Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

De cuong on thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.97 KB, 11 trang )

I. Dạng viết đoạn:
Đề bài 1: Với hình thức một bài văn ngắn ( không quá 1 trang giấy viết,trong đó có câu sử dụng thành
phần trạng ngữ chỉ thời gian), hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn
lục”.
*Gợi ý:
a. Về kĩ năng:
- Có hình thức một bài văn ngắn. Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài liên kết chặt chẽ về nội dung và
hình thức.
- Cấu trúc hai đơn vị kiến thức ( tác giả và tác phẩm) cân đối; chọn lọc các thông tin đảm bảo đủ kiến thức
cơ bản và phù hợp với dung lượng ( khoảng 1 trang).
- Câu văn có thành phần trạng ngữ cần được chọn đặt ở vị trí thích hợp trong đoạn để đảm bảo logic.
Đánh dấu thành phần trạng ngữ chỉ thời gian trong câu văn đó.
b, Về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, lànhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Trong giai
đoạnđầy những biến động và khủng hoảng này của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam,các tập đoàn
phong kiến Lê – Mạc – Trịnh tranh giành quyền lực, gây nội chiếnliên miên trong đời sống xã hội. Chính
vì thế, cũng như nhiều trí thức đươngthời, mặc dù Nguyễn Dữ nổi tiếng học rộng tài cao, nhưng ông chỉ
làm quan mộtnăm rồi cáo quan về ở ẩn, nuôi mẹ già và chuyên chú đọc sách viết văn.
- "Truyền ki mạn lục" của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể truyền kì ở Việt Nam:
+ Về thể loại, tác phẩm là thể loại văn xi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ đời Đường.
Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết nên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và
con người.
+Nói đến “Truyền kì” là nói đến sự đan xen giữa thực và ảo, phản ánh hiện thực, kí thác tâm sự, những
trải nghiệm của nhà văn.
+Đóng góp của Nguyễn Dữ ở“Truyền kì mạn lục” là việc mượn phương thức kì ảo dựa trên cốt truyện dân
gian, ông đã phản ánh được xã hội Việt Nam đương thời, gửi vào đó tư tưởng tiến bộ và nhân đạo.
+“Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm tiêu biểu viết
về người phụ nữ, được kế thừa từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
+Với thành tựu này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì trung đại lên đỉnh cao.
Đề bài 2: Trong phạm vi mộtbài văn ngắn ( tối đa một trang giấy viết) hãy tóm tắt cốt truyện và nêu
thànhcông nghệ thuật nổi bật của “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong bài, có sử dụngphép thế để


liên kết các câu trong đoạn.
*Gợi ý:
a, Về kĩ năng, thực hiện như câu 1
Lưu ý dung lượng để tóm tắt tác phẩm ngắn gọn. Câu văn có sử dụng phép thế để liên kết cần được chú
thích.
b, Về kiến thức:
- Tóm tắt tác phẩm:
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương – người
con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa
nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy
tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết lịng ni dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy
chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc


tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ,đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ
Nương nhảy xuống sơng Hồng Giang tự vẫn,sống dưới thủy cung. Sau, biết được sự thực về vợ mình,
Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng trở về trên kiệu hoa,cờ tán vãn lọng, thấp thoáng lúc
ẩn lúc hiện với lời nói vọng rồi biến mất.
- Thành cơng nghệ thuật:
+ Xây dựng cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống.
+ Tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người
phụ nữ xưa;làm rõ được cái trớ trêu đối với hạnh phúc của con người.
+ Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính
và thân phận. Việc nàng trỏ cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng hiện về trên
sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị
tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính cách ghen tng và gia trưởng
đến mức hồ đồ…
+ Nhà văn đã trộn lẫn thực và ảo trong khi dựng truyện một cách nhuần nhuyễn.
Đề bài 3:Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trị đặc biệt
quan trọng.

