Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu quy trình chế biến phân compost từ rác sinh hoạt tại thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 83 trang )












Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost
từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt








Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 1

CHƯƠNG I :
MỞ ĐẦU

I.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt được biết đến không chỉ là một thành
phố hoa với sương mù huyền ảo, mà đây còn là thành phố thiên đường của du lịch,
nghĩ dưỡng nổi tiếng của cả nước từ trước đến nay. Gần đây, chính phủ đã có văn
bản nâng thành phố Đà Lạt lên tầm “thành phố trực thuộc Trung Ương”, với vị thế
và tầm cỡ quan trọng ấy, vấn đề vệ sinh môi trường luôn là mục tiêu hàng đầu của
các cấp lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên trong những năm gần đây do mức độ tăng dân
số cùng với lượng khách du lịch tăng đã một phần làm cho môi trường đô thị bị ảnh
hưởng và có chiều hướng bị ô nhiễm. Đặc biệt chất thải rắn là một trong những yếu
tố quan trọng nhất tác động đến cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Theo như số liệu thống kê hiện nay, thành phố Đà Lạt có tổng cộng 168 con
đường chính và mạng lưới giao thông nội bộ thuộc 12 phường, xã với tổng số dân
vào khoảng 250 000 người. Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong một ngày
tương đương 500m
3
(200 - 225 tấn), nhưng chỉ thu gom được 70% (350m
3
), số rác
còn lại người dân đem chôn tự do và vất bỏ bừa bãi gây ảnh hưởng cảnh quan đô thị,
ô nhiễm môi trường. Lượng rác thải sau khi thu gom được đem đến bãi xử lý và
được chôn một cách uổng phí trong khi thành phần hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao.
Ngoài ra, bãi xử lý lại không được thiết kế đúng quy cách gây tình trạng ô nhiễm môi
trường do nước rỉ rác và lượng khí mêtan sinh ra khá cao.
Người dân Đà Lạt sống bằng nghề nông là chủ yếu nhưng phân bón mà nông
dân ở đây sử dụng là phân cá (phân xác mắm) thay cho phân hữu cơ, việc sử dụng
loại phân này lúc đầu đem lại hiệu quả đáng kể về mặt kinh tế (cho năng suất, sản
lượng cao), nhưng bên cạnh đó cũng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là làm cho đất
bị nhiễm mặn do nồng độ muối trong phân khá cao. Tương tự như vậy, phân hóa
học, đặc biệt là phân đạm cũng được bón với liều lượng cao. Lượng phân vô cơ sử
dụng trung bình trên 1ha cao hơn gấp 2 lần so với mức khuyến cáo, không những
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt


SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 2

không làm tăng năng suất sản phẩm xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế, mà còn gây ra
những hậu quả khác về môi trường, đặc biệt là sự tích lũy hàm lượng NO
3
-
trong rau.
Vậy thì tại sao chúng ta lại không biến rác thành tiền và xem chúng như một
nguồn tài nguyên thay vì coi đó là một vấn nạn của xã hội. Do đó, em đã chọn đề tài
đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt tại
thành phố Đà Lạt” nhằm giảm bớt sức ép đối với bãi rác của thành phố, góp phần
ngăn chặn các thảm họa ô nhiễm môi trường do rác gây nên, cung cấp phân bón hữu
cơ sinh học phục vụ cho nông nghiệp, hỗ trợ cho Đội cây xanh đô thị (cung cấp phân
bón để trồng hoa, cây xanh trên hàng trăm tuyến đường) và góp phần làm cho thành
phố Đà lạt luôn xứng đáng là thành phố sinh thái của nước ta.
I.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập số liệu, kết hợp với các tài liệu có sẵn,
đồ án nghiên cứu đưa ra quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt của thành
phố Đà Lạt trước tình hình chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng, có khả năng
gây nhiều tác hại đến con người và môi trường trong một tương lai không xa. Góp
phần bảo vệ môi trường, giữ cho thành phố Đà Lạt luôn xanh – sạch – đẹp.
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
Nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm :
 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt.
 Giới thiệu tổng quan về công nghệ sản xuất phân Compost trong nước và trên
thế giới.
 Dự báo diễn biến phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 tại thành phố
Đà Lạt.
 Tính toán quy trình công nghệ sản xuất phân Compost từ chất thải rắn sinh

hoạt tại thành phố Đà Lạt.
I.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
Do tính chất đặc trưng của chất thải rắn tại Đà Lạt và hơn nữa mục tiêu của đề
tài đồ án là nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác thải sinh hoạt của
thành phố nên đồ án chỉ tập trung nghiên cứu trên rác thải sinh hoạt của thành phố
mà thôi.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 3

I.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
Chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm cả rác vườn, phế phẩm nông nghiệp của
thành phố Đà Lạt.
I.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Theo định nghĩa này, cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa
theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác thải sinh hoạt tại thành
phố Đà Lạt là nghiên cứu mối quan hệ từ nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến
khâu xử lý cuối cùng. Từ đó đưa ra được phương pháp xử lý phù hợp nhất đối với
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt.
I.6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
I.6.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế
Thông qua giấy giới thiệu của trường và văn phòng Khoa Kỹ thuật Môi
trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Lâm Đồng,
phòng tổ chức Công ty quản lý công trình Đô thị thành phố Đà Lạt đã bố trí cho em
được về Đội Vệ sinh Môi trường Đô thị thành phố Đà Lạt để khảo sát thực tế tình
hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn hiện nay của thành phố Đà Lạt.

