ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2018 – 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số ……
/QĐ-UBND ngày ……./....../2019 của
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh)
=====***=====
Quảng Ninh, 2019
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN................................................................1
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN..........................................................................3
2.1. Văn bản của Trung ương................................................................................3
2.2. Văn bản của địa phương................................................................................5
2.3. Các tài liệu sử dụng.......................................................................................6
III. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN......................................................................7
3.1. Bối cảnh quốc tế.............................................................................................7
3.2. Tình hình trong nước......................................................................................9
3.3. Bối cảnh chung ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh....................................11
PHẦN THỨ NHẤT....................................................................................................14
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................................................14
1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................14
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................14
1.1.2. Địa hình.................................................................................................14
1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng...............................................................................14
1.1.4. Khí hậu, thủy văn..................................................................................15
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................16
1.2.1. Dân số và lao động................................................................................16
1.2.2. Thành phần dân tộc, tơn giáo................................................................16
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế...................................................................17
1.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông......................................................................17
II. HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH
QUẢNG NINH.......................................................................................................18
2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp..............................................................18
2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng............................................................................18
2.3. Tài nguyên động, thực vật rừng và lâm sản ngoài gỗ..................................19
2.3.1. Tài nguyên thực vật rừng......................................................................19
i
2.3.2. Tài nguyên động vật rừng.....................................................................19
2.3.3. Lâm sản ngoài gỗ..................................................................................19
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN PHÁT
TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH....................................................19
3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển lâm nghiệp...........................19
3.1.1. Thuận lợi...............................................................................................19
3.1.2. Khó khăn...............................................................................................20
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến phát triển lâm nghiệp................20
3.2.1. Thuận lợi...............................................................................................20
3.2.2. Khó khăn...............................................................................................21
PHẦN THỨ HAI................................................................................................22
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH............22
I. THỰC TRẠNG BẢO VỆ RỪNG VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN.................22
1.1. Thực trạng tổ chức quản lý rừng..................................................................22
1.1.1. Quy hoạch rừng theo chức năng sử dụng..............................................22
1.1.2. Tổ chức hệ thống quản lý rừng..............................................................23
1.2. Thực trạng bảo vệ rừng................................................................................24
1.2.1. Công tác kiểm kê, phân định tồn bộ diện tích các loại rừng và đất rừng;
lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng........................................................24
1.2.2. Công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng đối với tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế..................................................................25
1.2.3. Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực Lâm nghiệp..............26
1.2.4. Cơng tác khốn bảo vệ, phịng chống cháy rừng và cơng tác phát hiện,
xử lý vi phạm..................................................................................................27
1.2.5. Việc phối hợp thực hiện trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR...........27
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG RỪNG.....................................................................................................29
2.1. Thực trạng phát triển rừng...........................................................................29
2.2. Thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ, đặc sản rừng................................30
2.3. Thực trạng nâng cao năng suất, chất lượng rừng........................................31
III. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN..................32
ii
3.1. Thực trạng khai thác gỗ và lâm sản.............................................................32
3.2. Thực trạng chế biến và tổ chức mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản..............34
3.2.1. Thực trạng chế biến gỗ..........................................................................34
3.2.2. Mạng lưới các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản.........................................35
3.3. Thị trường sản phẩm gỗ và lâm sản.............................................................36
IV. THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
................................................................................................................................. 40
4.1. Thực trạng du lịch sinh thái, nhân văn gắn với tài nguyên rừng..................40
4.2. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng................................................42
V. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG.............................................................................................43
5.1. Chính sách giao rừng...................................................................................43
5.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng..........................44
5.2.1. Các chính sách về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng...............................44
5.2.2. Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững........................45
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2015
– 2018........................................................................................................................47
6.1. Những thành tựu, kết quả chính...................................................................47
6.2. Những khó khăn, thách thức và ngun nhân chính.....................................48
PHẦN THỨ BA.........................................................................................................51
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030. 51
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG..........................51
II. QUAN ĐIỂM....................................................................................................51
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN.................................................................................52
3.1. Mục tiêu chung.............................................................................................52
3.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................53
3.2.1. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững..............................................53
3.2.2. Mục tiêu quản lý lâm nghiệp bền vững.................................................53
3.2.3. Mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của lâm nghiệp......54
3.2.4. Mục tiêu lựa chọn và xây dựng chuỗi sản phẩm lâm sản......................54
iii
IV. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 2018-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030................................55
4.1. Định hướng chung.......................................................................................55
4.2. Nhiệm vụ cụ thể............................................................................................55
4.2.1. Nhóm nhiệm vụ quản lý lâm nghiệp bền vững......................................55
4.2.2. Nhóm nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững..................................55
4.2.3. Nhóm nhiệm vụ nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của lâm
nghiệp.............................................................................................................56
4.2.4. Nhiệm vụ xây dựng chuỗi sản phẩm lâm sản........................................57
4.3. Các giải pháp trọng tâm..............................................................................57
4.3.1. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng bền vững...............................................57
4.3.2. Giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.............................................57
4.3.3. Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của lâm nghiệp.....59
4.3.4. Giải pháp xây dựng chuỗi sản phẩm lâm sản........................................60
4.4. Các dự án ưu tiên.........................................................................................62
4.5. Vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư......................................................................63
4.6. Tổ chức thực hiện.........................................................................................66
PHẦN THỨ BỐN......................................................................................................70
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN......................................................................70
I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG............70
II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI................................................70
2.1. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................70
2.2. Hiệu quả về xã hội.......................................................................................71
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững hiện nay đã được nhiều quốc gia
thừa nhận và đã trở thành nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng
là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng hiện đại hướng tới. Đây cũng là một
yêu cầu bắt buộc để các nước xuất, nhập khẩu các sản phẩm từ rừng đặc biệt là gỗ
tiếp cận với thị trường thế giới. Ở nước ta, sự cần thiết của việc quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng bền vững đã được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản như: Chiến lược phát
triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020; Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT về phương
án quản lý rừng bền vững; Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN về phê duyệt Đề án thực
hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020....Trên tất cả, việc quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững đã được luật hóa trong Luật lâm nghiệp có hiệu
lực từ ngày 01/01/2019. Quản lý rừng bền vững là hướng tiếp cận giúp đẩy mạnh việc
quản lý, phát triển và sử dụng rừng ổn định lâu dài, có hiệu quả, đáp ứng cơ bản nhu
cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,
ổn định xã hội, bảo vệ môi trường.
