Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIÊU LUẬN môn LUẬT PHÁP và đạo đức TRONG THỰC TIỄN báo CHÍ TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.03 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC TIỄN
BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG

Đề tài:
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỀ VI PHẠM
ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ HIỆN NAY


MỤC LỤC

1. Thực trạng đạo đức báo chí hiện nay......................................................1
1.1 .Sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế.................................................................3
1.2. Thiếu trung thực, khơng tơn trọng sự thật..............................................3
1.3 .Sự thiếu hồn thiện của cơ chế................................................................4
2. Trường hợp nhà báo vi phạm đạo đức cụ thể...........................................5
2.1. Vụ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền doanh nghiệp...............................5
2.2 . Từ vụ nhà báo Lê Duy Phịng và đạo đức nhà báo hiện nay.................8
3.Nâng cao trình độ đạo đức nghề nghiệp...................................................13
3.1. Kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”....13
3.2. Nâng cao năng lực dẫn dắt dư luận.......................................................14
3.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp.........................14


1. Thực trạng đạo đức báo chí hiện nay
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức báo chí
đã trở thành mối quan tâm của tồn xã hội. Một số nhà báo vì những lợi
ích cá nhân hay xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau đã đưa tin
sai sự thật, đưa tin không kiểm chứng... gây ảnh hưởng đến việc tiếp
nhận, nắm bắt tin tức của công chúng.
Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm


chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí, thậm chí trong rất
nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn
nghiệp vụ báo chí. Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút
kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc
tư chất của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ
nghiêm túc đối với công việc,… Đây là những yếu tố chỉ có thể hình
thành trên cơ sở tự ý thức. Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy
tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí ln coi trọng, đề cao đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo.
Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được
luật hóa thơng qua Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền với vai trị của
Hội Nhà báo Việt Nam. Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo
chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện
quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Quy định này
không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng
đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm
báo trong q trình tác nghiệp mà cịn đồng thời khẳng định yếu tố đạo
đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo
Việt Nam, khơng phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay
người làm báo khơng có Thẻ Nhà báo.
Những năm gần đây, hoạt động báo chí ở Việt Nam đã cho thấy
nhiều ưu điểm khi tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần vào sự phát

1


triển của đời sống xã hội. Qua báo chí, nhiều tấm gương tốt được biểu
dương, nhiều vụ việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc
được giải quyết… Tuy nhiên, cùng với các thành tựu, vẫn còn một số
sai phạm trong hoạt động báo chí tồn tại với biểu hiện, dạng thức khác

nhau, và đáng nói là theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông,
các vi phạm chủ yếu liên quan tới đạo đức nghề nghiệp của người làm
báo, thể hiện qua việc thông tin sai sự thật.
Sự kiện nổi bật nhất của các sai phạm là gần đây, hàng loạt tờ
báo đăng tải thông tin sai sự thật về nước mắm truyền thống. Hậu quả
là dư luận xã hội hết sức hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
người tiêu dùng và hoạt động sản xuất nước mắm truyền thống cũng
như tới thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường
quốc tế. Một sự kiện đáng tiếc khác là cuối tháng 8-2016, một số tờ báo
và trang tin điện tử đồng loạt đưa tin không đúng sự thật về sự việc
Ksor Sôn - một cậu bé 11 tuổi ở tỉnh Gia Lai tự tử vì “khơng có áo mới
đến trường”. Sự việc được làm sáng tỏ sau khi cơ quan chức năng xác
minh nguyên nhân cậu bé tự tử lại là do bất đồng ý kiến với gia đình,
do tâm lý khơng ổn định của lứa tuổi chứ không từ nguyên nhân như
một số báo đã nêu. 14 cơ quan báo chí đăng thông tin này đã bị xử
phạt, nhưng thông tin sai sự thật được đăng tải cũng kịp gây dư luận
không tốt, và đã bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc. Đó mới chỉ là một số
sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thơng tin sai sự thật trên báo
chí thời gian qua. Ngồi ra cịn phải kể đến hiện tượng một số báo,
trang tin điện tử đăng thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật
qua cách rút tít theo lối “treo đầu dê bán thịt chó”,... Thậm chí, một số
bài báo cịn cố tình đăng tải thơng tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực
gây hoang mang trong người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận
xã hội. Chưa kể thời gian qua, trong sinh hoạt báo chí cịn có hiện
tượng một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để