Công việc của em là theo xe ép rác thu gom, vận chuyển rác ở các tuyến
đường trong thành phố để thu thập dữ liệu, khảo sát bãi rác.
I.6.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Ngoài nội dung khảo sát được, em đã thu thập được một số dữ liệu từ Đội Vệ
sinh Môi trường Đô thị, Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Lâm Đồng, thư viện trường
Đại học Đà Lạt và thư viện trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ để có cái nhìn khách
quan, toàn diện hơn cho công tác đánh giá.
Do giới hạn về thời gian và phạm vi tìm hiểu, một phần nội dung của đồ án
được thực hiện bằng cách thu thập số liệu trong các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 4

đến việc nghiên cứu và các kết quả phân tích từ các mẫu rác của thành phố Đà Lạt,
các công thức và các mô hình dựa trên các tài liệu đã được công bố rộng rãi.
I.6.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá
Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của công nhân, kỹ sư môi
trường, nhà quản lý … phân tích, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác
hiện tại của thành phố.
Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý rác.
Phân tích chi phí, lợi ích trong công tác xử lý rác sinh hoạt bằng phương pháp
chế biến phân Compost.
I.6.2.4. Phương pháp mô hình hóa môi trường
Phương pháp này được sử dụng trong đồ án để dự báo dân số và tốc độ phát
sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà lạt từ nay đến năm 2020 thông qua mô
hình sinh trưởng – phát triển (mô hình Euler cải tiến) trên cơ sở số liệu dân số hiện
tại và tốc độ tăng trưởng dân số.
Mô hình Euler cải tiến là mô hình mang tính toán học giúp tính toán, dự báo
trên một khoảng thời gian dài với công thức như sau :
N

i +1
= N
i
+ r

t N
i + 1/ 2

N
i + 1/ 2
=

2
1
(
N

i + 1
+ N
i
)
N

i+ 1
= N
i
+ r
t

N

i

Trong đó :
 r : hệ số tăng trưởng cá thể (%).


t : khoảng bước nhảy của thời gian, tùy chọn.
 N
i +1
: số cá thể tại năm tính toán.
I.6.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình làm báo cáo, em thường xuyên tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong ngành, đặc biệt là sau bài báo cáo. Bằng những kiến thức chuyên
ngành, nhiều kinh nghiệm của mình các chuyên gia sẽ đóng góp những ý kiến quý
báu giúp cho bài báo cáo được tốt hơn.
I.6.2.6. Phương pháp tổng hợp
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 5

Sau khi đã có những số liệu thu thập được, những gì được chứng kiến trong
quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý cũng như anh em công nhân Đội
Môi trường Đô thị, tham khảo ý kiến chuyên gia … và kết hợp với kiến thức chuyên
ngành của mình, em đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đề
xuất quy trình chế biến phân Compost phù hợp.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 6

CHƯƠNG II :

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

II.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT
II.1.1. Nguồn gốc
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh
năm, cùng với những thắng cảnh và kiến trúc độc đáo đã thu hút đông đảo khách du
lịch trong nước và nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, thành phố Đà Lạt đang
cùng cả nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu
đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Khác với các đô thị lớn khác nền công nghiệp của Đà
Lạt chủ yếu là công nghiệp “không khói”, mũi nhọn là ngành du lịch.
Với khí hậu và đất đai rất thích hợp, Đà Lạt đã trở thành vùng chuyên canh
rau hoa rất đặc thù trong cả nước, quanh năm bốn mùa có thể trồng được nhiều loại
rau hoa cao cấp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xét về mặt môi trường mà cụ thể là chất thải rắn, Đà Lạt không phải hứng
chịu các loại rác thải công nghiệp như những đô thị lớn khác, tuy nhiên nó lại mang
đặc trưng của rác thải sinh hoạt, rác nông nghiệp và điển hình là rác thải từ ngành du
lịch, dịch vụ. Dự báo lượng rác này tăng nhanh vào những năm gần đây.
Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau
:
Rác đường phố và nơi công cộng : Rác từ những khu vực này bao gồm lá cây,
rác sinh hoạt của hộ dân ném ra đường, rác do khách vãng lai và một phần bị rơi vãi
trong quá trình thu gom, vận chuyển.
Rác công sở : Là lượng rác phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp nhà nước hoặc
tư nhân, trường học, bệnh viện …
Rác chợ : Phát sinh từ hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa, tại các quán
ăn uống trong chợ.
Rác từ các dịch vụ, khách sạn, nhà hàng : Lượng rác phát sinh từ sinh hoạt,
phục vụ ăn uống cho khách địa phương và khách vãng lai.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt


SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 7

Rác từ hộ gia đình : Phát sinh từ sinh hoạt của dân cư.
II.1.2. Thành phần
Bảng 2.1 : Thống kê thành phần rác thải sinh hoạt.
STT
Thành phần
rác thải
Hộ gia đình
(%)
Cơ quan,
xí nghiệp
(%)
Chợ
(%)
Bãi rác
(%)
1 Giấy 15 3 1 5
2 Nilon 10 1 18 3
3 Kim loại 0.5 0.5
4 Thủy tinh 0.1 1 0.5
5 Chất thải hữu cơ 73.4 94.5 70 76
6 Các chất khác 1 1.5 10 15
Tổng cộng 100 100 100 100
(Nguồn : Số liệu thực tế tại bãi rác trung tâm và Viện nghiên cứu nhiệt đới – Bảo vệ
môi trường phối hợp với công ty quản lý công trình đô thị 2003)
Bảng 2.2 : Thành phần rác thải sinh hoạt tại bãi xử lý sau khi đã phân loại.
STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)
1 Chất thải hữu cơ 80

2 Nilon 3
3 Giấy 5
4 Kim loại 1
5 Thủy tinh 1
6 Các chất khác 10
(Nguồn : Hội thảo chất thải rắn thành phố Đà Lạt {12-06-2006})
II.1.3. Tính chất
II.1.3.1. Hàm lượng hữu cơ
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 8

Thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Lạt trung
bình khoảng 80%. Thích hợp cho việc ủ phân Compost.
II.1.3.2. Tỷ trọng
Rác sinh hoạt của thành phố có tỷ trọng cao khoảng 400 – 450 kg/m
3
.
II.1.4. Thu gom, xử lý
II.1.4.1. Thu gom
Xuất phát từ tình hình rác thải của thành phố Đà Lạt hiện nay, cùng với công
tác phân loại chưa được thực hiện (tình trạng chung của các đô thị Việt Nam hiện
nay, kể cả đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh). Được sự ủy thác của Công ty
Quản lý công trình đô thị thành phố Đà lạt, đội Môi trường đô thị đã thành lập các tổ
chuyên trách làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác cũng như các vấn đề liên quan.
II.1.4.1.1. Tổ chức lao động
 Cán bộ quản lí : 8 người.
 Kế toán : 1 người.
 Bảo vệ : 1 người.
 Tổng số công nhân lao động gồm 223 người được chia làm các tổ :

 Tổ 1 : 27 người (phụ trách phường I và II).
 Tổ 2 : 30 công nhân (phụ trách phường II và III).
 Tổ 3 : 30 công nhân (phụ trách phường III, IV và V).
 Tổ 4 : 28 công nhân (phụ trách phường V, VI, VII và VIII).
 Tổ 5 : 30 công nhân (phụ trách phường IX, X, XI, XII và 2 xã Xuân
Thọ, Xuân Trường).
 Tổ 6 : 23 công nhân (phụ trách phường I, gồm khu vực chợ Đà
Lạt).
 Tổ xe đạp : 12 công nhân (phụ trách nhặt rác bay vương vãi, lưu
động)
 Tổ bốc xếp : 30 công nhân (chuyên xúc rác, bốc xếp vào xe vận
chuyển).
 Tổ lái xe : 13 công nhân (phụ trách vận chuyển thu gom bằng
xe chuyên dùng).
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 9

II.1.4.1.2. Phương tiện thu gom
 Những thùng rác cố định đặt trên đường phố, thôn xóm : là những thùng rác
màu xanh lá mạ có dung tích khoảng 1m
3
không có nắp đậy và những thùng
rác màu vàng, cam có nắp bên hông dùng cho xe nâng cập thùng. Ngoài ra
còn có các bô rác dân lập được đúc bằng bê tông đặt tại các khu dân cư,
những thùng rác màu nâu hình gốc cây hay hình chim cánh cụt được đặt nơi
công cộng, trên đường phố …
 Xe thu gom : có 2 loại là :
 Xe thô sơ : 15 chiếc xe đạp để công nhân nhặt rác bay vương vãi, lưu
động; 210 chiếc xe đẩy tay có dung tích 0.6 m

3
– 1 m
3
, đối tượng lấy
rác là rác quyét đường, rác từ hộ dân, rác từ chợ, rác cơ quan, khách
sạn, …
 Xe cơ giới : Xe ép chuyên dùng, đối tượng lấy rác là rác từ các hộ dân,
rác từ chợ, rác cơ quan, khách sạn, …
Ngoài ra còn có một số phương tiện khác phục vụ công tác thu gom cho đội.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 10

II.1.4.1.3. Hoạt động của lực lượng thu gom
a) Quét các hè đường, lòng đường
Để thuận lợi cho việc thu gom rác, công ty đã chia quét lòng đường ra làm 4
cấp độ để đảm bảo vệ sinh cũng như chi phí mang lại hiệu quả cao nhất do tính chất
và số lượng rác của mỗi tuyến đường khác nhau. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản lí và tránh tình trạng tồn đọng rác trên đường phố.
 Đối với đường cấp độ 1 : Đây là tuyến đường mà số lượng rác trong ngày rất
lớn, vì số lượng dân sống tập trung đông và số lượng xe chạy trong ngày rất
nhiều, do vậy công ty đã bố trí quét 4 lần trong ngày. Với một số tuyến đường
tiêu biểu như : Khu vực Khu Hòa Bình …
 Đối với đường cấp độ 2 : Đây là những tuyến đường chính của thành phố với
số lượng dân khá đông, lượng rác thải sinh ra hàng ngày cũng khá cao, vì vậy
nó được bố trí quét 3 lần trong ngày. Một số đường chính như: 3 tháng 2, Bùi
Thị Xuân …
 Đối với đường cấp độ 3 : Với những tuyến đường này thì số lượng xe chạy
trong ngày ít, số lượng dân cư tập trung không cao, số lượng rác không nhiều,
do vậy chỉ quét 2 lần trong ngày như đường Chu Văn An, Hoàng Văn Thụ …