Hãy viết một đoạn văn ngắn để làm rõ nhận xét trên.
*Gợi ý:
- Cách kể:
+ Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với cổ tích.
+ Giữ vai trị thắt nút, mở nút câu chuyện
- Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
+ Bé Đản ngây thơ.
+ Trương Sinh ghen tuông, gia trưởng đến mức hồ đồ.
+ Vũ Nương thương chồng con.
- Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của con người hết sức mong manh.
II. Dạng viết bài:
Đề bài 1:Phân tích phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua “Chuyện người
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
I.Mở bài:
- Người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc được thể hiện trong văn học thời trung đại. Viết về họ, Hồ Xuân
Hương đã rất thành công với bài thơ “Bánh trôi nước”, đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”
và Nguyễn Dữ - học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Chuyện người con gái Nam Xương” –thiên thứ 16
của “Truyền kì mạn lục”. Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường được lưu
truyền trong dân gian về bi kịch gia đình.Qua nhân vật Vũ Nương ( Vũ Thị Thiết), tác giả đã ca ngợi vẻ
đẹp của đức hạnh,của lòng vị tha và thể hiện số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến.
II. Thân bài:
1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
Nam
2.Phẩm chất của Vũ Nương:
- Ngay từ đầu câu chuyện, Vũ Nương đã được giới thiệu làmột người con gái Nam Xương mang đầy đủ


phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ dướichế độ phong kiến:

+ Đó là người con gái “tính đã thùy mị nết na, lại thêmtư dung tốt đẹp”. Chàng Trương mến vì dung hạnh
đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.
+Trong cuộc sống vợ chồng, Trương Sinh vốn có tính đa nghi, đối với vợ thì “phịng ngừa q sức”. Song,
nàng ln “giữ gìn khn phép” khơng để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”.
+ Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra
trận ở biên ải xa xơi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượuđầy, dặn dị chồng những lời tình
nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyếnnày, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm
trở về quê cũ, chỉ xinngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng
thậtbình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình màxem thường mọi cơng
danh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gianlao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc
quân khó liệu, thế giặc khơn lường.Giặc cuồng cịn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có,
màmùa dưa chín q kì, khiến thiếp ơm nỗi quan hồi, mẹ già triền miên lo lắng.”.Qua lời nói dịu dàng,
nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìntrăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi
người ải xa, trông liễu rủ bãihoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn
hàng,cũng sợ khơng có cánh hồng bay bổng”.
-> Những lời nói chân tình, thiết tha của nàng đã làmmọi người xúc động ứa hai hàng lệ.
+ Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng cứ kéo dài theo nămtháng,thấm đượm trong từng câu văn, trong từng
hình ảnh ước lệ: “Mỗi khi thấybướm lượn đầy vườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không
thể nàongăn được”. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạngchung của
những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
"… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…"
(Chinh phụ ngâm)
-> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vớinỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng
thủy chung, thương nhớ đợi chờchồng của nàng.
- Vũ Nương còn là người mẹ hiền dâuthảo, một mình vừa ni con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng
giàyếu, ốm đau. Nàng lo thuốc thang, lễ bái thần phật cho mẹ, lúc nào cũng dịudàng, ân cần, lấy lời ngọt
ngào khôn khéo để khuyên lơn. Lời trăn trối cuốicùng của người mẹ đã ghi nhận và đánh giá cao cơng lao
của nàng đối với nhàđình nhà chồng. Đó là sự đánh giá thật xác đáng và khách quan. Khi mẹ chồngmất,

nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với chamẹ đẻ mình.
=> Vũ Nương đã làm trịn bổn phận của một phụ nữ, ngườivợ, người mẹ, người con, ở cương vị nào nàng
cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúnglà người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng
hạnh phúc nhưnghạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
3. Thân phận ( bi kịch) của Vũ Nương:
*Qua câu chuyện kể, ta còn thấy người phụ nữ là nạn nhâncủa xã hội phong kiến bất công. Cuộc đời của
họ là những trang buồn đầy nướcmắt:
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ trong xãhội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu sự ràng
buộc bởi những lễ giáo khắt khe,ngặt nghèo. Biết nàng “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”
chonên Trương Sinh mến vì dung hạnh nói với mẹ xin trăm lạng vàng cưới về. Đây làmột cuộc hơn nhân
khơng bình đẳng, bởi lẽ nó khơng phải là sự rung động của haitrái tim cùng một nhịp mà là do sự sắp đặt
mang tính chất mua bán. Sự sắp đặtcủa con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốn gì được nấy, sắp đặt cho


