Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tổng hợp địa lý tự nhiên và kinh tế nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.07 KB, 101 trang )

PHÇN A: C¢U HáI Sö DôNG ATLAT
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học:
a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển
nước ta giáp với những quốc gia nào?
b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta?
Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi,
hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng
núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam.
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA
BIỂN:
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự
phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí
tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được
phân bố ở đâu?
Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3
miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản,
tài nguyên khác…, khó khăn)
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:
Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để
nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư?
Câu 2: Dựa vào hình 16.2 SGK Địa lí 12 (hình 21.2 SGK Địa lí 12
Nâng cao) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Giải thích
nguyên nhân.
b. Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư trên phạm vi
cả nước?
Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:


a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người
trở lên ở nước ta và giải thích nguyên nhân.
b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tên có đô thị có
quy mô dân số từ 100.000 đến 200.000 người trở lên.
Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1
Câu 1: Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam để:
a. Nhận xét sự phân bố sản xuất nông nghiệp.
b. Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông
nghiệp.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy kể tên các vùng nông
nghiệp của nước ta. Nêu một số sản phẩm chính của các vùng nông
nghiệp nước ta?
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về tình hình sản
xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho
sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày
thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm (cà
phê, cao su, điều) ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta.
b. Trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp hàng năm
ở nước ta.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta.
b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi trong
những năm qua.
c. Cho biết các tỉnh có số lượng trâu, bò lớn.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày tình hình phát
triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta.
Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM
NGHIỆP
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân
tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy
sản ở nước ta theo bảng sau:
Thuận lợi Khó khăn
a. Điều kiện tự nhiên
- Vùng biển rộng lớn,
trữ lượng hải sản
phong phú
2
- Bờ biển
- Các ngư trường
- Diện tích mặt nước
- Khí hậu
b. Điều kiện kinh tế -
xã hội
- Lao động
- Thị trường
- Chính sách
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở
nước ta
+ Tình hình phát triển chung.
+ Tình hình khai thác thủy sản.
+ Tình hình nuôi trồng thủy sản.
b. Vì sao trong những năm gần đây giá trị sản xuất thủy sản nuôi
trồng tăng nhanh?

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét về sự biến động về diện tích rừng, rừng tự nhiên,
rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000-2007.
b. Nhận xét về sự phân hóa giá trị sản xuất lâm nghiệp của các
tỉnh thành phố nước ta.
Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày một số đặc điểm
chủ yếu: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội
của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở khu vực Bắc
Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, khu vực Nam Bộ.
b. Giải thích tại sao hai khu vực này có mức độ tập trung công
nghiệp cao nhất cả nước.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét:
a. Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm ở nước ta.
b. Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến.
3
c. Sự phân bố một số ngành công nghiệp chế biến: lương thực,
chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, rượu, bia, nước giải khát, đường, sữa,
bánh kẹo, thủy hải sản, sản phẩm chăn nuôi.
Bài 27: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Nêu cơ cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp:
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
b. Giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp
lớn nhất nước ta?
Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN

TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang giao thông) hãy kể tên
một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc - Nam. Giải thích
vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta?
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Nêu các tuyến vận tải ven bờ.
b. Nêu các cảng biển và cụm cảng quan trọng của nước ta.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nêu một số tuyến đường
bay và sân bay quốc tế của nước ta.
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia ở Việt Nam.
b. Nhận xét tình hình gia tăng khách du lịch và doanh thu từ du
lịch giai đoạn 1995-2009.
c. Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế
giới ở nước ta.
Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ
Câu 1: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:
a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thể hiện sự phân bố
khoáng sản đang khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Khoáng sản đang khai thác Phân bố
Than
Sắt
Thiếc
Đồng
4
Bô xit
Apatít
b. Nhận xét về tài nguyên khoáng sản của Trung du và miền núi

