Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tieu luan lịch sử tư tưởng chính trị Tư tưởng pháp trị hàn phi tử và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.51 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………1
Nội dung…………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………..3
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc trong thời Hàn Phi Tử………….3
2. Đôi nét về Hàn Phi Tử………………………………………………….
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ……………
1.Nội dung tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử…………………………..
2. Vai trò của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử trong xã hội Trung
Quốc lúc bấy giờ………………………………………………………………
2.1. Những thành tựu trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử…………..
2.2. Những hạn chế trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử……………..
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
TỬ ĐỐI VỚI CƠNG CUỘC XÂY DỰNG ĐÂT NƯỚC VIỆT NAM NĨI
CHUNG VÀ CƠNG CUỘC XÂY DỰNG Q HƯƠNG BẾN TRE NĨI
RIÊNG………………………………………………………………………...
Kết luận………………………………………………………………………
Tài liệu sử dụng


MỞ ĐẦU
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã qua đi hơn bốn mươi năm, đất nước
đang từng bước khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh và đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Từ sau công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, Việt Nam
ngày càng đẩy mạnh công cuộc xây dựng một đất nước hịa bình, ổn định,
phát triển về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống xã
hội. Qua đó, từng bước mở rộng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, thúc đẩy cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng vững mạnh, và xây
dựng một đất Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu cần thiết của người dân, làm cho nhân dân được sống trong bầu


khơng khí ấm no, tự do, hạnh phúc
Để làm được điều đó, tất yếu Việt Nam phải xây dựng được hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được
hoàn thiện và vững mạnh, phát huy vai trò triệt để của nền nhà nước pháp
quyền đó. Tuy nhiên do xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo nàn,
lạc hậu và chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh cho nên trong q
trình đó, Việt Nam cần phải nâng cao hoạt động quản lý của nhà nước ngồi
ra tích cực, chủ động trong việc tiếp thu những tư tưởng, quan điểm trong
quản lý xã hội của các nước tiến bộ trên thế giới nhằm hoàn thiện bộ máy
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Việc tiếp thu đó chính là tiếp thu
những kinh nghiệm, những sản phẩm, những giá trị tốt đẹp mà đã qua quá
trình kiểm nghiệm lâu dài, bỏ qua những bước phát triển mài mò và tiến đến
xây dựng thành cơng và hồn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trong


những tư tưởng về pháp trị của nhân loại, ngoài việc dựa trên nền tảng là chủ
nghĩa Mác – Lênin, chúng ta không thể không thể đến nền pháp trị của đất
nước Trung Quốc mà cụ thể là tư tưởng về pháp trị của Hàn Phi, một nhà triết
gia nổi . Tuy những quan điểm của ơng vẫn cịn những nét hạn chế và sơ khai
tuy nhiên những quan điểm đó đã để lại những giá trị to lớn, tốt đẹp cho việc
xây dựng môt đất nước tiến bộ, công bằng, giàu đẹp.
Có thể nói quan điểm về Pháp trị của Hàn Phi Tử đã để lại cho đất nước
Trung Quốc nói riêng và cho cả nhân loại nói chung những giá trị to lớn trong
việc xây dựng và phát triển xã hội bằng pháp luật. Đối với Việt Nam, những
quan điểm của Hàn Phi Tử đã đem lại những bài học quý báu trong công
cuộc xây dựng hệ thống pháp quyền hồn thiện, tiến bộ, một xã hội cơng
bằng, văn minh, giàu đẹp góp phần vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế,
đưa đất nước tiến lên xây dựng thành cơng xã hội chủ nghĩa. Đó là lý do em
chọn vấn đề này



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc trong thời Hàn Phi Tử
Lịch sử xã hội Trung Quốc trong thời đại của Hàn Phi Tử hay nói khác
hơn là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc có bước phát triển rực rỡ, đây là giai
đoạn mà chế độ chiếm hữu nô lệ dần tan rã và hình thành nên chế độ phong
kiến ở Trung Quốc. Dưới thời Hàn Phi Tử, nền kinh tế có bước phát triển
mạnh mẽ, công cụ lao động ngày càng phát triển, nghề sắt phát triển ở trình
độ cao nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nơng nghiệp với việc mở
rộng đất đai, đồn điền, canh tác ruộng đất, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành nghề thủ công nghiệp như làm đồ gốm, dệt, nuôi tằm,… Ngoài
ra sự xuất hiện của tiền tệ nhằm giải quyết các nhu cầu trao đổi, buôn bán của
ngươi dân.
Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự hình thành các
quan hệ sản xuất thời kỳ phong kiến làm cho chế độ tư hữu về ruộng đất ngày
có xu hướng phát triển và trở thành quan hệ sở hữu thống trị. Ruộng đất
thuộc về tay đa số địa chủ, lãnh chúa giàu có, trong khi nông dân nghèo phải
chịu cảnh mất ruộng đất, đi làm thuê, cấy mướn cho địa chủ, lãnh chúa. Dưới
sự áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị, địa chủ đối với nông dân để
thu lại lợi nhuận về cho mình làm cho giai cấp thống trị, địa chủ ngày càng
giàu hơn cịn tầng lớp nơng dân lại lâm vào cảnh khó khăn, nghèo khổ hơn
bao giờ hết. Thêm vào đó là chiến tranh, loạn lạc liên miên, quan lại tham ô,