con nhà khó“cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó”. Cuộc hơn nhân có sự cách bức giàu nghèođã khiến Vũ
Nương luôn luôn mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhàgiàu”. Dù Vũ Nương có ln giữ gìn
khn phép thì cuộc sống vợ chồng ấy vẫntiềm ẩn nguy cơ tan vỡ và sau này cũng là cái thế để Trương
Sinh độc đoán, giatrưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo.
+ Trương Sinh vốn ít học, lại có tính đa nghi và hayghen, do vậy sự nghi kị, ngờ vực làm mầm mống của
sự bất hịa đã ủ sẵn trong giađình. Để rồi, sau ba năm xa cách, khi trở về tưởng Trương Sinh sẽ mang lại
hạnhphúc cho gia đình thì cũng lại là lúc tại họa ập xuống cuộc đời Vũ Nương. Chỉvì, bé Đản ngây thơ: “Ơ
hay! Ơng cũng là cha tơi ư? Mà ơng lại biết nói chứkhơng giống như cha tôi trước kia…”, làm cho Trương
Sinh ngờ vực, hiểu lầm vợhư hỏng. Dù Vũ Nương có tha thiết giãi bày, có hết lời phân trần để chồng
hiểurõ tấm lịng mình, dù họ hàng làng xóm có hết lịng khun can và biện hộ chonàng thì Trương Sinh
cũng khơng hề đếm xỉa tới, mà chỉ một mực nghi oan cho vợ.Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”, Trương
Sinh đã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phảichăng, xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đốn, với thói
“trọng namkhinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng, cho phép người đàn ông đượcquyền coi
thường, rẻ rúng và đối xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồnglà thế, lại bị chồng ruồng rẫy, gạt
bỏ. Giữ gìn khn phép, rất mực thủy chunglại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ… Nàng khơng hiểu

vì sao bị đối xửbất cơng, bị mắng nhiếc và đuổi đi, khơng có quyền được tự bảo vệ ngay cả khicó họ hàng
làng xóm bênh vực và biện bạch cho. Hạnh phúc gia đình, thú vui nghigia nghi thất, niềm khao khát của
cả đời nàng đã tan vỡ, tình u khơng cịn“bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn
trước gió”, cảnỗi đau khổ chờ chống đến hóa đá trước đây, cũng khơng cịn có thể có lại đượcnữa. Thất
vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã không có cách nào hàn gắn nổi, VũNương đành mượn sơng Hồng
Giang rửa sạch nỗi oan nhục, giãi bỏ tấm lịng trongtrắng của mình. Lời than của nàng như lời nguyền xin
thần sông chứng giám nỗioan khuất và đức hạnh của nàng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu,
chồng conrẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sơng có linh, xin ngàichứng giám. Thiếp
nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lịng, vào nước xinlàm ngọc Mỵ nương, xuống đất xin làm cỏ ngu
mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừachồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho
diều quạ và xinchịu khắp mọi người phỉ nhổ".
-> Qua tác phẩm, ta thấy Vũ Nương đã nhiều lần gắnggượng để vượt lên số phận nhưng cuộc đời nàng
khơng thốt khỏi là nạn nhân củachế độ nam quyền độc đoán, chà đạp và ức hiếp con người.
-> Cái chết của Vũ Nương thực chất là do bị chồng bứctử - một cái chết đầy oan ức. Vậy mà, Trương Sinh
thấy nàng tự tận chỉ một chútđộng lịng mà khơng hề ân hận, day dứt. Ngay cả khi, đứa con trỏ tay vào
bóngchàng trên vách nói là cha, chàng hiểu rõ nỗi oan của vợ thì cũng coi là việcđã qua rồi. Như thế,
chuyện danh dự , chuyện sinh mệnh của người phụ nữ bị tùytiện định đoạt bởi người chồng, người đàn
ông mà khơng có hành lang đạo lí,khơng được dư luận xã hội bảo vệ, chở che. Nỗi oan của Vũ Nương đã
vượt rangồi phạm vi gia đình, là một trong mn vàn oan khuất của cái xã hộivùi dập thân phận con
người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội đầy rẫynhững oan trái, bất công, quyền sống của con
người không được đảm bảo, ngườiphụ nữ với thân phận “bèo dạt mây trơi” có thể gặp bao nhiêu tai họa
giángxuống bất kì lúc nào, vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng. Rõ ràng,xã hội phong kiến
đã sinh ra bao Trương Sinh với đầu óc gia trưởng, độc đoán,là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ mà
người phụ nữ phải chịu.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:
+ Không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đốn,người phụ nữ cịn là nạn nhân của chiến tranh
phong kiến. Cả cuộc đời Vũ Nương,chỉ vui thú nghi gia nghi thất vậy mà về làm vợ Trương Sinh, cuộc
sống vợ chồng“sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phơi vì động việc lửa binh”. Buổi TrươngSinh ra đi,
mẹ già bịn rịn, vở trẻ đương bụng mang dạ chửa.