2


thực hiện hành vi “mưu lợi”, như: lợi dụng danh nghĩa nhà báo tống

tiền doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân; viết bài tâng bốc, quảng cáo (có cả
quảng cáo khơng đúng sự thật)…
1.1 .Sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế
Cùng với việc không ngừng đi sâu hội nhập kinh tế thế giới, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng ngày càng được nâng cao
nhưng vẫn tồn tại một bộ phận nhà báo vì chưa hài lịng với những gì
đang có, nên đã bất chấp mọi thủ đoạn đưa tin sai sự thật nhằm mưu
cầu lợi ích cá nhân, đáp ứng nhu cầu, tham vọng riêng của mình. Đưa
tin sai sự thật là một trong số những thủ đoạn đó.
Thêm vào đó, dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt của báo
chí truyền thơng, thời gian đưa tin được tính đến từng giây, “thời gian
là vàng”, do vậy vì thỏa mãn sự hiếu kỳ của cơng chúng mà một số nhà
báo đã giả tạo tin tức, đưa tin không qua kiểm chứng hoặc thổi phồng
tin tức nhằm “giật gân”, “câu khách”, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất
có thể.
Hay vụ Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh
vừa đăng quang (tháng 6/2013) đã bị cho là “mua giải với giá 1,5 tỷ
đồng và có quan hệ với cậu con trai chưa đầy 16 tuổi của bà Kim Hồng,
Phó Ban Tổ chức cuộc thi”! Nhiều tờ báo mạng vào cuộc, thổi phồng
thông tin, liên tiếp tung các thông tin kiểu “nghi án hoa hậu mua giải”
mặc dù vẫn chưa biết rõ là thật hư ra sao, khiến thông tin bị nhiễu loạn
gây xôn xao dư luận khiến những người trong cuộc bức xúc, vất vả.
Còn nhớ vào ngày 13/10/2003, tin Tổng Giám đốc Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) khi đó là ông Phạm Văn Thiệt bỏ
trốn lan truyền trên một số phương tiện truyền thông. Một ngày sau,
ACB cũng như cả hệ thống ngân hàng bị chao đảo. Mặc dù sự cố này
đã được giải quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những
thiệt hại khơng nhỏ đến ngân hàng ACB, khách hàng và hệ thống ngân
hàng trên cả nước.
1.2. Thiếu trung thực, không tôn trọng sự thật

3


Trong cuộc sống hằng ngày của xã hội, mỗi ngày đều phát sinh
những việc lớn nhỏ khác nhau, và đó là đề tài khai thác tin bài của các
nhà báo. Nhưng do sự chênh lệch về trình độ, khả năng tiếp nhận và xử
lý thông tin cũng như nhu cầu, sự nhận thức về tính trung thực của mỗi
nhà báo khác nhau, mà một số người làm báo đã đăng tin bài vô căn cứ,
hoặc dựa trên những thông tin ít ỏi mà mình có được đã tự suy diễn
theo chủ quan của mình, hoặc cơng bố những tin tức chưa qua kiểm
chứng, đã gây ra những tác hại to lớn, gây bức xúc trong xã hội.
Hẳn chúng ta chưa quên sự kiện hàng nghìn người dân ở Hà Nội
chen lấn, xếp hàng từ đêm đến sáng với hy vọng tiêm được vắcxin dịch
vụ 5 trong 1 (Pentaxim) cho con. Có gia đình mà ơng bà, bố mẹ cịn
phải thay phiên nhau xếp hàng, có nhà thuê người giữ chỗ trước với giá
100 đến 200 nghìn đồng... Cuối cùng, do q đơng người chen lấn nên
phải hỗn tiêm.
Sau sự cố này, để tránh tình trạng chen lấn tại các điểm tiêm
chủng, Bộ Y tế đưa ra giải pháp đăng ký trực tuyến, ai đăng ký thành
cơng (có phiếu đăng ký riêng ghi rõ số thứ tự, thông tin của trẻ, người
đưa trẻ đi tiêm, thời gian hạn tiêm chủng) thì mới đưa trẻ đến tiêm. Và
khơng ngồi dự đốn, nhiều bố mẹ đã “trực chiến” bên máy tính mà
vẫn khơng thể đăng ký nổi một suất tiêm cho con vì bị... nghẽn mạng,
không đăng nhập được!
Nhiều tờ báo đã vào cuộc một cách thái quá, có trang tin “ăn
theo” sự cố để tăng lượng người đọc nên đã đưa vô số tin, bài để câu
view, đưa thơng tin ngồi lề, không cần thiết nhưng lại đánh trúng tâm
lý lo lắng của người đọc. Hậu quả là truyền thông đã phần nào khiến
người dân thêm hoang mang, lo lắng, đẩy phẫn nộ lên cao trào.
1.3 .Sự thiếu hoàn thiện của cơ chế