Bắc Bộ. Nêu những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.
Câu 2: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam
và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện
những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Thế mạnh Điều kiện phát triển Thực trạng phát triển
Khai thác và chế biến
khoáng sản, thủy điện
Trồng và chế biến cây
công nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt
và ôn đới
Chăn nuôi gia súc
Kinh tế biển
Câu 3: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam,
kể tên các trung tâm công nghiệp (từ lớn đến nhỏ) của Trung du miền
núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về
sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.
Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO
NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Câu 1: Căn cứ vào hình 33.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt
Nam:
a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được quy mô, cơ
cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng
sông Hồng
Tên trung tâm
công nghiệp
Quy mô
Các ngành
công nghiệp

b. Vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn
nhất của vùng?
5
Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC
TRUNG BỘ
Câu 1: Căn cứ hình 35.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:
a. Điền các nội dung về khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ vào
bảng theo mẫu dưới đây:
Loại khoáng sản Tên mỏ Thuộc tỉnh
Ví dụ: Sắt Thạch Khê Hà Tĩnh
b. Hãy kể tên:
- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành công
nghiệp của mỗi trung tâm.
- Các cảng biển của vùng.
- Các cửa khẩu của vùng trên biên giới Việt - Lào.
- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng.
- Các tuyến đường sang Lào (điểm đầu ở Việt Nam và điểm
cuối ở biên giới Việt - Lào)
Bài 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ
Câu 1: Căn cứ hình 36 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:
a. Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện về công nghiệp của
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung tâm
công nghiệp
Quy mô
Các ngành
công nghiệp
b. Nhận xét cơ cấu công nghiệp và sự phân bố các trung tâm
công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

c. Kể tên các mỏ khoáng sản hiện có trong vùng.
d. Nêu các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) có trong vùng.
e. Kể tên 5 bãi biển của vùng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
g. Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có trong vùng.
6
Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
Câu 1: Dựa vào hình 37.1 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam
và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy rõ thế
mạnh về phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Điều kiện Tình hình phát triển và
phân bố cây công nghiệp
Biện pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất cây công nghiệp
Câu 2: Dựa vào hình 37.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam
và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Tên sông
Nhà máy thủy điện
Ý nghĩa của
việc phát triển
thủy điện ở Tây
Nguyên
Đang hoạt động Đang xây dựng
Xê Xan
Xre Pôk
Đồng Nai
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho
biết:
a. Tại sao hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn?
b. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều

hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
Bài 38: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU
Ở ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1: Sử dụng hình 39 SGK Địa lí 12 và Atlat Địa lí Việt Nam:
a. Kể tên (ở vùng Đông Nam Bộ)
+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
+ Các vườn quốc gia, khu vực dự trữ sinh quyển.
+ Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản.
+ Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.
+ Các tuyến giao thông huyết mạch.
b. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trung tâm công nghiệp Quy mô Các ngành công nghiệp
7
Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC
PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh và thành
phố (tương đương cấp tỉnh) có biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc
vào Nam.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền tiếp nội dung vào
bảng theo mẫu dưới đây:
Trung tâm du lịch biển Tài nguyên du lịch của trung tâm
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên một số cảng
biển của các vùng dưới đây:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng.
+ Bắc Trung Bộ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
8

PHÇN b: bµi tËp vÏ biÓu ®å vµ nhËn
xÐt
Bài 1. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ NƠI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị:
0
C)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
Tháng I Tháng VII Cả năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 22,1
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
Tp Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
b. Giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy?
Bài 2: Cho bảng số liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình các
tháng năm 2009 tại Hà Nội và Huế:
Địa
điểm
Chỉ
số
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nội
Nhiệt
độ
(

0
C)
16,0 22,5 21,0 24,7 27,1 30,3 29,6 29,9 29,1 26,8 21,9 19,9
Mưa
(mm)
4,9 8,0 49,1 74,3 229,0 242,4 550,5 215,7 154,6 78,8 1,2 3,6
Huế
Nhiệt
độ
(
0
C)
18,5 23,1 24,3 25,5 26,7 29,2 28,6 28,3 26,9 25,6 22,6 21,2
Mưa
(mm)
257,0 24,1 86,8 149,0 220,3 106,0 78,5 99 1288,6 833,8 334,5 334,5
Hãy vẽ các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và Huế, từ
đó rút ra nhận xét gì?
Bài 3: Cho bảng số liệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM
Năm
Tổng diện tích rừng
(triệu ha)
Diện tích rừng tự
nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng
trồng (triệu ha)
Độ che
phủ (%)
1943 14,3 14,3 0 43,0

