Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tại sao người tiểu đường khó ngủ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.22 KB, 6 trang )

Tại sao người tiểu đường
khó ngủ?


Chứng tê cóng hoặc đau tê bàn chân là nguyên do hàng đầu gây khó
ngủ cho bệnh nhân tiểu đường. Cảm giác tê và lạnh bàn chân khiến cho bệnh
nhân đi vào giấc ngủ khó khăn. Triệu chứng tê lạnh bàn chân là một phần thể
hiện của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, cảm giác tê chân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ
huyết áp gây nên, thay đổi thuốc hạ áp cũng có thể giúp cải thiện được triệu chứng
tê chân.

Tình trạng đường máu thay đổi quá nhanh hoặc ở 2 thái cực: tăng đường
máu quá mức hoặc bị hạ đường máu cũng là những lý do khiến cho giấc ngủ bị
cản trở. Trong trường hợp đường máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải dậy đi tiểu
và uống nước nhiều lần. Còn khi bị hạ đường máu, bệnh nhân buộc phải thức dậy
ăn khiến cho việc ngủ lại rất khó.

Ăn thiếu chất, cảm giác ‘không chắc bụng’ cũng làm cho khó đi vào giấc
ngủ. Ngược lại ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất khó tiêu, hoặc không ăn nhiều nhưng
khi bị liệt dạ dày do tổn thương thần kinh tự chủ ở ruột gây cảm giác đầy tức bụng
dẫn đến khó ngủ.

Uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối khiến bệnh nhân phải dậy đi tiểu giữa
đêm cũng không tạo thuận lợi cho giấc ngủ được thông suốt.

Ở những người quá béo thường hay có rối loạn giấc ngủ bởi những cơn
ngừng thở ngắn và làm cho đường máu tăng thêm (rất may là bệnh nhân tiểu
đường ở Việt Nam còn chưa quá béo).

Cuôc sống tình dục bị sút kém (do trầm cảm, do biến chứng thần kinh,


mạch máu…) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.


Làm thế nào biết mình có bị ĐTĐ hay không?

Hỏi: Làm thế nào biết mình có bị ĐTĐ hay không?
Trả lời:
ĐTĐ xác định bằng xét nghiệm đường máu. Người ta mắc bệnh ĐTĐ khi:
- Đường máu mao mạch (thử máu ở đầu ngón tay) lúc đói (nhịn đói từ sau
bữa chiều đến sáng hôm sau) ≥ 6,1 mmol / L (≥ 110mg /dL).
- Đường huyết sau khi uống 50g glucose chừng 2 giờ ≥10mmol/L
(≥180mg/dL).
- Nếu lấy máu ở huyết tương (tĩnh mạch) ≥ 7,0mmol/l (≥126 mg dL), vì
máu ở huyết tương tĩnh mạch không có hồng cầu nên đường huyết cao hơn.
- Có một cách khác để xác định đó là đường máu ở thời điểm bất kỳ khi ≥
6,1 mmol/l (kèm theo triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều - uống nhiều - đái nhiều - gầy
nhiều).



Phân biệt ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2

Hỏi: Tôi nghe nói bệnh Đái tháo đường có type 1 type 2. Tôi muốn biết
rõ hơn vấn đề này?
Trả lời:

ĐTĐ type 1 xuất hiện khi tụy không tiết hoặc tiết ra rất ít insuline do tế bào
sản xuất insuline bị phá hủy. Loại này thường gặp ở người dưới 40 tuổi và trẻ em
và chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Đối với loại ĐTĐ này cần tiêm
insuline đều đặn để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh thường biểu

hiện rầm rộ như tăng đường máu, có đường trong nước tiểu, gây đái nhiều, uống
nhiều, ăn nhiều, gây mệt.
ĐTĐ type 2 thường thấy ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Bệnh do tụy tiết
thiếu insuline hoặc insulie kém chất lượng gặp điều kiện thuận lợi bên ngoài là lối
sống tĩnh tại, ít vận động, ăn nhiều dẫn đến thừa cân phối hợp làm bệnh phát sinh.
Bệnh thường tiến triển âm thầm không bộc lộ rõ các triệu chứng lâm sàng. Trên
70% trường hợp phát hiện bệnh là nhờ xét nghiệm máu trong khám sức khỏe định
kỳ. Thường đi kèm tình trạng thừa cân béo phì, có thể phát hiện thấy các triệu
chứng tim mạch, thần kinh, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa.
Theo GS.VS Phạm Song
Chủ tịch Tổng hội Việt Nam


×