Tại tỉnh Quảng Ninh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch tới năm
2025, định hướng tới năm 2030 chiếm khoảng 68,47% so với tồn bộ diện tích tự
nhiên của tỉnh (Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 19/9/2018). Xét về tỷ lệ diện
tích, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh có vai trò quan trọng. Tuy nhiên xét về tỷ
trọng trong cơ cấu, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 5%, tốc độ tăng trưởng chưa
cao (trung bình đạt từ 1,5%-2,5%), đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh mới chỉ đạt
khoảng 0,29% (năm 2018). Đây là những con số khá khiêm tốn so với tiềm năng
của ngành.
Là một tỉnh rộng, có địa hình phức tạp trải dài từ ven biển cho tới núi cao do
đó việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã và đang gặp phải những thách thức lớn
do cả tính chủ quan và khách quan. Cụ thể:
- Quảng Ninh là tỉnh có tới 132,8 km đường biên giới giáp với nước Cộng Hoà
nhân dân Trung Hoa, trong đó phần lớn diện tích đất đai là vùng đồi núi thuộc đất lâm
nghiệp. Với đặc điểm tiếp giáp khu hệ thực vật Mã Lai – Trung Quốc này, đa dạng
động thực vật của Quảng Ninh được đánh giá ở mức cao trong khu vực, trong đó có
nhiều lồi đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Song, đây cũng là những khó khăn rất lớn cho
việc quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn do có sự đan xen với những
mục tiêu an ninh – quốc phịng khác.
- Diện tích và chất lượng rừng có nhiều biến động; sự thống nhất giữa các cấp,
các ngành trong quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng chưa cao,
chưa đồng bộ dẫn tới tồn tại những chồng chéo, sai lệch giữa thực địa và hồ sơ quản lý.
1
- Những giải pháp tăng trưởng xanh nhằm từng bước thích ứng với biến đổi khí
hậu và nước biển dâng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi. Theo kịch bản
biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 4,79% diện tích tỉnh Quảng
Ninh có nguy cơ bị ngập gây nên những tổn thất to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Hầu hết rừng trồng hiện nay trên địa bàn loài Keo chiếm tỷ lệ lớn và được
trồng thuần loài là những nguy cơ tiềm ẩn về tính kém bền vững liên quan tới đa dạng
sinh học, quản lý lửa rừng và sâu bệnh hại, xói mịn và thối hố đất... Năng suất, chất
lượng và giá trị sản phẩm của rừng trồng còn thấp so với tiềm năng và nhu cầu của thị
trường. Mặc dù đã có những định hướng về việc thay thế dần lồi cây Keo thuần lồi
song khơng thể triển khai sớm do tập quán canh tác một loài cây dễ gây trồng, sinh
trưởng nhanh, chu kỳ ngắn và thích hợp với nhiều dạng lập địa cũng như chưa có
những nghiên cứu cơ bản có tính hệ thống liên quan tới việc lựa chọn loài cây trồng
phù hợp thay thế.
- Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững chưa được đề cập rõ nét
trong quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi của tỉnh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Các giá trị tổng hợp của rừng chưa được đánh giá đúng mức,
chưa phát huy được những giá trị phi vật chất của rừng đối với an ninh quốc phòng,
anh sinh xã hội và môi trường.
- Hầu hết các đề án và các quy hoạch từ trung ương cho tới địa phương đều có
thời điểm kết thúc là năm 2020.
Các ngành và các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh đang phát triển rất nhanh chóng.
Bên cạnh việc đóng góp cho phát triển lĩnh vực kinh tế của tỉnh, nó cũng là tác nhân
gây nên nhiều sức ép và biến động đối với tài nguyên rừng. Trước bối cảnh đó, để đảm
bảo sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các ngành, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung hoàn
thiện các định hướng về phát triển lâm nghiệp như: Chương trình hành động số 12Ctr/TU ngày 20/3/2017 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về triển khai Chỉ thị 13-CT/TW ngày
12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình hành động số 7923/CTUBND ngày 24/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Thực hiện Nghị quyết
số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ V/v thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày
12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương; Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày
22/11/2017 về việc Ban hành mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài
gỗ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2015; Nghị
quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 về Chính sách khuyến khích phát triển
sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020…
Trước những vấn đề thực tiễn nêu trên, Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 thể hiện sự quan
tâm của Lãnh đạo đối với ngành lâm nghiệp của tỉnh nhà. Đề án được xây dựng sẽ là
2
kim chỉ nam, là bản quy hoạch tổng thể để phát triển ngành theo hướng thống nhất
phục vụ cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Văn bản của Trung ương
- Luật Đa dạng Sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc
phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển,
đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phịng, chống
cháy rừng;
- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ quy định về
kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với
biến đổi khí hậu;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh,
bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020'
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2030;
3
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 218/2014/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu
bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;
- Quyết định số 2810/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ
tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các cơng ty nơng, lâm nghiệp;
- Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 –
2020;
- Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Chính phủ về phê duyệt Đề
án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng;
- Quyết định 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2018;
- Thơng tư 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số nội dung quản lý cơng trình lâm sinh;
- Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày
16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bển vững giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư 27/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về quản lý; truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư 28/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững;
- Thông tư 29/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;
- Thông tư 30/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thơn quy định danh mục lồi cây trồng lâm nghiệp chính; cơng nhận giống
và nguồn
- Thơng tư 31/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về phân định ranh giới rừng;
4
- Thông tư 32/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về phương pháp định giá; khung giá rừng;
- Thông tư 33/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
- Văn bản số 227/BNN-LN ngày 06/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc triển khai nhiệm vụ sau khi phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại
3 loại rừng.
2.2. Văn bản của địa phương
- Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm
2030”;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 và ngoài 2050;
- Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020;
- Quyết định 3322/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 phê duyệt Đề án thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 phê duyệt kết quả kiểm kê rừng
tỉnh Quảng Ninh năm 2015;
- Quyết định 3026/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 quy định giá các loại rừng trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 27/7/2016 của
Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Quyết định 40/QĐ-UBND ngày 6/01/2017 phê duyệt kết quả theo dõi diễn
biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2016;
- Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 172/QĐ-SNN&PTNT ngày 31/01/2018 phê duyệt kết quả diễn
biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2017;
- Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định 497/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 phê duyệt kết quả theo dõi diễn
biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2018;
- Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 thông qua Quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2030;
5
- Văn bản số 4701/UBND-NLN2 ngày 25/8/2014 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 1086/SNNPTNT-KHTC ngày 12/4/2018 của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn về việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Phát
triển lâm nghiệp bền vững năm 2018.
- Quyết định 5237/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về
việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật và dự tốn kinh phí lập Đề án Phát triển Lâm nghiệp
bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1171/QĐ-UBND ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về
việc phân bổ (đợt 1) kinh phí thực hiện hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm
nghiệp bền vững năm 2019;
- Quyết định 470/QĐ-SNN&PTNT ngày 27/3/2019 của Giám đốc Sở Nông
nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh về việc giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện
Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2019 (đợt 1).
