Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tâm lý học đại cương về ý chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.41 KB, 14 trang )

Họ và tên:
MSSV:
Môn: Tâm lý học đại cương
Giảng viên:
Câu 1: Từ nội dung bài ý chí, hãy phân tích và liên hệ thực tiễn phẩm
chất cơ bản của ý chí. Qua các nghiên cứu, anh/chị hãy phân tích ứng
dụng của ý chí, vai trị của ý chí đối với con người hiện nay.
I.

Khái niệm
I.1.
Ý chí là gì?
Trong các trường phái tâm lý học khác ý chí hoặc được xem là
khởi nguồn độc lập của hoạt động con người làm cho hành vi
không phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan, hoặc là sự tồn
tại của ý chí bị phủ nhận, nó được gộp chung vào các q trình tâm
lý khác.
Khái niệm ý chí chỉ xuất hiện trong tâm lí học hoạt động và
được định nghĩa như sau: “Ý chí là mặt điều chỉnh của ý thức, là
khả năng tâm lí cho phép con người hoạt động vượt qua những khó
khăn trở ngại để thực hiện được những hành động có mục đích ”
[1]. Khái niệm này nhấn mạnh sự vượt khó để đạt được mục tiêu
trong cuộc sống. Theo Phạm Minh Hạc: “Ý chí là mặt năng động
của ý thức, biểu hiện ở khả năng thực hiện hành động có mục đích,
địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.”[2]
Từ điển Tâm lý định nghĩa: “Ý chí là năng lực thực hiện những
hành động có mục đích địi hỏi chủ thể phải có sự nỗ lực khắc
phục khó khăn. Đó cịn là năng lực tự quyết định và tự điều chỉnh
hoạt động và các quá trình tâm lý của chủ thể. Năng lực này cho
phép con người điều chỉnh hoạt động của mình theo những mục
1




đích đã được đặt ra, được ý thức từ trước”.[3]
“Là một phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện
những hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục
khó khăn”[4]. Năng lực này khơng phải tự nhiên ai cũng có như nhau
– nói cách khác, ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc
tính tâm lí của nhân cách. Người ta thường nói: Anh này khơng có ý
chí; Chị này có ý chí cao; Chị kia kém ý chí,…
Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể
của ý thức trong thực tiễn, ở đó con người tự giác được mục đích của
hành động, đáu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua
mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra. Ý chí
bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm
đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của
con người. Giá trị chân chính của ý chí khơng phải chỉ ở cường độ ý
chí mạnh hay yếu, mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa
của mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới.
Năng lực kiểm sốt, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy
sinh trong hoạt động lao động. Động vật khơng có ý chí. Ý chí là mặt
đặc trưng của tâm lí người, bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ
động với thiên nhiên, còn con người bằng lao động một loại hoạt động
có ý thức – đã chinh phục và cải biến thiên nhiên. ý chí con người
được hình thành trong quá trình lao động. Ngay cả hoạt động lao động
đơn giản nhất (ví dụ, việc săn bắt nguyên thuỷ…) cũng địi hỏi con
người phải có phẩm chất ý chí nhất định, nó hình thành nên ở con
người những phẩm chất ý chí nhất định, Ph. Ăngghen đã nói: “Lồi
người càng cách xa lồi vật thì tác động của con người vào giới tự
nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính tốn trước, tiến
hành một cách có phương hướng vào những mục đích nhất định, đã

