Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Huyện Thăng Bình Giai Đoạn 2013 – 2015 Và Đến Năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020

1


Thăng Bình, tháng

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THĂNG BÌNH

năm 2013

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 581/ĐA-UBND

Thăng Bình, ngày 03 tháng 7 năm 2013
ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CHĂN NI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THĂNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
Trong những năm qua, ngành chăn ni của huyện có bước chuyển biến
tích cực, tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định nhưng chất lượng ngày càng tăng.
Tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chiếm 19,2%


(BCTKNN năm 2012). Tuy nhiên, tốc độ phát triển chăn ni cịn chậm, năng
suất, chất lượng và giá trị số lượng sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng tiềm
năng của huyện. Việc xây dựng “Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện
Thăng Bình giai đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020” là yêu cầu bức thiết, nhằm
tìm các giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế tiềm năng, tạo điều
kiện cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh hơn trong những năm tới.
Những căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;
- Căn cứ Quyết định số 2390/QĐ-UB ngày 07/6/2004 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc “Phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi
gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2004 - 2015";
- Căn cứ Nghị quyết số 57/2012/NQ- HĐND ngày 19/9/2012 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn
ni theo hướng hàng hóa, an tồn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai
đoạn 2012-2015;
- Căn cứ Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh
Ban hành quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn ni
theo hướng hàng hóa, an tồn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2012-2015;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thăng Bình lần thứ
XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 17/12/2012 của Huyện uỷ
Thăng Bình về phương hướng nhiệm vụ năm 2013;
2


- Căn cứ Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐND ngày 19/12/2012 của Hội
đồng nhân dân huyện Thăng Bình về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng năm 2013.

Phần thứ I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí:
Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có toạ độ 15 025’ - 150 45’ vĩ độ Bắc,
108007’ - 108030’ kinh độ Đơng.
Phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ, huyện Tiên Phước, huyện Phú Ninh.
Phía Tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Tiên Phước.
Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên và huyện Quế Sơn.
Phía Đơng giáp biển Đơng.
1.2. Khí hậu, thời tiết.
Huyện Thăng Bình nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thuộc vùng khí
hậu duyên hải Trung Trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm
1.3. Tình hình thuỷ văn.
Trên địa bàn huyện có hai con sơng chảy qua, đó là con sơng Trường
Giang và sơng Ly Ly. Sơng Trường Giang có chiều dài 25 km, chịu tác động
triều cường của hai cửa biển là Cửa Đại và cửa An Hồ nên gây chua mặn một
diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp ở 7 xã vùng Đơng của huyện. Sơng Ly Ly
có độ dốc lớn, chỉ có nước nhiều trong mùa mưa, mùa khơ lưu lượng rất thấp.
Địa hình: Địa hình có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đơng, địa hình bị chia
cắt bởi sơng, suối, núi đồi, cồn cát. Độ cao từ 20m đến 300m so với mặt nước
biển.
II. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.1. Địa hình đất đai và tình hình sử dụng đất.
Tổng diện tích tự nhiên: 38.560,24 ha, trong đó diện tích đất nơng lâm
nghiệp tồn huyện là 24.986,88ha, diện tích đất trồng lúa chủ động nước
7.390ha.
Địa hình của huyện có độ dốc lớn từ Tây sang Đông và được phân chia
thành 3 vùng.

Vùng Tây (vùng đồi núi thấp) giáp với các huyện miền núi của tỉnh (Hiệp
Đức, Tiên Phước) mang đặc điểm của vùng bán địa sơn, bao gồm xã: Bình Quế,
Bình Phú, Bình Chánh, Bình Định Nam, Bình Định Bắc, Bình Trị, Bình Lãnh
với diện tích đất nơng nghiệp gồm 6.489 ha, có địa hình tương đối phức tạp,
phần lớn đất được hình thành tại chổ và bao gồm các loại đất: Fralít vàng đỏ, đá
mẹ Granít, Gnai. Diện tích đất canh tác bình qn đầu người của vùng
3