Nếu như cơ chế có những quy định cụ thể và chặt chẽ về việc
quy trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý các đơn vị báo chí; việc tự
từ chức, cách chức khi để xảy ra sai sót; hay kịp thời tiến hành công tác

4


bồi dưỡng và tập huấn về đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những
người làm cơng tác báo chí, thì tin chắc rằng việc vi phạm đạo đức
nghề báo sẽ được hạn chế một cách triệt để.
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vi phạm đối với 50 cơ
quan báo chí ngày 14/11/2016 khi đăng thơng tin sai sự thật về việc
nước mắm có hàm lượng thạch tín (asen) vượt ngưỡng quy định cho
thấy quyết tâm loại bỏ những cá nhân lạm dụng quyền tự do báo chí, bẻ
cong ngòi bút để tiếp tay cho các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh
của một bộ phận doanh nghiệp hoặc phục vụ các “nhóm lợi ích” một
cách phi pháp.
2. Trường hợp nhà báo vi phạm đạo đức cụ thể
2.1. Vụ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền doanh nghiệp.
Chiều 14/6/2017, Lê Duy Phong (SN 1985, thường trú ở Hoàng
Mai – Hà Nội) với tư cách là Trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt
Nam đã chỉ đạo Lê Hữu C. (SN 1990, trú ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa; là
phóng viên tập sự của Báo Giáo dục Việt Nam) đến TP Yên Bái để xác
minh nguồn gốc đất và tài sản của gia đình Giám đốc Cơng an tỉnh Yên
Bái và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Yên Bái.
Đến khoảng 12h ngày 15/6/2017, Phong sử dụng điện thoại di
động của mình nhắn vào số điện thoại của ông Vũ Xuân Sáng – Giám
đốc Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái với nội dung “Em là Duy Phong, Trưởng
ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam. Báo em đang xác minh nguồn
gốc đất và tài sản ngôi nhà của anh. Mong anh sắp xếp lịch để em gặp

anh trao đổi cụ thể sự việc”.
Nhận được tin nhắn trên của Phong, ơng Sang rất hoang mang vì
trước đó đã báo đăng bài “Dinh thự nguy nga của gia đình Giám đốc Sở
KH&ĐT Yên Bái” nên ông đã đồng ý gặp Phong tại cơ quan vào sáng
hôm sau.
Đến buổi chiều cùng ngày, sau khi lên TP Yên Bái xác minh, Lê
Hữu C. đã báo cáo kết quả xác minh về cho Phong qua điện thoại.

5


Ngay sau đó, Phong chỉ đạo C. dừng tìm hiểu và dừng xác minh về nhà
ông Sáng với lý do nhà ơng Sáng bình thường.
Sáng ngày 16/6/2017, theo lịch đã hẹn, Lê Duy Phong đi từ Hà
Nội đến TP Yên Bái và một mình đi đến phịng làm việc của ông Sáng
ở Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái vào khoảng 11h. Tại phịng làm việc của
ơng Sáng, Phong đã nói với ông Sáng về việc ông Phạm Sỹ Quý (là
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái) do “ngang
khơng chịu gặp báo chí và xử lý khơng khéo nên mới bị báo đăng bung
ra” .
Quá trình trao đổi với Phong thì ơng Sáng nói về việc đã có báo
đăng bài về nhà của ơng nhưng sau đó đã gỡ, nhưng ơng Sáng nói các
báo khác sẽ đăng tiếp làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín cá nhân.
Thấy ơng Sáng có biểu hiện lo sợ việc viết và đăng bài tiếp về ngơi nhà
của mình nên Phong tiếp tục nói: “Báo đó đã đăng thì các báo khác và
báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng sẽ đăng. Ngồi ra cịn nhiều vấn
đề khác nữa mà các báo sẽ khai thác liên quan đến ơng Sáng”. Phong
cịn "dọa" thêm là "cứ khui khui dần ra thì chẳng biết bao nhiêu việc";
"Bao nhiêu việc chứ khơng phải mình cái chỗ đó (việc nguồn gốc nhà
đất - PV) đâu”.