2.3. Các tài liệu sử dụng
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh các năm 2016, 2017
- Báo cáo số 220/BC-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2018 về tình hình kinh tế xã
hội và cơng tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2018, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội năm 2019;
- Báo cáo số 2965 /SNN&PTNT-KL ngày 31/8/2018 về việc hoàn thiện xây
dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm
2019, 3 năm (2018-2020) – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Báo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh – Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn;
- Báo cáo tóm tắt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010 (UBND tỉnh Quảng Ninh; Đơn vị tư vấn: Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi
trường);
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - Dự
án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 – Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và
thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đên năm 2030 – Sở Nơng nghiệp và
phát triển nông thôn;
- Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
6
- Báo cáo kết quả kiểm tra rà soát các cơ sở chế biến lâm sản gắn với việc thực
hiện các giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 –
UBND tỉnh Quảng Ninh;
- Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030;
III. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
3.1. Bối cảnh quốc tế
Báo cáo 5 năm một lần vào năm 2018 của tổ chức nông lương thế giới (FAO)
cho thấy, trong vịng 25 năm qua, trung bình có khoảng 5 triệu ha rừng đã bị mất đi
hàng năm. Tỷ lệ mất rừng trên tồn thế giới hàng năm (khơng tính lượng tăng thêm do
các hoạt động tích cực như trồng rừng, phục hồi rừng) vào khoảng 0,13%. Tốc độ này
giảm dần từ 0,18% những năm đầu 1990 cho tới 0,08% vào năm 2015 (FAO, 2018).
Tốc độ mất rừng trên thế giới đang giảm dần song vẫn ở mức cao. Riêng trong năm
2017, diện tích rừng trên tồn thế giới bị mất đi là 294.000 km 2, tương đương diện
tích của nước Ý và gần mức kỷ lục 297.000 km2 trong năm 2016.
Phần lớn rừng trên thế giới là rừng tự nhiên, chiếm 93% diện tích rừng tồn cầu
tương đương 3,7 tỷ ha (FAO 2018). Trong số này có khoảng 74% được phân loại là
rừng tự nhiên tái sinh, 26% còn lại là rừng tự nhiên nguyên sinh. Từ năm 1990 đã có
31 triệu ha rừng tự nhiên nguyên sinh bị tác động hoặc khai thác trắng. Những diện
tích rừng tự nhiên nguyên sinh này khi bị tác động (nhưng không phải bị khai thác
trắng) sẽ được coi là bị chuyển đổi sang nhóm rừng nguyên sinh bị tác động. Trong
khoảng thời gian 5 năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên mất đi vào khoảng 6,5 triệu
ha/năm. Lượng mất rừng này đã giảm khá nhiều so với giai đoạn 1990 đến 2000 (10,6
triệu ha/năm).
Mất rừng chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt tập trung ở
vùng Nam Mỹ và Châu Phi - nơi mà đa dạng sinh học được đánh giá là cao nhất so với
các khu vực khác - mặc dù trong năm năm vừa qua những quốc gia thuộc khu vực này
đã có những hoạt động tích cực trong việc giảm mất rừng. Theo báo cáo 5 năm một lần
mới nhất của FAO, diện tích rừng tính theo đầu người giảm dần từ 0,8 ha/người (1990)
xuống còn 0,6 ha/người (2015) (FAO, 2018). Nguyên nhân chủ yếu được ghi nhận là
do sức ép tăng dân số và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang loại hình
sử dụng đất khác.
Tại khu vực Đông Nam Á, những nguyên nhân dẫn đến suy thối rừng bao gồm
việc khai thác gỗ khơng bền vững (bao gồm hợp pháp và bất hợp pháp), canh tác
nương rẫy, lấn chiếm rừng, thu gom củi, khai thác gỗ để sản xuất than, cháy rừng và
thậm chí do thay đổi chế độ nước tự nhiên. Trong vòng 15 năm qua, khu vực Đông
7
Nam Á đã mất đi 14,5% diện tích rừng và có thể mất hơn 50% độ che phủ rừng
nguyên sinh. Một số khu vực, bao gồm nhiều diện tích thuộc Indonesia được dự báo sẽ
mất đi 98% diện tích rừng vào năm 2022.
Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng mất rừng là do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất sang sản xuất nơng nghiệp. Tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ
không chậm lại trong tương lai gần, thậm chí, tổng diện tích dành cho các đồn điền cao
su còn dự kiến sẽ mở rộng thêm khoảng 4,3-8,5 triệu ha cho đến năm 2024 nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng các cơng trình thủy điện
của các nước Đơng Nam Á trong những năm tới sẽ càng làm thu hẹp môi trường sống.
Số liệu thống kê năm 2015 cho thấy có tới 31% diện tích rừng được cho là
nguyên sinh trên thế giới đã bị chuyển đổi sang rừng sản xuất, số liệu này giảm nhẹ so
với năm 1990 (13,4 triệu ha) (FAO, 2018). Gần 28% diện tích rừng đã bị quy hoạch
sang rừng đa tác dụng – loại rừng được quản lý phục vụ đa dạng hóa sản phẩm từ rừng
và các dịch vụ, giảm 37,5 triệu ha trong khoảng thời gian 1990 – 2015 (Keenan và cs 2015).
Việc bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng đã nhận được nhiều sự
quan tâm và có những thành tựu đáng ghi nhận. Từ năm 1990 đã có khoảng 150 triệu
ha rừng được đưa vào quản lý với mục tiêu bảo tồn. Diện tích rừng đưa vào quản lý
với mục đích bảo vệ đất và nước tăng, năm 2015 đạt 31% diện tích rừng của các quốc gia.
Tuy nhiên đứng trên góc độ tích lũy các bon rừng, trong 25 năm vừa qua trữ
lượng các bon rừng đã giảm gần 11 tỷ tấn. Sự mất đi này gắn liền với việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất từ rừng sang loại hình sử dụng đất khác hoặc làm suy kiệt tài
nguyên rừng. Trong bối cảnh ấy, quản lý rừng bền vững đã được quan tâm nhiều hơn
thông qua những hoạt động cụ thể. Các dữ liệu về rừng đã được cải thiện trong một số
năm gần đây. Diện tích rừng được quản lý bài bản đã tăng. Năm 2010 có tới hơn ½
diện tích rừng đã được lập kế hoạch và đưa vào quản lý trong đó khoảng một nửa diện
tích rừng được quản lý cho mục đích bảo tồn, nửa cịn lại cho mục đích sản xuất (UNREDD 2017). Phần lớn diện tích rừng này địi hỏi những thuyết minh có sự liên quan
tới mặt xã hội, cộng đồng và mô tả những giá trị cao của bảo tồn rừng. Vấn đề bảo vệ
đất và nguồn nước cũng được đề cập tới trong hơn một nửa kế hoạch quản lý rừng của
các quốc gia. Diện tích rừng được thẩm định và cấp chứng chỉ đã tăng từ 14 triệu ha
năm 2000 lên 438 triệu ha năm 2014 trong đó 58% được cấp chứng chỉ bởi PEFC,
42% được cấp chứng chỉ bởi FSC. Đến năm 2018, diện tích rừng được cấp chứng chỉ
đạt trên 500 triệu ha chủ yếu được chứng nhận bởi hai hệ thống FSC và PEFC. Cũng
theo thống kê tại thời điểm này đã có 85 quốc gia có rừng được cấp chứng chỉ quản lý
rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm (www.fsc.org). Phần lớn diện tích rừng
thuộc sở hữu cơng cộng nhưng tỷ lệ sở hữu rừng bởi các chủ rừng tư nhân đã tăng từ
15% lên 18% năm 2010. Sự gia tăng này chủ yếu tập trung ở những nước có mức thu
nhập trên trung bình. Quyền quản lý những khu rừng công cộng thuộc về các công ty
tư nhân cũng tăng đều từ 6% năm 1990 lên 14% năm 2010 (FSC 2014, PEFC 2015).
