản trở cho việc thoát calci và photpho ra khỏi bề mặt răng.
4. Ứng dụng phân tích dịch miệng
Bệnh nha chu là một căn bệnh mãn tính của khoang miệng bao gồm một nhóm
các tình trạng viêm ảnh hưởng đến cấu trúc hỗ trợ của bộ răng. Trong lĩnh vực này,

tiêu chuẩn lâm sàng truyền thống thường là không đủ để xác định các tình trạng của
bệnh hoạt động, theo dõi đáp ứng điều trị, hoặc để đo mức độ nhạy cảm với tiến triển
của bệnh trong tương lai. Nước bọt, như một tấm gương về sức khỏe răng miệng và có
hệ thống, là một nguồn cung cấp thơng tin có liên quan về mặt lâm sàng bởi vì nó chứa
chỉ dấu sinh học cụ thể đối với các khía cạnh sinh lý duy nhất của bệnh nha chu. Đánh
giá này nêu bật những tiềm năng khác nhau của nước bọt như một dấu ấn sinh học
chẩn đoán cho bệnh nha chu.
Các thơng số lâm sàng như thăm dị chiều sâu túi lợi, mức độ chảy máu khi thăm
dò, chỉ số mảng bám, và đánh giá X quang mất xương ổ răng cung cấp thông tin về
mức độ nghiêm trọng của chúng nhưng không xác định được mức độ tiến triển tiềm
tàng của bệnh. Với các hoạt động khi kiểm tra vi sinh, phân tích phản ứng hóa sinh,
miễn dịch và phân tích di truyền trong sự nỗ lực hy vọng để theo dõi và xác định các
nguy cơ và mức độ bị bệnh nha chu ngay từ khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Các dấu
hiệu chẩn đoán nước bọt đề xuất cho bệnh nha chu đã bao gồm huyết thanh và nước
bọt phân tử như globulin miễn dịch, các enzyme của dịch lợi, các thành phần vi khuẩn
hoặc các sản phẩm, các hợp chất dễ bay hơi, các chỉ dấu sinh học nước bọt khác
nhau. Globulin miễn dịch (Ig) là những yếu tố quan trọng của nước bọt. Các globulin
miễn dịch chủ yếu trong nước bọt là IgA (SIGA), có nguồn gốc từ các tế bào huyết
tương ở các tuyến nước bọt. Giá trị nhỏ hơn của IgG và IgM cũng được tìm thấy trong
nước bọt. IgA, IgG, IgM và ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường uống bằng cách can
thiệp với việc tuân thủ hoặc bằng cách ức chế sự trao đổi chất của vi khuẩn. Nhiều
nghiên cứu đã cố gắng để xác định mối quan hệ giữa các cấp của nước bọt SIGA và
các hình thức khác nhau của bệnh nha chu. Nó được tìm thấy rằng có một mối tương
quan giữa mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và nồng độ IgA. Globulin miễn
dịch cụ thể trong nước bọt hướng về tác nhân gây bệnh nha chu cũng đã được kiểm tra
về khả năng chẩn đốn của họ. Bệnh nhân có các mức thấp của lysozyme trong nước
bọt dễ bị tích tụ mảng bám, được coi là một yếu tố nguy cơ cho bệnh nha
chu. Peroxidase là một enzyme nước bọt được sản xuất bởi các tế bào nang tuyến
trong tuyến nước bọt. Enzyme này loại bỏ hydrogen peroxide độc tạo ra bởi vi sinh vật
bằng miệng và làm giảm sản xuất acid trong màng sinh học nha khoa, do đó làm giảm

sự tích tụ mảng bám và thành lập các bệnh viêm lợi và sâu răng. Bệnh nhân bị bệnh
nha chu đã chứng minh mức độ cao của enzyme này trong nước bọt. Histatin là một
protein nước bọt có đặc tính kháng khuẩn và được tiết ra từ tuyến mang tai và các
tuyến dưới hàm. Nó làm trung hồ lipopolysaccharides nội độc tố nằm trong màng tế
bào của vi khuẩn gram âm. Histatin cũng là một chất ức chế của các enzym của vi
khuẩn liên quan đến sự hủy diệt của periodontium

25


×