Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.51 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ
Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức (có ví
dụ minh họa)? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ đến quá
trình hoạt động thực tiễn của anh ( chị)?
 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
* Định nghĩa:
_ Vật chất theo Lenin “ là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc cảm giác”
_ Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc
con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Triết học Mác – Lê nin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức quyết định ý thức và ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Vật chất quyết định ý thức, điều đó được thể hiện ở chỗ: vật chất có trước,
ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, giữ vai trò quyết định đối
với ý thức.
VD:
+Về thế giới quan cũng như trình tự về mặt thời gian, yếu tố vật chất xuất
hiện trước yếu tố ý thức. Cụ thể, phải có yếu tố vật chất mới sinh ra loài
người có ý thức.
+ Trong đời sống hiện thực, nhân tố vật chất có trước nhân tố tinh thần.
+ Trong đời sống xã hội của con người, kinh tế quyết định chính trị, đời
sống vật chất quyết đinh đời sống tinh thần.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và có sự tác động ngược trở lại vật chất.
Sự tác động này theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Có nghĩa, nếu ý thức
năng động, sáng tạo, nhận thức đúng quy luật khách quan, hành động đúng


thực tiễn thì sẽ thúc đẩy sự phát triển. Ngược lại, nếu không năng động sáng


tạo, rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí sữ kìm hãm sự phát triển. Vì nói
đến vai trò của ý thức đối với vật chất là nói đến vai trò của con người trong
nhận thức và trong thực tiễn. Điều đố lý giải vì sao, cùng một xuất phát điểm
nhưng người tiến về phía trước, kẻ lại lùi lại phía sau. Trong đời sống hiện
thực, với những điều kiện cụ thể, không gian và thời gian xác định, nhân tố ý
thức có thể là nhân tố quyết định chứ không phải là vật chất.
VD: Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại tộc của dân tộc ta,
chúng ta thường yếu hơn kẻ thù về tiềm năng vật chất, binh lực nhưng cuối
cùng, chúng ta là người chiến thắng. Vì ta có sức mạnh tinh thần đoàn kết
dân tộc, có lòng yêu nước nồng nàn và có nghệ thuật đánh giặc rất tài tình
(lấy nhu thắng cương, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh).
+Tuy nhiên, ý thức chỉ giữ vai trò quyết định trong những điều kiện không
gian, thời gian nhất định. Vượt ra khỏi giới hạn đó, vai trò của ý thức sẽ bị
mất đi.
VD: người ta chỉ có thể chịu đựng hoàn cảnh khó khăn trong một thời gian
nhất định, còn nếu hoàn cảnh khó khăn kéo dài thì sẽ không chịu được.
Trong một khu phố, nếu tất cả mọi người cùng nghèo, người ta vẫn sống vui
vẻ được, nhưng nếu chỉ cần một nhà giàu lên, cả khu phố đó sẽ có sự đố kỵ
và sẽ tan rã.
+Như vậy, ngay cả khi yếu tố ý thức trở thành yếu tố quyết định thì đã bị
nhân tố vật chất quy định. Bởi tự bản thân ý thức không làm thay đổi được
gì trong hiện thực nếu không có vật chất tác động, làm nền tảng
 Ý nghĩa phương pháp luận
Để đảm bảo sự thành công của hoạt động nhận thức hay thực tiễn, con người
phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan. Không được
lấy mong muốn chủ quan của mình để hành động, dễ dẫn đến sai lầm và thất
bại. Mặt khác cần phải phát huy tính năng động chủ quan, tính sáng tạo của
con người, phát huy tác động của ý thức, không trông chờ, ỷ lại trong nhận
thức và hành động cảu tạo thế giới.
*Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân:



-Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công
tác.
-Chống bệnh chủ quan duy trì ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và
công
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những sự thay đổi dần về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại ( quy luật lượng-chất)? Từ
đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ đến quá trình hoạt động thực
tiễn của anh (chị)?
 Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất
* Định nghĩa:
_ Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự
vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó
mà không phải là cái khác. Chất là chất của mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại
khách quan, cái làm nên sự vật, để phân biệt nó với vô vàn các sự vật, hiện
tượng khác cùng tồn tại trong thế giới.
_ Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự
vật cũng như các thuộc tính của nó.
Lượng và chất thống nhất với nhau trong mỗi sự vật tồn tại khách quan, do
đó lượng cũng mang tính khách quan, phong phú như chất.
*Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là một thể thống nhất giữa chất và
lượng. Trong quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, chất và lượng cũng
không ngừng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập
với nhau, mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khi sự vật còn tồn tại trong một chất xác định, nghĩa là sự vật còn tồn tại