tham nhũng, ăn chơi xa đọa, suy thoái đạo đức. Những yếu tố trên làm cho xã
hội ngày càng bị tha hóa, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gây gắt, đất
nước lâm vào tình trạng khốn cùng.
Những tư tưởng, quan điểm về Pháp trị của Hàn Phi Tử ra đời như một ngọn
đuốc soi sáng, dẫn đường để giúp đất nước thốt khỏi những khó khăn, sắp

xếp lại trật tự xã hội, nhằm duy trì một xã hội thống nhất, ổn định và phát
triển phồn thịnh
2. Đôi nét về Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử sinh vào khoảng năm 280 mất năm 233 trước công nguyên,
là một vị công tử vương thất của nước Hàn từ nhỏ đã nổi tiếng là một người
thông minh, học giỏi. Tuy xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng ông luôn căm
ghét những bọn quý tộc bảo thủ và luôn xem trọng những người giỏi pháp
thuật, mang tinh thần cách mạng, tiến bộ. Ông luôn say mê nghiên cứu cả về
đạo Nho, đạo Lão và về những học thuyết Pháp. Là học trò của Tuân Tử, bạn
học của Lý Tư và là người giúp Tần Thủy Hồng sử dụng đường lối chính trị
của Pháp gia để thống nhất đất nước. Hàn Phi Tử dành trọn cả cuộc đời mình
cho lý tưởng chính trị để giúp vua trị nước, với mong muốn làm cho đất nước
luôn thống nhất, phát triển thịnh vượng, phồn vinh. Do là một nhà tư tưởng
giỏi, học rộng, tài cao và được nhà vua trọng dụng cho nên ông bị quan trong
triều đình ghét, tìm cách làm cho Hàn Phi Tử ngồi tù và chết vào năm 233.
Ông đã để lại cho đời cuốn “ Hàn Phi Tử” gồm thiên và hơn 10 vạn từ. Cuốn
sách thể hiện những tư tưởng của ông về thế giới , lịch sử xã hội và đạo đức
đặc biệt là về luật pháp với tư cách là một hệ thống pháp trị duy nhất và
thống nhất có giá trị cho đến ngày hơm nay.


CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN
PHI TỬ
1.Nội dung tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
Tư tưởng về sử dụng luật pháp để trị dân, thống nhất đất nước xuất hiện
từ khá sớm trong lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng mãi đến Hàn Phi Tử, tư
tưởng này mới được ra đời một cách hoàn chỉnh nhất và phát huy một cách
mạnh mẽ những giá trị của nó vào việc cai trị đất nước.
Ở thời đại trước, Khổng Tử với quan điểm Nho giáo của mình đã ra sức phản
đối việc dùng luật pháp để cao trị đất nước mà phải dùng “nhân” để trị, để

giáo hóa con người, ông khẳng định: “ Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp
chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng, chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì
dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thơi, chớ họ chẳng biết hổ ngươi. Vậy muốn
dẫn dắt dân chúng nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân mà nhà
cầm quyền phải dùng lễ tiết thì chẳng những dân biết hổ ngươi, họ lại cịn
cảm hóa mà trở nên tốt lành” (Luận ngữ, Vi chính,3)

(1)

. Ở đây, đứng trên lập

trường của một nhà Nho gia, Khổng Tử đã ra sức kêu gọi các nhà cầm quyền
hay nói khác hơn là các vua, quan khơng nên dùng hình phạt mà thay vào đó
là sử dụng những giáo lý, đạo lý, những hành vi, cách cư xử với nhau một
cách có đạo đức để từ đó cảm hóa được người dân, làm cho người dân biết
xấu hổ, hổ thẹn mà tránh làm điều sai trái.
Nhận thấy được những hạn chế trong việc lấy đạo đức làm chính sách cai trị
đất nước, Hàn Phi Tử lên án phê phán những chủ trương của các nhà Nho


giáo, đồng thời kế thừa những quan điểm thời đại trước và nêu lên những
quan điểm, tư tưởng của mình về việc lấy pháp luật để cai trị đất nước. Ông
cho rằng, thời xưa kinh tế xã hội chưa được phát triển, con người làm việc để
có thể đủ ăn, đủ mặc, cuộc sống êm đềm, không vất vả làm thuê, cuốc mướn,
không tranh giành với ai và cũng không bị ai bóc lột, xã hội khơng loạn lạc
hay nói khác hơn đứng dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật, đứng trên lập
trường của chủ nghĩa Mác – Lênin thì thời kỳ đó, chưa xuất hiện chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, do đó đường lối trị nước sẽ dựa trên chính sách Nhân
trị, con người sẽ tự điều chỉnh mình và tự điều chỉnh cho nhau về đạo đức,
làm cho đời sống của nhân dân trở nên tốt đẹp. Nhưng đến thời đại của Hàn

Phi Tử, ông cho rằng việc dùng Nhân trị cho đường lối trị nước là điều không
thể được bởi “ Người ngày nay có năm đứa con khơng cho là nhiều. Mỗi đứa
con có năm đứa con, ơng nội chưa chết mà đã có hai mươi lăm đứa cháu. Vì
vậy cho nên người thì đơng mà của cải thì ít, làm việc vất vả mà việc nuôi
sống vẫn kém. Cho nên dân tranh giành”

