Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Day hoc van HS DTTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.77 KB, 15 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
=======================

Đăk Lăk, tháng 07 năm 2018
1. Những khó khăn cơ bản khi dạy Học vần cho HSDT
- HS DTTS khơng dễ dàng phát âm chính xác các âm và các thanh tiếng Việt
như HS Kinh. Do ảnh hưởng của TMĐ, HSDT có thể lẫn lộn khi nghe âm thanh


hoặc khi đọc chữ. Vì thế, sự sai lệch trong phát âm của HSDT là một thực tế không
dễ khắc phục.
- SGK dạy Học vần chung cho cả HS Kinh và HSDT nên so với HS Kinh,
HSDT phải chịu áp lực nặng gấp đôi: cùng một lúc HS phải nhận biết và ghi nhớ
cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. HS phải ghi nhớ đồng thời cả âm
thanh và chữ viết tiếng Việt, tức là các em phải xác lập được mối liên hệ có tính
quy ước giữa âm - chữ và phải ghi nhớ đồng thời cả các kí hiệu âm thanh lẫn các kí
hiệu chữ viết khiến khiến cho nội dung bài Học vần trở nên rất nặng còn HS Kinh
chủ yếu tập trung vào học 2 kĩ năng mới là đọc, viết để thuộc âm và mặt chữ.
- HSDT rất khó trong việc gắn âm thanh với biểu tượng nghĩa các từ trong bài
học. Các từ ứng dụng của bài học khơng có tranh minh họa hoặc khơng thể minh
họa với những từ có nghĩa khái quát hoặc trừu tượng). Phần lớn các từ ngữ được
học trong các bài Học vần quen thuộc và gần gũi với HS Kinh nhưng lại xa lạ với
HSDT.
- HSDT bị hạn chế về môi trường sử dụng tiếng Việt (gia đình và cộng đồng
khơng nói tiếng Việt, HS khơng được nghe thấy hoặc nhìn thấy văn bản tiếng
Việt). Vì vậy, những kiến thức được học, những kĩ năng được thực hành qua các
bài học của các em không được củng cố thường xuyên, khó khắc sâu và hệ thống
hóa.
2. Những khó khăn của HSDT khi học theo quy trình dạy bài Học vần hiện tại
Quy trình dạy bài Học vần đang thực hiện không phù hợp với HSDT. Cụ thể:


• Đó là quy trình dạy cho HS bản ngữ đã có vốn từ phong phú và khả năng
nghe nói, giao tiếp tiếng Việt thành thạo:
• +Tập trung chủ yếu vào hai kĩ năng học đọc- viết, coi nhẹ hai kĩ năng nghe –
nói trong khi 2 kĩ năng này của HSDT quá yếu.
• +Đi thẳng vào đơn vị kiến thức mới cần học theo quy trình: âm/vần mới –
tiếng mới – từ mới làm tăng thêm độ khó cho HSDT.
• +Ít chú ý giải nghĩa từ ứng dụng khiến HSDT khơng hiểu nghĩa .
• +Hoạt động luyện nói cuối bài thường được thực hiện 1 cách hình thức, ít
hiệu quả.
3. Hướng điều chỉnh để hạn chế khó khăn
Bài Học vần gồm 5 hoạt động chính: (1) Kiến thức mới của bài học: Âm/vần mới;
(2) Từ ứng dụng; (3) Bài đọc ứng dụng; (4) Luyện nói theo chủ đề.
Hoạt động 1. Học âm/vần mới