1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2009 13,2 10,3 2,9 39,1
9
a. Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu.
b. Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích rừng ở nước
ta giai đoạn 1943-2009.
Bài 4: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHÁY VÀ CHẶT PHÁ CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000-2009 (Đơn vị: ha)
Diện tích rừng 2000 2003 2004 2005 2009
Bị cháy 1045 5510,6 4787,0 6829,3 1549
Bị chặt phá 3542,6 2040,9 2254,0 3347,3 3172
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét.
Bài 5: Dựa vào bảng số liệu sau:
TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1979-2009 (Đơn vị %)
Năm 1979 1989 1999 2009
Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6
Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7
a. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các năm.
b. Nhận xét về sự thay đổi tỉ suất sinh, tử và tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên của nước ta. Giải thích.
Bài 6: Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN
Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1970-2009
Năm Số dân (triệu người) TS gia tăng tự nhiên (%)
1970 41,0 3,2
1979 52,5 2,5
1989 64,4 2,1
1999 76,3 1,4

2005 83,1 1,3
2009 85,8 1,2
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân và tỉ suất gia
tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1970-2009
b. Nêu nhận xét cần thiết.
c. Giải thích vì sao hiện nay gia tăng dân số tự nhiên đã giảm
nhưng dân số nước ta vẫn tăng?
Bài 7: Dựa vào bảng số liệu sau:
10
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA QUA
MỘT SỐ NĂM (Đơn vị %)
Năm
Nhóm tuổi (%)
0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên
1979 41,7 51,3 7,0
1989 38,7 54,1 7,2
1999 33,5 58,4 8,1
2009 25 66,0 9,0
a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta
giai đoạn 1979-2009?
b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với phát triển kinh
tế xã hội nước ta?
Bài 8: Cho bảng số liệu sau:
SỐ LAO ĐỘNG ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn người)
Năm Tổng số
Chia ra
Nông-Lâm-
Ngư
Công nghiệp- xây

dựng
Dịch vụ
1999 35874343 24806361 5126170 5914821
2009 47682334 25731627 9668662 12282045
a. Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta
trong hai năm 1999, 2009.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động
phân theo khu vực kinh tế theo số liệu đã tính.
c. Nhận xét và giải thích.
Bài 9: Dựa vào bảng số liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2000-2009 (Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế 2000 2002 2003 2005 2009
Nhà nước 9,3 9,5 10,0 9,5 9,6
Ngoài nhà nước 89,7 89,0 88,1 87,8 87,0
Có vốn đầu tư nước ngoài 1,0 1,5 1,9 2,7 3,4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện.
b. Nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động
phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2009
Bài 10: Dựa vào bảng số liệu sau:
11
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2009
Năm Số LĐ đang làm
việc (triệu người)
Tỉ lệ thất nghiệp
ở thành thị (%)
Thời gian thiếu việc
làm ở nông thông (%)
199
6

33,8 5,9 27,7
199
8
35,2 6,9 28,9
2000 37,6 6,4 25,8
2002 39,6 6,0 24,5
2009 42,7 5,3 19,4
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thời
gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 1996-2009.
b. Nêu nhận xét và giải thích?
Bài 11: Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ
TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1979-2009
Năm
Số dân thành thị
(nghìn người)
Tỉ lệ dân thành thị trong dân
số cả nước (%)
1979 10 094 19,2
1989 12 463 19,4
1999 18 077 23,7
2009 25 374 29,6
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ
lệ dân thành thị trong dân số giai đoạn 1979-2009.
b. Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị
trong dân số cả nước giai đoạn trên.
Bài 12: Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét sự phân bố đô thị và số
dân đô thị giữa các vùng.
PHÂN BỐ ĐÔ THỊ VÀ SỐ DÂN ĐÔ THỊ GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2009
Vùng