trong khuôn khổ của một độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là
giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về
chất của sự vật. Độ biểu hiện khuôn khổ ổn định tương đối của sự vật, có
thể thay đổi khi điều kiện.
Trong khuôn khổ của độ, lượng biến đổi từ từ, tiệm tiến tăng dần hoặc giảm


dần, khi lượng biến đổi đạt tới giới hạn, chất của sự vật sẽ thay đổi, giới hạn
đó gọi là điểm nút.
Điểm nút là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất
của sự vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
- Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút.
Khi chất mới ra đời, chất mới tác động trở lại lượng, quy định lượng mới để
tạo ra phù hợp giữa chất và lượng mới. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô
tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của
sự vật.
* Ý nghĩa của quy luật: Con người nhận thức và hoạt động thực tiễn phải
tích lũy lượng để thực hiện biến đổi về chất (“tích tiểu thành đại”, “góp gió
thành bão”) của các sự vật hiện tượng, khắc phục được khuynh hướng chủ
quan, duy ý chí, muốn các bước nhảy liên tục. Mặt khác, cần khắc phục tư
tưởng hữu khuynh, ngại khó khăn, lo sợ không dám thực hiện những bước
nhảy vọt khi có đủ điều kiện. Trong hoạt động thực tiễn cần tích cực chuẩn
bị kỹ mọi điều kiện chủ quan. Khi có tình thế, thời cơ khách quan thì kiên
quyết tổ chức thực hiện bước nhảy để giành thắng lợi quyết định
 Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: vận dụng quy luật lượng
chất vào bản thân, em luôn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ những việc
nhỏ trong môi trường sống hằng ngày để trang bị cho bản thân những kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho việc học tập của hiện tại và công việc của

tương lai để không rơi vào tình trạng ỷ lại vào người khác
Câu 3: Vì sao nói sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930 là tất yếu
của lịch sử? Trình bày ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng?
 Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930 là tất yếu của lịch sử vì:
+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử:
Từ năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 chúng đã
thiết lập sự thống trị trên toàn đất nước ta. Nhân dân ta rơi vào thân phận
nô lệ, mất độc lập, tự do. Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách
bóc lột và nô dịch phản động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt
Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nữa
phong kiến.


Không chịu khuất phục, ngay từ khi Pháp xâm lược nhân dân ta từ Nam
ra Bắc đã đứng lên chống Pháp dưới ngọn cờ dân tộc của các sĩ phu yêu
nước. Các phong trào yêu nước nổi lên chống lại ách đô hộ của thực dân
Pháp như: phong trào Đông Du (1906 – 1908) do Phan Bội Châu lãnh
đạo; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1908) do Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền lãnh đạo; phong trào Duy Tân (1906 – 1908) do Phan
Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng; phong trào của Việt Nam Quang
Phục Hội của Phan Bội Châu; phong trào của Việt Nam Quốc Dân Đảng
(1927) do Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học lãnh đạo… và còn nhiều
cuộc khởi nghĩa khác, nhưng đều bị đàn áp..
Tóm lại, các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp từ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX nổi lên mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần yêu nước, căm thù
giặc của nhân dân ta. Nhưng do không có đường lối chính trị khoa học, tổ
chức lỏng lẻo, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên đều thất bại.
Điều đó chứng tỏ sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước ở nước
ta. Cách mạng Việt Nam bức thiết đòi hỏi phải có lực lượng lãnh đạo tiên
tiến, với đường lối cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đi

đến thành công.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Đó là một tất yếu của lịch sử.

Trước năm 1930 phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng
đều bị thất bại do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng, tình hình đó
đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách
mạng VN. Từ 1919-1929 thông qua hoạt động của NAQ đã chuẩn bị về
tư tưởng chính trị tổ chức cho sự thành lập Đảng. NAQ đã ra sức tuyên
truyền CN Mác-Lenin vào VN, chuẩn bị về tư tưởng chính trị thành lập
hội VN cách mạng thanh niên. Để thông qua tổ chức này truyền bá CN
Mác-Lenin vào VN
Đảng ra đời không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân, một
nhóm người, mà là kết quả của một quá trình kết hợp, tác động, chuyển hóa
lẫn nhau giữa 3 yếu tố: chủ nghĩa Mac-Lenin,phong trào công nhân và
phong trào yêu nước ở Việt Nam cùng với yếu tố quốc tế cách mạng Tháng
Mười Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại,


có tác động thức tỉnh các dân tộc đang đấu tranh giải phóng. Những tư tưởng
cách mạng cấp tiến dội vào các nước thuộc địa.Mặt khác, đó là kết quả của
sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong đó công lao vĩ đại to lớn nhất
thuộc về lãnh tụ Hồ Chí Minh người đã tìm ra con đường sáng suốt nhất giải
phóng dân tộc
 Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng:
_ Đảng Cộng Sản Việt Nam đời vào năm 1930 là tất yếu của lịch sử, là kết
quả của cuộc đấu tranh giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp chủa nghĩa MácLenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
_ Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã
chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp

lãnh đạo cách mang ở Việt Nam, nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt
Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
_ Đảng vừa ra đời đã nắm được vai trò lãnh đạo duy nhất đối với phong trào
cách mạng, là trung tâm đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc Việt Nam, là sự
chuẩn bị đầu tiên, mở đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau.
_ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam là bộ phận
của cách mạng thế giới
_ Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định công lao to lớn của
Nguyễn Ái Quốc-người tìm ra con đường con đường cứu nước đúng đắn và
chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức thành lập Đảng.
Câu 4: Hãy cho biết tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên những yếu
tố nào? Trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
 Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên những yếu tố:





Tinh hoa văn hóa dân tộc
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác-Lenin


 Trong đó chủ nghĩa Mác-Lenin là yếu tố quyết định và quan trọng
nhất vì chủ nghĩa Mác-Lenin là học thuyết về đấu tranh giai cấp mà đất nước
đang cần để giải phóng giai cấp cần lao. Mặc khác nhờ lối tư duy khoa học,
biện chứng nhờ vào đó phân tích được tình hình cách mạng ở Việt Nam.

Câu 5: Trình bày nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách

mạng? Từ đó liên hệ đến quá trình hoạt động thực tiễn của anh chị?
 Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:
* Vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân:
Người cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội giống
như gốc của cây, nguồn của sông suối. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong
sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang; đạo đức là vũ khí sắc bén
trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; đạo đức giúp cho con người
luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh của mình trong mọi hoàn cảnh, đạo đức là
tiêu chuẩn đánh giá sự cao thượng của con người, đạo đức cùng với tài năng
có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người.
* Các chuẩn mực đạo đức cơ bản:

Trung với nước, hiếu với dân: đây là chuẩn mực đạo đức nền
tảng, quy định hành vi ứng xử của cá nhân với cộng đồng. Trung với nước là
phải yêu nước gắn liền với yêu chỉ nghĩa xã hội; trung thành với con đường
mà dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, phát triển đất
nước. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc; quan tâm,
chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân; đấu tranh để giải phóng nhân dân, để
dân trở thành người chủ và làm chủ đất nước.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: đây là chuẩn mực đạo
đưc trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử hằng ngày của con người. Hồ Chí
Minh giải thích rõ:
 Cần: là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; biết sắp xếp, phân
công lao động hợp lý, lao động với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả
cao.
 Kiệm: là tiết kiệm. không lãng phí, không xa xỉ; tiết kiệm của
mình và tiết kiệm của công; mình tiết kiệm và làm cho người khác tiết kiệm;
tiết kiệm toàn diện từ tài nguyên, vật liệu, tiền tài của cải, thời gian đến sức
lao động.



 Liêm: là liêm khiết, trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của,
danh tiếng
 Chính: là không tà, thảng thắn, đứng đắn, trung thực, thật thà.
 Chí công vô tư: là đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết,
trước hết, có thể hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung.
Hồ Chí Minh chỉ rõ các tiêu chuẩn đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, có quan
hệ chặt chẽ với nhau và là những đức tính tối cần thiết của mỗi con người.
Nó là thước đo bản chất “người” của một con người.

Yêu thương con người: là yêu thương tất cả mọi người, nhất là
những người lao động nghèo khổ, bọ bóc lột, áp bức và những đối tượng dễ
bị tổn thương nhất trong xã hội. Yêu thương con người là phải quan tâm,
chăm sóc mọi mặt đời sống con người và tạo điều kiện cho con người phát
huy hết tài năng, sáng tạo của mình; phải hành động, chiến đấu bảo vệ lương
tri, phẩm giá làm người, giải phóng con người một cách triệt để.

Tinh thần quốc tế trong sáng: bao gồm tôn trọng, thương yêu,
giúp đỡ, ủng hộ tất cả các dân tộc chống áp bức, bất công, chống sự thù hằn,
phân biệt chủng tộc, xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế.
*Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng: nói đi đôi với làm,
phải nêu gương đạo đức; xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào
quần chúng rộng rãi; tu dưỡng đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách
mạng.
*Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
• Một là học trong với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
• Hai là học cần, kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

• Ba là học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái vị tha, khoan
dung và nhân hậu với con người.
• Bốn là học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm
vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
• Năm là học tấm gương, học suốt đời, học quần chúng, học từ trong
thực tiễn, càng tiến lên càng phải học.


 Liên hệ đến quá trình hoạt động thực tiễn: tự rút ra kinh nghiệm và
cách sống, chăm chỉ trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ không gian lận
trong thi cử



×