Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khoá tại trường tiểu học long thạnh mỹ, quận 9, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 134 trang )

TÓM TẮT
Giáo dục đạo đức là một vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục vì
đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là nền tảng xây dựng thế giới
tâm hồn của mỗi con người. Song song với việc trang bị những kiến thức khoa học
cho HS cần chú trọng rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhưng
dường như hoạt động giáo dục đạo đức cho HS chưa được chú trọng và đầu tư chưa
đúng mức, chưa mạnh dạn thay đổi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
phù hợp. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS là một u cầu
tất yếu. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường
người nghiên cứu đề xuất đề tài “Giáo dục đạo đức thông qua HĐNK tại Trường
TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh”.
Phần mở đầu: Xác định mục tiêu và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu, xác định đối
tượng và khách thể nghiên cứu, lập giả thiết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên
cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Phần nội dung: Gồm ba chương
Chương I: Trình bày cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức trong trường TH.
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên Thế giới và tại Việt
Nam, các khái niệm cơ bản của đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục đạo
đức thơng qua HĐNK học sinh TH, các hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức,
đặc điểm tâm lí HS, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh
ở TH.
Chương II: Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐNK
tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Khảo sát GV,
ngun nhân, hình thức HS khơng thích tham gia giáo dục đạo đức thơng qua
HĐNK, giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS. Khảo sát
HS về tâm trạng, hành vi và hình thức tổ chức khi tham gia giáo dục đạo đức thông
qua HĐNK cho HS.
Chương III: Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng những nguyên nhân và
hạn chế còn tồn tại tác giả tổ chức thực nghiệm nâng cao giáo dục đạo đức thông

xi




qua HĐNK tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM. Bao gồm:
1.

Tổ chức sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo chủ đề.

2.

Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức thơng qua việc tham quan thực tế.

3.

Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục đạo đức.

4.

Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động ngoại khóa

cho học sinh vào các môn học.
Kết quả thực nghiệm sư phạm tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9,
Tp.HCM cho thấy việc áp dụng giải pháp 1, giải pháp 2 và giải pháp 3 bước đầu đã
cải thiện về sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của HS.
Phần kết luận: Trình bày kết luận, kiến nghị chung và gợi mở hướng phát
triển đề tài.

xii


ABSTRACT

Ethical education is a key issue of education because ethics is the most
important quality of the personality that is the foundation of every human soul. In
parallel with equipping students with scientific knowledge, it is necessary to focus
on training students with good moral qualities. But it seems that ethical education
activities for students have not been focused and invested adequately, have not
bravely changed the contents, methods, and forms. Therefore, improving the quality
of ethical education for young students is sigbificant requirements. In order to
improve the quality of ethics education in schools, the researcher proposed the
topic "Ethical education through extracurricular activities at Long Thanh My
Primary School, District 9, HCMC. Ho Chi Minh".
The introduction, identifies the obieđnes the research hypotheses, limit the
scope of the research, and the research methods, of the study.
Chapter I: Presentation of theoretical basis on moral education in elementary
schools.
The project focuses on researching ethical education issues in the world and
in Vietnam, the basic concepts of the topic clarify some theoretical issues about
ethical education through extracurricular activities of elementary students. learning,
forms, ethical education methods, psychological characteristics of students, goals,
content, and moral education tasks for students in elementary schools.
Chapter II: Find out the reality of ethical education through extracurricular
activities at Long Thanh My Primary School, District 9, Tp. Ho Chi Minh. Survey
on teachers, causes, forms Students do not like to participate in ethical education
through extracurricular activities, solutions to improve ethical education through
extracurricular activities for students. Survey students about their moods, behaviors
and organizational forms when participating in ethical education through
extracurricular activities for students.
Chapter III: Based on the results of the analysis of the existinh causes and

xiii



limitations, the author organizes an experiments to improve ethical education
through extracurricular activities at the school Long Thanh My Primary School,
District 9, Ho Chi Minh City. Include:
1. Organize activities to salute the flag at the beginning of the week according
to theme.
2. Integrating content of ethical education through field trips.
3. Innovating the form of moral education organization.
4. Integrating content of ethical education through extracurricular activities for
students in the subjects.
Pedagogical experiment results at Long Thanh My Primary School, District
9, Ho Chi Minh City show that the application of solutions 1, 2 and 3 has initially
improved the change in awareness and attitudes. and student behavior.
Conclusion:

presenting

conclusions,

suggesting topic development

xiv

general

recommendations

and



MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI .................................................................................. i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...........................................................................................vii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ix
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ x
TÓM TẮT ................................................................................................................. xi
ABSTRACT ........................................................................................................... xiii
MỤC LỤC ................................................................................................................ xv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... xix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xx
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... xxi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Lí do chon đề tài ....................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
3.Nhiêm vu ̣nghiên cứu ............................................................................................... 3
7.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8.Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 6
9.Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG
TIỂU HỌC ................................................................................................................. 7
1.1.Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đạo đức trên thế giới và tại Việt Nam........... 7
1.1.1.Trên thế giới ....................................................................................................... 7
1.1.2.Tại Việt Nam .................................................................................................... 10
1.2.Khái niệm sử dụng trong đề tài ........................................................................... 13
1.2.1.Đạo đức ............................................................................................................ 13
1.2.2.Giáo dục ........................................................................................................... 13
1.2.3.Giáo dục đạo đức .............................................................................................. 15
1.2.4.Hoạt động ngoại khóa ...................................................................................... 18

xv



1.2.5.Giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động ngoại khóa ......................................... 19
1.2.6.Chủ thể giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học:
................................................................................................................................... 19
1.3.Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học ....................................................................... 19
1.3.1.Tình cảm ........................................................................................................... 20
1.3.2.Tâm lí ............................................................................................................... 20
1.3.3.Chú ý ................................................................................................................ 21
1.3.4.Trí nhớ .............................................................................................................. 21
1.3.5.Tưởng tượng ..................................................................................................... 22
1.4.Mục tiêu giáo dục đạo đức .................................................................................. 22
1.5.Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH ..................... 23
1.5.1.Giáo dục ý thức ................................................................................................ 23
1.5.2.Giáo dục thái độ, tình cảm ............................................................................... 24
1.5.3.Giáo dục kĩ năng, hành vi, thói quen ............................................................... 25
1.6.Nội dung giáo dục đạo đức ở trường tiểu học ..................................................... 26
1.7.Hoạt động và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh TH ......................... 26
1.7.1.Hoạt động tổ chức dạy học môn đạo đức ở TH ............................................... 26
1.7.2.Hoạt động ngoại khóa ...................................................................................... 27
1.7.3.Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ..................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 32
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................ 33
2.1.Khái quát về trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. HCM ................... 33
2.2.Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa cho HS tại Trường TH
Long Thạnh Mỹ ......................................................................................................... 35
2.3.Kế hoạch tổ chức HĐNK trong giáo dục đạo đức cho học sinh Trường TH Long
Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM .................................................................................... 38

2.4.Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa tại

xvi


Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh ................................. 41
2.5.Khảo sát thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức tại Trường TH Long Thạnh Mỹ,
Quận 9, Tp.HCM ....................................................................................................... 43
2.5.1.Mục tiêu khảo sát ............................................................................................. 43
2.5.2.Nội dung và đối tượng khảo sát ....................................................................... 43
2.5.3.Phương pháp và công cụ khảo sát .................................................................... 43
2.5.4.Đánh giá kết quả khảo sát ................................................................................ 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 54
Chương 3: THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THƠNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHĨA CHO HỌC SINH ............................................................ 55
3.1.Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 55
3.2.Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 57
3.2.1.Nguồn lực cơ sở vật chất .................................................................................. 57
3.2.2.Nguồn lực con người ........................................................................................ 58
3.3.Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH ............ 59
3.3.1.Bảo đảm tính định hướng mục đích của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường TH ................................................................................................................. 59
3.3.2.Bảo đảm tính tự nguyện khi tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường TH ................................................................................................................. 60
3.3.3.Bảo đảm vai trò tổ chức, định hướng, hướng dẫn của GV tiểu học và vai trị
chủ thể tích cực, sáng tạo của HS tiểu học trong quá trình hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp ................................................................................................................. 60
3.3.4.Bảo đảm tính phù hợp của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với đặc điểm
HS tiểu học ................................................................................................................ 61
3.3.5.Nguyên tắc gắn quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với

thực tiễn cuộc sống học sinh TH, đời sống xã hội của đất nước .............................. 62
3.4.Quy trình tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho học sinh TH ........... 63
3.5.Giải pháp giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại Trường TH Long
Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. HCM ................................................................................... 65

xvii


3.5.1.Giải pháp 1: Tổ chức sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo chủ đề ........................ 65
3.5.2.Giải pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức thông qua việc tham quan
thực tế