8
3.2. Tình hình trong nước
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước đến năm 2018, tồn quốc có
trên 14,49 triệu ha rừng, bao gồm 10,26 triệu ha rừng tự nhiên và trên 4,23 triệu ha
rừng trồng; độ che phủ đạt 41,65% (Bộ NN&PTNT 2019). Từ năm 1991 đến nay (sau
khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi
pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi,
Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng.
Diện tích rừng tăng lên do khoanh ni, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những
năm qua ln cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất
hợp pháp. Theo Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất lâm nghiệp
đạt 6,57%/năm (giai đoạn 2013-2016); khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ,
diện tích rừng bị thiệt hại giảm từ 5.546 ha/năm giai đoạn 2006-2010 xuống 2.948
ha/năm giai đoạn 2011-2016. Mỗi năm, cả nước trồng được 225.000 ha rừng tập trung,
trong đó hơn 90% là rừng sản xuất; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,7% năm
2015 lên 41,19% năm 2016, đạt 41,65% năm 2018 (Bộ NN&PTNT 2019). Đây là
những kết quả rất đáng ghi nhận của ngành lâm nghiệp trong công tác quản lý bảo vệ,
phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang
suy giảm.
Hình 1. Diễn biến tài nguyên rừng trong 23 năm từ 1995 đến 2018
(Nguồn: Theo các QĐ công bố hiện trạng rừng hàng năm của BNN&PTNT)
Với vốn rừng như hiện nay, bình qn chỉ có khoảng 0,15 ha rừng/người với
9,16 m3 gỗ/người là những con số thấp so với các chỉ tiêu tương ứng của các nước trên
thế giới (0,97 ha rừng/người và 75m3 gỗ/người). Thực tế hiện nay cho thấy còn khoảng
6,16 triệu ha đất lâm nghiệp là đất trống, đồi núi trọc (18,59% diện tích cả nước) (Bộ
NN&PTNT 2007). Đây là tiềm năng và cũng là thách thức cho việc phát triển sản xuất
lâm nghiệp ở nước ta.
Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học rừng xét trong khoảng thời
gian dài đã có sự suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt đối với chất lượng gỗ và trữ lượng
rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ở những khu rừng đặc dụng cơ bản
9
các chỉ tiêu về chất lượng và đa dạng sinh học đã được duy trì, bảo tồn tốt hơn. Tình
trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên
sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phịng hộ thuộc vùng
sâu, vùng xa. Về diện tích, rừng giàu hiện chỉ chiếm 8,7%, rừng trung bình chiếm
24,5%, phần còn lại là rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt.
Đối với rừng trồng, diện tích rừng tăng lên trong những năm gần đây song sản
phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản
về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là trước yêu cầu
truy xuất xuất xứ nguyên liệu theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Giá trị thu
nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số
người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25%
trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.
Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn của tình hình kinh tế trong nước,
quốc tế và những diễn biến khó lường của thời tiết, nhưng ngành lâm nghiệp tiếp tục
phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện tập trung ở những mặt sau:
Diện tích rừng, năng suất rừng tăng nhanh, ổn định; cơng tác bảo vệ, phịng
cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật
giảm dần.
Áp dụng một số giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh
rừng trồng, đã tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7-8 m 3/ha/năm lên 12-15 m3/ha/năm, cá
biệt có nơi đạt 40 m3/ha/năm (Hà Cơng Tuấn, 2015);
Vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ
thiệt hại; công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ được tăng
cường, đã kiềm chế, giảm 70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so với 5 năm trước.
Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, sản xuất lâm sản hàng hóa ngày càng
thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới; đời sống người làm nghề rừng được
nâng cao.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2011 đạt
3,4%, năm 2012 đạt 5,5%, năm 2013 đạt 6,0%, năm 2014 đạt 7,09%, năm 2015 đạt
khoảng 7,5%. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
tăng bình quân 6,57%/năm (Tổng cục lâm nghiệp, 2017).
Sản lượng gỗ rừng trồng tăng 2,5 lần trong 5 năm qua, đạt khoảng 17 triệu m 3
vào năm 2015. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bền
vững, sản lượng khai thác giảm từ 350 nghìn m3 năm 2009, cịn 160 nghìn m3 năm
2013, đã dừng khai thác chính từ năm 2014 (Hà Công Tuấn, 2015).
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh
tế, sản phẩm chế biến đa dạng theo yêu cầu thị trường. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã
xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, các thị trường đã phát triển (Mỹ,
EU, Nhật Bản, Hàn quốc). Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ tăng hơn 1,23 lần
trong 3 năm, từ 6,9 tỷ USD năm 2015 lên xấp xỉ 8,5 tỷ USD năm 2018 và tăng 16,6%
10
so với cùng kỳ năm 2017 (Tổng cục lâm nghiệp, 2018). Ngành cơng nghiệp chế biến
lâm sản ngày càng thích ứng có hiệu quả với biến đổi thị trường và vận hành theo tín
hiệu thị trường, giải quyết hài hịa các rào cản thương mại quốc tế.
Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, có hộ thu nhập từ
150-250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng.
Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà
nước có tiến bộ chủ yếu bằng cơng cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về
ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn.
Việc giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản.
Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và chỉ
chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn
đầu tư được huy động từ các nguồn ngồi ngân sách nhà nước.
Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định
05/2008/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng (hiện tại được thay thế bằng
nghị định 156/2018/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ngày 16/11/2018); Nghị định
118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của
các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ
phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 16/6/2017 về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016-2020,…
Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường đang trở thành nguồn tài chính quan
trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng
với khoảng 5,9 triệu ha.
Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu
theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa.