Đây là phần hình thành kiến thức mới của bài học, bao gồm các thao tác sau:
a) HS học nói từ mới (từ khoá)
Trong bài Học vần, các từ mới đều có tranh minh hoạ nghĩa.
Quy trình hiện tại bắt đầu từ âm/vần – tiếng – từ mới + tranh minh hoạ
nghĩa. Với HSDT, quy trình bắt đầu từ tranh minh hoạ nghĩa – Từ mới:
+ Sử dụng TQHĐ với tranh ảnh để dạy HS nói từ - hiểu nghĩa từ và nói câu
có chứa từ mới thứ nhất.
+ Tách vần và giới thiệu vần mới – phân tích cấu tạo vần – ghép vần – đánh
vần – đọc trơn vần mới.
+ Ghép tiếng mới - đánh vần – đọc trơn tiếng mới.
+ Đọc: Vần – tiếng – từ mới.
Ví dụ: Bài 7 (âm ê):
Trước khi dạy âm ê, giáo viên nên cho HS quan sát và nói nội dung tranh
minh hoạ từ mới bê: HS quan sát và nói tên con vật: con bê. GV có thể tìm thêm
tranh khác như: tranh bò mẹ và bê con để HS hiểu bê là do bị mẹ sinh ra. GV nói

mẫu câu có từ bê: con bê ăn cỏ. Con bê có bộ lơng màu vàng. Nhà em có 1 con bê.
b) HS học đọc âm/vần mới
Có thể thực hiện theo quy trình giới thiệu âm/vần - tiếng khố - từ khố. Ví
dụ: Bài 7: HS nhận biết âm ê, đọc âm ê – tiếng bê. Nhưng với đối tượng người học
ngơn ngữ thứ 2, quy trình tốt nhất là học đọc từ khố trước sau đó mới rút ra tiếng
mới - âm/vần mới của bài: HS đọc tiếng bê sau đó mới rút ra âm ê.
Vần thứ 2: Dạy HS đánh vần và đọc trơn vần mới thứ 2 trên cơ sở đặc điểm
khác biệt so với vần mới thứ nhất vừa học.
+ Sử dụng TQHĐ với tranh ảnh để dạy HS nói từ - hiểu nghĩa từ và nói câu
có chứa từ mới thứ hai.
+ Tách vần và giới thiệu vần mới thứ 2.
+ HS ghép tiếng mới thứ 2 và đọc.
c) Viết
HS học viết âm/vần mới - từ mới
GV hướng dẫn kĩ thuật viết âm e, tiếng bê.
- Hướng dẫn viết cho HSDT phải thật chậm rãi, rõ ràng, vừa nói vừa viết
thật chậm từng nét cho HS quan sát. Nếu nói nhanh, HS nghe khơng kịp và không
hiểu.


- Viết mẫu trên bảng phải nhiều lượt hơn HS Kinh.
Chú ý: Nếu có điều kiện phù hợp hãy cho HS quan sát kĩ thuật viết chữ cái/
vần trên google.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
Hoạt động 3 là phần thực hành đọc các từ có chứa âm vần vừa học ở hoạt
động 1, gồm các thao tác sau:
a) Học sinh học nói các từ ứng dụng
Có rất nhiều từ ứng dụng trong SGK HS chưa biết nên các em cần được học
nói các từ đó. Tuỳ thộc vào các từ cụ thể mà GV sử dụng các PP TQHĐ cho phù
hợp giúp HS nói được từ và hiểu nghĩa; thậm chí nói được câu có chứa từ đó. Lí