đề ra từ trước.”[5]
2


Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tuỳ theo những
điều kiện xã hội – lịch sử, tuỳ theo những điều kiện vật chất của đời
sống xã hội. Tính chất của những mục đích và những thúc đẩy đối với
hành động của con người được quyết định bởi thính họ đại diện cho
quyền lợi của giai cấp nào. Xu hướng của ý chí khác nhau trong
những thời đại khác nhau và ở những đại diện của các giai cấp khác
nhau. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, những quan hệ được xây dựng
trên nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau. Ở đây có sự phối
hợp hài hồ giữa mục đích của cá nhân và mục đích của xã hội. Trong
khi ý thức được mối liên hệ gắn bó mình với tập thể, cá nhân phục
từng hoạt động chung của xã hội, của tập thể, bắt quyền lợi của cá
nhân phục tùng những quyền lợi của dân tộc, vì vậy khơng thể đặt ra
cho mình những mục đích đối lập với những mục đích của tập thể.
Giá trị chân chính của ý chí khơng phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào
(cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà thể hiện ở chỗ nó hướng vào cái gì.
Cho nên cần phải phân biệt mức độ ý chí (hay cường độ ý chí) với nội
dung đạo đức của ý chí. Chỉ có những ý chí được giáo dục về đạo đức
mới có thể giúp con người thực hiện được những chuyển biến lớn lao
trong sự nghiệp của mình.
I.2.
Ý chí với các đặc điểm khác của nhân cách
Ý chí khơng phải là thuộc tính tách rời của con người, nó
liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng khác của tâm lí con
người.
I.2.1. Nhận thức với ý chí


Nhận thức của con người hướng vào lĩnh hội, phân tích, trừu
tượng hố và khái qt hố các tri thức tiếp thu từ môi trường xung
quanh, những kiến thức này được củng cố trong trí nhớ và chế biến
trong tư duy. Nghĩa là nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm,
các biểu tượng do tư duy và tưởng tượng mang lại. Những tri thức
này thông báo những cái có trong thế giới xung quanh chúng ta.
3


Như vậy, nhận thức làm cho ý chí có nội dung. Đồng thời, ý chí là
cơ chế khởi động và ức chế, ý chí cịn điều chỉnh hành vi, nghĩa là
hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân nhằm đạt
mục đích cần thiết. Đó là sự điều chỉnh của ý chí và hành vi, hướng
một cách có ý thức sự nỗ lực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới
mục đích hoặc kiềm chế hoạt động khi cần thiết. Khi chúng ta nói
giữa ý chí và nhận thức có quan hệ thì khơng có nghĩa là con người
ta nhận thức cái gì thì hành động như thế. Nhưng con người ta một
khi đã có những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ
phải bằng mọi cách để đạt được mục đích đã đề ra, có nghĩa là con
người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí. Trong đời sống hàng ngày chúng
ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động rất mạnh mẽ,
thể hiện sự kiên trì để vươn tới mục đích, nhưng bản thân mục đích
đó khơng quan trọng, khơng có ý nghĩa xã hội. Sự nỗ lực lớn của
họ trở nên vơ ích, vì họ khơng nhận thức được ý nghĩa.
I.2.2. Ý chí với tình cảm
Tình cảm và ý chí có quan hệ mật thiết, ý chí là mặt hoạt
động của tình cảm. Trong đời sống hàng ngày, hoạt động của con
người, tình cảm thực hiện vai trị kích thích hành động. Đồng thời
những rung động có thể là phương tiện kìm hãm hành động.
Nhưng bản thân tình cảm cũng chịu


sự kiểm sốt của ý chí, vì

thực tế có khi con người ta hành động trái ngược với tình cảm;
Chẳng hạn con người ta đấu tranh với những mất mát, với sự tức
II.

giận, với niềm vui, nỗi khổ v .v … làm được điều đó là nhờ ý chí.
Phân tích và liên hệ thực tiễn các phẩm chất cơ bản của ý chí
Các phẩm chất ý chí đã được các nhà tâm lí học Nga quan tâm
nghiên cứu từ lâu.
Trong đó, cần lưu ý một số định nghĩa phẩm chất ý chí sau:
Theo B.N. Smirnov : Phẩm chất ý chí của nhân cách là những
biểu hiện cụ thể của ý chí do đặc điểm của những khó khăn phải vượt
qua gây nên [6]
4