Ngành lâm nghiệp đã hợp tác với các đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế,
trong đó có 2 Cơng ước và nhiều hiệp định vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên diễn đàn quốc tế; hợp tác với các nước có chung đường biên giới được tăng
cường. Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành.
3.3. Bối cảnh chung ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có diện tích rừng trải dài từ ven biển lên tới vùng núi cao, từ biên
giới tới hải đảo. Lâm nghiệp được xác định là một thành phần của cơ cấu nền kinh tế
đa dạng của Quảng Ninh. Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp Quảng Ninh đã có
nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với rừng trồng: Tại các địa phương, cây Keo vẫn là loài cây chủ lực được
lựa chọn trồng trên hầu hết diện tích đất lâm nghiệp. Trong những năm qua, cây Keo
11
được trồng thuần lồi trên diện tích lớn, lặp lại nhiều luân kỳ do đó ở nhiều nơi đã xuất
hiện những dấu hiệu cho thấy tính kém bền vững trong quản lý, kinh doanh rừng. Với
hệ thống cơ sở vật chất hiện tại, về cơ bản đã sản xuất số lượng cây giống đáp ứng
được nhu cầu giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng tại các địa phương trong tỉnh.
Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, việc đào hố đúng kích thước,
bón lót và chăm sóc rừng theo quy trình kỹ thuật thường chỉ được thực hiện ở một số
đơn vị trồng rừng lớn còn các đơn vị trồng rừng nhỏ lẻ, các hộ gia đình chủ yếu trồng
quảng canh nên năng suất thấp. Tại các địa phương trong tỉnh, tuổi khai thác rừng
trồng chủ yếu từ 5-7 năm nên sản lượng khai thác bình quân chỉ từ 50-70m 3/ha, năng
suất bình quân khoảng 10m3/ha/năm.
Trong những năm qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong công tác phát triển rừng
sản xuất. Tuy nhiên, cũng như hiện trạng chung của cả nước, Quảng Ninh chưa có các
giải pháp hiệu quả về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ
cho chế biến gỗ xuất khẩu, do vậy đến nay chất lượng rừng trồng vẫn còn hạn chế, chủ
yếu là cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ, ván bóc... Năng suất, chất lượng
rừng trồng cịn thấp, giá trị kinh tế không cao. Hiện nay đa phần sản phẩm gỗ lớn trên
địa bàn tỉnh được hình thành từ việc tỉa thưa, ni dưỡng một số diện tích rừng ngun
liệu khi kéo dài chu kỳ kinh doanh (8-15 năm) hoặc chuyển đổi sau rà soát quy hoạch
3 loại rừng.
Đối với rừng tự nhiên: Quảng Ninh được đánh giá là tỉnh đạt kết quả tốt trong
công tác bảo vệ, phát triển rừng. Quảng Ninh cũng là địa phương sớm “đóng cửa rừng
tự nhiên” từ cách đây gần 20 năm nhằm phát triển rừng. Hoạt động bảo vệ, khoanh
nuôi, tái sinh rừng tự nhiên là hoạt động chính và được quan tâm đầu tư cả về vốn và
thời gian.
Đối với công tác giống: Giống là một khâu quan trọng trong trồng và phục hồi
rừng, một nhân tố quyết định về năng suất rừng trồng. Trong thời gian quan, lãnh đạo
ngành và tỉnh Quảng Ninh đã có những quan tâm đáng chú ý tới công tác giống cây
lâm nghiệp. Nhiều hoạt động liên quan tới việc quản lý và phát triển nguồn giống cây
lâm nghiệp đã được thực hiện. Tiêu biểu có thể kể đến việc kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ
nguồn giống trồng rừng theo nguồn vốn Ngân sách; thành lập và duy trì mạng lưới sản
xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp; xây dựng hệ thống vườn ươm lâu dài và cơ sở
nuôi cấy mô nhằm chủ động nguồn giống cây lâm nghiệp…
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh giống cây
trồng lâm nghiệp là chưa tạo thành và kiểm soát được chuỗi từ sản xuất hạt giống, cải
thiện chất lượng di truyền, tới gieo ươm và sản xuất cung ứng cây giống phục vụ trồng
rừng; nguồn giống được sản xuất và cung ứng trên địa bàn cơ bản chưa được quản lý
tốt, chưa thực hiện được hoạt động truy xuất nguồn gốc.
Đối với công tác chế biến và thương mại sản phẩm
Quảng Ninh đã có những chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động chế
biến lâm sản và lâm sản ngoài gỗ. Quảng Ninh là một trong những tỉnh sớm quan tâm
và có quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn toàn tỉnh (QĐ số
12
3599/QĐ-UBND). Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến
lâm sản phần lớn đã không tuân theo quy hoạch dẫn tới không phát huy tối đa tiềm
năng và lợi thế vùng. Với sự phát triển của thị trường lâm sản thế giới và sự khuyến
khích về mặt chủ trương, chính sách của tỉnh nhà, các doanh nghiệp chế biến đã có
những đầu tư đáng kể cho việc cải thiện dây chuyền, công nghệ tiến dần tới tự động
hố, cơng nghệ hố. Tuy đã đạt được một số thành tựu song về tổng thể ngành chế biến
và thương mại sản phẩm của tỉnh vẫn mang tính tự phát là chủ yếu. Do đó việc phát
triển chưa cân đối, sản phẩm chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, chưa bền vững và tương
xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Về không gian phân bố của các cơ sở chế biến,
sản xuất còn chưa hợp lý, chưa gắn với các vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở sản xuất đan
xen trong các khu đông dân cư nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới việc mở rộng quy
mô sản xuất.
Đối với công tác tổ chức và quản lý các cơng ty lâm nghiệp nhà nước: diện tích
rừng các công ty được giao chủ yếu trên bản đồ, việc phân định ranh giới và cắm mốc
ngoài thực địa cịn nhiều bất cập, hạn chế do đó việc xâm lấn, tranh chấp vẫn thường
xuyên xảy ra. Tình trạng bị lấn chiếm đất rừng khơng chỉ gây khó khăn trong cơng tác
quản lý, mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược sản xuất của các công ty lâm
nghiệp, diện tích đất rừng, diện tích sản xuất liên tục bị biến đổi, tác động. Cũng do
tránh tình trạng bị xâm lấn, nhiều diện tích rừng của các cơng ty mặc dù đã đến tuổi
thu hoạch để tái sản xuất chu kỳ rừng mới, nhưng khơng dám khai thác, từ đó hiệu quả
sản xuất không cao.