tưởng nhất là học sinh nói và hiểu được nghĩa của tất cả các từ ứng dụng trong bài.
Thơng thường thì giáo viên sẽ ưu tiên chọn những từ thông dụng mà học sinh sẽ
cần dùng trong học tập và giao tiếp để giải nghĩa. Ví dụ: trong bài 7, từ ứng dụng
có chứa âm ê gồm 2 từ là bề, bế. Từ bế sẽ là từ nên chọn.
b) Học sinh đọc các từ ứng dụng
- Sử dụng TQHĐ để dạy HS nói từ ứng dụng và nói câu với những từ gần gũi,
thông dụng.
- Xác định các tiếng chứa vần mới học;
- HS tự đánh vần và đọc tiếng đó – đọc trơn từ ứng dụng.
- GV đọc lại để chính xác hố việc phát âm (nếu cần)
- Phát triển vốn từ cho HS: Sử dụng các hình thức trị chơi học tập cho HS tìm
các từ có tiếng chứa âm/vần mới học.
- Chú ý: Tìm những từ phổ biến trong giao tiếp, gần gũi với HS.
c) Phát triển vốn từ qua trị chơi tìm từ chứa âm/vần mới học:
Sau hoạt động đọc từ ứng dụng, GV thường tổ chức trị chơi tìm từ có chứa
âm/vần mới học trong bài nhằm phát triển vốn từ cho học sinh. Hoạt động này rất
tốt nhưng khác với HS Kinh, HS DTTS rất khó khăn trong việc tìm từ. Giáo viên
cần có cách thực hiện khác cho phù hợp. Có một số cách để thực hiện hoạt động
này nhằm giảm độ khó cho HS:
Cách 1: ghép các âm, vần thành tiếng có chứa âm/ vần mới: HS dùng bộ
chữ cái ghép âm, vần mới học với các âm đã học và các dấu thanh để tạo thành
tiếng; đánh vần và đọc trơn tiếng vừa ghép được.
Cách 2: Hái hoa: GV chuẩn bị các thẻ từ (với các loại hình/màu sắc bắt mắt
để tăng độ hấp dẫn). Mỗi thẻ ghi sẵn 1 từ có chứa các âm/ vần mới học, treo lên


cây từ vựng ở lớp. HS đứng thành vòng tròn xung quanh cây hoa. Mỗi HS hái một
bông hoa; đánh vần và đọc to từ đó, sau đó đổi thẻ từ cho bạn bên cạnh và lại đọc.
Cứ như vậy, các thẻ từ sẽ được chuyền cho đến khi HS nhận lại được từ đầu tiên
của mình. GV đặt câu hỏi xem HS nhớ được mấy từ.

Cách 3: GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ bìa trong đó có các từ chứa
âm/ vần mới học cho HS nhặt đúng từ. HS làm việc theo nhóm 4 nhặt đúng những
từ có chứa âm, vần mới học trong bài và đọc.
Ví dụ: Bài 19: s, r
- GV cho HS chơi trị chơi theo nhóm 4 để tìm từ có chứa âm s, r mới học.
Cách 1: ghép các âm thành tiếng mới:
+ HS ghép âm mới s, r với các âm đã học (e, ê, a, o, ô, i, u, ư) và các dấu
thanh; đánh vần và đọc tiếng vừa ghép được. Ví dụ: se, sê, sa, so, sơ, si, su, sư;
+ GV gọi các nhóm đọc các tiếng đã ghép được, sau đó chọn các tiếng có
nghĩa và giải thích nghĩa cho HS hiểu: Ví dụ: sả, sợ; rị, rỉ, rủ, ra,
Cách 2: Hái hoa: GV treo các thẻ từ có chứa âm s, r mới học. HS đứng
thành vòng tròn xung quanh cây hoa. Mỗi HS hái một bơng hoa; đánh vần và đọc
to từ đó, sau đó đổi thẻ từ cho bạn bên cạnh và lại đọc. Cứ như vậy, các thẻ từ sẽ
được chuyền cho đến khi HS nhận lại được từ đầu tiên của mình. GV đặt câu hỏi
xem HS nhớ được mấy từ.
Cách 3: GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ bìa trong đó có các từ chứa âm
mới học cho HS nhặt đúng từ. HS làm việc theo nhóm 4 nhặt đúng những từ có
chứa âm mới học trong bài và đọc.
d) Tăng cường hoạt động luyện đọc mỗi ngày
Vì khơng phải TMĐ của mình nên HSDT rất hay quên bài cũ. Các bài đã
học sẽ luôn luôn được đọc lại theo nhóm, theo cặp để khơng bị lãng qn.
Trong lớp học, các giáo viên cần chú ý xây dựng môi trường giàu chữ viết
tiếng Việt để giúp HS nhớ từ:
- Các thẻ chữ cái giúp HS nhận biết và viết chữ cái;
- Các thẻ từ giúp HS nhận biết từ vựng;
- Thẻ tên của HS trong lớp;
- Các ngày và tuần trong tháng;
- Thời khóa biểu, bảng phân cơng trực nhật;