Lúc này, ông Sáng rất hoang mang, lo sợ. Phong di chuyển đến
vị trí chiếc ghế đơn kê sát ghế ơng Sáng đang ngồi và nói nhỏ “Anh
đưa cho em 200 triệu đồng”. Do chưa nghe rõ nên ông Sáng hỏi nhỏ:
“Bao nhiêu em? Hai trăm triệu đồng á?”. Phong nói nhỏ với ơng Sáng
đưa cho Phong 200 triệu đồng thì Phong sẽ giải quyết ổn thỏa, không
viết bài về ông Sáng nữa.
Ông Sáng lo lắng sự việc ảnh hưởng đến danh dự, uy tín cá nhân
nên đã đồng ý đưa cho Phong 200 triệu đồng.
Do chưa có đủ tiền nên ông Sáng bảo Phong ngồi chờ ở phòng
làm việc của mình rồi ơng Sáng ra khỏi phịng để đi vay thêm tiền. Ơng
Sáng đi lên tầng 3 vào phịng của anh Phạm Văn Ánh - Trưởng phòng
Kinh tế đối ngoại để vay 40 triệu đồng.
6


Tiếp đó, ơng Sáng đi xuống tầng 1 vay của anh Vũ Minh Tuấn –
Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản 30 triệu đồng.
Sau đó, ơng Sáng lấy 30 triệu đồng của mình và quay lại phòng
làm việc, đưa trước cho Phong số tiền 100 triệu đồng và hẹn buổi chiều
sẽ đưa tiếp cho Phong số tiền 100 triệu đồng còn lại. Nhận xong, Phong
rời khỏi Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái và đi ăn cơm trưa cùng Lê Hữu C.
Sau khi đưa cho Phong 100 triệu đồng, khoảng 12h30 cùng ngày,
ông Sáng đã đến nhà ông Hà Quyết (SN 1946, trú tại phường Minh
Tân, TP Yên Bái – tỉnh Yên Bái, là bố vợ của ông Sáng) để vay ông
Quyết 100 triệu đồng.
Theo hẹn, đến khoảng 14h40 cùng ngày, Phong đã gọi điện cho
ông Sáng hỏi: “Thế anh có hay khơng thì em ấy rồi xong em về Hà Nội
em xử lý luôn”, ông Sáng trả lời: “Ừ được rồi, cứ khoảng độ 15-20
phút nữa em quay lại đây nhá”.
Sau đó khoảng 20 phút, Phong quay lại phịng làm việc của ơng

Sáng và nhận thêm của ông Sáng 100 triệu đồng. Nhận xong Phong rời
Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái và về Hà Nội.
Buổi tối cùng ngày, khi về nhà, bình tĩnh trở lại, ơng Sáng nghĩ,
với cương vị là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy và là Giám đốc Sở
KH&ĐT tỉnh Yên Bái, không thể im lặng trước hành vi vi phạm pháp
luật của Lê Duy Phong. Vì vậy, ngay trong đêm ơng Sáng đã viết đơn
trình báo và đến khoảng 7h45 sáng 17/6/2017 ơng Sáng đã đến gặp ông
Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái để báo cáo nội dung sự
việc bị nhà báo Lê Duy Phong đe dọa, chiếm đoạt 200 triệu đồng vào
ngày 16/6/2017.
Sau đó, ơng Sáng đã đến Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) để
tố giác hành vi của Lê Duy Phong.
Trong khi đang tiến hành xác minh đơn tố giác của của ông Vũ
Xuân Sáng thì ngày 22/6/2017, Cơng an TP n Bái đã bắt quả tang Lê
Duy Phong có hành vi cưỡng đoạt tài sản của ơng Hồng Trung Thực

7


(SN 1959, ở phường Đồng Tâm, TP Yên Bái – tỉnh Yên Bái) với số tiền
50 triệu đồng tại một quán ăn trên địa bàn TP Yên Bái.
Cụ thể, Phong lên Yên Bái gặp một người bạn là Đỗ Viết C. đang
làm tại đài truyền hình tỉnh. C. đã mời Phong ăn trưa và giới thiệu gặp
ông Thực. Tại cuộc gặp này Phong giới thiệu mình là tác giả bài viết
liên quan đến nhà đất của gia đình giám đốc Cơng an tỉnh n Bái.
Ơng Phong cũng cho biết đang tìm hiểu viết bài về hoạt động
kinh doanh trên địa bàn tỉnh n Bái trong đó có việc của cơng ty mà
ơng Thực góp vốn. Ơng Thực xin khơng viết bài và Phong gợi ý
"khơng thể giải quyết tình cảm".
Ơng Thực đã rút 50 triệu mang theo và đưa cho Phong. Phong