Với E. P. Ilin: Phẩm chất ý chí là những đặc điểm của sự điều
chỉnh của ý chí thể hiện trong những điều kiện đặc biệt do những khó
khăn phải vượt qua gây nên [6].
Khi đề cập đến các phẩm chất ý chí, các tác giả đưa ra số lượng các
phẩm chất ý chí rất khác nhau (từ 10 – 34 phẩm chất), nhưng thường
được nói đến hơn cả là những phẩm chất sau: tính mục đích; tính độc
lập; tính quyết đốn; tính kiên cường; tính dũng cảm; tính tự kiềm chế,
tự chủ. [6]
II.1. Tính mục đích
- Là phẩm chất đặc biệt quan trọng của ý chí, tính mục đích của ý chí

cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự

giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, vào nội
-

dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.
Biểu hiện: Phẩm chất này được thể hiện ở khả năng định hướng
cho tương lai. Người có mục đích là người biết xác định những
mục đích cụ thể thơng qua sở thích, ước muốn, lý tưởng… Để thỏa
mãn mục đích, chủ thể sẽ lựa chọn những đối tượng tương thích.
Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của những con người thành
đạt, bởi vì chỉ có những người sống có mục đích mới có thể phát

-

huy đầy đủ sức mạnh của mình.
Tính mục đích khơng đồng nghĩa với âm mưu, toan tính; dù cùng
là đề ra trước những kế hoạch cho tương lai nhưng kết quả của

-

chúng lại khác nhau.
Ví dụ: Nhà bác học Edison, người có tầm ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển của cuộc sống loài người đã dành cả đời để theo
đuổi mục đích của mình khơng màng thất bại. Cuộc đời ơng đã có
rất nhiều phát minh hữu ích như máy điện báo tự động, máy hát,
cải tiến và thực nghiệm đèn điện, điện thoại,… Tất cả những phát
minh này của ông đều rất hữu ích và gắn liền với thực tế, vì ơng đã
đề ra những mục đích nhất định phải đạt được. Chính vì có mục
5



đích rõ ràng mà khơng nề hà bất cứ cơng việc thử nghiệm vất vả
nào dù thất bại nhiều lần. Điều đó giống như một bàn đạp để ơng
phát triển và thực hiện ước mơ của mình. Khi có mục đích, con
người chúng ta sẽ phấn đấu và có chí hướng hướng tới để đạt được
mục đích đó mãnh liệt hơn.
II.2. Tính độc lập
- Là phẩm chất ý chí cho phép con người buộc hành động của mình
phục tùng những quan điểm và niềm tin của bản thân. Đó là năng
lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu
ảnh hưởng của một ai. Nhưng không có nghĩa là người có tính độc
lập ln bác bỏ mọi ảnh hưởng của người khác, họ biết phân tích
những ý kiến của người khác một cách có phê phán, đánh giá và
chấp nhận khi chúng hợp lý. Những ý kiến đó chỉ tham gia điều
chỉnh hành động của họ khi đã được biến thành niềm tin của bản
-

thân mà thơi.
Ngược với tính độc lập là tính dễ bị ám thị, dễ từ bỏ ý kiến của
mình, vui vẻ phục tùng người khác và tính bướng bỉnh, tính phủ
định, hành động không suy nghĩ, trái ngược với người khác một
cách vơ ngun tắc. Tính độc lập giúp con người hình thành niềm

-

tin vào sức mạnh của mình.
Ví dụ: Cựu sinh viên Đại học Havard – Mark Zuckerberg đã tự
mình làm nên một đế chế và trở thành tỷ phú trẻ nhất hiện nay trên
thế giới. Cuộc đời của Mark khiến nhiều người quan tâm, khơng
phải chỉ vì anh nắm giữ mạng xã hội lớn nhất thế giới mà câu
chuyện lập nghiệp của chàng tỷ phú trẻ này đã kích thích cảm hứng

cho vô vàn nhà khởi nghiệp trên thế giới. Xuất thân là một chàng
trai Do Thái mù màu với một tình u bất diệt về cơng nghệ, Mark
nhiều lần nhận được những lời mời làm việc cho những nền tảng
công nghệ khác của các công ty lớn nhưng anh đều từ chối và
quyết tâm tự tạo dựng một đế chế cho riêng mình. Mark xây dựng
6