+ Chiến tranh xa cách, mẹ già cũng vì thương nhớ con màsinh bệnh rồi qua đời. Con thơ được sinh ra
khơng biết mặt cha, vợ trẻ nhớchồng chỉ cịn biết trỏ vào bóng mình trên vách, bảo là cha của bé…Chính
chiếntranh làm cho gia đình li tán, vợ chồng xa cách dẫn đến hiểu lầm. Cũng chínhcái mối nghi ngờ không
thể gỡ ra ấy của Trương Sinh đã trở thành nguyên nhângây bất hạnh cho cuộc đời Vũ Nương. Nếu khơng
có chiến tranh, Trương Sinh khơngbị bắt đi lính, thì đâu bé Đản khơng chịu nhận cha, thì đâu Vũ Nương
phải chịunỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm. Rõ ràng, chiến tranh phong kiếnđã gây ra cảnh
sinh li và cũng góp phần dẫn đến cảnh từ biệt, làm tan nát baonhiêu gia đình.
=> Có thể nói, sống trong xã hội phong kiến bất công,Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác – người
con gái bình dân trong “Bánhtrôi nước”, Thúy Kiều, Đạm Tiên trong “Truyện Kiều” đều phải sống long
đong,trơi dạt, phải tìm đến cái chết giải nỗi oan ức, phải thoát khỏi cuộc đời đầykhổ đau ở chốn nhân gian.
Đại thi hào Nguyễn Du đã khái quát về cuộc đời, thânphận người phụ nữ bằng tiếng kêu đầy ai oán:
“ Đau đớn thayphận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lờichung”.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Tác giả đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnhkhác nhau để làm nổi bật lên phẩm chất và cả sự
bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắttình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố
thựckhiến cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừagắn với cuộc đời
thực. - Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của ngườiphụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa
kia. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúctrọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm chất và
số phận bi thảmcủa nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hộiphong
kiến xưa kia.
- Viết về cuộc đời và số phận của Vũ Nương, của người phụnữ trong xã hội phong kiến , Nguyễn Dữ đã tố
cao, lên án xã hội phong kiến bấtcông, vô nhân đạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. Đấy cũng là
tiếngkêu thương đầy nước mắt, là sự xót xa thương cảm của tác giả trước nỗi oanthiên mà người phụ nữ
phải gánh chịu.
III. Kết bài:
Nam
Đề bài 2:Thân phận người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:

I.Mở bài:
Người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc đượcthể hiện trong văn học thời trung đại. Viết về họ, Hồ Xuân
Hương đã rất thànhcông với bài thơ “Bánh trôi nước”, đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác “TruyệnKiều”
và Nguyễn Dữ - học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Chuyện người con gáiNam Xương” – thiên thứ 16
của “Truyền kì mạn lục”. Câu chuyện đem đến bao suytư, trăn trở cho người đọc về thân phận của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):

- “Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộcđời và số phận bi thảm của Vũ
Nương – người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nànglấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú
nhưng ít học, có tính đa nghi và hayghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải
đầu quân đi lính.Chàng đi đầy tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết lịng ni dạy con, chăm sóc,
loma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏbóng mình
trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, TrươngSinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ
vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàngđi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sơng Hồng Giang tự


vẫn. Qua câu chuyệnkể, ta thấy người phụ nữ là nạn nhân của xã hội phong kiến bất công. Cuộc
đờicủa họ là một chuỗi những khổ đau, bất hạnh.
2. Phântích:
a, Ngườiphụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
- Cũng giống như sốphận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu sự
ràngbuộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Biết nàng “tính đã thùy mị nết na,lại thêm tư dung tốt
đẹp” cho nên Trương Sinh mến vì dung hạnh nói với mẹ xintrăm lạng vàng cưới về. Đây là một cuộc hơn
nhân khơng bình đẳng, bởi lẽ nókhơng phải là sự rung động của hai trái tim cùng một nhịp mà là do sự
sắp đặtmang tính chất mua bán. Sự sắp đặt của con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốngì được nấy, sắp
đặt cho con nhà khó “cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó”.Cuộc hơn nhân có sự cách bức giàu nghèo đã
khiến Vũ Nương luôn luôn mặc cảm“thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Dù Vũ Nương có
ln giữ gìnkhn phép thì cuộc sống vợ chồng ấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ và sau này cũnglà cái thế để

Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu,thô bạo.
- Trương Sinh vốn íthọc, lại có tính đa nghi và hay ghen, do vậy sự nghi kị, ngờ vực làm mầm mốngcủa sự
bất hòa đã ủ sẵn trong gia đình. Để rồi, sau ba năm xa cách, khi trở vềtưởng Trương Sinh sẽ mang lại
hạnh phúc cho gia đình thì cũng lại là lúc tạihọa ập xuống cuộc đời Vũ Nương. Chỉ vì, bé Đản ngây thơ:
“Ơ hay! Ơng cũng làcha tơi ư? Mà ơng lại biết nói chứ không giống như cha tôi trước kia…”, làm
choTrương Sinh ngờ vực, hiểu lầm vợ hư hỏng. Dù Vũ Nương có tha thiết giãi bày, cóhết lời phân trần để
chồng hiểu rõ tấm lịng mình, dù họ hàng làng xóm có hếtlịng khun can và biện hộ cho nàng thì Trương
Sinh cũng không hề đếm xỉa tới,mà chỉ một mực nghi oan cho vợ. Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”,
Trương Sinhđã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phải chăng, xã hội phong kiến với chế độ nam quyềnđộc đoán, với
thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng,cho phép người đàn ông được quyền
coi thường, rẻ rúng và đối xử thô bạo vớingười phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại bị chồng ruồng rẫy,
gạt bỏ. Giữ gìnkhn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ…Nàng khơng
hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và đuổi đi, khơng cóquyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ
hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho.Hạnh phúc gia đình, thú vui nghi gia nghi thất, niềm khao khát
của cả đời nàngđã tan vỡ, tình yêu khơng cịn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủtrong ao, liễu
tàn trước gió”, cả nỗi đau khổ chờ chống đến hóa đá trước đây,cũng khơng cịn có thể có lại được nữa.
Thất vọng đến tột cùng, cuộc hơn nhân đãkhơng có cách nào hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn sơng
Hồng Giang rửa sạch nỗioan nhục, giãi bỏ tấm lịng trong trắng của mình. Lời than của nàng như
lờinguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và đức hạnh của nàng: “Kẻ bạcmệnh này duyên phận
hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịunhuốc nhơ, thần sơng có linh, xin ngài chứng
giám. Thiếp nếu đoan trang giữtiết, trinh bạch gìn lịng, vào nước xin làm ngọc Mỵ nương, xuống đất xin
làm cỏngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cátôm, trên xin làm
cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ".
-> Qua tác phẩm,ta thấy Vũ Nương đã nhiều lần gắng gượng để vượt lên số phận nhưng cuộc đờinàng
khơng thốt khỏi là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp và ứchiếp con người.
-> Cái chết của VũNương thực chất là do bị chồng bức tử - một cái chết đầy oan ức. Vậy mà, TrươngSinh
thấy nàng tự tận chỉ một chút động lịng mà khơng hề ân hận, day dứt. Ngaycả khi, đứa con trỏ tay vào
bóng chàng trên vách nói là cha, chàng hiểu rõ nỗioan của vợ thì cũng coi là việc đã qua rồi. Như thế,
chuyện danh dự , chuyệnsinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người chồng, người đàn
ơngmà khơng có hành lang đạo lí, khơng được dư luận xã hội bảo vệ, chở che. Nỗioan của Vũ Nương đã

vượt ra ngồi phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oankhuất của cái xã hội vùi dập thân phận con
người, nhất là người phụ nữ.Sống trong xã hội đầy rẫy những oan trái, bất công, quyền sống của con