đồng ý nhận số tiền này và tiếp tục ăn uống. Cơ quan Công an đã ập
vào bắt quả tang.
Sau đó, Lê Duy Phong đã bị Cơng an TP Yên Bái tạm giữ để
điều tra, làm rõ. Ngày 13/1/2018, Cơ quan điều tra Cơng an tỉnh n
Bái đã hồn tất bản kết luận điều tra về vụ án này, chuyển toàn bộ hồ sơ
vụ án và bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Yên
Bái, đề nghị truy tố bị can Lê Duy Phong về tội “Cưỡng đoạt tài sản”
quy định tại Khoản 3 Điều 135 Bộ Luật hình sự năm 1999. Theo Bộ
Luật Hình sự hình phạt tương xứng với tội danh mà Lê Duy Phong bị
truy tố là từ 7 năm tù đến 15 năm tù.
2.2 . Từ vụ nhà báo Lê Duy Phịng và đạo đức nhà báo hiện
nay
Báo chí Việt Nam khơng cịn trong sạch…
Câu chuyện về nhà báo Lê Duy Phong gặp nạn khi nhậu cũng là
một câu chuyện đáng bàn. Mà ở đây, có hai khía cạnh cần nhắc đến, đó
là nguồn sống của nhà báo và vấn đề nhà báo quan tâm nằm ở đâu?
Ở khía cạnh nguồn sống của nhà báo phục vụ nhà nước, vị này
nói rằng sẽ rất khó để tìm ra một nhà báo thực sự quan tâm đến độc giả
và đối tượng viết, hay nói cách khác là quan tâm đến sự thật. Bởi nguồn
sống của phóng viên nhà nước hồn tồn phụ thuộc vào nhà nước, họ
phải phục vụ nhà nước. Bên cạnh đó, họ phải phục vụ các doanh nghiệp
8


để lấy nguồn tiền từ quảng cáo và từ một số yếu tố mang tính chất quà
cáp, biếu xén, bánh ít trao đi bánh qui trả lại.
Và ngay cả vấn đề nổi cộm mà một nhà báo lớn đề cập cũng có
vấn đề nốt. Bởi hầu hết các bài viết phanh phui tài sản của các quan chức
đều nằm trên lộ trình đánh đấm của các phe phái. Một nhà báo khơng có
chỗ tựa lưng về mặt quyền lực nhà nước sẽ không bao giờ dám viết bài

đụng đến quan chức nhà nước, và một tờ báo khơng có sự ủng hộ của
phe phái chính trị thì sẽ khơng bao giờ dám cả gan đăng tải những bài
viết đụng chạm đến giới quan chức.
Nếu có chăng, thì việc này thuộc về các tờ báo quốc tế và hải
ngoại, họ không có quyền lợi liên đới trong việc phanh phui. Nhưng rất
tiếc là khơng dễ gì có cơ hội cho một phóng viên hải ngoại hay quốc tế
tham gia điều tra thông tin để viết bài dưới cơ chế nhà nước hiện tại.
Việc nhà báo Lê Duy Phong đã mạnh dạn phanh phui vụ hai biệt
phủ của Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi Trường và Giám đốc Công an
tỉnh Yên Bái là một sự dũng cảm. Tờ Giáo Dục Việt Nam đăng tải loạt
bài của anh Phong cũng là một sự dũng cảm.
Nhưng sự dũng cảm này chỉ có giá trị một khi anh Phong không
nhận hối lộ từ doanh nghiệp và anh Phong bị vu khống. Cũng như sự
dũng cảm của báo Giáo Dục Việt Nam chỉ có giá trị khi sau lưng nó
khơng có thế lực chính trị hay phe phái nào ủng hộ nhằm đánh úp đối
phương. Suy cho cùng, vị thế của một nhà báo trong hệ thống hơn
18000 người viết báo trong hệ thống báo chí nhà nước Việt Nam nghe
ra có nhiều vấn đề đáng buồn hơn là đáng tự hào.
Như vậy dù cho là một nhà báo có những bài phóng sự vạch trần
những sai phạm của các quan chức địa phương, nhưng nhà báo Duy
Phong đã có những sai phạm nghiêm trọng về đạo đức và tư cách người
làm báo, ngòi bút của anh ta không xuất phát từ cái tâm trong sạch của
một người làm báo, mà là vì có những động cơ tư lợi thì liệu rằng
những bài báo vạch trần kia có động cơ trong sáng hay là cơng cụ để
Duy Phong tống tiền?
9