lên trang mạng xã hội “The Facebook” trong trường học vào năm
2004 và phát triển trở thành một trang mạng xã hội lớn nhất hiện
nay. Anh đã bỏ học đại học, tự xây dựng văn phịng và thành lập
cơng ty cùng những người bạn để phát triển ý tưởng của mình mà
khơng cần phụ thuộc hay chịu ảnh hưởng từ ai. Tính độc lập trong
ý chí đã góp phần tạo nên thành công của Mark cũng như mạng xã
hội Facebook như hiện nay.
II.3. Tính quyết đốn
- Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ
sở tính tốn cân nhắc kỹ càng, chắc chắn. Con người quyết đoán là
con người tin tưởng vững vàng rằng mình phải làm như thế này mà
khơng làm như thế khác được. Tính quyết đốn khơng thể hiện
trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán mà là
những hành động có cân nhắc, có căn cứ xác đáng. Tiền đề của
tính quyết đốn là trình độ trí tuệ và sự dung cảm. Người quyết
đốn ln hành động có suy nghĩ, dung cảm, nhanh nhạy, đúng lúc,
-

không dao động và hồi nghi.
Ví dụ: Vị CEO dám nghĩ dám làm Michael Dell, cha đẻ của hãng
máy tính Dell với tài năng và sự liều lĩnh của mình đã có trong tay
một đế chế 18 tỷ USD. Năm 14 tuổi, Dell mua được chiếc máy tính

đầu tiên trong đời, loại Apple II và cậu phát hiện ra rằng mình có
thể tháo tung chúng ra xem cơ chế hoạt động để rồi lắp ráp lại như
cũ. Do sinh trưởng trong gia đình trung lưu nên cha mẹ của Dell
luôn khuyên con trai theo nghề y để nối nghiệp cũng như đảm bảo
một cuộc sống bền vững như hiện tại. Tuy nhiên, cậu bé mang
dịng máu Do Thái này khơng chịu ngồi n khi ln có tư duy độc
lập, chính kiến và sự phán đốn của chính mình. Những năm tháng
trung học của ơng không suôn sẻ mấy và sau khi tốt nghiệp,
Michael Dell nhập học Đại học Texas tại Austin, dự định trở thành
một bác sĩ, nhưng kể từ khi được trải nghiệm những thành công
7


đầu tiên trong lĩnh vực máy tính và kỹ thuật, Dell quyết định bỏ
học năm 19 tuổi để tìm về những ước mơ thời thơ bé.. Nếu năm đó
ơng vẫn tiếp tục theo học ngành y thì có lẽ bây giờ chúng ta sẽ
khơng có một chủ tịch hội đồng quản trị tập đồn sản xuất máy tính
hàng đầu thế giới. Với sự quyết đốn trong ý chí, vị CEO đã chọn
cho mình một con đường đi đúng đắn và thích hợp. Và từ đó đến
nay, trong bất kỳ tình huống nào Michael luôn áp dụng nguyên tắc:
“Nếu như bạn cảm thấy ý tưởng nào đó tốt, thì ngay lập tức phải
thử nghiệm nó trên thực tế.”
II.4. Tính kiên cường
- Tính kiên cường của ý chí nói lên cường độ của ý chí, cho phép
con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong những
hồn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác
định. Kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường đạt đến
có lâu dài và gian khổ đến đâu. Biểu hiện ở sự khắc phục những
khó khăn, trở ngại bên trong và bên ngồi. Người có tính kiên
cường có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách khơng mệt mỏi, hơn

nữa khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục cơng việc. họ
-

làm việc có kết quả trong mọi tình huống và hồn cảnh.
Trái ngược là tính lỳ lợm, bướng bỉnh. Người lì lợm thường ý thức
được mình sai nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục quan điểm đó. Tính
bướng bỉnh có thể có nhiều ngun nhân khác nhau: sự phản ứng
đối với thái độ thiếu tế nhị của người lớn, là tính đỏng đảnh của trẻ
được nuông chiều hay là sự nhận thức sai về phẩm chất này (cho sự