(1)

. Ngoài ra, đứng trên quan điểm

của Tuân Tử về “tính ác”, Hàn Phi Tử cho rằng: Con người sinh ra là ích kỷ,
vị lợi, là thích “điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, đó là tính con
người”. Vì vậy mà người ta “ln chỉ lo mưu lợi cho riêng mình”

(3)

Do đó,

trong điều kiện này, ông phê phán mạnh mẽ tư tưởng của Nho gia về việc lấy
đạo lý, nhân nghĩa làm đường lối cai trị đất nước. Ơng đề cao vai trị của
pháp luật khi cho rằng “ người tuân theo nhân nghĩa mà trị dân, để dân theo
nhân nghĩa chỉ là một ảo tưởng của Nho gia, làm hại cho nước vì tính con
người ta vốn ác”. Và nếu chỉ dựa vào Nhân nghĩa thì việc phán xét sẽ khơng
được cơng bằng, khách quan và nghiêm minh, sự thiếu cơng bằng đó sẽ dẫn
đến một đất nước loạn lạc. Do đó, ơng đề cao vai trò của pháp luật, nếu muốn


trị nước, trị dân, muốn xây dựng một đất nước cơng bằng, bình ổn, thống
nhất, thịnh vượng thì tất yếu phải dùng pháp trị để trị nước. Nếu dùng pháp
trị, dù xã hội có loạn lạc, bất ổn đến đâu thì cũng đều có thể trị được.

Hàn Phi Tử cho rằng, “ Luật là cái được biên chép vào sổ sách, đặt nơi
quan thủ, để ban khắp cho trăm họ” (Hàn Phi Tử, thiên 38)

(2)

. Dựa vào luật

mà người dân mới biết được những điều mình cần phải làm và những điều
mình khơng được làm. Theo ơng, “ Bậc minh vua chúa dùng luật như trời,
dùng người như quỷ. Nhưng trời thì khơng trái, như quỷ thì khơng khốn. Lấy
“thế” mà hành giáo nghiêm ngặt thì kẻ nghịch khơng dám làm trái…Sau đó
pháp mới thì hành nhất trí” (Hàn Phi Tử, Định Pháp)

(3)

. Pháp luật cần phải

được hình thành từ “pháp, thuật, thế” và cần phải kết hợp là một trong đó lấy
“thế” là yếu tố quan trọng để quần chúng chấp hành pháp luật. Có thể thấy,
quan niệm của Hàn Phi Tử về pháp trị rất tiến bộ khi đưa ra được sự hình
thành của luật pháp là phải dựa vào sự hình thành của “thế, thuật, pháp” và
khi cho rằng luật là phải được lưu giữ lại vào sổ sách để có thể lưu truyền cho
mọi người cùng thực hiện theo luật pháp, tránh những làm những điều sai
trái. Ngồi ra ơng cho rằng vua là người cai trị nhân dân bằng luật pháp
nhưng vua là người không cần phải là người tài cao đức rộng, cũng không
cần làm tấm gương đạo đức cho nhân dân hay cai trị bằng sự ảnh hưởng của
cá nhân (4).
“Pháp” đó là những điều luật, luật lệ, quy định mang tính nguyên tắc,
chuẩn mực, khuôn mẫu, được ghi chép, soạn thảo và được ban bố cho quần
chúng nhân dân có thể nắm được những gì mà họ có thể làm và những gì họ

khơng được phép làm nhằm điều chỉnh trật tự xã hội


“Thuật” đó là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc
dùng người, tuyển người vá phán xét các sự vật, sự việc. Qua đó, pháp luật
mới có thể được thực hiện và nhà vua mới có thể cai trị được đất nước. Trong
“thuật”, Hàn Phi Tử nêu rõ việc nhà vua cần sáng suốt phân biệt giữa những
người trung thành, tận tâm phục vụ đất nước với những kẻ gian dối, xảo
huyệt, xu nịnh để từ đó có thể tuyển chọn và trọng dụng người tài, phục vụ
đất nước
“Thế” cũng là một trong những yếu tố quan trọng của pháp trị. “Thế” là
địa vị, quyền lực, quyền hạn của vua để giúp vua trị nước, là chỗ để thống trị
được quần chúng và trừng phạt quần chúng nhân dân. Nếu như một đất nước
chỉ có “pháp” và có “thuật” thì khơng thể cai trị được đất nước bởi lẽ sẽ
khơng có một thế lực nào đứng ra giám sát quần chúng nhân dân, khơng có
một quyền lực nào có thể thống trị nhân dân, làm cho nhân dân sợ và nghe
theo. Vậy nên, để cai trị được đất nước, để có thể làm cho nhân dân nghe
theo thì cần thiết phải có “thế” và “thế” chỉ được giao cho người đứng đầu
đất nước đó là nhà vua và nhà vua khơng thể trao quyền lực mình cho một ai.
Ơng cho thấy rõ vai trị của “Thế” trong việc đặt “Thế” với mối quan hệ giữa
các bậc hiền nhân “Chỉ có bậc hiền trí khơng đủ trị dân, mà địa vị quyền thế
lại đóng đủ vai trị này” (Hàn Phi Tử, Nạn Thế) (3).
Ngồi ra, trong q trình lập pháp cũng cần phải dựa trên cách nguyên
tắc nhất định
Thứ nhất, pháp luật đề ra các quy tắc, chuẩn mực, quy định mang tính
ngun tắc, khn mẫu nhưng phải đảm bảo dựa trên lợi ích của con người,
căn cứ vào tính “tránh hại, cầu lợi” của con người để đề ra pháp luật. Bởi xét