ngườikhông được đảm bảo, người phụ nữ với thân phận “bèo dạt mây trơi” có thể gặpbao nhiêu tai họa
giáng xuống bất kì lúc nào, vì những nguyên cớ vu vơ khôngthể tưởng tượng. Rõ ràng, xã hội phong kiến
đã sinh ra bao Trương Sinh với đầuóc gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ mà
người phụnữ phải chịu.
b. Người phụ nữ là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:
- Không chỉ là nạnnhân của chế độ nam quyền độc đốn, người phụ nữ cịn là nạn nhân của chiếntranh
phong kiến. Cả cuộc đời Vũ Nương, chỉ vui thú nghi gia nghi thất vậy màvề làm vợ Trương Sinh, cuộc
sống vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối,chia phơi vì động việc lửa binh”. Buổi Trương Sinh ra đi,
mẹ già bịn rịn, vởtrẻ đương bụng mang dạ chửa chưa khuyến luyến sự thể rồi sẽ ra sao đã khiến mọingười
có mặt ở đó đều phải ứa hai hàm lệ: “Chàngđi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc
áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình n, thế là đủ rồi. Chỉ e việc qnkhó
liệu, thế giặc khơn lường. Giặc cuồng cịn lẩn lút, qn triều cịn gian lao,rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa
dưa chín q kì, khiến thiếp ơm nỗi quan hồi,mẹ già triền miên lo lắng.”
- Những câu văn biềnngẫu, sóng đôi như trái tim người vợ trẻ phập phồng lo sợ cho người chồng phảiđi
lính thú. Chiến tranh xa cách, mẹ già cũng vì thương nhớ con mà sinh bệnhrồi qua đời. Con thơ được sinh
ra không biết mặt cha, vợ trẻ nhớ chồng chỉ cịnbiết trỏ vào bóng mình trên vách, bảo là cha của bé…
Chính chiến tranh làm chogia đình li tán, vợ chồng xa cách dẫn đến hiểu lầm. Cũng chính cái mối nghi
ngờkhơng thể gỡ ra ấy của Trương Sinh đã trở thành nguyên nhân gây bất hạnh chocuộc đời Vũ Nương.
Nếu khơng có chiến tranh, Trương Sinh khơng bị bắt đi lính,thì đâu bé Đản khơng chịu nhận cha, thì đâu
Vũ Nương phải chịu nỗi oan tày trờidẫn đến cái chết thương tâm. Rõ ràng, chiến tranh phong kiến đã gây
ra cảnhsinh li và cũng góp phần dẫn đến cảnh từ biệt, làm tan nát bao nhiêu gia đình.
=> Có thể nói,sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác– người
con gái bình dân trong “Bánh trơi nước”, Thúy Kiều, Đạm Tiên trong“Truyện Kiều” đều phải sống long
đong, trơi dạt, phải tìm đến cái chết giải nỗioan ức, phải thoát khỏi cuộc đời đầy khổ đau ở chốn nhân
gian. Đại thi hàoNguyễn Du đã khái quát về cuộc đời, thân phận người phụ nữ bằng tiếng kêu đầyai oán:
“ Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

c. Tấmlòng nhân đạo của Nguyễn Dữ:
- Viết về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, của người phụ nữ trong xã hội phong kiến,
tác giả Nguyễn Dữ đã tố cáo, lên án xã hội bất công, vô nhân đạo,chà đạp lên quyền sống của
con người. Đây cũng là tiếng kêu thương đầy nước mắt, là sự xót xa thương cảm của tác giả
trước nỗi oan khiên mà người phụ nữ phải gánh chịu.
III. Kết bài:
Qua “Chuyện người con gái Nam Xương”, ta xót xa thương cảm cho người phụ nữ bất hạnh
trong xã hội xưa bao nhiêu, ta càng căm giận cái xã hội thối nát, bất công đã đẩy người phụ nữ
vào vòng oan trái bấy nhiêu. Đọc tác phẩm, ta lại càng thêm nâng niu, trân trọng cái tài, cái tâm
của người con huyện Thanh Miện, Hải Dương dành cho những thân phận bọt bèo trong xã hội
phong kiến đương thời.
Đề bài 3:
Nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái
Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam
dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.”
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ nhận định


trên.
*Yêu cầu:
Hình thức: Bài làm theo yêu cầu của bài nghị luận chứng minh về một vấn đề văn học.
Nội dung:
a, Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Nêu nhận định chung cần chứng minh.
b, Thân bài: Bài viết làm sáng tỏ hai luận điểm:Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam và niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của họ dưới chế độ phong kiến.
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam( qua nhân vật Vũ Nương) thể hiện ở những