- Các loại truyện tranh: loại truyện thật ngắn, minh họa đơn giản, chữ viết to
cho trẻ đọc và hàng ngày GV có thể trị chuyện hoặc phát động thành cuộc thi đọc,

Hoạt động 3. Đọc câu/bài ứng dụng
Hoạt động 3 là phần thực hành đọc câu/bài đọc có từ chứa âm vần vừa học ở
hoạt động 1, gồm các thao tác sau:
- Học sinh nói tranh minh hoạ câu/bài đọc ứng dụng: GV sử dụng PP TQHĐ
với tranh ảnh có sẵn để hướng dẫn HS nói nội dung tranh (nói từ, câu).
- HS tìm tiếng có chứa âm/vần mới học trong bài đọc ứng dụng - tự đọc
HS tự đọc câu ứng dụng.
Chú ý: GV có thể cho HS nói lại nội dung tranh sau khi các em đã đọc được
câu/bài đọc ứng dụng để các em thấy được ý nghĩa của việc biết đọc, kích thích
lịng ham thích đọc của HS.
- Tất cả mọi HS được đọc bài (cá nhân – nhóm 2/nhóm 4)
Hoạt động 4. Luyện nói theo chủ đề
Cách 1:
- GV sử dụng TQHĐ với ttranh ảnh để dạy HS nói từ, câu thích hợp.
- HS nói nội dung tranh.
- GV đặt 1 vài câu hỏi liên hệ với thực tế đời sống của HS.
Cách 2:
- Tuỳ theo nội dung chủ đề luyện nói, GV có thể thiết kế thành tình huống
cho HS đóng vai.
Thế nào là dạy học tích cực trong giờ Học vần ?
Trẻ em thường học qua trải nghiệm, khác với người lớn, do đã có nhiều kinh
nghiệm nên người lớn có thể học theo những cách khác, có khi chỉ cần đọc sách
cộng với kinh nghiệm cá nhân là có thể tưởng tượng và hiểu được điều sách nói.
Điều đó có nghĩa là người lớn có thể học theo cách trừu tượng. Ngược lại, trẻ em
phải có trải nghiệm thực tế mới học được. Theo thời gian, dần dần trẻ có thể học
theo được cách trừu tượng. Tuy nhiên, kể cả với người lớn, nếu được học qua trải
nghiệm thì cũng hiểu nhanh và tốt hơn. Học qua trải nghiệm là 1 cách học tích cực.

- DHTC hướng tới HĐ học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
của HS. Ví dụ: nghe cơ giảng, làm mẫu rồi làm theo.