cho cùng, những quan hệ xã hội giữa vua – tôi, cha – con, anh – chị - em, và

các mối quan hệ xã hội khác đều được xây dựng trên những lợi ích cá nhân
của mỗi con người với nhau, những quan hệ xã hội đó đến cuối cùng cũng
thu được lợi ích về cho cá nhân mỗi con người. Do đó các quy tắc, quy phạm
đưa ra nhằm răn đe, khuyến khích, giáo dục con người, duy trì trật tự, ổn định
xã hội. Hàn Phi Tử cho rằng “người thầy thuốc hút máu độc trong con người
không phải vì có tình thương cốt nhục mà vì làm thế thì có lợi cho mình (trả
phí khám chữa bệnh). Cho nên người thợ mộc làm xong cỗ xe, muốn bán thì
mong muốn cho con người ta giàu sang. Người thợ làm hòm, làm xong mong
người ta chết non để bán được hàng. Họ làm như vậy khơng phải vì có lịng
Nhân mà chỉ vì cái lợi của họ mà thơi”. Do đó việc xây dựng pháp luật phải
dựa vào trên cái lợi của cá nhân để họ có thể thực hiện được. Nếu như việc
xây dựng pháp luật chỉ dựa vào những điều phi thực tế thì những điều Nhân
nghĩa sẽ trở nên mơ hồ.
Thứ hai, pháp luật phải dựa vào thời thế. Ông cho rằng “ Pháp luật thay
đổi theo thời thì trị, việc cai trị thích hợp theo thời thì cai trị khơng thay đổi
thì tất sinh loạn…Vậy nên bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà
thay đổi và sự ngăn cấm, cũng theo khả năng mà thay đổi”. Pháp luật phải
hợp với thời thế, hợp với thực tiễn khách quan của cuộc sống, của xu hướng
lịch sử xã hội thì ở đó pháp luật mới có thể cai trị đất nước. Tùy vào những
điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể mà đề ra những quy tắc, quy chế,
chuẩn mực mới, đặt ra những phương pháp cai trị mới phù hợp cho phù hợp.
Pháp luật mà khơng phù hợp với thực tiễn thì đó chỉ là thứ pháp luật siêu
hình, máy móc hoặc là pháp luật lõi thời, khơng có giá trị trong thực tiễn,
người dân không nghe theo và không thể cai trị được đất nước. Do đó, cần


thay đổi pháp luật thích hợp theo từng thời kỳ nhất định. Thay đổi pháp luật
đi kèm bên trong đó là thay đổi về cách khen thưởng cũng như xử phạt đối
với dân để dân có thể nghe theo đó mà điều chỉnh mình. Hàn Phi Tử đã
khẳng định khơng có thứ pháp luật siêu hình , đứng bên ngồi cuộc sống con

người. Ngồi ra Hàn Phi Tử cịn khẳng định trong Tâm Độ khi nêu rằng “…
Phép trị dân không cố định, chỉ dùng luật pháp để trị mà thôi. Mà luật pháp
biến chuyển theo được với thời đại thì thiên hạ trị. Phép trị dân được thích
nghi với hồn cảnh thì nó sẽ có cơng hiệu…Thời thế thay đổi mà phép trị dân
khơng đổi thì loạn”. Tư tưởng này của Hàn Phi Tử đã cho thấy rõ lập trường
duy vật biện chứng của ơng. Ơng xem xét các các lợi ích vật chất của con
người trong mối quan hệ giữa thời thế, cuộc sống, xã hội và hành vi của con
người để từ đó nêu lên quan điểm của mình về pháp luật một cách đúng đắn
nhất.
Thứ ba, mặc dù pháp luật phải thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ
nhất định nhưng nó vẫn phải mang tính ổn định và thống nhất. Nghĩa là ở
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, pháp luật phải là một thể thống nhất,
khơng thể có nhiều loại pháp luật, thể chế khác nhau hay không thể tùy tiện
thay đổi theo ý chí của bất kỳ cá nhân nào. Nếu như vậy quần chúng nhân
dân không sẽ không biết được cần phải nghe theo pháp luật nào hay nghe
theo những quy tắc chuẩn mực nào. Điều đó sẽ làm cho xã hội càng thêm
loạn lạc
Thứ tư, việc thưởng phạt cũng là một yếu tố quan trọng trong việc trị
nước. Nội dung cốt yếu của pháp luật chính là thưởng và phạt. Dựa vào
thưởng và phạt mới có thể răn dạy người dân và buộc người dân phải nghe


theo. Trong đó, ơng phê phán quan điểm “chỉ có phạt mà không thưởng” của
Thương Ưởng

(3)