nét tính cách sau:
+ Thuỳ mị, nết na, biết giữ gìn khn phép
+ Đảm đang
+ Hiếu thảo
+ Rất mực thuỷ chung
+ Bao dung, nhân hậu.
Mỗi nét tính cách học sinh biết lấy những tư liệu trong văn bản để minh hoạ.
Niềm cảm thông đối với số phận oan nghiệt của họ.
( Nguyễn Dữ đã đề cập, hiểu và cảm thông với sốphận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa - qua nhân vật VũNương).
Mặc dù với gia đình nhà chồng Vũ Nương chỉ hồn tồn có cơng (chăm lo, thu vén cơng việc gia
đình, ni dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng) nhưng khi Trương Sinh trở về thì Vũ Nương lại bị
chồng nghi oan,nhiếc móc, đánh đuổi nàng đi buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết.
c, Kết bài: Khái quát những luận điểm đã chứng minh
Liên hệ với vị trí, vai trị của người phụ nữ trong xã hội hiện tại
Đề bài:Thân phận người phũ nữ trong xã hộ phong kiến.
'* Giới thiệu bài mới:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đó khơng chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà hơn như thế,
nó cịn là một lời tổng kết vơ cùng xác đáng cho cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Cũng bởi vì người phụ nữ chịu nhiều bất cơng như thế
hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen thuộc trong văn chương trung đại. Hôm nay,
chúng ta sẽ cùng trở lại với đề tài này trong tác phẩm nổi tiếng của văn xuôi trung đại Việt Nam
giai đoạn thế kỉ XVI – XVII - “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
I. Kiến thức cơ bản
1.Tác giả: ( Sách giáo khoa, trang 48 – 49):
- Nguyễn Dữ ( chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân nay thuộc tỉnh Hải
Dương.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, khi xã hội phong kiến Việt Nam bước đầu khủng

hoảng, chính sự suy yếu, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, gây nội chiến liên
miên.
- Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông học rộng, tài cao,
từng đỗ Hương Cống, nhưng chỉ làm quan có một năm, rồi cáo quan về ẩn dật ở Thanh Hóa.
2.Tác phẩm:


- Thể loại “Truyền kì” :
+Là thể loại văn xi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường được các
nhà văn Việt Nam tiếp cận.
+Truyền kì thường dựa vào những cốt truyện dân gian hoặc dã sử. Trên cơ sở đó, nhà văn hư
cấu, sắp xếp lại các tình tiết, tơ đậm thêm các nhân vật ,… ở truyền kì có sự đan xen giữa thực
và ảo.
+Đặc biệt, các yếu tố kì ảo trở thành phương thức không thể thiếu để phản ánh hiện thực và kí
thác những tâm sự, những trải nghiệm của nhà văn.
+“Truyện kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam.
- Tác phẩm:
+ “Truyền kì mạn lục” ( ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) viết bằng chữ
Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” ( áng văn hay ngàn đời).
+ Truyện gồm 20 truyện đề tài phong phú.
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình,
hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh
ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất
mãn với thời cuộc, khơng chịu trói mình trong vịng danh lợi chật hẹp.
+ “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ truyện cổ tích Việt
Nam “Vợ chàng Trương”.
3.Tóm tắt:
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương
– người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít
học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu

quân đi lính. Chàng đi đầy tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết lịng ni dạy con, chăm sóc, lo ma
chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên
vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ
thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sơng Hồng Giang tự
vẫn, sống dưới thủy cung. Sau, biết được sự thực về vợ mình, Trương Sinh lập đàn giải oan cho
Vũ Nương, nàng trở về trên kiệu hoa,cờ tán vãn lọng, thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện với lời nói
vọng rồi biến mất.
4. Giá trị của tác phẩm:
a, Giá trị nội dung:
- Về giá trị hiện thực:
+ Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thơng qua
hình tượng nhân vật Vũ Nương.
+ Ngồi ra, truyện còn phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện
bất cơng, vơ lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trong nam khinh nữ, để cho Trương
Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền
thục nết na. Xét trong quan hệ gia đình,thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen
tuông mù quáng, thiếu căn cứ ( chỉ dựa vào câu nói vơ tình của đứa con ba tuổi, bỏ ngoài tai mọi
lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm). Nhưng xét trong quan hệ xã hội, hành
động ghen tuông của Trương Sinh khơng phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng
giận bất thường mà là hệ quả của một loại tính cảnh –sản phẩm của xã hội đương thời. Tuy
nhiên, nếu Trương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhân


sâu xa lại do chính xã hội phong kiến bất cơng – xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể tự đứng
ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, và lời buộc tội, gỡ tội cho người phụ nữ bất hạnh
ấy lại phụ thuộc vào những câu nói ngây thơ của đứa trẻ ba tuổi ( lời bé Đản). Đó là chưa kể tới
một nguyên nhân gián tiếp khác nữa: do chiến tranh phong kiến. Dù không được miêu tả trực
tiếp nhưng cuộc chiến tranh đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật
trong tác phẩm ( người mẹ sầu con mà chết; Vũ Nương và chàng Trương phải sống trong cảnh
chia lìa; bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của người cha, và khi cha trở về thì mất mẹ). Đây