Đối với việc cho thuê và chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nhận thấy vai trị và
tiềm năng của chi trả dịch vụ mơi trường rừng đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp,
góp phần cải thiện thu nhập cho người làm nghề rừng nên ngay từ năm 2014 UBND
tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng giai đoạn đến năm 2020 (Quyết định số 3322/QĐ-UBND ngày 31/12/2014). Tuy
nhiên đến thời điểm hiện tại, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng vẫn chưa đạt được
như mong đợi nên việc chi trả hỗ trợ cho nhóm đối tượng chủ rừng được thụ hưởng là
các hộ gia đình hầu như vẫn chưa thực hiện được. Mức chi trả cho chủ rừng rất thấp.
Đơn cử trong giai đoạn 2015-2018, trung bình nhóm được chi trả cao nhất là 147.733
đ/ha/năm (các BQL di tích và rừng Quốc gia Yên Tử); nhóm được chi trả thấp nhất là
3.253 đ/ha/năm (các BQL rừng và các Công ty lâm nghiệp). Các đơn vị thường sử
dụng nguồn kinh phí này để hỗ trợ phịng chống cháy rừng, trồng rừng, chăm sóc
rừng, phịng trừ sâu bệnh hại…
Xét về tiềm năng, Quảng Ninh là tỉnh có ngành cơng nghiệp mạnh và phát triển,
đặc biệt là ngành cơng nghiệp khai khống và hoạt động sản xuất nhiệt điện, xi
măng… Theo quy định, đây là những ngành thuộc đối tượng buộc phải chi trả dịch vụ
môi trường rừng nên là đối tượng có thể thu được nguồn thu lớn. Ngoài nguồn thu từ
dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon, Quảng Ninh cịn có thể thu từ các đơn vị sử dụng
nước công nghiệp, các bãi đẻ (bãi thủy sản đẻ tự nhiên), rừng ngập mặn… Nếu tính
được đối tượng này, Quảng Ninh sẽ có nguồn thu thêm hàng chục tỷ đồng mỗi năm để
hỗ trợ lại cho quản lý, bảo vệ rừng, giảm gánh nặng của Nhà nước trong hỗ trợ thuê
khoán, bảo vệ rừng.
13
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
TỈNH QUẢNG NINH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
- Quảng Ninh là một tỉnh biên giới thuộc vùng Đơng bắc, có đường biên giới
giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây dài 132,8 km, có hải
phận quốc gia thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
- Tỉnh thuộc khu vực tam giác kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với
chiều dài bờ biển của tỉnh là 250 km. Phía nam giáp thành phố Hải Phịng; Phía đơng
giáp vịnh Bắc Bộ; Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Phía tây và
tây nam giáp tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Địa hình trên hai dải
Nam Mẫu và Bình Liêu có độ chênh lệch về độ cao lớn, trung bình khoảng 500-700m
so với mực nước biển tạo thành hệ thống sơng suối ngắn có độ dốc lớn. Vùng đồi và
đồng bằng dun hải có địa hình ít phức tạp hơn có độ cao phổ biến từ 50-200 m, độ
dốc thoải, có nhiều đỉnh dơng bằng.
Đặc biệt, vùng biển thuộc tỉnh có khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được
sắp thành hàng nối tiếp nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hịn Gai tạo thành hình cánh cung
song song với cánh cung Đơng Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái
Bầu, đảo Trà Bản, Cô Tô...độ cao phổ biến khoảng 100m so với mực nước biển.
1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
- Diện tích tự nhiên tồn tỉnh Quảng Ninh là 610.235,4 ha, trong đó diện tích
rừng và đất lâm nghiệp là 436.674,0 ha, còn lại là các loại đất khác (Kết quả theo dõi
diễn biến rừng năm 2018).
- Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất, 24 đơn vị
đất và 80 đơn vị phụ. Đất đồi núi Quảng Ninh chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá
Sa thạch, Sạn kết, Riolit, Macma axit kết tủa chua nên đất thường nghèo xấu, kết cấu
kém, dễ bị xói mịn, rửa trơi. Một số nhóm đất chủ yếu gồm (i) Nhóm đất vàng đỏ
(AC): diện tích 378.526,84 ha chiếm 64,2% diện tích đất tự nhiên; (ii) Nhóm đất mặn:
diện tích 33.922,33 ha chiếm 6,37% diện tích đất tự nhiên; (iii) Nhóm đất cát: diện
tích 19.955,6 ha chiếm 3,4% diện tích; (iv) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (ACu):
diện tích 17.727,1 ha chiếm 3,0% diện tích tự nhiên; (v) Nhóm đất nâu tím (NT) và (vi)
Nhóm đất phù sa có diện tích 16.719,07 ha và 15.170,2 ha chiếm 2,83% và 2,6% diện
tích đất tự nhiên.
Khác với các tỉnh khác, Quảng Ninh cịn có Nhóm đất nhân tác (AT): diện tích
14
13.201,3 ha, chiếm 2% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở hầu khắp các huyện trong
tỉnh. Đây là nhóm đất được hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo
trộn mạnh các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên
50 cm. Đáng chú ý trong nhóm này là diện tích đất sau khai thác than gồm các khai
trường và bãi thải mỏ, là đối tượng cần có biện pháp trồng rừng thích hợp để cải tạo và
phục hồi mơi trường.
1.1.4. Khí hậu, thủy văn
1.1.4.1. Khí hậu
- Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có
nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn...
có đặc trưng của khí hậu đại dương. Tỉnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có mùa hạ nóng
ẩm, mưa nhiều; mùa đơng lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất;
tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
- Nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa đơng lạnh, mùa hè có
nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-230C.
- Đây là tỉnh có mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.926 mm/năm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm (mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.433,6 giờ. Nắng tập trung nhiều từ tháng 5 đến
tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 3, tháng 4. Độ ẩm khơng khí trung bình
từ 82-85%.
- Tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió thổi theo mùa. Gió Đơng Bắc hoạt động từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau; gió Đơng Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9. Ngoài
ra, trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào
các tháng 7, 8, 9.
1.1.4.2. Thủy văn
- Quảng Ninh có khoảng 30 sơng lớn nhỏ, trong đó có 4 sơng lớn, mật độ trung
bình biến đổi từ 1,0 đến 1,9 km/km2, có nơi tới 2,4 km/km2, diện tích lưu vực thơng
thường khơng quá 300 km2. Phần nhiều các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, thung lũng sâu
và hẹp, xâm thực mạnh nhưng xâm thực ngang yếu và hầu như khơng có bồi tụ.
- Biển Quảng Ninh thuộc loại nhật triều đều với độ lớn thủy triều lớn nhất Việt
Nam, cao nhất đạt 5,26m (Mũi Chùa).