- Quan tâm nhiều tới hứng thú và kinh nghiệm đã có hàng ngày của HS: Thiết
kế các hoạt động phù hợp, hấp dẫn,…
- Nhấn mạnh sự tham gia tích cực của từng cá nhân HS: HS suy nghĩ, phân
tích, đọc bài,… cá nhân, tương tác nhóm 2,4,…
Dạy học tích cực và những hoạt động học tập chủ yếu của học sinh
trong giờ Học vần
HSTH thích học thích học thơng qua HĐ, gắn học với hành (HS được nói,
được làm, được vận dụng một cách hứng thú). Trong giờ Học vần, HS chủ yếu
thực hiện 3 HĐ học tập sau:
(1)
HĐ khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới qua trải nghiệm:
Quan sát (nghe, nhìn), đọc bài, ….
(2) HĐ Thực hành: Nói từ, câu thơng qua các tranh ảnh minh hoạ từ mới,
bài đọc ứng dụng, chủ đề luyện nói; Đọc (âm/vần/tiếng/từ mới), đọc từ ứng dụng,
bài đọc ứng dụng; Viết (âm/vần/tiếng/từ mới); Áp dụng ghép âm, vần, dấu thanh
để tạo tiếng/từ mới, ghép tiếng thành từ,….
(3) HĐ trình bày, chia sẻ, đánh giá: trả lời câu hỏi, thảo luận, trình bày ý
kiến, nhận xét câu trả lời/bài đọc, bài viết,… của bạn,…
Một số kĩ năng cần có của giáo viên trong giờ Học vần
(1). Kĩ năng hướng dẫn, hỗ trợ HS trong từng HĐ học tập bao gồm:
- KN tổ chức trò chơi khởi động đầu giờ học; trò chơi thư giãn giữa tiết học;
các trò chơi học tập phù hợp với nội dung của bài học.
- KN giao việc phù hợp cho từng nhóm đối tượng HS (các dạng BT khác
nhau với các yêu cầu khác nhau);
- KN tổ chức cho HS làm việc (cá nhân, nhóm cặp đơi/nhóm 4, cả lớp);
- KN hướng dẫn, hỗ trợ HS (trợ giúp những HS cần sự giúp đỡ 1 cách kịp

thời và thích đáng);
(2). KN quan sát (quan sát từng cá nhân HS xem HS phản ứng thế nào, học
như thế nào; phát hiện những HS ko theo kịp bài học, XĐ HS chưa hiểu phần nào
để hỗ trợ hoặc điều chỉnh kịp thời);
(3). KN kiểm soát, đánh giá hoạt động của HS (tìm ra nguyên nhân HS mắc
lỗi và hướng dẫn HS 1 cách rõ ràng);
(4). KN phát huy khả năng sáng tạo của HS (vì lợi ích của HS, tạo cơ hội
phát triển tốt nhất cho HS);
(5). KN ứng xử với HS (gần gũi, yêu thương, ân cần); tôn trọng tiến độ học
tập của từng HS;…


Những dấu hiệu để nhận biết dạy học tích cực trong giờ Học vần
Kiến thức:
• Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển NL của HS
• Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, mức độ phát triển, tác động tới
các đối tượng, gắn với đời sống thực tế của HS.
• Kĩ năng:
• Dạy học đúng đặc trưng bộ mơn, đúng loại bài
• Vận dụng PP và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng
theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của HS: Sự đa dạng của các hoạt
động theo hướng tăng cường học cá thể phối hợp với học tập hợp tác, hấp dẫn,
kích thích HS sáng tạo,…
• Kịp thời giúp đỡ những HSgặp khó khăn trong học tập, động viên để mỗi
HS được phát triển tốt nhất năng lực của mình.
• Kết hợp ĐG của thầy và tự ĐG của trị, khen thưởng hợp lí.
• Thái độ:
• Xử lí các tình huống sư phạm với thái độ ân cần, tôn trọng, công bằng,
gần gũi, phù hợp với các đối tượng và có tác dụng giáo dục.
• Hiệu quả:

• Tiến trình dạy học hợp lí, nhẹ nhàng; Các hoạt động học tập diễn ra tự
nhiên, hiệu quả, phù hợp.
• HS tích cực, chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm và thái độ độ đúng.
HS nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học.
Những yếu tố cơ bản thúc đẩy dạy học tích cực trong giờ Học vần.
(1) Khơng khí học tập và các MQH trong lớp/nhóm thân thiện và mang tính
kích thích:
- Bố trí bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp khơng gian lớp học;
- Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần của HS;
- Hỗ trợ cá nhân học tập 1 cách tích cực;
- Tạo cơ hội để HS giao tiếp với bạn trong nhóm, với cơ để chia sẻ kinh
nghiệm,… và hợp tác trong các HĐ học tập .
- Lồng ghép các HĐ giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
Những điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động dạy học tích cực
trong giờ Học vần