1.047m2/người. Diện tích đất bằng và chưa sử dụng 2.530 ha. Hiện nay đang đưa
vào đề án trồng rừng. Điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thơng, thuỷ lợi cịn gặp
nhiều khó khăn và đang dần dần khắc phục.
Vùng Trung (vùng đồng bằng): Có địa hình tương đối bằng phẳng, hầu
hết là đất xám, đất bạc màu và phù sa cổ. Vùng Trung có 6 xã, thị trấn: Bình
Ngun, Bình Quý, Thị trấn Hà Lam, Bình Phục, Bình Tú, Bình Trung, Bình An
có diện tích đất nơng nghiệp 4.981,8 ha chiếm trung bình 35,5% so với tổng
diện tích đất canh tác nơng nghiệp của huyện. Bình qn diện tích đất canh tác
686,67 m2/người điều kiện cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, giao thông tương đối thuận
lợi.
Vùng Đông (vùng đất cát ven biển): hầu hết là đất cát, cát pha, thịt nhẹ,
đất cát ven biển chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Vùng Đơng có 8 xã: Bình Dương,
Bình Giang, Bình Đào, Bình Triều, Bình Minh, Bình Sa, Bình Hải, Bình Nam.
Diện tích đất canh tác nơng nghiệp 3.147,3 ha, bình qn diện tích đất canh tác
chiếm 23,5% tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện, bình qn diện tích đất
canh tác 497,5 m2/người, có diện tích đất cồn cát, đất chưa sử dụng 1.031 ha
hiện nay đang đưa vào sử dụng.
Chính vì những đặc điểm tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới và tập
quán canh tác của mỗi vùng đã chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến việc bố trí cây
trồng, con vật ni khác nhau của huyện.
2.2. Dân số và lao động.

Thăng Bình có 48.183 hộ với 179.794 nhân khẩu, 87.101 lao động, trong
đó lao động Nơng - Lâm - Thuỷ sản: 65.667 người, sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, lực lượng lao động dồi dào, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 75,4%
nhưng đất canh tác tăng không đáng kể, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại dịch vụ... còn kém phát triển chưa giải quyết cũng như chưa
thu hút được nguồn lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Đây là áp lực lớn về
giải quyết việc làm và các vấn đề khác về xã hội.
(Nguồn NGTK năm 2012)
2.3. Thực trạng phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất:
2.3.1. Kinh tế:
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - CN-TTCN và TM-DV đến cuối năm 2012
là 30% - 30,4% - 39,6%; tốc độ tăng trưởng 23,1%, trong đó nơng nghiệp đạt
546 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 5,2%. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2012 cịn 15,79%
Trong sản xuất nơng nghiệp trồng trọt là chủ yếu, chăn nuôi chiếm 19,2%
tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong trồng trọt cơ cấu lúa - lạc - sắn - khoai - ngơ
- rau màu, diện tích 15.570 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2012 là: 87.439
tấn. Mỗi vụ đều có quy hoạch cánh đồng sản xuất giống lúa cấp 1 để phục vụ
sản xuất tại chỗ. Toàn huyện có 33 cánh đồng, trong đó 06 xã làm điểm có 12
cánh đồng mẫu, diện tích 573,25 ha.
2.3.2. Hình thức tổ chức sản xuất:
Số hộ sản xuất nông nghiệp: 163.189 hộ, lao động 65.667người
4


Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp: 19 HTX, có 01 HTX dùng nước chuyên
khâu thuỷ lợi Hợp tác xã dùng nước kênh N16 liên xã Bình Chánh, Bình Quý,
Bình Tú được thành lập năm 2012 phục vụ 2 khu tưới mẫu theo đề án hỗ trợ
thuỷ lợi Việt Nam (WRAP), bước đầu mới hình thành hoạt động có hiệu quả.
III. Thực trạng ngành chăn ni:
3.1. Tình hình phát triển chăn ni:

Thăng Bình những năm gần đây mặc dù dịch bệnh gia súc, gia cầm liên
tục xảy ra nhưng tổng đàn vẫn tương đối ổn định về số lượng, biến động khơng
lớn và đã có hướng cải thiện về chất lượng (tỉ lệ bò lai từ 17,5% năm 2008 nay
đã tăng lên 35%/ tổng đàn), tuy nhiên về tổng đàn bị có giảm so với cùng kỳ các
năm.
Hình thức chăn ni gia đình từng bước được cải tiến theo hướng ni
bán cơng nghiệp, có đầu tư, có chuồng trại kiên cố cho từng loại vật ni.
Các xã vùng Đơng có kinh nghiệm và lợi thế để phát triển nuôi heo nái
sinh sản, sản xuất heo sữa. Các xã vùng Trung phát triển nuôi heo thịt, nuôi trâu,
nuôi vịt đàn, gà đẻ cơng nghiệp. Các xã vùng Tây có điều kiện để phát triển
trồng cỏ chăn ni bị và ni bị nhốt bán thâm canh.
Những năm gần đây đang hình thành một số mơ hình chăn ni heo có
hiệu quả tại các xã như Bình Chánh, Bình Quý, Bình Trung, Bình Tú, Bình
Ngun, Bình Đào…; ni bị nhốt bán thâm canh ở Bình Quý, Bình Lãnh, Bình
Quế, Bình Chánh; trang trại ni gà đẻ ở Bình Ngun, Bình An; ni vịt ở
Bình Giang, Bình Triều, Bình Chánh, Bình An…
Từ chăn ni nhỏ lẻ nơng hộ đến nay đã bước đầu hình thành và phát
triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy các gia trại chưa đủ tiêu chí
để cơng nhận trang trại (theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT), nhưng đã có
nhiều mơ hình chăn ni khá, đàn heo thịt 30 - 50 con/ hộ, đàn bò 10 - 15 con/
hộ, đàn gia cầm 1.000 - 3.000 con/ hộ; sản phẩm chăn nuôi đã được xuất bán ra
các địa bàn trong và ngoài tỉnh. Nhận thức của người dân trong việc phát triển
kinh tế chăn nuôi đã được chú ý đầu tư, nhất là phát triển bò lai, lợn hướng nạc;
hiệu quả thu được từ chăn nuôi ngày càng cao.
Giá trị ngành chăn nuôi năm 2012 (theo giá số định 1994) là 105 tỉ đồng,
đạt 19,2% giá trị cơ cấu ngành nơng nghiệp
3.1.1. Chăn ni trâu, bị:
Năm 2013 đàn trâu có 9.630 con, tổng đàn trâu tương đối ổn định qua các
năm. Với lợi thế tự nhiên có đất hoang, đồng ruộng sau vụ thu hoạch, bãi thả,
lượng rơm dự trữ từ sản xuất lúa, do vậy nông dân có điều kiện chăn ni để ổn

định đàn trâu.
Tổng đàn bị: 18.612 con, trong đó bị lai Sind 6.514 con (tỉ lệ 35%/ tổng
đàn); số bò đực giống lai Sind do chương trình khuyến nơng của tỉnh và khuyến
khích nơng nghiệp của huyện hằng năm hỗ trợ hiện còn 18 con và hơn 30 con
của người dân tự mua nuôi làm giống tại các địa phương.
5


Chương trình cải tạo đàn bị từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi nhờ nâng cao tầm vóc và khả năng tăng trọng, vì vậy đã làm thay đổi
tâm lý, tập quán chăn nuôi của nông dân.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình dự án chuyển giao những tiến bộ
KHKT mới trong chăn nuôi như: Ủ men sinh học làm thức ăn, mơ hình vổ béo
bò, ủ rơm bằng Urê, phát triển trồng cỏ để chăn ni bị tại chuồng được Trạm
Khuyến nơng, Hội nông dân, Hội phụ nữ, ở các xã, thị trấn triển khai đã được
nơng dân đồng tình hưởng ứng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi đại gia súc.
3.1.2. Chăn ni heo:
Năm 2013, tổng đàn heo có: 107.120 con, trong đó heo nái 32.759 con
chiếm 30,5%/ tổng đàn, (trong đó heo nái ngoại, nái lai F 1, F2 là 1.934 con, heo
nái Móng cái 30.825 con).
Đàn heo nái người dân đang nuôi để đáp ứng nhu cầu heo sữa cho thị
trường thời gian qua chủ yếu là heo nái Móng Cái nhưng đã qua nhiều năm ni
dưỡng, chọn lọc bằng nguồn giống tại địa phương nên chất lượng đàn giống đã
dần bị thối hóa do đồng huyết, bị chết do dịch tai xanh nên người dân đang có
nhu cầu về con giống tốt để tái lập đàn mỗi khi hết dịch và cải tạo lại đàn heo
giống theo hướng heo nạc.
Nhằm tạo điều kiện khôi phục lại đàn heo giống sau dịch tai xanh, giúp
cho người chăn ni bình ổn phục hồi sản xuất đáp ứng nhu cầu heo sữa trên thị
trường và để phát huy ưu thế về nghề nuôi heo nái sinh sản của người dân các