 Đối với đường cấp độ 4 : Đây chủ yếu là các đường nhỏ với số lượng rác
trong ngày rất ít, nên chỉ được bố trí quét 1 lần trong ngày như các tuyến Cao
Bá Quát, Trần Quang Khải …
b) Thu gom rác sinh hoạt ở các hộ dân
Công ty đã bố trí thu gom rác theo khu vực phường xã như sau :
 Khu vực phường I : Thu gom bằng loại xe có chuông báo lấy rác, xe đi thu
gom là loại xe 2.5 tấn, việc lấy rác luôn đảm bảo tính liên tục 4 lần trong
ngày.
 Khu vực phường II : Vì lượng rác thải trong ngày nhiều hơn khu vực phường I
do đó số lượng xe thu gom là 2 chiếc : một xe loại 2.5 tấn và một xe loại 4
tấn. Việc lấy rác trong ngày thường là từ 3 đến 4 lần.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 11

 Khu vực phường III : Đây là phường có lượng rác trong ngày lớn nhất trong
tất cả các phường trong thành phố nên được công ty điều động 2 xe 4 tấn.
Thời gian lấy rác luôn từ 2 đến 4 lần trong ngày.
 Khu vực phường IV : Với xe thu gom là loại xe 4 tấn, việc lấy rác luôn liên
tục từ 2 đến 3 lần trong ngày.
 Khu vực phường V và phường VI : Xe thu gom là 2 xe 4 tấn, luôn đảm bảo
việc lấy rác từ 2 đến 3 lần trong ngày.
 Khu vực phường VII : Xe thu gom là một xe IFA 5 tấn, luôn đảm bảo lấy rác
từ 1 đến 2 lần trong ngày.
 Khu vực phường VIII : Xe thu gom là loại xe 4 tấn luôn đảm bảo thu gom rác
từ 1 đến 2 lần trong ngày.
 Khu vực phường IX, X, XI, XII và xã xuân Trường : Chỉ có một xe thu gom
loại IFA, thu gom rác từ 1 đến 2 lần trong ngày.
Nhìn chung công tác thu gom và vận chuyển đã đảm bảo được việc lưu
chuyển hữu hiệu rác thải ra khỏi các khu vực đông dân cư, rác ngày nào cũng được

đưa đến nơi xử lý hết ngày đó.
Sơ đồ hệ thống thu gom :







Hình 2.1 : Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
II.1.4.2. Xử lý
Chất thải sau khi thu gom được các xe vận chuyển đến bãi rác để xử lý. Bãi
rác thành phố Đà Lạt được UBND Tỉnh Lâm Đồng cấp với diện tích 12 ha đất, là
vùng đất trủng đồi núi, nằm về phía Tây Bắc thành phố Đà Lạt, khoảng cách gần
nhất khu dân cư là 5 km. Được sử dụng từ năm 1996 đến nay.
NGU

N PHÁT
SINH RÁC

XE THU GOM
RÁC

CÁC CH

NH


Đ
I


M H

N

BÃI X



Xe ép rác

Xe ép rác

Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 12

Sau khi rác được chở đến bãi, sẽ có một đội ngũ công nhân phân loại rác để
thu gom lại những bao nilon lớn để tái chế, còn lại đều bị tiêu hủy.
Hiện tại công tác xử lý hàng ngày chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp.
Nhưng thực tế chỉ có phun chế phẩm vi sinh EM chống mùi hôi, sau đó dùng xe ủi
đào đất để chôn.
II.1.5. Vấn đề môi trường tồn tại do khâu xử lý
Khâu phân loại, tái chế chất thải rắn tại bãi rác chưa phong phú, chỉ thu gom
bao nilon. Trong khi đó thành phần rác thực phẩm rất nhiều, đặc biệt là phế phẩm
nông nghiệp (rau) và rác du lịch (nhà hàng, khách sạn) hoàn toàn có khả năng phân
hủy sử dụng làm phân bón hay ủ để thu khí Mêtan, đều bị đem đi chôn bỏ một cách
rất phung phí.
Bãi xử lý rác hiện nay không phải là mô hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà chỉ
là bãi rác hở không hợp vệ sinh. Ngoài ra, bãi chôn rác hoàn toàn không có lớp lót