(1) Công bằng với tất cả HS: GV phải quan tâm tới tất cả HS trong lớp,
tránh thói quen tập trung quá nhiều vào 1 số HS khá trong lớp, bỏ rơi HS yếu.
(2) Không phán xét: đặc biệt với những HS học lực yếu, kém, có hồn cảnh
đặc biệt như mồ côi, nhà nghèo, bố mẹ li thân, gia đình có người vi phạm pháp
luật,…
(3) Sử dụng PP thích hợp: PP và các HĐ dạy học phải phù hợp với năng
lực và khả năng tiếp thu của HS. Ngoài ra cần chú ý đến thời gian tổ chức các HĐ
cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi.
(4) Có kĩ năng giao tiếp và dẫn dắt tốt: Trong các HĐ học tập, HS ln cần
tới vai trị dẫn dắt, định hướng, gợi mở của GV, vì vậy GV cần phải có kĩ năng
giao tiếp và kĩ năng dẫn dắt tốt thì mới thu hút được sự tham gia tích cực của HS
vào các HĐ học tập.

(5) Thúc đẩy học tập tương tác: Cần thiết kế 1 – 2 HĐ với thời gian thích
hợp để HS có cơ hội hợp tác với nhau và cơ hội tương tác với GV trong mỗi giờ
học.
(6) Thông báo, chia sẻ, tác động tới những người lớn có liên quan như cha
mẹ, BGH, lãnh đạo địa phương,… về mức độ tham gia của từng HS để có những
tác động, ảnh hưởng, hỗ trợ đến sự tham gia tích cực của các em.
Một số phương pháp/biện pháp/kỹ thuật dạy học đặc trưng trong giờ
Học vần cho HSDT:
PP Dạy TV như NN2; PP học qua trải nghiệm; PP lấy HS làm trung tâm; PP
đóng vai, PP tình huống, PP sử dụng trị chơi học tập, ...
• Kĩ thuật tấn công não, Kĩ thuật tự học cá nhân; Kĩ thuật học tương tác : HS –
HS; HS - GV.
• Các biện pháp dẫn dắt thúc đẩy và khuyến khích HS học tập, ko áp đặt.
Kĩ thuật dạy học cá nhân
PPDHTC tạo điều kiện tối đa cho dạy học phân hóa, cá thể hóa. Nói cách
khác, PPDHTC phát huy tính độc lập, tích cực của HS bằng cách ưu tiên HĐ học
cá nhân và HĐ học tương tác theo nhóm. HĐ học cá nhân nhấn mạnh sự tương tác
giữa HS – Tài liệu học tập; giữa HS – HS. Đây thực sự là thách thức với GV lớp 1
vì thói quen dạy học đồng loạt đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi GV, mặt khác, do
quan niệm HS lớp 1 quá nhỏ chưa có khả năng tự học cá nhân.
Hình thành và phát triển Năng lực tự học của HS là mục tiêu quan trọng số 1
của PPDHTC. Năng lực tự học giúp các em có phương pháp tự học, tự nghiên cứu
trong xã hội học tập suốt đời.
Dạy học qua trải nghiệm chính là con đường hình thành năng lực tự học của
học sinh, kích thích HS tìm tịi, khám phá kiến thức, làm chủ học tập và tin tưởng


vào chính mình. Vì vậy, khi thiết kế kế hoạch bài học, trong các HĐ học tập, GV
cần thiết kế theo hướng cho HS tự học, tự trải nghiệm bằng việc hướng dẫn HS tự
thực hiện các thao tác, các kĩ