-

bướng bỉnh là tính độc lập, khơng dao động,…)
Ví dụ: Tất cả những tấm gương trên thế giới và trong nước đều có
sự kiên trì nhất định mới đạt được đích đến của sự thành cơng. Nếu
như Edison khơng bền bỉ với những thử nghiệm của mình, liệu ơng
có thành cơng phát minh ra các thiết bị điện? Nếu như Mark
Zuckerberg bỏ cuộc vì những ngày đầu thành lập công ty thiếu vốn
8


đầu tư, liệu chúng ta có biết đến sự tồn tại của mạng xã hội
Facebook? Nếu như Michael Dell ngại khó vì sợ phải bắt đầu lại,
liệu có những chiếc máy Dell có được ra đời? Tất cả đều phải trải
qua cả một quá trình dài nỗ lực vượt lên khó khăn và cố gắng
khơng ngừng để theo đuổi ước mơ của mình. Hay hẳn chúng ta vẫn
chưa quên câu chuyện về Terry Fox, chàng trai phải cắt một chân
do ung thư xương khơi nguồn phong trào chạy bộ xuyên Canada
nhằm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chữa trị căn bệnh này.
Với một chân trái kéo lê trên đường, vượt qua chặng đường gần 42

km với một bên chân giả khập khiễng, băng qua miền đông
Canada, Quebec và Ontario. Sau 143 ngày hồn thành hành trình
5.373 km, chàng trai kiên cường đã phải dừng bước ở Thunder
Bay, Ontario do căn bệnh ung thư đã xâm lấn. Anh qua đời ở tuổi
22 nhưng còn sống mãi trong lòng mọi người như hình ảnh về một
tấm gương nghị lực và kiên cường.
II.5. Tính dũng cảm
- Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp
-

khó khăn nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân.
Tính dũng cảm biểu hiện ở khả năng hành động một cách kiên
quyết và hợp lý trong hoàn cảnh nguy hiểm, phức tạp, vượt qua
cảm giác sợ hãi và thiếu tin tưởng ở bản thân. Dũng cảm còn thể
hiện ở khả năng tập trung tất cả sức lực để đạt được mục đích đã
thực hiện. Tuy nhiên cũng như nhiều phẩm chất ý chí khác ln địi
hỏi quyết định hay hành động của chủ thể phải có sự cân nhắc.
Trong trường hợp ngược lại, đó có thể chỉ là sự liều lĩnh, manh
động. Tính dung cảm giúp con người theo đuổi mục đích, lẽ sống
dựa vào sự kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Điều
này cũng giúp con người có được nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh và
tự tin hơn trong cuộc sống.

9


-

Ví dụ: Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước,miền
Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá

ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn
phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu
sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền
Nam.Trong những năm tháng ấy, Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng
Nguyễn Thị Suốt (sinh năm 1906) chính là cầu nối quan trọng cho
lực lượng quân ta.Vốn từ nhỏ quen thuộc địa hình,sơng nước nên
dù tuổi đã cao.nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ
và bộ đội qua sơng. Nhiều lần khi đị ra giữa sơng thì máy bay địch
lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều
khiển đị cập bến an toàn.Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa
bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sơng, vận chuyển vũ khí, lương
thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu
ở chiến trường miền Nam. Tất cả những hành động dũng cảm đó

đều xuất phát từ ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
II.6. Tính tự kiềm chế, tự chủ
- Là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân
mình, kìm hãm những hành động cụ thể được cho là khơng cần
thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể. Là khả năng làm chủ bản
thân. Khi duy trì sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, cá
nhân thắng được những thúc đẩy khơng mong muốn, những tác
động có tính xung động, xúc động (giận dữ, sợ hãi,…) ở trong
mình. Thể hiện rõ nhất trong phạm vi điều chỉnh các xúc cảm. Tính
tự kìm chế giúp con người tự phê phán mình, giúp họ tránh được
những hành vi khơng suy nghĩ, kiềm hãm những tình cảm làm chủ
tâm trạng của mình, khơng có những hành động bột phát, mù
quáng do thúc đẩy của những cơn xúc động mạnh mẽ. Trong hồn
cảnh khó khăn, người có tính tự kìm chế cũng khơng mất bình tĩnh,
10