. Theo ông, cần phải dung hòa cả hai mặt kể cả thương và

phạt, bởi “Thưởng mà hậu thì điều mình muốn cho dân làm, dân mau mắn mà

làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấm đoán, dân mới mau mắn mà
tránh” ( Hàn Phi Tử, Lục phản) và ông chủ trương thưởng thì phải thưởng
thật hậu hĩnh và phạt phải phạt thật nặng để từ đó nếu có thưởng, người dân
sẽ vui vẻ mà làm ngay, lâu dần hình thành được những thói quen cho họ,
ngược lại nếu người dân làm sai trái thì càng phải phạt thật nặng để lấy đó mà
răn đe họ, bắt họ phải tránh xa những điều sai trái. Ngồi ra việc phạt một
người nào đó cũng sẽ là một bài học cho những người xung quanh nên tránh
xa với những điều sai trái để không bị phạt. Ngồi ra, ơng chủ trương mọi
người dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng kể đó là tầng lớp thượng lưu,
quý tộc hay tầng lớp nông dân, dân nghèo,… “Sự trừng phạt không cần biết
đến tước vị của giới q tộc”, vì “luật khơng xu nịnh q tộc”

(1)

. Ngồi ra,

việc thưởng phạt cũng là một trong những yếu tố để trọng dụng người tài “Bề
tôi tỏ lời muốn làm việc gì, thì vua sẽ theo lời trao việc, cứ theo việc mà trách
công: công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Cơng khơng xứng việc, việc
khơng xứng lời thì phạt” (Hàn Phi Tử, Nhị Bính). Dưới hình thức này có thể
giúp nhà vua trọng dụng được người tài và loại bỏ những kẻ bất tài mà chỉ
ham địa vị, danh vọng từ đó giúp việc cai trị đất nước ngày càng thuận lợi và
phát triển hơn.
Thứ năm, luật pháp đưa ra phải phù hợp với xã hội và phải dễ nhận
thức, dễ thực hiện. Luật pháp đề ra nhằm để điều chỉnh hành vi, việc làm của
mỗi người dân trong đời sống xã hội, do vậy luật pháp đưa ra cần phải khách
quan, phù hợp với nhân dân, phù hợp với xã hội thì mới có thể phát huy


mạnh mẽ được yếu tố pháp luật vào việc trị vì đất nước. Ngồi ra, luật pháp

được đề ra một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để mọi người dân trong đất
nước dù bất kì giai tầng, đẳng cấp nào trong xã hội cũng có thể hiểu được và
chấp hành theo đúng luật pháp đã đề ra
Trong thực thi và chấp hành pháp luật, ông đưa ra một số nguyên tắc cụ
thể nhằm giúp người dân có thể thực hiện pháp luật một cách dễ dàng và
nghiêm chỉnh
Thứ nhất, cần phải ra sức tăng cường giáo dục pháp chế cho người dân,
qua đó mở mang kiến thức về pháp luật cho nhân giúp, giúp nhân dân nắm
được luật pháp, hiểu và thực hiện theo pháp luật, làm những điều thiện, điều
tốt, tránh đi những điều xấu xa, vi phạm pháp luật
Thứ hai, nêu cao tính bình đẳng trước pháp luật của mọi cá nhân trong
xã hội. Như đã nêu trên, trong việc đề ra luật pháp, Hàn Phi Tử ln đề cao
sự bình đẳng trong việc thực thi pháp luật. Không kể giàu sang hay nghèo
nàn, không kể giai cấp, dân tộc, giai tầng nào trong xã hội, dù q tộc, địa
chủ hay nơng dân cũng đều bình đẳng trước pháp luật. Ai làm trái với những
chuẩn mực, quy định của pháp luật đều bị trừng phạt. “Sự trừng phạt không
cần biết đến tước vị của giới quý tộc”, vì “luật khơng xu nịnh q tộc” (1)
Thứ ba, cần phải nghiêm khắc và cẩn thận trong quá trình thi hành pháp
luật. Ông xem việc thi hành pháp luật là một quá trình cần phải nghiêm khắc
và cẩn trọng để từ đó người dân mới biết sợ mà nghe theo, tránh xa những
điều sai trái, đi ngược lại với đạo lý của thời đại mà làm những điều thiện,
điều tốt. Nếu một nước thi hành pháp luật một cách nghiêm khắc và cẩn trọng


thì tất yếu đất nước đó sẽ phát triển phồn thịnh. Ngược lại nếu một đất nước
không xem trọng việc hành pháp, thực hiện một cách lỏng lẻo, hời hợt thì
khắc đất nước đó sẽ rơi vào tình trạng loạn lạc. Để đưa đất nước đi đến sự
thống nhất, phồn vinh,
Thứ tư, mặc dù phê phán những nhà triết gia thời kỳ trước trong việc sử
dụng đạo đức, Nhân nghĩa để giáo dưỡng người dân, cai trị đất nước nhưng