1.1.5. Cảnh quan thiên nhiên
- Là tỉnh rất đa dạng về cảnh quan thiên nhiên như Vịnh Hạ Long (di sản thiên
nhiên thế giới, có diện tích 1.553 km² với 1.969 đảo); Vịnh Bái Tử Long nằm liền với
vịnh Hạ Long ở phía bắc với nhiều đảo đá trải dài ven biển; các bãi tắm tại các đảo
như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... (Vân Đồn), hàng chục bãi tắm bãi tắm đẹp
hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu. Đặc biệt, Đảo Cô Tơ (phía
đơng bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô
phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch và được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại
phía Bắc.
15
- Các di tích lịch sử như bãi cọc Bạch Đằng, Thương cảng Vân Đồn, Khu quần
thể di tích lăng các vua Trần, nơi ở của tổ tiên Vương triều Trần; Núi Yên Tử - nơi
phát tích thiền phái Trúc Lâm cùng gần 500 di tích lịch sử, văn hố, nghệ thuật...gắn
với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích như miếu Tiên Cơng, đình
Phong Cốc (Quảng n), đền Cửa Ơng (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Móng Cái), chùa
Long Tiên (Hạ Long), Đệ tứ chiến khu Đông Triều, chùa Ba Vàng (ng Bí), đình
Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn) là những điểm
thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hố, tơn giáo, nhất là vào
những dịp lễ hội.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
1.2.1.1. Dân số
- Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số trung bình đạt 1.258.100 người, tăng
12.900 người (tương đương 1%) so với năm 2016; trong đó dân số thành thị chiếm
64,1%, dân số nam chiếm 50,5%.
- Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có một số điểm đáng chú ý như: (i) Đân số trẻ
(tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%; Người già chiếm 7,1%); (ii) Nam giới đông
hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%).
- Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện nay là 203 người/km2 (năm 1999 là 196
người/ km2), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông
dân (thành phố Hạ Long 739 người/km 2, huyện Yên Hưng 415 người/km 2, huyện
Ðông Triều 390 người/km2). Trong khi, huyện Ba Chẽ chỉ có 30 người/km2, Cơ Tơ 110
người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.
1.2.1.2. Lao động
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tồn tỉnh năm 2017 ước tính là 745
nghìn người, tăng 11,5 nghìn người so với năm 2016. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao
động đã qua đào tạo đạt 41,5%, cao hơn mức 39,2% của năm 2016.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2017 là 3,36%,
trong đó khu vực thành thị là 4,65%; khu vực nông thôn là 1,72%. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2017 là 0,35%, trong đó khu vực thành thị là
0,15%; khu vực nông thôn là 0,6%.
1.2.2. Thành phần dân tộc, tơn giáo
- Quảng Ninh có 12 dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có trên 1.000 người cư trú
thành những cộng đồng và có ngơn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét gồm các dân tộc
Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, còn lại là 6 dân tộc thiểu số.
- Đây là một vùng đất có nền văn hố lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi
vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt.
- Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225 1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở
đó. Vua Trần Nhân Tơng (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên
16
dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều)
là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó,
Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngơi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có
những ngơi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh
(Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðơng Triều), Linh Quang (Quan Lạn)...
- Tồn tỉnh hiện có 27 nhà thờ Ky Tơ giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8
huyện, thị xã, thành phố với số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao
Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở
Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có cơng với dân với
nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)...
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
- Quảng Ninh là tỉnh hội tụ tương đối đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước: (i) Có nguồn tài ngun khống sản (về trữ lượng than chiếm tới 90% cả nước);
(ii) Là vùng trọng điểm trong phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể
thao, du lịch văn hóa tâm linh; (iii) Là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là
cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (iv) Có
hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,...tạo ra
nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế
Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư;
Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Theo
bảng xếp hạng tổng thu ngân sách năm 2018, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 7 cả nước về
thu ngân sách nhà nước với 40.500 tỷ đồng và được đánh giá là tỉnh có chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ nhất ở Việt Nam.
1.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh rất phát triển và thuận lợi cho việc đi lại,
vận chuyển hàng hóa...bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông
đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.
- Có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 381 km; 12 tuyến tỉnh lộ chiều dài 301
km; 762 km đường liên huyện và 2.233 km đường liên xã và trên 3.288 km đường
thơn, xóm; Tồn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; có 125 tuyến
vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và
11 tuyến xe buýt.
- Hệ thống đường thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Theo số
liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 213 cảng, bến gồm: 59 cảng và 103
bến thủy nội địa ở các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí, Tiên n, Móng Cái,
Vân Đồn, Đầm Hà, Đơng Triều, Hồnh Bồ, Cơ Tơ, Hải Hà.
- Tỉnh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia đi qua dài 64,08 km kết nối từ ga
17
Kép (Bắc Giang) đến Đơng Triều, ng Bí và Hạ Long. Ngoài tuyến đường sắt quốc
gia Kép - Hạ Long trên địa bàn cịn có một số tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành
than phục vụ vận chuyển cho hai khu vực chính là vùng than ng Bí và vùng Than
Cẩm Phả:
- Cảng hàng không Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế đã chính thức đi vào hoạt
động từ 30/12/2018 mở ra những cơ hội mới cho Quảng Ninh, góp phần hồn thiện hệ
thống giao thơng, vận tải cho tồn tỉnh.
II. HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH
QUẢNG NINH
2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
- Tính đến hết năm 2018, tổng diện tích đất có rừng, đất quy hoạch 3 loại rừng và
rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng hiện có trên tồn tỉnh Quảng Ninh là 435.929,45 ha,
trong đó: (i) Diện tích có rừng: 331.262,11 ha; (ii) Diện tích đất quy hoạch phát triển
rừng: 99.081,1 ha;
- Theo quy hoạch 3 loại rừng, diện tích rừng, đất rừng đặc dụng: 29.835,7 ha (có
rừng: 21.966,6 ha, chưa có rừng: 7.869,1 ha); diện tích rừng, đất rừng phịng hộ:
133.122,8 ha (có rừng: 102.705,4 ha, chưa có rừng: 30.417,5 ha); diện tích rừng, đất
rừng sản xuất: 259.939,8 ha (có rừng: 203.692,6 ha, chưa có rừng: 56.247,2 ha); diện
tích đất đã có rừng ngồi quy hoạch phát triển rừng: 13.775,7 ha.
- Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2018,
độ che phủ rừng tỉnh Quảng Ninh là 54,65% (trong đó chưa tính 32.788,4 ha đất mới
trồng rừng nhưng cứ đủ tiêu chí thành rừng).
2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng
- Theo quyết định 497/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh
Quảng Ninh, tổng diện tích có rừng tỉnh Quảng Ninh là 337.592,9 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 122.758,7 ha, diện tích rừng trồng là 214.834,1 ha tương ứng chiếm 36,36%
và 63,64% tổng diện tích có rừng tồn tỉnh. Phần lớn diện tích rừng là rừng trên núi
đất với tổng diện tích là 317.363,9 ha. Cịn một phần nhỏ diện tích là rừng ngập mặn
(19.740,7 ha) và rừng trên cát (488,3 ha).