đáy, gây ô nhiễm môi trường.
II.1.5.1. Đối với môi trường không khí
Quá trình phát sinh khí từ bãi chôn lấp
Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bãi
chôn lấp. Các bãi chôn lấp là nguồn tạo ra khí sinh học, trong giai đoạn đầu chủ yếu
là CO
2
và một số loại khí khác như N
2
và O
2
. Sự có mặt của khí CO
2
trong bãi tạo
điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí phát triển và từ đó bắt đầu hình thành khí CH
4
. Hai
thành phần chủ yếu của khí gas là CH
4
và CO
2
, chiếm tỷ lệ cao.
Khi quá trình phân hủy kỵ khí rác xảy ra hoàn toàn sẽ sinh ra khí Mêtan và
Cacbonic và một số khí khác gây độc hại cho môi trường. Phản ứng phân hủy kỵ khí
chất thải rắn xảy ra như sau :
Chất hữu cơ (rác) + H
2
O
 
vatvisinh

Chất hữu cơ đã bị phân hủy
+ CH
4
+ CO
2
+ khí khác.
Khí CH
4
có thể gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí, làm ngạt thở đối
với người, động vật ở bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 13

Gốc sulfate có trong rác trong điều kiện kỵ khí có thể bị khử thành sulfide, sau
đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H
+
để tạo thành Hydrosulfur, một chất có mùi hôi
khó chịu. Quá trình được diễn ra theo phương trình sau :
2 CH
3
CHCOOH + SO
4
2-
 2CH
3
COOH + S
2-
+ H
2

O + CO
2
S
2-
+ 2 H
+
 H
2
S

Các chất hữu cơ có chứa S
2-
khi phân hủy có thể tạo thành Methyl Mercaptan
và Axid Amino Butyric có mùi hôi đặc trưng. Methyl Mercaptan có thể bị thủy phân
tạo ra Methyl Alcohol và H
2
S .
Trong điều kiện hiếu khí, Acid Amin có trong rác hữu cơ được men phân giải
và vi khuẩn tạo thành Acid hữu cơ và khí NH
3
(gây mùi hôi). Trong điều kiện kỵ khí,
Acid Amin bị phân hủy thành Amin và khí CO
2
. Một số amin tạo thành có thể gây
độc cho người và động vật. Quá trình diễn ra như sau :
R- CH(COOH) - NH
2
 R - CH
2
– COOH


+ NH
3

R- CH(COOH) - NH
2
 R - CH
2
- NH
2
+ CO
2

Bảng 2.3 : Diễn biến thành phần khí sinh ra từ bãi rác.
% (Trung bình theo thể tích)

Khoảng thời gian từ lúc hoàn
thành chôn lấp
(tháng)
N
2
CO
2
CH
4

0 – 3 5.2 88 5
3 – 6 3.8 76 21
6 – 12 0.4 65 29
12 – 18 1.1 52 40

18 – 24 0.4 53 47
24 – 30 0.2 52 48
30 – 36 1.3 46 51
36 – 42 0.9 50 47
42 – 48 0.4 51 48
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 14

( Nguồn : Handbook of Solid waste Management, 1994)
Thành phần và tính chất khí sinh ra từ bãi chôn lấp
Bảng 2.4 : Thành phần, tính chất khí sinh ra trong bãi chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt.
Thành phần % (Thể tích khô)
CH
4
45.0 – 60.0
CO
2
40.0 – 60.0
N
2
2.0 – 5.0
O
2
0.1 – 1.0
Mercaptan 0 – 1.0
NH
3
0.1 – 1.0

H
2
0 – 0.2
CO 0 – 0.2
Các khí khác 0.01 – 0.6
Tính chất Giá trị
Nhiệ độ (
0
F) 100 – 120
Tỷ trọng 1.02 – 1.06
(Nguồn : Tài liệu Quản lý kỹ thuật của Đội Môi trường Đô thị tp. Đà Lạt)
II.1.5.2. Đối với môi trường đất
Những thành phần rác khó phân hủy, không tái sử dụng được như kim loại
nặng, sơn, sành sứ được chôn lấp ở bãi rác sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi
trường đất ở khu vực gần bãi chôn lấp nhất là khi có nhu cầu sử dụng vùng đất này
phục vụ cho nông nghiệp.
Đối với môi trường đất, vi sinh vật giữ vai trò cực kỳ quan trọng không thể
thiếu được trong chu trình chuyển hóa vật chất và tạo nên độ phì nhiêu cho đất. Kim
loại nặng được coi là yếu tố cần thiết cho cây trồng nhưng với nồng độ vượt quá nhu
cầu của vi sinh vật đất thì nó trở thành chất gây ô nhiễm môi trường đất.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 15

Chất thải rắn khi được thải vào môi trường đất sẽ làm phá hủy cấu trúc của hệ
keo trong đất dẫn đến việc giữ nước, giữ chất dinh dưỡng trong đất giảm.
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường d6át nữa là nước rỉ
rác. Với một lượng chất thải rắn và nước rò rỉ vừa phải thì môi trường đất có khả
năng tự làm sạch, nhưng với lượng rác thải và nước rò rỉ quá lớn thì, khi đó môi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.