Hàn Phi Tử vẫn đề cao việc dùng đạo đức để hỗ trợ việc thi hành pháp luật,
điều chỉnh con người, điều chỉnh các chuẩn mực, hành vi xã hội một cách
đúng đắn nhất.
2. Vai trò của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử trong xã hội Trung
Quốc lúc bấy giờ
2.1. Những thành tựu trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
Mặc dù không phải là triết gia đầu tiên đưa ra quan điểm về pháp trị tuy
nhiên có thể nói tư tưởng Pháp trị của ơng mang những tiền đề lý luận, tư duy
chắc chắn, là hoàn chỉnh nhất, khách quan nhất phù hợp với nhu cầu phát
triển của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Với lối tư duy, biện chứng phù hợp
giữa xã hôi với con người, Hàn Phi Tử đã xây dựng nên một tư tưởng có ý
nghĩa thực tiễn cao, góp phần mang lại sự thịnh trị cho đất nước. Quan điểm
Pháp trị của ông là một quan điểm tiến bộ khi cho rằng luật pháp là cái phải
được biên soạn ra sổ sách và phải được lưu giữ lại để từ đó mà lưu truyền cho
nhân dân. Tư tưởng của Hàn Phi Tử cũng được xem là một bước ngoặc tiến
bộ và cách mạng khi phê phán những quan điểm của các nhà tư tưởng Nho
giáo khi cho rằng việc cai trị đất nước không thể dựa vào pháp luật mà cần


phải dựa vào đạo đức và nhân nghĩa. Còn đối với Hàn Phi Tử, ơng phê phán
quan điểm đó khi cho rằng nếu khơng dùng luật pháp thì người dân sẽ không
nghe theo, không làm theo mà đất nước sẽ trở nên bất ổn. Tuy nhiên ơng
khơng bác bỏ hồn tồn đạo đức, Nhân nghĩa mà lấy nó làm cơng cụ để hỗ
trợ việc thi hành pháp luật của nhân dân, đó được xem là một quan điểm
đúng đắn.
Ngồi ra, từ việc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng ở các
thời đại trước, ông đã hình thành và hồn thiện luật pháp dựa trên ba cơ sở
“pháp”, “thuật”, “thế” đây là một bước cách mạng trong việc hình thành pháp
luật, là tiền đề để tạo nên nền pháp chế về sau ở Trung Quốc. Với ơng, hình
phạt xuất phát từ chính lịng thương, phạt để nhân dân sợ những điều răn đe

đó mà điều chỉnh hành vi của bản thân để phù hợp với chuẩn mực của xã hội
chứ khơng phải phạt là vì ghét bỏ một ai. Một điểm tiến bộ và nổi bật trong
trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử đó là việc ông chủ trưởng thi hành
pháp luật một cách bình đẳng đối với mọi tầng lớp trong xã hội và phải thực
hiện nó một cách nghiêm minh, cẩn trọng, đề cao giáo dục cho người dân một
cách triệt để nhằm giúp người dân hiểu được pháp luật và thực hiện theo nó.
Việc hình thành nên các quy tắc, quy định, hình thành nên các thể chế cần
phải phù hợp với thời thế, phù hợp với thực tiễn khách quan thì mới có thể
cai trị đất nước được ổn định, thống nhất, phát triển thịnh vượng.
Suy cho cùng, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử là một bước ngoặc lịch
sử giúp đất nước Trung Hoa từ một nước loạn lạc, bất ổn trở thành một đất
nước thống nhất, bình ổn và phát triển phồn vinh, mở ra một trang sử mới vẻ
vang cho cả dân tộc Trung Hoa và khơng những thế tư tưởng Pháp trị cịn


góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam
2.1. Những hạn chế trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi
Tử cũng vấp phải những hạn chế nhất định khi ông luôn tuyệt đối hóa vai trị
của pháp luật trong đời sống xã hội mà không thấy được những yếu tố tác
động khác đối với xã hội. Bên cạnh đó, trong quan điểm về con người, Hàn
Phi Tử chỉ thấy được ở góc độ về vụ lợi chứ chưa thấy được những lý tưởng
cao đẹp của con người trong đời sống hàng ngày để họ có thể phấn đấu, hy
sinh vì những lý tưởng đó chứ khơng phải chỉ trên quan hệ lợi ích giữa các cá
nhân với nhau. Tư tưởng của Hàn Phi Tử còn gặp với sự mâu thuẫn khi cho
rằng cần phải thi hành luật pháp một cách công bằng khơng kể người giàu
sang hay kẻ nghèo hèn, bất kì các giai tầng nào cũng cần phải thực hiện theo
đúng pháp luật. Tuy nhiên ông lại quan niệm rằng pháp luật khơng áp dụng
đối với vua và thiên tử. Có thể nói, ,mục đích mà ơng xây dựng nên trong tư

tưởng pháp trị là công cụ nhằm bảo vệ địa vị, quyền lực của nhà vua trước
nhân dân. Cho nên con người trong xã hội khi thực hiện pháp luật thực chất
vẫn chưa được bình đẳng như ơng đã khái quát trong tư tưởng mà con người
vẫn luôn bị lệ thuộc vào một quyền lực nhất định. Do vậy sự bình đẳng, cơng
bằng đó chỉ là “sự bình đẳng về thân phận người nô lệ dưới ngai vàng của
vua”.
Tuy rằng tư tưởng về Pháp trị của Hàn Phi Tử còn gặp nhiều hạn chế
nhưng đây cũng là một tư tưởng có giá trị nhất, mang một tinh thần đúng đắn,
khách quan và tốt đẹp nhất trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tư tưởng đã