Nếu phân theo lồi cây thì rừng gỗ (bao gồm rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc
nửa rụng lá, rừng gỗ lá rộng rụng lá, rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim) có diện tích
105.803,1 ha; rừng tre nứa có diện tích 1.368,5ha; cịn lại là rừng hỗn giao gỗ và tre
nứa với diện tích 15.587,2 ha
- Rừng trồng, được trồng trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài ra cịn hình thành vùng
trồng cây đặc sản chủ yếu là Thơng nhựa tại ng Bí, Đơng Triều, Hồnh Bồ, Vân Đồn
và Quế, Hồi tại các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ.
- Đất quy hoạch cho phát triển rừng có tổng diện tích là 99.081,1ha, trong đó
diện tích đất có rừng trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng là 32.788,4ha; Diện tích đất có
cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rừng là 18.381,3ha; Diện tích đất có cây bụi
thảm cỏ là 26.432,9ha; Diện tích núi đá là 6.206,7ha; Diện tích đất có cây nơng nghiệp
18
và thủy sản là 1.189,8ha và diện tích đất khác là 14.082,0ha.
2.3. Tài nguyên động, thực vật rừng và lâm sản ngoài gỗ
2.3.1. Tài nguyên thực vật rừng
Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc, sự hội tụ và giao thoa của các luồng thực vật
(khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; hệ thực vật Ấn Độ - Miến
Điện; hệ thực vật di cư Malaysia - Indonesia và luồng thực vật Vân Nam - Quý Châu)
và hệ thực vật ngập mặn tạo nên một khu vực có tính đa dạng cao về nguồn tài ngun
thực vật rừng với 1.871 loài thuộc 882 chi, 224 họ và 6 ngành thực vật bậc cao.
Trong tổng số 1.871 loài thực vật của tỉnh Quảng Ninh, có 1.136 lồi có giá trị
sử dụng trong đời sống của người dân chiếm 60,82%; trong đó, cây thuốc chiếm tỷ lệ
38,4%, cây lấy gỗ chiếm 26,89%, làm cảnh chiếm 11,95%; cây làm rau chiếm 8,61%;
cây cho quả 7,38% và cịn nhiều lồi cho cơng dụng khác.
Về giá trị bảo tồn, Quảng Ninh có 102 loài thuộc 45 họ thực vật, bị đe dọa ở các
mức độ khác nhau.
2.3.2. Tài nguyên động vật rừng
Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ hiện Quảng Ninh hiện có khoảng 249 lồi
thuộc 79 họ và 28 bộ của 4 lớp động vật là thú; chim; bò sát và ếch nhái. Trong đó, có
35 lồi thú q hiếm (chiếm 37,63% tổng số loài thú); 25 loài chim nguy cấp, quý
hiếm (chiếm 11,01% tổng số loài chim); 27 loài lưỡng cư - bị sát có giá trị bảo tồn cao
thì có 22 lồi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 15 lồi cơn trùng cũng có mặt trong
dách sách này.
2.3.3. Lâm sản ngoài gỗ
Với đặc điểm tự nhiên, phân vùng sinh thái phong phú nên Quảng Ninh có
nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: (i) Cây dược liệu và chất thơm, cây có
chất độc: Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Hà thủ ơ, Hồi sơn, Ba kích, Hồng thảo, Tam
thất… Cây làm rau, cây gia vị, các loại lá để xơng hơi, xoa bóp, tắm...(ii) Những sản
phẩm chiết xuất như: tannin, chất màu, dầu béo, tinh dầu, nhựa và nhựa - dầu ... như
Nhựa Thông, Quế, hoa Hồi; (iii) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng
làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, xương, cánh
kiến đỏ,...(iv) Những sản phẩm khác như cây cảnh, lá để gói thức ăn và hàng hoá...
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển lâm nghiệp
3.1.1. Thuận lợi
- Là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và
thuộc tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Quảng Ninh có rất
nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành lâm nghiệp nói
riêng, có điều kiện xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm sản.
19
- Sự đa dạng về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên sinh học sẽ tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển đa dạng các loài cây trồng
lâm nghiệp và lâm sản ngoài gỗ.
- Quảng Ninh có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị bảo
tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch, đặc biệt là du
lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh tạo thuận lợi cho việc phát triển các
chuỗi sản phẩm lâm sản và hạ giá thành sản phẩm.
- Quỹ đất để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, là tiềm năng để
phát triển lâm nghiệp.
3.1.2. Khó khăn
- Quảng Ninh có địa hình rất phức tạp, bị phân cắt mạnh, các khu rừng đặc dừng
đặc dụng nằm độc lập và cách xa nhau gây khó khăn cho công tác quản lý đa dạng
sinh học, bên cạnh đó VQG Bái Tử Long với diện tích trên 15.000 ha và nằm trên
nhiều hòn đảo với lực lượng quản lý mỏng, đi lại hạn chế nên việc quản lý tổng thể về
quản lý và phát triển rừng của tỉnh cịn gặp khó khăn.
- Diễn biến thời tiết bất thường trong những năm gần đây gây tác động xấu đến
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của Tỉnh. Ngoài ra, lượng mưa nhiều song
song với tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn tới lụt lội cục bộ, sạt lở đất diễn ra thương xuyên.
- Việc đầu tư bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ ven biên giới, hải đảo gặp rất
nhiều khó khăn; chi phí đầu tư phục hồi rừng trên đất bãi thải sau khai thác than góp
phần phục hồi mơi trường tương đối cao.
- Là một tỉnh có bờ biển dài và nhiều đảo, BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến
sản xuất, đời sống và môi trường tỉnh Quảng Ninh; mực nước biển dâng cao gây ngập
lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, và gây rủi
ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai.
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển lâm nghiệp
3.2.1. Thuận lợi
- Điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng
hồn thiện như giao thơng, điện, thông tin liên lạc đã tạo điều kiện tiếp cận địa bàn sản
xuất thuận lợi, giảm giá thành trong sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã từng bước chuyển biến rõ rệt từ nhiệm vụ
sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ sang chế biến đồ gỗ và sản phẩm lâm sản xuất khẩu. Hoạt
động bảo vệ rừng đã thực sự được chú trọng, tác động tiêu cực của du lịch sinh thái đến
tài nguyên rừng đã giảm rõ rệt. Lực lượng sản xuất được xã hội hóa, thu hút nhiều thành
phần kinh tế tham gia, thay dần cơ chế tập trung vào các tổ chức kinh tế của Nhà nước.
- Sản xuất nông lâm nghiệp đã chuyển biến theo hướng phát triển tồn diện, đa
dạng hố sản phẩm đang dần hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Phát
triển sản xuất nơng lâm nghiệp đã góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động,
20