Bãi xử lý rác là nơi sinh sản lý tưởng của bọn ruồi, muỗi, thu hút các vật chủ
trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Việc phân loại, thu gomvà xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho những công nhân vệ sinh và người bới rác tại bãi rác.
II.1.5.3. Đối với môi trường nước
Nước tạo rỉ ra từ bãi chôn lấp kết hợp với nước mưa chảy tràn, nước ngầm …
kéo theo các chất ô nhiễm xâm nhập vào các tầng nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm
các nguồn nước này.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 16

Quá trình hình thành nước rỉ rác từ bãi chôn lấp
Tại bãi chôn lấp rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rỉ rác. Nước rỉ rác
di chuyển trong bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học
trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung
quanh.
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải có chứa chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là
các ion kim loại nặng), trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học … hình thành các
chất có khả năng gây ô nhiễm.
Lượng nước rỉ rác ở bãi rác thành phố Đà Lạt thải vào môi trường khoảng 40
– 120 m
3
/ngày, có chứa nồng độ các chất ô nhiễm khá cao.
Trong rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn
lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan. Đó là do các axit béo, các
hợp chất Hydroxyl vòng thơm, Axit Humic và Axit Fulvic mới hình thành tác dụng
với kim loai tạo thành phức kim loại. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử Fe
3+


thành Fe
2+
sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại khác. Ngoài ra, trong nước rỉ rác
có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như các chất hữu cơ bị Halogen hóa, các
Hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất
này sẽ thấm vào trong các nguồn nước ngầm, nước mặt gần đó, sẽ xâm nhập vào
chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thành phần, tính chất nước rỉ rác
Thời gian chôn lấp, khí hậu, mùa, độ ẩm của bãi rác, mức độ pha loãng của
nước mặt, nước ngầm và các loại rác đem chôn lấp đều có tác động rất lớn đến thành
phần và tính chất nước rỉ rác. Nước rỉ rác thường có nồng độ ô nhiễm rất cao (gấp 20
– 30 lần nước thải thông thường), nồng độ các chất ô nhiễm sẽ giảm dần theo thời
gian, từ khoảng năm thứ 3 trở đi nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác giảm đi
rất nhiều.
Bảng 2.5 : Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác từ các bãi
mới và lâu năm.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 17

Bãi dưới 2 năm
STT
Thành phần
(mg / l)
Khoảng Trung bình
Bãi lâu năm
(trên 10 năm)
1 BOD
5

2 000 – 20 000 10 000 100 – 200
2 TOC 1 500 – 20 000 6 000 80 – 160
3 COD 3 000 – 60 000 18 000 100 – 500
4 TSS 200 – 2 000 500 100 – 400
5 Nitơ hữu cơ 10 – 800 200 80 – 120
6 Amoniac 10 – 800 200 20 – 40
7 Nitrat 5 – 40 25 5 – 10
8 Tổng lượng Photpho 5 – 100 30 5 – 10
9 Othophotpho 4 – 80 20 4 – 8
10 Độ kiềm theo CaCO
3
1 000 – 10 000 3 000 200 – 1 000
11 pH 4.5 – 7.5 6 6.6 – 7.5
12 Ca 50 – 1 500 250 50 – 200
13 Cl 20 – 3 000 500 100 – 400
14 Tổng lượng Fe 50 – 1 200 60 20 – 200
15 Sunfat 50 – 1 000 300 20 – 50
(Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường)
II.1.5.4. Đối với cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
Rác vứt bừa bãi tại những nơi công cộng, hồ, suối, trên đồng cỏ, hoặc những
điểm thắng cảnh gây cản trở dòng chảy, giảm khả năng thoát nước, mất mỹ quan
thành phố.
Thành phần chất thải rắn phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người,
động vật, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi,
chuột sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người và vật nuôi, nếu không kiểm soát
được có thể trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng tồn tại trong
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 18


rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét, dịch hạch, thương hàn, lao, giun
sán, tiêu chảy, bệnh ngoài da …
Việc phân loại, thu gomvà xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho những công nhân vệ sinh và người bới rác tại bãi rác.
















Hình 2.2 : Sơ đồ các tác động của việc xử lý chất thải rắn không hợp lý.

Môi
trường

xú uế

Làm h

i

sức khoẻ
con người


T

o môi
trường
dịch bệnh


T

o n
ế
p
sống kém
văn minh


Gây ùn t

c
giao
thông

Tác
độ
ng x


u
đến ngành du
lịch văn hóa
Hạn chế
kết quả
sản xuất
kinh
doanh

Mất vẻ
đẹp đô
thị
Các tác động của xử lý chất thải rắn không hợp lý
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 19

II.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN
COMPOST TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
II.2.1. Tổng quan về công nghệ sản xuất phân Compost
II.2.1.1. Định nghĩa
Quá trình chế biến Compost : là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của
chất hữu cơ dưới điều kiện nhiệt độ thermophilic. Kết quả của quá trình phân hủy
sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích
trong việc ứng dụng cho cây trồng.
Compost : là sản phẩm của quá trình chế biến Compost, đã được ổn định như
chất mùn, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu
trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Quá trình làm Compost có thể phân ra làm các giai đoạn khác nhau dựa theo
sự biến thiên nhiệt độ :