thuật để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của
giáo viên. Trong mỗi hoạt động học tập, GV cần tập cho HS hình thành những kĩ
năng làm việc độc lập như sau:
 Tự đọc SGK, tài liệu, làm việc với các đồ dùng học tập; với các phiếu giao
việc của GV để học.
 Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, vướng mắc (từ SGK, công cụ hay sự
trợ giúp từ các bạn, GV,…)
 Chú ý về thời gian khi thực hiện nhiệm vụ.
 Xem lại bài làm của mình để sửa chữa và hoàn thiện
 Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
Điều quyết định sự thành cơng của những biện pháp kích thích tự học, từng
bước hình thành năng lực tự học cho HS là khả năng GV lôi cuốn HS vào các hoạt
động học tập, đẩy mạnh thực hành, trải nghiệm, khám phá,... HS học bằng cách
làm chứ khơng phải bằng cách nghe GV nói, đọc mẫu. Khi các em có những HĐ
mang ý nghĩa tìm tịi, dù đạt kết quả nhỏ nhất, GV cần động viên và khích lệ kịp
thời, thúc đẩy sự tự tin, chủ động, năng động, tích cực,... của từng HS, giảm bớt sự
phụ thuộc vào giáo viên.
Kĩ thuật dạy học tương tác theo nhóm
Dạy học hợp tác theo nhóm có được xem xét trên 2 góc độ: là một phương pháp
dạy học tích cực có hiệu quả; là một kĩ thuật dạy học tương tác.
Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành
những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên.
Theo đó, HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hồn
thành nhiệm vụ chung của nhóm. Những người tham gia trong nhóm phải có mối
quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là: tồn tại tương
tác “mặt đối mặt” trong nhóm HS. Tuỳ nội dung hoạt động mà GV xác định nhóm
2 hay 4 cho phù hợp.
Vai trò của dạy học tương tác theo nhóm
Dạy học theo nhóm phát huy cao độ vai trị chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân
trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khi học theo nhóm, vai trị chủ

thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS được


phát huy tốt hơn, có cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình
nhiều hơn.
Một số trò chơi phát triển năng lực tiếng Việt cho HS lớp 1 DTTS
(1). Tơi có vần gì ?
Chuẩn bị:
Các thẻ từ có chứa các vần đã học, phát cho mỗi em một thẻ. Một ít thẻ bìa
khác màu cho các nhóm ghi thêm từ mới có cùng vần đã học.
Cách thực hiện:
Bước 1: Học sinh đi vòng quanh lớp tìm những bạn có thẻ từ cùng vần với
mình tạo thành một nhóm.
Bước 2: Xác định vần chung của của nhóm, viết vần chung của nhóm vào
một thẻ bìa và gài lên hàng trên cùng của bảng vần. Đặt các thẻ từ của nhóm dưới
thẻ vần.
Bước 3: Cả lớp cùng xem bảng vần của các nhóm.
Học sinh có thể viết thêm các từ mới có cùng vần vào các thẻ bìa màu khác,
gắn vào bảng vần. Hoạt động viết từ bổ sung này có thể được thực hiện tiếp vào
những ngày sau đó.
Các bảng vần được treo trong lớp cả tuần cho tới tiết ôn tập tuần sau. Hoạt
động này tạo môi trường tốt cho việc học từ ngữ và phát triển các kĩ năng đọc, viết
của họ sinh.

(3). Trò chơi Bingo với các vần đã học


Chuẩn bị:
Mỗi cặp HS có 1 bảng Bingo ghi các vần đã học. Một số hạt đậu hoặc viên
sỏi. Một số thẻ từ có tiếng chứa các vần HS đã học.