................................................................................................................. 67

3.5.3.Giải pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục đạo đức .............................. 69
3.5.4.Giải pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS
vào các môn học ........................................................................................................ 71
3.6.Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 73
3.6.1.Mục tiêu thực nghiệm ...................................................................................... 73
3.6.2.Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm .................................................. 73
3.6.3.Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 73
3.6.4.Tiến hành thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 75
3.6.5.Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 76
3.6.6.Nhận thức của HS về giáo dục đạo đức thông qua HĐNK trước và sau thực
nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 76
3.6.7.Kỹ năng của HS về giáo dục đạo đức thông qua HĐNK trước và sau thực
nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 79
3.6.8.Thái độ của HS về giáo dục đạo đức thông qua HĐNK trước và sau thực
nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 86
1.Kết luận ................................................................................................................. 86
2.Kiến nghị ................................................................................................................ 87
3.Hướng phát triển đề tài ........................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89

xviii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung chữ viết tắt

TT

Chữ viết tắt

1

Đại học

ĐH

2

Hoạt động ngoại khóa

HĐNK

3


Học sinh

HS

4

Giáo viên

GV

5

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

6

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM

7

Tiểu học

TH

xix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Kế hoạch tổ chức các HĐNK cho học sinh .............................................. 38
Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. HCM năm học 2018 – 2019 .................. 38
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về tổ chức hoạt động rèn luyện giáo dục đạo đức của
HS .............................................................................................................................. 44
Bảng 2.3. Ngun nhân HS khơng thích tham gia giáo dục đạo đức thơng qua
HĐNK ....................................................................................................................... 46
Bảng 2.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS
................................................................................................................................... 47
Bảng 2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS
................................................................................................................................... 49
Bảng 2.6. Tâm trạng HS khi nhà trường tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK
................................................................................................................................... 50
Bảng 2.7. Hành vi HS khi tham gia tổ chức giáo dục đạo đức thơng qua HĐNK .... 51
Bảng 2.8. Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK ........................... 52
Bảng 3.1. Bảng tích hợp giáo dục đạo đức qua các mơn học ................................... 72
Bảng 3.2. Bảng kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá về mặt nhận thức .............. 76
Bảng 3.3. Bảng kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá về mặt kỹ năng ................. 79
Bảng 3.4. Bảng kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá về mặt thái độ ................... 82

xx


DANH SÁCH CÁC HÌNH


HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM .............................. 33
Biểu đồ 2.2. Mục đích giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS ........................ 45
Sơ đồ 3.1. Quy trình tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho học sinh TH 64

xxi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt
ở bậc Tiểu học (TH), nhằm hình thành cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh
Tiểu học, giúp học sinh (HS) tạo được thói quen tốt, có cách ứng xử đúng đắn qua
các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện
trước hết qua bộ mặt đạo đức, biểu hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ,
anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè, qua thái độ học tập, vui
chơi, rèn luyện hàng ngày… Đây là cơ sở quan trọng của việc hình thành những
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở Trung học cơ sở.
Hơn nữa, giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng
trong mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nó có vai trị quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước. Đối với dân
tộc Việt Nam: Đạo đức là vốn quý của con người, cái “đức” là nền tảng, là căn bản
của con người. Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài
lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức,
con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ khơng
phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”
Theo Hồ Chí Minh “Có tài mà khơng có đức là vơ dụng, có đức mà khơng

có tài thì làm việc gì cũng khó”[19].
Giáo dục đạo đức học sinh luôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
ngành giáo dục, đặc biệt là cấp Tiểu học. Vì Tiểu học là bậc học nền tảng, mà trẻ
em là tương lai của đất nước. Muốn các em trở thành người có ích cho xã hội thì
cần phải hội đủ hai điều kiện: Đức và tài.
Giáo dục đạo đức là một vấn đề quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào
tạo, phát triển con người toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức và hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ, thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là
vấn đề đã, đang được sự quan tâm của Đảng và toàn xã hội. Giáo dục đạo đức ngày
càng trở nên bức thiết trong giai đoạn đất nước tiến hành nền kinh tế thị trường, đẩy