 Pha thích nghi : là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường
mới.
 Pha tăng trưởng : đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy
sinh học đến ngưỡng nhiệt mesophilic.
 Pha ưa nhiệt : là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định
hóa chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.
 Pha trưởng thành : là giai đoạn giảm nhiệt độ đến mức mesophilic và cuối
cùng bằng nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men lần thứ hai chậm và thích
hợp cho sự hình thành keo mùn (là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ
thành mùn và các khoáng chất sắt, canxi, nitơ …) và cuối cùng thành mùn.
II.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chế biến Compost
II.2.1.2.1. Nhiệt độ
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến Compost vì nó quyết định
thành phần quần thể vi sinh vật (ban đầu là nhóm Mesophilic và sau đó là nhóm
Thermophilic chiếm ưu thế), ngoài ra nhiệt độ còn là một chỉ thị để nhận biết các giai
đoạn xảy ra trong quá trình ủ Compost.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 20

Nhiệt độ tối ưu là 50 – 60
0
C, thích hợp với vi khuẩn Thermophilic và tốc độ
phân hủy rác là cao nhất. Nhiệt độ trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của vi sinh
vật làm cho quá trình phân hủy diễn ra không thuận lợi, còn nhiệt độ thấp hơn
ngưỡng này phân Compost sẽ không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh.
Bảng 2.6 : Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật.
Nhiệt độ (
0
C) Loại vi sinh vật

Khoảng dao động Tối ưu
Psychrophillic (VSV ưa lạnh) 10 - 30 15
Mesophilic (VSV ưa ấm) 40 – 50 35
Thermophilic (VSV ưa nhiệt) 45 - 75 55
II.2.1.2.2. Độ ẩm
Là yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong quá trình chế biến
Compost vì nước cần thiết cho quá trình hòa tan dinh dưỡng và nguyên sinh chất của
tế bào.
Độ ẩm tối ưu thường từ 50 – 60%. Nếu độ ẩm thấp hơn 20% không đủ cho sự
tồn tại của vi sinh vật. Còn độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ chất dinh dưỡng
và bất lợi cho quá trình thổi khí, do các lỗ hổng không gian bị bít kín và chứa đầy
nước không cho không khí đi qua, vật liệu sẽ không xốp và tạo môi trường yếm khí
bên trong khối ủ Compost.
II.2.1.2.3. Các chất dinh dưỡng
Thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỉ lệ Cacbon : Nitơ (C:N), Phospho
(P), Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca) là những nguyên tố quan trọng kế tiếp.
Tỉ lệ C:N tối ưu dao động trong khoảng 25 – 30. Nếu cao hơn tỉ lệ trên sẽ hạn
chế sự phát triển của vi sinh vật do thiếu Nitơ, chúng phải trãi qua nhiều quá trình
chuyển hóa và oxi hóa phần Cacbon dư cho đến khi đạt đến tỉ lệ thích hợp, do đó
thời gian cần thiết cho quá trình làm Compost sẽ bị kéo dài và sản phẩm thu được ít
mùn. Còn tỉ lệ C : N thấp sẽ bị thất thoát dưới dạng NH
3
.
Phospho là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 21

Lưu huỳnh ảnh hưởng đến việc sinh ra các hợp chất bay hơi, tạo ra mùi trong
khối Compost.

II.2.1.2.4. Chất hữu cơ
Tốc độ phân hủy tùy thuộc vào thành phần và tính chất của chất hữu cơ. Chất
hữu cơ hòa tan dễ dàng phân hủy hơn chất hũu cơ không hòa tan. Lignin và Ligno –
Celluloses là những chất phân hủy rất chậm.
II.2.1.2.5. Vi sinh vật
Không có gì có lợi bằng sự tham gia của vi sinh vật đối với việc chế biến phân
Compost từ rác hữu cơ. Trong quá trình chế biến có sự tham gia của nhiều loại vi
sinh vật khác nhau như nấm, vi khuẩn, khuẩn tia (Actinomycetes) đôi khi còn có tảo

Hầu hết hoạt động của vi sinh trong quá trình chế biến Compost có đến 80 –
90% là do vi khuẩn.
Một trong những yêu cầu sản xuất Compost là phải hạn chế đến mức tối đa
các loài vi sinh vật gây hại có trong sản phẩm, do đó để đảm bảo tiêu chuẩn tiêu diệt
mầm bệnh, trong lúc vận hành chế biến Compost cần đảm bảo nhiệt độ để có thể tiêu
diệt hết mầm bệnh.
II.2.1.2.6. Làm thoáng
Không khí ở môi trường xung quanh được cung cấp tới khối Compost để vi
sinh vật sử dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải
phóng nhiệt. Nếu không được cung cấp khí đầy đủ thì sẽ tạo thành những vùng kị khí
bên trong khối Compost gây mùi hôi.
Để cung cấp không khí cho khối Compost có thể thực hiện được bằng cách
đảo trộn và thổi khí.
Thông thường áp lực tĩnh cần tạo ra để đẩy không khí qua chiều sâu 2 – 2.5m
vật liệu ủ là 0.1 – 0.15m cột nước. Áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không cần
máy nén. Ngoài ra các cửa sổ của hầm ủ cũng sẽ đủ cho làm thoáng, chỉ cần đảo cửa
sổ mỗi ngày một lần hoặc nhiều ngày một lần.
Đảo trộn liên tục sẽ đạt mức phân giải tối ưu trong vòng 10 – 14 ngày. Nên
đảo trộn một lần một ngày hoặc nhiều lần một ngày.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt


SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 22

II.2.1.2.7. pH
pH sẽ thay đổi trong quá trình chế biến Compost tùy thuộc thành phần và tính
chất của rác thải.
pH tối ưu cho quá trình chế biến Compost là 6.5 – 8. pH của vật liệu ban đầu
từ 5.5 – 9 là có thể chế biến Compost một cách hiệu quả. pH giảm xuống 6.5 – 5.5 ở
giai đoạn tiêu hủy ưa mát và sau đó tăng nhanh ở giai đoạn ưa ấm tới 8, sau giảm nhẹ
xuống tới 7.5 trong giai đoạn lạnh. pH của sản phẩm cuối cùng thường dao động
trong khoảng 7.5 – 8.5. Cần tránh không cho pH của nguyên liệu chế biến Compost
quá cao vì khi đó sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát Nitơ dưới dạng NH
3
.
II.2.1.2.8. Kích thước hạt
Kích thước hạt là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm và tốc độ phân hủy.
Quá trình phân hủy hiếu khí sẽ xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có
tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với Oxi, do đó có thể làm tăng tốc
độ phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định.
Đường kính của hạt tối ưu là 3 – 50mm. Hạt có kích thước quá nhỏ sẽ có độ
xốp thấp, ức chế tốc độ phân hủy. Còn hạt quá lớn sẽ có độ xốp cao, làm cho sự phân
bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình chế biến Compost.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 23

II.2.1.2.9. Độ xốp
Là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến Compost. Độ xốp thay đổi tùy
theo thành phần của chất thải rắn.
Vật liệu có độ xốp 35 – 60% là có thể chế biến Compost một cách thành công.
Độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển Oxi nên hạn chế giải phóng nhiệt và làm tăng

nhiệt độ trong khối ủ Compost. Còn độ xốp cao có thể làm cho nhiệt độ trong khối ủ
Compost thấp, không đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh.
II.2.1.2.10. Mức độ và tốc độ ủ
Không nên để quá trình lên men diễn ra quá lâu vì sẽ còn ít chất hữu cơ là
những chất làm giàu cho đất.
Quá trình ủ không được quá nhiệt, không nên để mất Nitơ, không nên quá
lạnh.
Việc giảm lượng chất hữu cơ là một chỉ thị tốt để đánh giá mức độ ủ, và mức
độ phân hủy, tốc độ ủ có thể đo bằng tốc độ tiêu thụ Oxi.
II.2.1.3. Chất lượng Compost
Chất lượng Compost được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau :
 Mức độ lẫn tạp chất (thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hóa học,
thuốc trừ sâu …)
 Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N, P, K; dinh dưỡng
trung lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Co, Bo …)
 Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp ở mức không ảnh hưởng có hại tới cây
trồng).
 Độ ổn định (độ chín, hoai) và hàm lượng chất hữu cơ.
II.2.1.4. Lợi ích và hạn chế của quá trình chế biến Compost
II.2.1.4.1. Lợi ích
 Là phương án được lựa chọn để bảo tồn nguồn nước và năng lượng.
 Kéo dài tuổi thọ cho các bãi chôn lấp.
 Ổn định chất thải : Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình chế biến
Compost sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định, chủ
yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khi thải ra đất hoặc nước.
Nghin cứu quy trình chế biến phn Compost từ rc sinh hoạt tại thnh phố Đ Lạt

SVTH : Cao Nguyễn Thị Thanh Thy Trang 24

 Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh : Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá

trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 60
0
C, đủ để làm mất hoạt tính của
vi khuẩn gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này được duy trì
ít nhất một ngày. Các sản phẩm của quá trình chế biến Compost có thể thải bỏ
an toàn trên đất hoặc sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất.
 Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất : Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong
chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình
làm phân Compost, các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như
NO
3
-
và PO
4
3-
thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế
biến Compost bổ sung dinh dưỡng cho đất có khả năng làm giảm thất thoát
dinh dưỡng do rò rỉ vì các chất dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng
không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát
triển tốt hơn.
 Làm khô bùn : Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95%
nước, do đó chi phí thu gom vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong
quá trình ủ phân Compost là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra
từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn.
 Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng : Trong đất bón phân vi sinh với
hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại vi sinh vật đa dạng
không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu bệnh cho cây
trồng hơn so với các loại phân hóa học khác.
II.2.1.4.2. Hạn chế
 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong Compost không thoả mãn yêu cầu.

 Do đặc tính của chất thải hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời
gian, khí hậu và phương pháp chế biến phân, dẫn đến tính chất của sản phẩm
cũng khác nhau. Bản chất của vật liệu làm Compost thường làm cho sự phân
bố nhiệt độ trong khối phân không đồng đều, do đó khả năng làm mất hoạt
tính của vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm Compost cũng không hoàn toàn.
 Quá trình sản xuất Compost tạo mùi khó chịu nếu không thực hiện quy trình
chế biến đúng cách.

×