là câu chuyện diễn ra đầu thế kỉ XV ( cuộc chiến tranh xảy ra thời nhà Hồ) được truyền trong
dân gian, nhưng phải chăng qua đó, tác giả cịn ngầm phêp hán cuộc nội chiến đẫm máu trong
xã hội đương thời (thế kỉ XVI).
- Về giá trị nhân đạo biểu hiện trước hết ở giá trị ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ
thơng qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương
đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan điểm Nho
giáo( có đủ tam tòng tứ đức). Đặc biệt, tác giả đã đặt nhân vật trong tất cả các mối quan hệ để
làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng, nàng là người vợ hiền thục, ln biết “giữ gìn khn
phép,khơng từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Với con, nàng là người mẹ dịu dàng,
giàu tình thương yêu ( chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất
phát từ tấm lịng của người mẹ; để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người
cha). Với mẹ chồng, nàng làm trọn bổn phận của người con dâu hiếu thảo ( thay chồng chăm sóc
mẹ, động viên khi mẹ buồn, thuốc thang khi mẹ ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ qua đời).Những
phẩm chất tốt của Vũ Nương còn thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ
dưới thủy cung ( sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh; một mực thương nhớ chồng con nhưng
không thể trở về vì nặng ân nghĩa với Linh Phi…). Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái
độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành cơng hình tượng người phụ
nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
Câu chuyện cịn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như
rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thế loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ
đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã khơng chết, hay nói đúng hơn, nàng
được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Nhưng dù sao nàng vẫn
không được sống với chồng con,hạnh phúc trần gian đâu còn nữa. Đó vẫn là một bi kịch.Có thể
thấy rõ ước mơ của người xưa ( cũng là của tác giả) về một xã hội cơng bằng tốt đẹp mà ở
đó,con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái; ở đó nhân phẩm của con người được
tơn trọng đúng mức. Oan thì phải được giải oan, người hiền lành,lương thiện như Vũ Nương
phải được thừa hưởng hạnh phúc.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Đây là một tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. Tính chất truyền kỳ được thể hiện ở kết câu
hai phần: Vũ Nương ở trần gian và Vũ Nương ở thủy cung.Với kết cấu hai phần này, tác giả đã

khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương.
- Mặt khác, cũng như kết cấu của truyện cổ tích Tấm Cám, kết cấu hai phần ở“Chuyện người
con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ cơng bằng trong cuộc đời ( ở hiền
gặp lành). Tuy nhiên, nếu cơ Tấm trong những lần hóa thân được trở về vị trí hồng hậu, sống
hạnh phúc trọn đời thì Vũ Nương lại chỉ thoáng hiện rồi vĩnh viễn biến mất. Chất hoang đường
kỳ ảo cuối truyện hình như càng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã
được giải nhưng người đã chết thì khơng thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với


những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn.
- Ngồi ra, cịn phải kể đến nghệ thuật kịch tính trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút
của tấn kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ ba tuổi (bé Đản). Qua đó thể hiện bất cơng vơ lí
đối với người phụ nữ trong xã hội.
II. Các dạng đề tự luận cơ bản:
1. Dạng đề viết đoạn:
Đề bài 1: Với hình thức một bài văn ngắn ( khơng q 1 trang giấy viết,trong đó có câu sử dụng
thành phần trạng ngữ chỉ thời gian), hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và
“Truyền kì mạn lục”.
Đề bài 2: Trong phạm vi một bài văn ngắn ( tối đa một trang giấy viết) hãy tóm tắt cốt truyện và
nêu thành cơng nghệ thuật nổi bật của “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong bài, có sử
dụng phép thế để liên kết các câu trong đoạn.
Đề bài 3: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai
trị đặc biệt quan trọng.
Hãy viết một bài văn ngắn để làm rõ nhận xét trên.
2. Dạng đề viết bài:
Đề bài 1: Phân tích phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Đề bài 2: Thân phận người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Đề bài 3:
Nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:

“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái
Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam
dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.”
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
-------------------------------------------Hết
-----------------------------------------------Trên đây là phần ôn lại kiến thức và các dạng đề cơ bản mà mình cung cấp cho tất cả các thành
viên. Nếu có gì thắc mắc, mình sẽ cùng các bạn trao đổi. Đáp án chi tiết cho từng đề mình sẽ
cung cấp cho các bạn vào ngày mai.
Chúc tất cả các bạn ôn thi tốt!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×