Số
lượng
đô thị
Trong đó Số dân
(nghìn
người)
TP trực
thuộc tỉnh
Thị

Thị
trấn
Cả nước 708 44 47 617 24673,7
Trung du & miền núi Bắc Bộ 154 9 9 136 1751,1
Đồng bằng sông Hồng 139 11 6 122 5584,4
Bắc Trung Bộ 98 5 7 86 1557,1
12
Duyên hải Nam Trung Bộ 74 8 2 64 2875,3
Tây Nguyên 56 3 6 47 1389,9
Đông Nam Bộ 49 2 5 42 7826,2
Đồng bằng sông Cửu Long 138 6 12 120 3689,7
Bài 13: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: So sánh tỉ lệ dân đô thị và sự
thay đổi dân đô thị giữa các vùng của nước ta.
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ GIỮA CÁC VÙNG (Đơn vị: %)
Vùng
Năm
1999
Năm
2009
Cả nước 23,7 29,6

Trung du & miền núi Bắc Bộ 13,8 16,8
Đồng bằng sông Hồng 21,0 29,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 19,1 24,1
Tây Nguyên 27,2 27,8
Đông Nam Bộ 55,1 57,1
Đồng bằng sông Cửu Long 17,2 22,8
Bài 14: Dựa vào bảng số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG THEO GIÁ
THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
VÀ THEO VÙNG (Đon vị: nghìn đồng)
Vùng
Năm
1999
Năm
2004
Năm
2009
Cả nước 295 484 995
1. Phân theo thành thị- nông thôn
- Thành thị 517 815 1605
- Nông thôn 225 378 762
2. Phân theo vùng
Trung du & miền núi Bắc Bộ 199 327 657
Đồng bằng sông Hồng 282 498 1065
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ
229 361 728
Tây Nguyên 345 390 795
Đông Nam Bộ 571 893 1773
Đồng bằng sông Cửu Long 342 471 940

13
a. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/ tháng của
cả nước và các vùng nước ta, năm 2009.
b. Từ biểu đồ và bảng số liệu so sánh về thu nhập bình quân đầu
người/ tháng và sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người/ tháng
giữa các vùng của nước ta.
Bài 15: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1990-2009 (Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế Năm 1990 Năm 2000 Năm 2009
Nông- Lâm- Ngư nghiệp 38,7 24,5 22,2
Công nghiệp - Xây dựng 22,7 36,7 39,8
Dịch vụ 38,6 38,8 38,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2009
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ
cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn trên.
Bài 16: Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP THEO GIÁ TRỊ THỰC
TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
NĂM 1995 VÀ 2009 (Đơn vị: tỉ đồng)
Thành phần kinh tế Năm 1995 Năm 2009
Tổng số 228892 1485038
Kinh tế Nhà nước 91977 527732
Kinh tế ngoài Nhà nước 122487 683654
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14428 273652
a. Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và
năm 2009.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành
phần kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2009.

c. Dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo
thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2009. Cho biết nguyên nhân
của sự thay đổi.
Bài 17: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ
PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (Đơn vị: tỉ đồng)
Ngành Năm 1999 Năm 2009
14
Tổng số 128416,2 377238,6
Trồng trọt 101648,0 269337,6
Chăn nuôi 23773,2 102200,9
Dịch vụ nông nghiệp 2995,0 5700,1
a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động
năm 1999 và 2009
b. Hãy cho biết cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm các phân
ngành nào?
c. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo
ngành hoạt động trong 2 năm 1999 và 2009. Nguyên nhân?
Bài 18: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (Đơn vị: %)
Loại cây Năm 1990 Năm 2009
Cây lương thực 67,1 56,8
Cây rau đậu 7,0 8,6
Cây công nghiệp 13,5 25,6
Cây ăn quả 10,0 7,6
Cây khác 2,3 1,4
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta
năm 1990 và 2009.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt qua các năm 1990 và 2009. Nguyên nhân.