mất tinh thần. Họ có khả năng chịu được những kích thích ngắn
-

hạn có cường độ mạnh cũng như những kích thích kéo dài.
Ví dụ: Những diễn viên, người nổi tiếng đều phải đối mặt với áp
lực dư luận rất lớn. Đằng sau ánh hào quang nhận được, họ phải
đấu tranh với những nỗi đau, sự tức giận khi bị xúc phạm, soi mói.
Tuy nhiên, trước ước mơ và niềm đam mê, họ luôn phải biết làm
chủ hành vi của mình và kiềm chế bản thân để khơng vì cảm xúc cá
nhân mà phá hỏng mục đích muốn thực hiện. Điển hình như ca sĩ
Sơn Tùng MTP, đã cả một thời gian dài anh đứng dưới mũi rìu dư
luận, mỗi ngày nhận hàng trăm bình luận chửi mắng. Nhưng người
ta chưa một lần thấy anh có những phát ngơn ngơng cuồng đáp trả
hay đơi co. Sau cùng, những gì người ta thấy bây giờ là một Sơn
Tùng thành công vươn tầm quốc tế không một scandal nhân cách.
Khả năng kiềm chế cùng với tài năng, nhân cách đã làm nên một ca
sĩ thành cơng, phẩm chất đó được thể hiện qua câu nói nổi tiếng
của anh: “Muốn ngồi ở một vị trí khơng ai ngồi được thì phải chịu
những cảm giác khơng ai chịu được”. Do đó có thể thấy được tính
tự chủ, kiềm chế là một yếu tố quan trọng trong các phẩm chất ý
chí nếu muốn đạt được mục đích.

Các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên ln gắn bó hữu cơ với
nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người. Các phẩm chất ý
chí được thể hiện trong hành động ý chí.
III.

Phân tích ứng dụng của ý chí, vai trị của ý chí đối với con người
hiện nay

Trong hoạt động của con người, ý chí có vai trị vơ cùng to lớn,
trước hết nhờ ý chí mà con người có thể tổ chức mọi hoạt động của
mình một cách có ích và hợp lý nhất. Nhờ ý chí mà con người có thể
cải tạo được tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh
thần, có được những phát minh khoa học kỹ thuật và đạt được những
11


chiến cơng hiển hách. Nhờ ý chí mà các hoạt động tâm lý của con
người mang một nội dung hoàn tồn mới.
- Thứ nhất, ý chí tạo cho ta bản lĩnh và lịng dũng cảm. Người có ý
chí và nghị lực là người ln đương đầu với mọi khó khăn thử
-

thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống.
Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và
thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta ln hướng về
phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây
từng nói " hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng

-

bạn".
Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự
tin với cơng việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại
chứ khơng hề nản chí.
Trong xã hội hiện đại hiện nay, số người mắc các bệnh về tâm lý

đang ngày càng gia tăng. Họ khơng tìm thấy mục đích sống cho mình,
khơng muốn cố gắng. Chính vì vậy, ý chí càng trở nên quan trọng hơn

bao giờ hết. Có thể nói ý chí giống như là kim chỉ nam đối với con
người, dẫn dắt đam mê và định hướng cuộc sống.
Câu 2: Theo dõi clip và cho biết chun gia nói gì? Từ những câu nói
đó, anh/chị hãy phân tích vai trị của cảm xúc tích cực và các mối quan
hệ tình cảm đối với sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
Trong clip “Cha mẹ thay đổi - Tập 5 - Ước muốn của mẹ và con”, đoạn từ
48:05 đến 49:18, chuyên gia nói: “Hãy nghĩ về cuộc đời của chúng ta, cuộc
sống của chúng ta đều được bắt đầu từ một nơi vô cùng an tồn. Đó là 10 tháng
ở trong bụng mẹ. Bạn được mẹ chăm sóc, yêu thương, hỗ trợ, nếu khơng có
những điều đó, tất cả chúng ta sẽ chết. Những điều đó rất quan trọng với cuộc
sống này. Rồi bạn được sinh ra, bạn sẽ tiếp tục nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ
và tình u từ bố mẹ. Nếu bạn có những trải nghiệm tốt đẹp đó, thì đến tuổi đi
học, bạn đến trường, bạn sẽ tạo dựng được những mối quan hệ tốt với bạn bè
12