góp phần xây dựng nên một nền hành pháp vững mạnh, một quốc gia thống
nhất, phồn vinh, giàu mạnh
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
TỬ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐÂT NƯỚC VIỆT NAM NĨI
CHUNG VÀ CƠNG CUỘC XÂY DỰNG Q HƯƠNG BẾN TRE NĨI
RIÊNG
Nhìn chung, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử khơng chỉ có giá trị đối
với xã hội Trung Quốc mà nó cịn mang lại giá trị sâu sắc cho việc ban hành
luật pháp trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngay từ thời Hùng Vương, đất
nước ta đều đã có luật pháp nhằm để dựng nước, giữ nước và trị quốc. Trải
qua một thời gian dài dựng nước, thêm vào đó là sự đơ hộ của phong kiến
Trung Quốc cho nên các triều đại phong kiến ở Việt Nam xây dựng nền hành
pháp của mình dựa trên cơ sở chịu ảnh hưởng của nền Nho giáo, Pháp trị của
tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Trong nền hành pháp, quyền lực tập trung
vào tay vua. Vua dùng quyền lực của mình để ban bố ra các thứ lệnh, các thứ
quốc pháp, sách lệnh, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, thống nhất
chính trị nhằm để đảm bảo nền kinh tế của đất nước, đảm bảo cuộc sống cho
nhân dân, giữ gìn và cai trị đất nước. Tuy nhiên nền hành pháp của nước ta cơ
bản cịn thơ sơ, mộc mạc nhưng nó đã góp phần vào cơng cuộc gìn giữ nước

nhà trong buổi đầu dựng nước. Cho đến khi Luật Hồng Đức, Luật Gia long ra
đời, nền hành pháp của nước ta được cải thiện đáng kể, ban hành ra nhiều
chính sách cai trị đất nước một cách cụ thể, thống nhất và có tầm quan trọng
trong cơng cuộc xây dựng nước nhà cho đến ngày nay.


Đến nay, đứng trên nền tảng lập của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên tinh
thần kế thừa, phát huy những giá trị tư tưởng văn hóa của nhân loại, trong đó
khơng thể khơng kể đến là tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử, Việt Nam đang
từng bước xây dựng, củng cổ và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Với tinh thần đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa
chọn một con đường đúng đắn để đi đến giành lại độc lập, tự do cho dân tộc,
tiếp bước đi đến một xã hội tương lai thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, một xã
hội do nhân dân làm chủ, một xã hội của dân, do dân, vì dân, cơng bằng, bình
đẳng thực hiện và thi hành pháp luật. Ngoài ra, trong việc phát huy hết mọi
thế mạnh của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử vào thực tiễn Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã nêu cao tinh thần nâng cao giáo dục cho nhân dân một cách tồn
diện. Chỉ có con đường giáo dục, nhân dân mới có thể nhận thức rõ được
những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống, những vấn đề của thời đại để có
thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nhu cầu mà xã hội đang đặt
ra, tránh những hành vi đi ngược với đạo lý của xã hội. Người nhấn mạnh vai
trò to lớn của nhà nước, pháp luật với đạo đức nhằm tạo ra sự bình ổn trong
xã hội, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Ngồi việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, đứng trên lập trường
của giai cấp công nhân quốc tế, trên tinh thần của chủ nghĩa duy vật Mác –
Lênin người đã nêu rõ quan điểm của mình trong việc phê phán quan niệm
vua- tôi của thời kỳ phong kiến, phê phán quan điểm của Hàn Phi Tử khi cho
rằng vua là người nắm mọi quyền lực trong tay và dùng quyền lực của mình
để chế ngự và cai trị đất nước của mình. Đối với Hồ Chí Minh, người cho
rằng người nắm giữ quyền lực của nhà nước là nhân dân chứ khơng là ai

khác, cịn các cơ quan nhà nước là người bầu ra, thay nhân dân thực hiện uy


quyền, thể hiện mọi ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân là cơ sở,
là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, với nền cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển,
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đẩy mạnh, Việt Nam đang tiến bước gần
hơn đến với sự thành cơng của xã hội chủ nghĩa do đó Việt Nam cần thúc
đẩy, nâng cao, hoàn thiện hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngoài việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tiễn đất nước, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ yếu tố pháp trị của Hàn Phi
Tử và vận dụng những yếu tố tiến bộ của tư tưởng đó, ngày càng đẩy mạnh
nền hệ thống pháp trị đi theo hướng xây dựng một hệ thống pháp quyền cơng
bằng, bình đẳng dựa trên tinh thần vì lợi ích của nhân dân, một nền pháp
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phù hợp với nhu cầu thực tiễn
khách quan của đất nước. Không kể là người dân tộc gì, khơng kể một giai
tầng nào trong xã hội, hễ là người dân Việt Nam, dù bạn là nam hay nữ, dù
bạn đứng ở vị trí, địa vị nào trong xã hội thì đều được bình đẳng trước pháp
luật. Mọi người đều như nhau, không loại trừ một ai. Nhà nước cần phải đưa
ra các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị sáng tạo, đúng đắn, phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân, với thực tiễn mà xã hội đặt ra, không kế thừa
một cách khuôn mẫu, rập khuôn dễ dẫn đến sai lầm trong việc thực hiện
đường lối. Mọi đường lối mà Đảng và Nhà nước đưa ra đều phải đúng đắn, rõ
ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để có thể phát huy vai trị của pháp luật rộng rãi trong
quần chúng nhân dân, ban hành và thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc,
thận trọng để đạt được những kết quả tốt nhất. Ngồi ra để có thể phát huy
mạnh mẽ nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần chú trọng, đẩy
mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân để nhân dân