Bài 19: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ (Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Tổng cộng
Chia ra
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
1990 6043 2074 1216 2753
2009 7400 3013 2368 2018
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ cả
nước ta năm 1990 và 2009.
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ
của nước ta năm 2009 so với năm 1990. Giải thích nguyên nhân của
sự thay đổi trên.
Bài 20: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 1990-2009
Năm 1990 1999 2003 2009
15
Diện tích (nghìn ha) 6042 7653 7452 7400
Sản lượng (nghìn tấn) 19225 31393 34568 38729
a. Tính năng suất lúa của các năm trên.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa giai đoạn 1999-2009.
c. Nhận xét tình hình năng suất lúa giai đoạn 1990-2009, giải
thích nguyên nhân.
Bài 21: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1995-2009
Năm 1995 1999 2003 2009
Số dân (nghìn người) 71995 76596 80468 85122
Sản lượng lương thực
(nghìn tấn)
26142 33150 37706 43305

a. Tính bình quân lương thực đầu người nước ta giai đoạn 1995-
2009.
b. Nhận xét mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực
nước ta trong giai đoạn 1995-2009.
Bài 22: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP,
GIAI ĐOẠN 1975-2009 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 1975 1985 1990 2000 2009
Cây công nghiệp
hằng năm
210,1 600,7 542,0 778,1 806,1
Cây công nghiệp
lâu năm
172,8 470,3 657,3 1451,3 1885,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây
công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 1975-2009.
b. Nhận xét sự biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm và
cây công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 1975-2009. Giải thích
nguyên nhân.
Bài 23: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN
NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2009
Năm 1990 1995 2000 2006 2009
Sản lượng
(nghìn tấn)
890 1584 2250 3720 4602
16
Giá trị sản xuất
(tỉ đồng)
8135 13524 21777 42035 50081

a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sản lượng và giá trị
sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2009.
b. Nhận xét tình hình sản xuất ngành thủy sản nước ta giai đoạn
1990-2009.
Bài 24: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ (Đơn vị: %)
Vùng 2000 2009
Cả nước 100,0 100,0
Đồng bằng sông Hồng 17,2 21,9
Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,7 5,8
Bắc Trung Bộ 2,5 2,2
Duyên hải Nam trung Bộ 4,8 4,3
Tây Nguyên 0,9 0,8
Đông Nam Bộ 54,8 52,4
Đồng bằng sông Cửu Long 10,5 9,8
Không xác định 4,6 2,8
a. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong các năm 2000, 2009.
b. Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về tỉ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp của các vùng.
c. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2000 và 2009
Bài 25: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế 1999 2009
Nhà nước 39,9 18,5
Ngoài Nhà nước 22,0 37,1
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 38,1 44,4

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế của nước ta 1999 và 2009.
b. Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân
Bài 26: Cho bảng số liệu sau:
17
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2009
Năm 1995 2000 2005 2009
Điện (tỉ kWh) 14,7 26,7 52,1 70,9
Than (triệu tấn) 8,4 116, 34,1 39,7
a. Tính sự gia tăng sản lượng điện và than của nước ta giai đoạn
1995-2009.
b. Nhận xét sự gia tăng sản lượng điện và than ở nước ta trong
giai đoạn 1995-2009. Cho biết nguyên nhân.
Bài 27: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA NĂM 2009 (Đơn vị %)
Loại đường Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển
Đường sắt 1,3 2,4
Đường bộ 69,8 16,3
Đường sông 20,4 14,4
Đường biển 8,5 66,9
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối
lượng luân chuyển hàng hóa của nước ta năm 2009.
b. Nhận xét về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân
chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2009.
c. Giải thích vì sao ở nước ta ngành vận tải đường bộ có tỉ trọng
khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất. Ngành vận tải đường biển
có tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa cao nhất trong các loại
hình giao thông vận tải ở nước ta.
Bài 28: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1999 - 2009 (Đơn vị: triệu USD)
1999 2003 2005 2007 2009
Giá trị xuất khẩu 11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 62685,1
Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 80713,8
Tổng số 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 143398,9
a. Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 -
2009.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của
nước ta giai đoạn 1999 - 2009.
Bài 29: Cho bảng số liệu sau:
18
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO
NHÓM HÀNG NĂM 1999 - 2009 (Đơn vị %)
1999 2009
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 31,3 37,0
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 36,7 39,8
Hàng nông sản, lâm sản, thủy sản 32,2 23,2
Tổng số 100,0 100,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo
nhóm hàng ở nước ta 1999-2009
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của
nước ta giai đoạn 1999-2009
Bài 30: Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995 - 2009 (Đơn vị: nghìn lượt người)
Năm 1995 1999 2002 2005 2009
Tổng số khách du lịch 1351,3 1781,8 2628,2 3477,5 4235,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam, giai đoạn 1995 - 2009.
b. Nhận xét về tình hình gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế

đến Việt Nam giai đoạn trên. Nguyên nhân.
Bài 31: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI
BẮC BỘ (GIÁ SO SÁNH 1994) (Đơn vị: tỉ đồng)
Vùng 1995 2000 2009
Đông Bắc 4167,6 6868,9 20696,1
Tây Bắc 320,5 541,2 1994,1
Nhận xét sự khác nhau về công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây
Bắc. Giải thích vì sao.
Bài 32: Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CẢ NƯỚC,
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Đơn vị: %)
Trâu
(nghìn con)

(nghìn con)
Lợn
(triệu con)
2000 2008 2000 2008 2000 2009
Cả nước
2897,2 2897,7 4127,9 6337,7 20193,8 26701,6
19
TD và miền núi Bắc
Bộ
1562,0 1624,4 651,1 1058,9 4088,1 5927,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của cả
nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009.
b. Nhận xét về vai trò của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong
việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn của cả nước.
c. Giải thích vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ nuôi được

nhiều các loại gia súc trên.
Bài 33: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KINH TẾ PHÂN THEO NGÀNH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị: %)
Năm
Tổng
số
Chia ra
Nông-lâm-
thủy sản
Công nghiệp
- xây dựng
Dịch vụ
1990 100,0 45,6 22,7 31,7
2005 100,0 25,1 29,9 45,0
Dự kiến 2015 100,0 20,0 34,0 46,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng trong 3 năm 1990, 2005 và 2015.
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
Bài 34: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Năm
Tiêu chí
1995 2000 2004 2009
Dân số (nghìn người) 16137 17039 17836 18545
Diện tích giao trồng cây LT
có hạt (nghìn ha)
1336 1360 1230 1252
Sản lượng lương thực có

hạt (nghìn tấn)
5463 7057 7289 7220
Bình quân lương thực có
hạt theo đầu người (kg)
320 391 386 371
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của các
chỉ số có trong bảng, giai đoạn 1995 - 2009.
b. Nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên. Giải
thích.
20
Bài 35: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
2000 2008 2000 2008 2000 2009
Cả nước 7666,3 7400,2 32529,5 38729,8 42,4 52,3
Đồng bằng
sông Hồng
1212,6 1153,2 6586,6 6790,2 54,3 58,9
Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng.
Bài 36: Cho bảng số liệu sau:
HIỆN TRẠNG RỪNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ BẮC TRUNG BỘ
NĂM 2003, 2009 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2003 Năm 2009
Tổng
diện
tích

Chia ra Tổng
diện
tích
Chia ra
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Cả nước 11974,6 9873,3 2100,9 13258,7 10338,9 2919,8
Bắc Trung Bộ 2308,0 1895,8 412,2 2764,8 2110,1 654,7
Nhận xét về hiện trạng rừng Bắc Trung Bộ và giải thích.
Bài 37: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG
Ở BẮC TRUNG BỘ (Đơn vị: tấn)
Tiêu chí 1995 2009
Khai thác 93 109 219 583
Nuôi trồng 15 601 89 728
Tổng cộng 108 710 309 311
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản
của vùng năm 1995 và 2009.
b. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển, sự thay đổi cơ
cấu giá trị sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ.
Bài 38: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ
(Đơn vị: nghìn m
3