của mình. Rồi khi bạn trưởng thành và gặp một ai đó, bạn sẽ bắt đầu một mối
quan hệ vợ chồng tốt. Rồi sau đó bạn sinh con, bạn sẽ có mối quan hệ yêu
thương, quan tâm rất tốt đối với những đứa con của mình. Và chỉ như vậy thì
đến lúc bố mẹ bạn già, bạn cũng sẽ quan tâm, hỗ trợ bố mẹ. Đó là vịng tuần
hồn của hạnh phúc”.
Các cảm xúc tích cực từ gia đình sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành tâm
lý của con người. Nếu một đứa trẻ được sống trong sự yêu thương và che chở từ
bé, cho đến khi lớn và trưởng thành, chúng sẽ thể hiện được tình yêu thương đó
tới các mối quan hệ xung quanh trong suốt cuộc đời của mình.
Các cảm xúc tích cực tạo nên tâm lý tốt giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn,
yêu đời, thấy được cuộc sống này đáng sống. Đồng thời nó cũng kích thích
chúng ta hoạt động hăng say hơn để được tưởng thưởng bằng những giá trị và
những sự việc khiến chúng ta tiếp tục thỏa mãn được các cảm xúc tích cực mà
chúng ta muốn có. Các cảm xúc tích cực giúp chúng ta sống phóng khống hơn,

dễ dàng chấp nhận những mất mát, thua thiệt nhỏ, đồng thời dễ dàng chấp nhận
những hạn chế, bỏ qua những lỗi nhỏ để tiếp tục duy trì các cảm xúc tích cực
mà chúng ta đang có. Các cảm xúc tích cực có thể giúp chúng ta suy nghỉ và
hành động tốt, chính xác, đạt được thành cơng. Quan trọng hơn, các cảm xúc
tích cực sẽ giúp chúng ta giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về tâm lý, biết sống
lạc quan trong các mối quan hệ và trong cuộc sống. Từ đó cải thiện được chất
lượng tâm lý và đời sống tinh thần.
Chúng ta đạt được những cảm xúc tích cực đó thơng qua việc phát triển
và hình thành tâm lý từ các mối quan hệ tình cảm. Tâm lý chúng ta được hình
thành thơng qua những gì được tiếp xúc, mà bước đầu tiên là gia đình. Các mối
quan hệ tình cảm xung quanh là gương phản chiếu nên tâm lý của một con
người. Nếu các mối quan hệ tình cảm trong gia đình đều tốt thì tác động tích
cực lên tâm lý của con người từ khi còn nhỏ từ đó hình thành các cảm xúc và
tâm lý tốt. Dần dần tạo nên một nền tảng vững chắc cho con người ở đời sống
tinh thần. Sau đó, thơng qua các mối quan hệ tình cảm khác như bạn bè, đối tác,
con người sẽ dần dần hình thành những mặt tâm lý khác nhau qua các hoạt động
13


giao tiếp và kinh nghiệm cá nhân. Tâm lý con người cứ như vậy phát triển suốt
cuộc đời qua các mối quan hệ tình cảm, nhưng quan trọng nhất vẫn là khởi
nguồn gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (1974), Hội đồng bộ môn Tâm lý – Giáo dục

học, Đề cương giáo trình tâm lý học đại cương, Hà Nội.
2. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. GS.TS. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển


Bách khoa, Hà Nội.
4. GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2015), Giáo trình Tâm lý học đại

cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
5. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, Sđd,

t. 20, tr. 648, 652, 654
6. E.P. Ilin (2006), Tâm lý học lí trí

14



×