Cách thức hiện:
Bước 1: Giáo viên đọc to từng thẻ từ
Bước 2: Học sinh nghe, xác định vần vừa nghe được và đặt 1 hạt đậu hoặc 1
viên sỏi lên vần đó trong bảng Bingo.
Bước 3: Giáo viên tiếp tục đọc các thẻ từ, học sinh tiếp tục đặt các hạt đậu
hoặc viên sỏi lên các vần vừa nghe.
Nhóm nào có 3 hạt đậu hoặc viên sỏi cùng nằm trên một đường thẳng thì lập
tức hơ to: “Bingo”. Giáo viên và cả lớp dừng lại, kiểm tra và công nhận kết quả.
Chú ý:
- Học sinh chỉ đặt một hạt đậu hoặc cúc áo lên một vần của bảng Bingo sau
mỗi lần giáo viên đọc, kể cả có nhiều vần giống nhau trong bảng.
- Trước khi bắt đầu một lần chơi khác, tất cả các hạt đậu phải được lấy ra
khỏi bảng Bingo.
Trị chơi này có thể có nhiều HS thắng cuộc cùng một lúc.
(4). Thi tìm tiếng; từ có tiếng chứa âm, vần mới học
Chuẩn bị:
Một bộ thẻ từ trong đó có các thẻ từ có tiếng chứa âm/ vần đã học.
Cách thực hiện:
Bước 1: HS đặt úp các thẻ từ trên mặt bàn.
Bước 2: Lần lượt từng học sinh trong nhóm nhặt lên một thẻ.
Bước 3: Đọc từ và xác định đúng tiếng có chứa âm, vần mới học thì được
giữ lại thẻ đó. Nếu khơng đọc được thì phải úp lại thẻ từ xuống mặt bàn và mất
lượt chơi. Nếu từ khơng có tiếng chứa âm vần đã học thì để ra bên cạnh và nhặt thẻ
tiếp theo.
Bước 4: lần lượt các HS khác đến khi nào hết thẻ thì thơi. Ai có nhiều thẻ từ
nhất là người chiến thắng.
Có thể dùng cách hái hoa, mỗi bơng hoa là một từ.
(5). Bảng từ theo trật tự bảng chữ cái:



Chuẩn bị:
Một bảng phân loại từ theo chữ cái đầu tiên được gắn cố định trong lớp học
(cách phân loại của từ điển).
Cách thực hiện:
Giáo viên dùng một tờ bìa khổ lớn, chia thành các ô tương ứng với trật tự bảng chữ cái tiếng Việt.
Mỗi bài học, giáo viên chuẩn bị sẵn các thẻ từ khóa và từ ứng dụng. Cuối giờ học, học sinh sẽ xác định vị
trí để đính các thẻ vào bảng từ. Các từ mới được thêm vào sau mỗi bài học, tuần học và tăng dần trong
suốt chủ điểm/ hoặc một học kỳ. Cách phân loại này giúp học sinh nâng cao được kỹ năng về trật tự từ.

(6). Ghép tiếng/từ
Chuẩn bị:


Một số bộ thẻ từ. Các thẻ từ được cắt rời thành hai/ba/bốn mảnh. Một số mảnh
ghép có thể cắt theo các dấu hiệu dễ nhận biết

Dạng thấp :.

Cách thực hiện:
Bước 1: Học sinh đặt ngửa các mảnh ghép trên bàn.
Bước 2: Từng em lần lượt ghép các mảnh lại với nhau.
Bước 3: Khi đã ghép hết các mảnh, cùng đọc và kiểm tra xem có đặt đúng
các mảnh thành các từ có ý nghĩa hay khơng. Nhóm nào ghép đúng, đọc đúng và
nhanh nhất là thắng cuộc.
(7). Ghép từ với hình
Chuẩn bị :
2 bộ thẻ. Bộ thứ nhất ghi từ; bộ thứ 2 là tranh/ hình tương ứng.
Cách thực hiện:
Bước 1 : Đặt úp bộ thẻ từ xuống mặt bàn. Đặt tiếp bộ thẻ hình bên cạnh.
Bước 2: Lần lượt mỗi học sinh được lật 1 thẻ từ và 1 thẻ hình bất kì và

đọc từ. Nếu đọc được từ và từ đó phù hợp với hình thì được giữ lại cặp thẻ. Nếu
không đọc được từ hoặc từ và hình khơng phù hợp thì úp lại xuống bàn ở vị trí
cũ và mất lượt chơi.
Bước 3: Tiếp tục chơi đến hết thẻ từ trên bàn. Ai có nhiều cặp thẻ nhất
là người thắng cuộc.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×