xã vùng Đông và vùng Trung, yêu cầu bức thiết phải có đàn heo giống tốt, đạt
các yêu cầu chất lượng về giống. Để thực hiện cải tạo, nâng cấp đàn heo giống
được tốt, đạt yêu cầu phục vụ chăn nuôi cho người dân các xã trên địa bàn
huyện cần phải có kế hoạch phục tráng, chọn lọc, thay thế lại đàn heo Móng Cái
bằng các hình thức như bình tuyển, chọn lọc hoặc mua mới bằng các con giống
gốc, giống thuần bố mẹ để cung ứng cho người chăn ni.
Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả kinh tế cần tiếp
tục tuyên truyền, khuyến cáo người chăn ni thực hiện chương trình ni heo
hướng nạc bằng các biện pháp cải tạo giống như nuôi heo nái lai 2 máu F 1, F2
và nuôi heo nái ngoại để sản xuất đàn heo giống nuôi thịt có tỉ lệ nạc cao.
3.1.3. Tình hình chăn ni gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm phát triển về số lượng tổng đàn; nhiều hộ gia đình
chăn ni đã chuyển tập quán chăn nuôi từ nuôi quảng canh sang hướng bán
thâm canh ngày càng nhiều, quy mô 300 - 2.000 con (vừa cho ăn thức ăn công
nghiệp vừa tận dụng thức ăn sẳn có ở địa phương) do đó rút ngắn được thờigian
nuôi, tăng số lứa nuôi/năm, nên trọng lượng thịt xuất chuồng tăng cao.
Chăn nuôi vịt đàn thời vụ phổ biến tại các xã vùng Trung của huyện
như Bình An, Bình Trung, Bình Tú, Bình Phục, Bình Nguyên và các xã vùng
Đơng dọc sơng Trường Giang như Bình Giang, Bình Dương, Bình Đào, Bình
Hải, Bình Nam.
6


Chăn nuôi gà chủ yếu là thả vườn, mỗi hộ từ vài con đến vài chục con,
một số gia trại, trang trại ni từ 100 con trở lên có hơn 300 hộ, đặc biệt có một
số hộ chăn ni trang trại tập trung có thường xuyên 1.000 con gà trở lên tại các
xã như Bình Nguyên, Bình An, Bình Chánh, Bình Quý, Bình Giang, Bình Phục,
Bình Nam, Bình Tú, đang có hiệu quả rất tốt, song để đảm bảo về mơi trường và
an tồn dịch bệnh cần phải có địa điểm quy hoạch cách ly khu vực dân cư để tổ
chức chăn ni.

Tổng đàn gia cầm huyện Thăng Bình có hơn 500.000 con (trong đó gà
300.000 con, vịt 150.000 con và gia cầm khác 50.000 con ).
3.2. Cơ sở vật chất nguồn lực của chăn ni:
Trên địa bàn huyện có 1 trại giống heo của Trung tâm giống Nông – Lâm
nghiệp Quảng Nam nên thuận lợi cho việc giao lưu, tiếp cận con giống tốt và
nguồn tinh lỏng phục vụ dẫn tinh cho đàn nái hiện có trên địa bàn huyện.
Tồn huyện có 2 trại heo đực giống chun sản xuất tinh lỏng (hộ ơng
Phan Cơng Tồn tại xã Bình Ngun, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc tại xã Bình
Q) và có hơn 200 con heo đực giống rãi rác ở các xã, thị trấn đã đáp ứng được
nhu cầu phối tinh cho đàn heo nái tại các địa phương.
Công tác cải tạo đàn bị, tồn huyện hiện có 29 cán bộ dẫn tinh viên đã
góp phần rất lớn vào chương trình cải tạo đàn bị cho các địa phương. Phong
trào trồng cỏ chăn ni trâu, bị cịn ít phát triển, tại một số xã như: Bính Q,
Bình Lãnh, Bình Chánh, thị trấn Hà Lam …trồng cỏ với diện tích khoảng 20 ha,
phần nào giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn về mùa Đông và mùa
khô hạn.
Thực hiện dịch vụ thú y trọn gói nhằm chủ động cơng tác phịng, chống
dịch bệnh cho vật ni, ngân sách huyện đã trang bị cho các địa phương 10 tủ
lạnh để bảo quản vắc xin phục vụ cơng tác tiêm phịng.
Hoạt động cơng tác chăn ni thú y Thăng Bình với 06 cán bộ trạm Thú
y, 02 cán bộ phòng NN&PTNT và 22 cán bộ Thú y cơ sở có nghiệp vụ chun
mơn từ trung cấp trở lên, đã tích cực chỉ đạo công tác chăn nuôi - thú y, bảo vệ
an tồn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm chăn ni:
Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn ni và lị giết
mổ tập trung, việc giết mổ chủ yếu ở các điểm giết mổ gia súc tư nhân. Mức tiêu
thụ các sản phẩm thịt trâu, bị, heo trên địa bàn huyện khơng lớn; một số sản
phẩm heo sữa chưa đảm bảo tiêu chí vệ sinh thú y nên chưa đáp ứng yêu cầu thị
trường nội địa và xuất khẩu.
Chăn nuôi heo trong những năm qua có chiều hướng phát triển, song sản