Thực tế câu chuyện nhà báo tống tiền không phải câu chuyện gì
mới mẻ, mà từ lâu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã nhiều lần lên

tiếng tố cáo việc phóng viên viết bài đánh đấm để vịi tiền bất chính,
làm dấy lên nhiều nghi ngại về chuẩn mực tác nghiệp của nhà báo
Không thể chối bỏ một thực tế là những năm gần đây, trước
những thách thức thời cuộc, có một bộ phận người làm báo đã vi phạm
những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tha hóa với nhiều biểu hiện,
mức độ khác nhau. Đó là: Hiện tượng nhà báo thiếu trách nhiệm, không
kiểm chứng dẫn đến thông tin sai sự thật, thiếu khách quan, thổi phồng
hoặc bóp méo sự thật; Thương mại hố báo chí bằng việc đưa tin bài,
hình ảnh giật gân, câu khách, kích động, kích dục, thiếu văn hố, thiếu
tính thẩm mỹ, thiếu nhân văn và phản giáo dục; Tình trạng nhà báo lạm
quyền, cửa quyền, lợi dụng vị trí và cơng việc của mình để vụ lợi...
Những con số về cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm bị xử phạt, bị
xử lý kỷ luật và truất quyền hành nghề trong báo cáo tổng kết hoạt
động báo chí mà hội nghị vừa được nghe đã cho thấy rõ thêm rằng vấn
đề đạo đức người làm báo đã đến mức báo động. Có những hiện tượng
hoặc là do vơ tình, non kém năng lực tác nghiệp, nhưng cũng có hiện
tượng cố ý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm mai một hình ảnh của
người làm báo, dẫn đến công chúng mất niềm tin vào báo chí.
Trong những hành vi khơng chuẩn mực, có hành vi vừa vi phạm
đạo đức vừa vi phạm cả pháp luật. Có nơi, hầu như các hoạt động của
tịa soạn đều phục vụ cho mục đích gia tăng lượng độc giả, câu view
bằng mọi giá: rút tít giật gân, li kỳ, “sốc, sến, sex”, chăm chăm vào
chuyện “tiền, tình, tù, tội”, moi móc chuyện đời tư, miêu tả tỉ mỉ, rùng
rợn chuyện vụ án, tìm mọi chiêu thức để làm “nóng” sự việc…
Những kiểu tin, bài như vậy tạo cho công chúng cảm giác bức
bối, làm ô nhiễm môi trường tinh thần, văn hóa xã hội và ngơn ngữ
tiếng Việt.

10



Trầm trọng nhất chính là vi phạm tính chân thực của báo chí. Giá
trị cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp báo chí là tính trung thực. Chân
thực khơng có nghĩa là miêu tả tỉ mỉ, đưa hết mọi chuyện lên mặt báo
mà là phải chỉ ra đúng bản chất sự việc bằng sự khách quan, cơng
tâm… Thế nhưng, có hiện tượng đánh tráo khái niệm, làm sai bản chất,
có hiện tượng xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, bôi nhọ danh dự và nhân
phẩm của cá nhân, tổ chức…
Những hiện tượng báo chí tiêu cực đó đang góp phần làm lung
lay giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, sụt lở niềm tin xã hội. Bản thân báo
chí đã và đang chịu những thách thức lớn trước sự lấn lướt của mạng xã
hội, thì lại cịn bị mất niềm tin bởi những trang báo thiếu trung thực
khiến độc giả tự đi tìm kiếm thơng tin trong biển thơng tin xơ bồ, hỗn
tạp. Đó là điều rất nguy hại.
Một số nhà báo ảo tưởng về nghề nghiệp, lợi dụng nghề để vụ
lợi, “đánh hội đồng”, dọa dẫm, ép doanh nghiệp, để kẻ xấu lợi dụng…
Khi người làm báo không được rèn luyện, tu dưỡng trong mơi trường
nghề nghiệp chuẩn mực thì dẫn đến năng lực thẩm định, nhìn nhận vấn
đề cũng kém cỏi, dễ thỏa hiệp, phán xét hồ đồ, thiếu phẩm chất dấn
thân,… dễ dẫn đến sai phạm từ nhỏ tới mức nghiêm trọng.
Điều cần nói thêm là khơng ít người vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, vi phạm pháp luật khi hoạt động báo chí lại chưa phải là nhà
báo được cấp thẻ, chưa phải là hội viên Hội nhà báo nên khi xảy ra vụ
việc, cơ quan báo chí chỉ chấm dứt hợp đồng lao động là coi như đã
“hết trách nhiệm”. Cái gốc vấn đề chính là chất lượng khâu đào tạo,bồi
dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và quản lý những người làm báo ở một số
nơi chưa được tốt.
Hay là những “mưu đồ” đen tối của “người mang sức mạnh”
Báo chí là cơ quan tiến hành các hoạt động đưa tin, phản biện xã
hội. Thông qua hoạt động báo chí, nhiều hành vi sai phạm đã bị phát