)
Tỉnh 1995 2002 2009
Thanh Hóa 65,0 32,5 51,6
Nghệ An 125,0 85,0 102,5
21
Hà Tĩnh 32,0 28,4 64,4
Quảng Bình 43,0 29,2 45,0
Quảng Trị 32,9 24,7 66,0
Thừa Thiên Huế 34,5 27,0 61,1
Tổng cộng 323,4 226,8 390,6
Nhận xét về tình hình khai thác gỗ ở Bắc Trung Bộ.
Bài 39: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG
Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Đơn vị: nghìn tấn)
Tiêu chí Năm 1995 Năm 2009
Khai thác 216,8 610,7
Nuôi trồng 6,8 65,6
Tổng cộng 223,6 676,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của
vùng năm 1995 và 2009.
b. Nhận xét và giải thích tình hình, sự thay đổi cơ cấu sản lượng
thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bài 40: Cho bảng số liệu sau:
HIỆN TRẠNG RỪNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ TÂY NGUYÊN
2003, 2009 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2003 Năm 2009
Tổng
diện
tích
Chia ra Tổng

diện
tích
Chia ra
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
Cả nước 11974,
6
9873,7 2100,9 13258,7 10338,9 2919,8
Tây Nguyên 2982,8 2884,9 97,9 2925,2 2715,7 209,5
Trình bày tiềm năng thực trạng, vấn đề đặt ra và biện pháp giải
quyết đối với việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
Bài 41: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ
CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2009 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 1990 1995 2000 2005 2009
Cả nước 221,5 278,4 413,8 482,7 631,5
Đông Nam Bộ 72,0 213,2 272,5 306,4 395,0
22
a. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát
triển cây cao su của cả nước.
b. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cây cao
su?
PHÇN c: kiÕn thøc ®Þa lÝ
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh
tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng ở nước ta.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta
a) Vị trí địa lí:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á.
- Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và
thông ra Thái Bình Dương.
- Nằm gần các con đường giao thông quốc tế quan trọng.
- Hệ tọa độ:
Điểm
cực
Tọa độ Địa giới hành chính
Bắc 23
0
23’B
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Nam 8
0
34’B
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Tây 102
0
09’Đ
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Đông 109
0
24’Đ
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường
xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và chế độ gió mùa
châu Á.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7, thuận lợi
cho thống nhất quản lí đất nước, thời gian sinh hoạt và các hoạt động
khác.
b) Phạm vi lãnh thổ:
- Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
23
+ Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Có đường
biên giới chung với Trung Quốc (hơn 1400km); Lào (gần 2100km);
Campuchia (hơn 1100km).
+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Có diện tích trên 1 triệu km
2
thuộc Biển Đông, bao gồm:
* Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường
cơ sở.
* Lãnh hải là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều
đường cơ sở 12 hải lí.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm
bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển rộng 12 hải
lí.
* Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải thành
một vùng biển rộng 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn
về mặt kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp
ngầm và tàu thuyền, máy bay của nước ngoài vẫn đi lại theo công

ước quốc tế. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí.
* Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất
dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải
cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa Nhà
nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn
tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
+ Vùng trời: là khoảng không gian giới hạn về độ cao bao trùm
lên lãnh thổ Việt Nam; trên đất liền được xác định bởi các đường
biên giới, trên biển là ranh giới ngoài lãnh hải và không gian của các
đảo.
Câu 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
a) Thuận lợi:
- Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền
nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng; lại nằm trong khu vực thường xuyên
chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có
hai mùa rõ rệt.
24
* Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế
thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức sống.
* Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề
với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng
Địa Trung Hải nên nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú.
* Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động,
thực vật nên có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
* Vị trí và hình thế nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự
nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và miền

Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo.
* Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới:
bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp
phòng chống tích cực.
- Ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng.
+ Về kinh tế:
* Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc
tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng hải,
hàng không nối liền giữa các quốc gia. Vì thế, Việt Nam có thể dễ
dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước
Lào, cho khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam
Trung Quốc.
* Vị trí địa lí thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Về văn hóa - xã hội:
* Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa -
xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta
chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các
nước trong khu vực.
+ Về an ninh, quốc phòng:
* Nước ta có một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở vùng Đông
Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến
động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là
25

×