Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mô hình nào dự báo tỷ suất sinh lợi và rủi ro trên thị trường chứng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.7 KB, 5 trang )

Mô hình nào dự báo tỷ suất sinh lợi và rủi ro trên
thị trường chứng khoán






William Sharpe ( 1964 ) đã đưa ra mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset
Pricing Model- CAPM). Mô hình này cũng được trình bày tương tự bởi Treynor
(1961) và Lintner (1965). CAPM đưa ra lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz
(Harry Markowitz'sportfolio theory) giới thiệu về rủi ro hệ thống và rủi ro không
hệ thống (systematic and unsystematic risk).
CAPM phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư bằng rủi ro hệ thống và rủi ro
không hệ thống . Rủi ro hệ thống ( Systematic risk ) là rủi ro thuộc về thị trường,
không có một nhà đầu tư nào tránh khởi cho dù đã đa dạnh hoá được danh mục
đầu tư, rủi ro không hệ thống (unsystematic risk ) là rủi ro có thể đa dạng hoá
được, có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Theo CAPM , tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán sẽ bằng tỷ suất sinh phi rủi ro
(risk-free rate) cộng beta chứng khoán nhân với chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi thị
trường và tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (phần bù rủi ro thị trường).
Như vậy phương trình của đường rủi ro và tỷ suất sinh lợi:










Đường thị trường chứng khoán với rủi ro hệ thống chuẩn hóa:







Theo tạp chí Wall Street Journal cung cấp số liệu Franklin Income Fund và một
số danh mục đầu tư phổ biến .Tỷ suất lợi nhuận qua 15 năm như sau:
 The Franklin Income Fund 516%
 Dow Jones Industrial Average 384%
 Salomon's High Grade Bond Index 273%
Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm như sau:
 The Franklin Income Fund có beta bằng 1.0
 Dow Jones Industrial Average có beta bằng 0.683
 Salomon's High Grade Bond Index có beta bằng 0.367
Giả thiết tỷ suất sinh lợi thị trường là 13% ,tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là 7% và các
beta như trên.
Dùng mô hình CAPM, ta tính toán được tỷ suất sinh lợi mong đợi như sau:
The Franklin Income Fund
13.0% = 7% + 1.000 x (13% - 7%)

Dow Jones Industrial Average
11.1% = 7% + 0.683 x (13% - 7%)

Salomon's High Grade Bond Index
9.2% = 7% + 0.367 x (13% - 7%)
Mô hình này có thật sự đúng không?
Mô hình CAPM đúng khi ta tuân theo một số giả định sau:

 Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định của đều dựa trên việc phân tích 2 yếu
tố: thu nhập kỳ vọng và độ sai lệch của thu nhập.
 Các nhà đầu tư sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách kết hợp nhiều chứng
khoán khác nhau trong tập hợp danh mục đầu tư của mình
 Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong khoảng thời gian nhất
định
 Các nhà đầu tư có chung các kỳ vọng về các thông số đầu vào sử dụng để
tạo lập danh mục đầu tư hữu hiệu
 Thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 Không tồn tại các loại phí giao dịch trên thị trường hay bất kỳ một sự cản
trở nào trong môi trường cung và cầu của một loại tài sản.
 Trên thị trường tồn tại loại tài sản không có rủi ro ( Risk- free- Asset) mà
nhà đầu tư có thể đầu tư lãi suất vay và lãi suất cho vay cùng bằng nhau và
bằng lãi suất không rủi ro.
Liệu mô hình này có áp dụng được trên TTCK Việt Nam hay không? CAPM là
mô hình được xem là hiệu quả cho tất cả TTCK ngay cả Việt Nam, mô hình này
đã thành công và tồn tại được 46 năm.Tuy nhiên TTCK Việt Nam phát triển chưa
hoàn hảo so với các TTCK phát triển trên thế giới, các thông số đầu vào, kỳ vọng
của nhà đầu tư không thuần nhất và hệ số beta trên TTCK Việt Nam được xem
như là beta chết. Để mô hình CAPM có thể áp dụng tốt hơn ở TTCK Việt Nam ta
cần bổ sung thêm những nhân tố khác: tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị
trường trên giá trị sổ sách (Book Value) hình thành nên một mô hình đa biến để dự
báo tỷ suất sinh lọi chính xác hơn.

×