11


giác và đưa ra xử lý trước pháp luật. Điều này tạo ra sự công bằng
trong xã hội và thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cũng
chính vì vậy mà giới báo chí nói chung và từng nhà báo nói riêng phải
đối mặt với sự “thù hận” của những kẻ có hành vi vi phạm. Cũng chính
vì vậy, nhiều nhà báo đã bị trả thù, thậm chí là bị uy hiếp về tính mạng.
Trở lại với vụ việc của nhà báo Lê Duy Phong, vấn đề sẽ khơng
có gì đáng nói nếu như trước khi bị bắt, ông Phong đã viết một loạt bài
về sai phạm trong quản lý đất đai và “biệt phủ” của các quan chức tại
Yên Bái. Trong số các quan chức có liên quan đến nội dung bài viết của
nhà báo Duy Phong, có thể kể đến như ơng Phạm Sỹ Q, Giám đốc
Sở Tài nguyên-Môi trường, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí
thư Tỉnh ủy Yên Bái. Việc ông Phong bị bắt ngay sau khi có bài viết
nêu ra các sai phạm trong quản lý của chính quyền “tình cờ” hay đây là
một “cái bẫy” để trả thù?
Trong khi đợi cơ quan điều tra thu thập, củng cố chứng cứ và có
kết luận cuối cùng. Đặt giả thuyết vụ việc của ông Lê Duy Phong thực
sự là bị “gài bẫy” thì đó quả là một “điều kinh khủng”. Trong trường
hợp này, một nhà báo sẽ phải đối mặt với một người, thậm chí là một
nhóm người đang mang trong mình sức mạnh của nhà nước. Mặt khác,
nó cũng cho ta thấy những lỗ hổng trong bộ máy nhà nước của ta. Cơ
quan hành pháp – cơ quan được sinh ra để phục vụ nhân dân nhưng
dường như ngày càng xa dân. Một bộ phận không nhỏ cán bộ của ta
dường như đang quên mất một điều: chính nhân dân là người trao sức
mạnh cho mình. Khi đó, cán bộ có lẽ giống như những “ơng quan” hơn
là người phục vụ nhân dân. Nhận ra vấn đề này, Đảng ta cũng thừa
nhận một sự thật đáng buồn là “một bộ phận khơng nhỏ” cán bộ, Đảng

viên đang có sự thối hóa về tư tưởng, lập trường chính trị, tình trạng
quan liêu, tham nhũng diễn ra ngày càng phức tạp. Như vậy, nếu báo
chí thực hiện đúng cơng việc của mình là phản ánh sự thật trong xã hội,

12


tiến hành phản biện thì vơ hình chung, nó đã trở thành “lực lượng
chống đối” với các cán bộ tha hóa, biến chất ở trên. Và như một lẽ tất
nhiên, báo chí sẽ trở thành cái “gai trong mắt” của những người này.
Với đặc thù mang quyền lực nhà nước, có sức mạnh cơng quyền, nhóm
người này sẽ dễ dàng gây khó dễ, chèn ép hoạt động báo chí. Điều này
khiến cho báo chí khơng được phát triển, thậm chí quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí – quyền được quy định trong Hiến pháp cũng không
được bảo đảm.
Vụ việc nhà báo Lê Duy Phong là một vụ việc thu hút được sự
quan tâm, chú ý của dư luận. Nó liên quan đến sự “trong sạch” của nền
báo chí nước nhà cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước
Tỉnh Yên Bái. Do đó, vụ việc trên cần được điều tra một cách khách
quan, công khai, minh bạch để có được một kết luận chính xác nhất.
Mặt khác, chúng ta cũng phải đấu tranh với các luồng thông tin sai
lệch, lợi dụng vấn đề này để chống đối Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng
một xã hội Việt Nam thực sự phát triển.
3.Nâng cao trình độ đạo đức nghề nghiệp
3.1. Kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tôn trọng
sự thật”
Đối với đại bộ phận công chúng, việc đọc báo chính là tìm hiểu
thơng tin và nội dung chân thực của tin tức, chứ không phải là tìm hiểu
nội dung giả tạo hoặc phóng đại của tin tức. Vì vậy, trong quá trình phát
triển của ngành báo chí truyền thơng, tính trung thực, khách quan, tơn

trọng sự thật là cái gốc cho sự phát triển, là điều kiện cơ bản nhất để
ngành báo chí tồn tại, vậy nên người làm báo phải đặt tính trung thực,
khách quan, tơn trọng sự thật lên hàng đầu, tích cực trau dồi lý luận,
đem “tính chân thực” vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn, nhằm
đưa đến công chúng những tin tức trung thực và chính xác; khơng đưa
tin sai sự thật, phóng đại, khơng nhìn nhận và giải thích sai tin tức; dẫn
13