có thể nhận thức và thực hiện theo đúng pháp luật. Nhất là đối với các cán bộ,
đảng viên, cần phải nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết về pháp luật, gương
mẫu thực hiện theo đúng pháp luật, tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra.
Trên thực tế đã cho thấy, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, chuẩn mực
đạo đức, lối sống, hành vi của con người trong xã hội ngày càng có dấu hiệu
xuống cấp trầm trọng, hệ thống pháp luật nước ta còn gặp nhiều bất cập, hạn
chế trong việc ban hành hay thực thi pháp luật. Một số bộ phận các cán bộ,
đảng viên nhà nước tha hóa, biến chất về mặt đạo đức, tham ô, tham nhũng,
lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình trong việc thực thi pháp luật tuy nhiên
lại chưa xử lý một cách quyết liệt hay hiện nay nước ta đang có tình trạng xử
lý những hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng gây
mất lòng tin trong nhân dân. Còn đối với nhân dân có xu hướng chống đối,
thờ ơ trước pháp luật, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức của
người dân ngày càng bị tha hóa gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với
công cuộc phát triển đất nước. Do đó tính cấp thiết cần, Đảng và Nhà nước ta
cần phải ra sức củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của nhân dân, của xã hội.
Nâng cao giáo dục, đào tạo, tuyên truyền để nhân dân thực thi đúng với pháp
luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức trong nhân dân,
hình thành và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp. Nâng cao chất lượng,
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng viên phải “vừa hồng, vừa chuyên” phải đủ
đức, đủ tài, liêm minh, chính trực, ra sức góp phần vào cơng cuộc xây dựng
đất nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.


Đối với tỉnh Bến Tre nói riêng, việc cải cách nền hành chính nhà nước
cũng ngày được phát huy mạnh mẽ. Bến Tre đang từng bước nêu cao tinh
thần lợi ích của nhân dân, công tác xây dựng và thực thi pháp luật được triển
khai triệt để, xây dựng thành một tỉnh phát triển ngày càng tiến bộ, giàu
mạnh. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đặc biệt là xây
dựng được mơ hình câu lạc bộ trợ giúp pháp lý lưu động phối hợp với các
ban ngành đoàn thể trong tỉnh nhằm nâng cao và đưa pháp luật vào đời sống
nhân dân. Ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở tỉnh cũng
được phát huy tích cực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phát
huy mạnh mẽ tinh thần “sống và làm việc theo pháp luật”, đào tạo đội ngũ
cán bộ có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ chun mơn, liêm minh, trong sạch để
làm tấm gương sáng cho quần chúng nhân dân. Đưa pháp luật đến với mọi
tầng lớp của đời sống nhân dân và phát huy một cách triệt để, kết hợp giữa
thực thi pháp luật với giáo dục đạo đức trong nhân dân để xây dựng một tỉnh
Bến Tre trong sạch, vững mạnh phù hợp với chuẩn mực của xã hội, từng
bước phát triển kinh tế để phù hợp với sự phát triển của đồng bằng sơng Cửu
Long nói riêng và phù hợp với sự phát triển của Việt Nam nói chung.


KẾT LUẬN
Mặc dù còn vấp phải những hạn chế nhất định nhưng tư tưởng pháp trị
của Hàn Phi Tử đã đem lại giá trị to lớn trong công cuộc cai trị đất nước.
Chính sách cai trị đất nước trong tư tưởng Pháp trị đã đưa đất nước Trung
Quốc từ một đất nước loạn lạc trở thành một đất nước thống nhất và phát
triển phồn thịnh. Những giá trị đó khơng chỉ đem lại những giá trị cho Trung
Quốc mà còn đem lại những giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ việc vận dụng, phát huy và kế
thừa một cách sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị tư tưởng tốt đẹp
của Hàn Phi Tử vào Việt Nam giúp nước ta xây dựng và từng bước cải cách
nền pháp quyền một cách hoàn thiện, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của
toàn thể nhân dân. Từng bước đưa pháp luật vào sâu trong đời sống nhân dân,
giúp nhân dân sống và làm theo pháp luật, trở thành người có ích cho xã hội,
cho đất nước, phát huy được những giá trị truyền thống, chuẩn mực đạo đức
vốn có của Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Xây dựng một đất nước Việt Nam

từ đất nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một đất nước hiện đại, từng bước đi
đến thành công của công cuộc tiến lên xã hội chủ nghĩa, thực hiện hoàn thiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng đất
nước Việt Nam vững mạnh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước
trở thành một nước cơng nghiệp phát triển tồn diện về mọi mặt, phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, an ninh quốc phịng hiện đại, đưa
đất nước tiến vào công cuộc hội nhập nền kinh tế quốc tế


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các nguồn tài liệu được trích và được tham khảo từ
(1) Lịch sử triết học tập 1: Triết học cổ đại. TS. Nguyễn Thế Nghĩa, TS. Dỗn
Chính.
(2) Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc (bản dịch Nguyễn Văn Dương).
Phùng Hữu Lan
(3) Lịch sử triết học phương Đơng. GS.TS. Dỗn Chính. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia
(4) philosophy.vass.gov.vn



×