phẩm thịt chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường (tỉ lệ nạc còn thấp), bên cạnh đó
sản phẩm chăn ni cịn được các thương lái vận chuyển từ các nơi khác đến
tiêu thụ do vậy thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh.
3.4. Một số tồn tại khuyết điểm và những nguyên nhân trong lĩnh vực
chăn nuôi, thú y:
7


Kết quả sản xuất chăn nuôi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
của huyện và còn bộc lộ một số tồn tại, khuyết điểm, những khó khăn cần phải
tiếp tục khắc phục tháo gỡ như:
- Chăn nuôi trong những năm qua tuy có chuyển biến tích cực nhưng tốc
độ phát triển cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong sản xuất nơng nơng nghiệp cịn
thấp, chưa ngang tầm và chiếm tỷ trọng tưng ứng trong giá trị sản xuất nông
nghiệp của huyện.
- Chất lượng đàn gia súc, gia cầm có cải tiến nhưng cịn chậm (nhất là cải
tạo giống lợn). Chưa có nguồn giống chất lượng tốt để người chăn nuôi chuyển
đổi, thay thế dần con giống.
- Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn ni của người
dân đang cịn hạn chế. Cơng tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện đôi lúc chưa đồng
bộ, quản lý ngành chưa chặt chẻ.
- Cơng tác phịng trừ dịch bệnh, kiểm soát quản lý dịch bệnh, vệ sinh thú
y chưa thực sự được chính quyền địa phương và người dân quan tâm đúng mức.
- Tình hình dịch bệnh thường xảy ra làm ảnh hưởng đến tổng đàn gia súc,
gia cầm, nhất là các bệnh LMLM, bệnh Tai xanh ở lợn, dịch Cúm gia cầm...
* Nguyên nhân của những khuyết điểm trên:
- Chưa quy hoạch được vùng để phát triển chăn nuôi tại các địa phương,
chưa xác định được đối tượng vật ni ưu tiên phát triển, chưa có chính sách,
khuyến khích đầu tư thích đáng nên chăn ni đang phát triển dưới dạng tự phát,
nhỏ lẻ và không tập trung.

- Công tác quản lý giết mổ, vệ sinh thú y chưa được chặt chẻ, một số địa
phương chưa thực hiện được. Mạng lưới dịch vụ cơ sở vật chất chưa đáp ứng
phục vụ phát triển chăn nuôi và công tác thú y.
- Sự phối kết hợp giữa các phòng ban và tổ chức, đồn thể với cơ quan
chun mơn đôi lúc chưa đồng bộ nên kết quả một số mơ hình trình diễn có hiệu
quả nhưng đang dừng lại trong phạm vi thực nghiệm mà chưa được nhân rộng
trên địa bàn huyện.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thức ăn tăng liên tục nên ảnh
hưởng rất lớn đến việc đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn về cơ chế, chủ trương, chính sách, Pháp
lệnh thú y và tình hình dịch bệnh còn hạn chế chưa đi vào cuộc sống của người
chăn nuôi.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ chăn nuôi - thú y cơ sở cịn yếu trong cơng
tác quản lý và giám sát phát hiện dịch bệnh.
- Việc khuyến cáo thụ tinh nhân tạo cho bò, lợn đang dừng lại ở cơng tác
cải tạo giống bị; cơng tác cải tạo giống lợn cịn mang tính tự phát, cơng tác quản
lý giống vật nuôi thực hiện chưa tốt, thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan
chức năng và các tổ chức đoàn thể.
8


Phần thứ II
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
I. Phương hướng:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, Nghị quyết
của Huyện uỷ, HĐND huyện và các quy định về phát triển chăn ni, cần tập
trung như sau:
- Nhân rộng các mơ hình chăn ni có hiệu quả, các mơ hình chăn ni an
tồn sinh học có ứng dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường

- Mỗi xã có điều kiện phải phát triển 02 trang trại chăn nuôi tập trung.
- Phát triển chăn ni bị sữa.
- Tiếp tục cải tạo giống bò, giống heo và giống gia cầm chất lượng cao.
- Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư có trọng
điểm để phát triển và hình thành các vùng chăn ni hàng hóa nhằm đảm bảo
tiêu thụ trên địa bàn và các vùng lân cận. Liên kết liên doanh với các Công ty
sản xuất thức ăn gia súc có uy tín trong và ngồi nước, tổ chức các trang trại
nuôi heo gia công để giải quyết lao động, tăng thu nhập.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, phát
triển trang trại, gia trại chăn nuôi, xây dựng chuồng trại kiên cố, hợp vệ sinh, áp
dụng chăn nuôi theo hướng thâm canh, chăn ni cơng nghiệp, đa dạng hóa sản
phẩm vật ni.
- Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tập thể phát triển trang trại, gia
trại chăn nuôi heo giống thuần ngoại, giống Móng cái nhằm cung ứng con giống
tại chổ, chất lượng tốt.
- Phát triển chăn nuôi gắn liền với xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
nhằm bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xúc tiến đầu tư thương mại, liên doanh, liên kết, kêu gọi khuyến khích
đầu tư cơ sở chế biến sản phẩm chăn ni, tìm kiếm thị trường nhằm giải quyết
tốt đầu ra ổn định cho các sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân có điều kiện và kinh nghiệm để đầu tư xây dựng một số trang trại
chăn ni trên địa bàn theo mơ hình trang trại chăn ni cơng nghiệp.
- Khuyến khích phát triển trồng cỏ, trồng cây sản xuất thức ăn phục vụ
chăn ni, mạnh dạn chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng cỏ, trồng ngô, nhằm từng bước chuyển từ chăn ni theo hình thức chăn
thả sang nuôi tập trung. Thành lập cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm nhằm
đáp ứng lượng thức ăn tinh cho đàn gia súc, gia cầm.
- Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 11/01/2013 của UBND
tỉnh Quảng Nam, toàn huyện đến năm 2015 còn 08 điểm giết mổ gia súc, gia
cầm và đến năm 2020 còn 02 lò giết mổ tập trung trên địa bàn huyện.

9


II. Mục tiêu:
Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều
kiện sinh thái, theo nhu cầu thị trường, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 623 tỷ đồng trong
đó giá trị ngành chăn ni 249 tỷ đồng chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định, tăng và nâng cao về chất lượng. Đàn gia súc
142.000 con, đàn gia cầm 700.000 con, chú trọng chăn ni theo hướng hàng
hố và phát triển trang trại chăn ni tập trung, an tồn dịch bệnh.
Trong đó: Đàn bị: 22.000 con (Tỉ lệ bị lai đạt >40%/ tổng đàn), bò sữa
2.000 con; Đàn trâu : 10.000 con; Đàn heo : 110.000 con; Đàn gia cầm :
700.000 con .
Trang trại chăn nuôi: Khoảng 40 trang trại. Trồng cỏ : 200 - 400 ha.
III. Nhiệm vụ:
Trên cơ sở xem xét về tiềm năng và thế mạnh, cũng như truyền thống của
từng địa phương, từng vùng, huyện sẽ chú trọng, chỉ đạo, định hướng phát triển
các đối tượng nuôi phù hợp.
Gắn với đề án xây dựng nông thôn mới, tại mỗi xã phải quy hoạch được
diện tích đảm bảo chăn nuôi phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân, đảm
bảo các yêu cầu về môi trường, an tồn sinh học, khuyến khích các hộ dân phát
triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hạn chế chăn ni nhỏ lẻ.
3.1. Chăn ni trâu bị:

Tải bản FULL (22 trang): />Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

- Định hướng quy hoạch, kế hoạch, khai thác và phát huy tốt ưu thế của
từng xã, từng vùng. Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, tập trung phát triển ni bị

thương phẩm theo mơ hình ni nhốt thâm canh và khuyến khích ni bị sữa.
- Thực hiện Sind hóa đàn bị đạt trên 40% tổng đàn nhằm nâng cao tầm
vóc, trọng lượng từ 180 - 200 kg như hiện nay lên 250 - 280 kg/con.
- Phát triển và mở rộng các dịch vụ thụ tinh nhân tạo bò bằng tinh của đực
giống Sind và các giống bò nhập nội.
- Từng bước tuyển chọn và đưa vào sử dụng đàn bò cái lai Sind 50% máu
ngoại, để thay thế đàn bò cái địa phương.
- Tập huấn, đào tạo nghề, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nâng
cao trình độ kiến thức chăn ni bị lai cho người chăn ni bị.
- Về thức ăn: Hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân bảo quản rơm dự
trử, ủ rơm, ủ chua, ủ xanh thức ăn, để tận dụng hết các nguồn phụ phẩm nông
sản như rơm, thân ngơ, thân lạc…Khuyến khích hỗ trợ nơng dân chuyển đổi một
số diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng ngô lấy thân, lá
phục vụ ni trâu bị. Kế hoạch đến 2015 trồng 100 - 200 ha và định hướng năm
2020 có trên 400 ha cỏ để chăn ni trâu, bị.
10


- Có chính sách khuyến khích chăn ni bị theo quy mơ trang trại, phấn
đấu đến năm 2015 tồn huyện có 05 trang trại và đến năm 2020 có 10 trang trại
ni bị thịt thương phẩm với quy mơ từ 20 con trở lên.
3.2. Chăn nuôi heo:
- Phát triển chăn ni heo theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hố; thực
hiện nạc hoá đàn heo bằng việc phát triển đàn heo nái ngoại, nái lai F 1, F2, tăng
cường công tác thụ tinh nhân tạo, tuyển chọn và thay thế dần heo đực giống
ngoại để cung cấp nguồn giống heo ngoại tại chổ, có tỷ lệ nạc cao, tầm vóc,
trọng lượng lớn. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 5.000 con heo nái ngoại, nái
lai; riêng đàn nái Móng cái được phục tráng, thay thế heo kém chất lượng để có
đàn heo giống tốt đảm bảo sản xuất heo giống ni thịt và heo sữa hàng hố bán
ra thị trường.

- Vận dụng tốt cơ chế tại Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 21/12/2012
của UBND tỉnh Quảng Nam, khuyến khích nhân dân chăn nuôi heo nái ngoại
nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa sản xuất, nhân giống heo ngoại ni thịt
thương phẩm theo quy mơ hàng hóa.
- Phát huy lợi thế và kinh nghiệm ni heo nái Móng cái sản xuất heo sữa
tại các xã vùng Đông, hằng năm UBND huyện hỗ trợ kinh phí để thực hiện phục
tráng, chọn lọc lại đàn nái tốt, cung cấp con giống tại chổ cho người chăn ni.
- Có chính sách khuyến khích chăn nuôi heo theo quy mô trang trại, phấn
đấu đến năm 2015 tồn huyện có 10 trang trại và đến năm 2020 có 20 trang trại
ni heo với quy mơ từ 200 con trở lên đối với heo thịt và 20 con trở lên đối với
heo nái.
- Khuyến khích phát triển mơ hình ni heo trên đệm lót sinh học để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
3.3. Chăn nuôi gia cầm:
- Tăng cường cơng tác phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là ngăn chặn bệnh
cúm gia cầm không để xảy ra trên địa bàn, khuyến khích phát triển các trang trại
chăn ni gia cầm theo hướng lấy thịt và trứng trên quy mô lớn, nhằm tăng thu
nhập và cải thiện bữa ăn cho nơng dân và làm hàng hố cung cấp cho thị trường.
Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc các giống gia cầm thích hợp với điều kiện ni
kiêm dụng tại địa phương như: gà Tam hoàng, Lương phượng, gà Ai Cập, gà
Kiến, ngan Pháp, bồ câu Pháp, vịt siêu thịt, chim cút... đồng thời khuyến khích
sử dụng gà trống của các đàn gà cao sản để cải tạo giống gà địa phương.
- Có chính sách khuyến khích chăn ni gia cầm theo quy mơ trang trại,
phấn đấu đến năm 2015 tồn huyện có 10 trang trại và đến năm 2020 có 15
trang trại nuôi gà với quy mô từ 2.000 con trở lên.
3.4. Chăn ni các loại vật ni có giá trị kinh tế cao:
Nghiên cứu du nhập các loại vật ni kinh tế như: Ni heo rừng, ni
nhím, ni thỏ, nuôi nhông, gà Sao, chim Yến... và đầu tư xây dựng các mơ hình
11


4168460



×