dắt cơng chúng với việc bình luận phân tích sự kiện tin tức theo hướng
đúng.
Người làm báo phải kiên định và lấy tính trung thực, khách quan,
tơn trọng sự thật làm nguyên tắc chủ yếu trong bài báo của mình, làm
điều kiện phát triển đạo đức nghề báo, đồng thời thúc đẩy sự phát triển
ngành báo chí truyền thơng.
3.2. Nâng cao năng lực dẫn dắt dư luận
Dư luận xã hội có tác động rất mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, do đó một số thành phần có mục đích xấu đã lợi dụng sự
hiếu kỳ và mức độ quan tâm của công chúng đã dẫn dắt dư luận phát
triển theo hướng sai lầm, lệch lạc, điều này đã tạo nên những ảnh
hưởng hết sức nghiêm trọng. Trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngành
báo chí, một số trang báo mạng đã phóng đại sự thật, thậm chí giả tạo
tin tức nhằm thu hút lượt người xem, tạo nên những hình ảnh xấu, gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến uy
tín của tồn ngành báo chí truyền thơng.
Vì vậy, những người làm cơng tác báo chí cần phải kiên định và
lấy “chính nghĩa”, “lý trí”, “lương tri” làm nguyên tắc trong công tác
dẫn dắt dư luận. Bên cạnh việc truyền tải sự kiện tin tức, báo chí cịn có
trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hố, tinh
thần cho người dân, góp phần xây dựng nền văn hóa tinh thần cho đất

nước, thơng qua đó tăng cường cơng tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp
báo chí.
3.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
Những người làm báo phải ln bảo đảm tính trung thực, khách
quan trong quá trình tác nghiệp. Song cùng với sự phát triển của xã hội, sự
cạnh tranh trong ngành báo chí truyền thông ngày càng gay gắt, một số
nhà báo chỉ vì lợi nhuận mà bóp méo sự thật hoặc đăng tin sai sự thật,
hiện tượng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất chung của
đội ngũ hành nghề báo chí.

14


Bên cạnh việc chấp hành những quy tắc đạo đức nghề nghiệp,
cũng cần phải chú trọng tiến hành bồi dưỡng và tập huấn về đạo đức
nghề nghiệp cho người làm báo.
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam làm tư tưởng chỉ đạo trong công tác xây
dựng đạo đức tư tưởng. Tăng cường khả năng xét đoán, nhận định giá
trị đạo đức tốt và xấu của mỗi nhà báo, để sau khi trang bị kỹ về kiến
thức nghiệp vụ cơ bản, người làm báo có thể căn cứ vào tình hình thực
tế mà đưa ra những phán đốn đúng đắn, đồng thời kiên quyết loại bỏ
những tin bài báo chí khơng có tính trung thực, từ đó nâng cao phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác báo chí nói
chung.
Ở nước ta, việc nâng cao tính trung thực, khách quan, tơn trọng
sự thật của ngành báo chí là một cơng tác quan trọng mang tính xã hội.
Cơng tác này khơng chỉ dựa vào sự quản lý có hiệu quả của các cơ
quan chức năng cùng sự giám sát của nhà nước và công chúng, mà
quan trọng hơn là phụ thuộc vào nhận thức và tuân thủ đạo đức nghề

nghiệp của những người làm cơng tác báo chí. Phải tăng cường công
tác quản lý, ràng buộc về đạo đức nghề báo từ mọi phương diện như thế
mới nâng cao đạo đức, từ đó cơng chúng có thể được sống trong mơi
trường báo chí trung thực, trong sạch và lành mạnh.
Thiết nghĩ, một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có
uy tín, ln nhận được sự tin cậy của bạn đọc là mục tiêu hướng tới của
bất kỳ nền báo chí nào. Và nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí cần
nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin
hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm,
thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình.
Hiệu quả của cơng việc và uy tín của mỗi người làm báo ln
ln phụ thuộc vào sự kết hợp hài hịa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo
đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc

15


sống. Để sự thật luôn được lên tiếng, để đem những điều tốt đẹp đến
với bạn đọc,… thì sự tự nhận thức, lòng khát khao hướng đến những
giá trị nghề nghiệp đích thực, và cống hiến những gì tốt đẹp nhất mình
có được,… ln phải là nhu cầu tự thân của người làm báo, và vì thế,
việc tu dưỡng, rèn luyện theo 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo Việt Nam là hết sức quan trọng. Hy vọng trong thời
gian tới, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt
Nam sẽ sớm trở thành yếu tố cấu thành nên phẩm cách của mọi hội
viên Hội Nhà báo Việt Nam.

16




×