1


mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhận thức được điều đó, ngành giáo dục trong nhiều năm gần đây không
ngừng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp để học sinh hứng thú hơn với bài học, vui
hơn khi đến trường, tăng cường đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ, giáo
dục truyền thống qua di tích, qua gương anh hùng, qua người thật, việc thật, qua các
hoạt động tập thể để định hướng sự phát triển nhân cách của các em học sinh.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định yếu tố con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển. Đầu tư vào con người, cho con người để phát triển khoa
học kỹ thuật tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước là vô cùng quan trọng và là
vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đạo đức được
coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân đồng thời có trách
nhiệm lớn lao đào tạo con người phát triển tồn diện vừa có đức vừa có tài. Hoạt
động giáo dục trong nhà trường khơng chỉ có “dạy chữ” mà cịn coi trọng việc “dạy
người”. Mối liên hệ giữa tài và đức không thể xem nhẹ cái nào. Một người có tài
khơng có đức, khơng hết lịng dùng tài năng của mình để phục vụ đất nước thì tài
năng đó cũng chẳng để làm gì.

Điều 2 Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2005
có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có
đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phấm chất
và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1, tr.41].
Thực tế cho thấy chương trình giáo dục đạo đức được tổ chức học tập xuyên
suốt ở các cấp học. Nhưng do chương trình sách giáo khoa q ơm đồm, nặng về lý
thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo dấu ấn hình thành nhân cách học sinh. Trong
những năm qua Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ quan tâm đến công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh thực hiện rất nhiều hoạt động như sinh hoạt chào cờ đầu tuần,
sinh hoạt ý nghĩa các ngày lễ lớn (20/11, 22/12, 8/3, 3/2, 30/4 và 1/5) tổ chức học
sinh tham quan ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động cịn mang tính lý thuyết chưa

2


mang tính thực tiễn, dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, trốn ra ngồi chơi, lời
nói và hành động vô lễ, học sinh đánh nhau, thường xuyên đi học muộn… Một
trong những hạn chế của nhà trường là tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ dạy người.
Chất lượng giảng dạy, học tập mơn đạo đức cịn thấp, khả năng sáng tạo, năng lực
thực hành, giải quyết các vấn đề độc lập cịn yếu. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các nhà
trường làm công tác giáo dục thấy được vai trị, trách nhiệm của mình trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là học sinh tiểu học có tri thức, có bản lĩnh, có
lối sống tự tin, chủ động, sáng tạo, hịa nhập với mơi trường xung quanh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh, người nghiên cứu đề xuất đề tài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức thơng
qua hoạt động ngoại khóa (HĐNK) tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức, tổ chức thực nghiệm hoạt động

ngoại khóa và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua
HĐNK cho HS tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
3. Nhiêm vu ̣nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh TH.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức tại Trường Tiểu học Long
Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
- Thực nghiệm giáo dục đạo đức thông qua HĐNK tại Trường TH Long
Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. HCM.
4. Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứ u
4.1. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
4.2. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục đạo đức thông qua HĐNK học sinh
Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.HCM.
4.3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoại khóa để giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học

3


5. Giả thuyết nghiên cứu
Tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐNK tại Trường TH Long Thạnh Mỹ,
Quận 9, TP.HCM hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cịn hạn chế,
bất cập trong nội dung, hình thức và hiệu quả tổ chức. Nếu áp dụng hình thức
HĐNK được đề xuất thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Nội dung nghiện cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận, xác định thực trạng và
đề xuất giải pháp giáo dục đạo đức thông qua HĐNK tại Trường TH Long Thạnh
Mỹ, Quận 9, TP. HCM. Thiết kế một số hoạt động về tổ chức giáo dục đạo đức
thông qua HĐNK tại Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP. HCM.
6.2. Địa bàn nghiên cứu: Tại Trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, Quận 9,

TP.HCM.
6.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa những tài liệu
liên quan đến giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS Trường TH Long Thạnh
Mỹ, nghiên cứu các Nghị quyết, các chủ trương, chính sách và các văn kiện, các tài
liệu của Đảng và Chính phủ về Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); các văn bản của Bộ
GD&ĐT, các ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu… đã được xuất bản trong
các ấn phẩm trong nước và nước ngoài để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng về giáo dục đạo
đức thông qua HĐNK cho HS tại Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện với GV và HS tại Trường TH
Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
Bảng hỏi dành cho GV tập trung vào các vấn đề sau: Vai trò, nội dung, hình
thức, nguyên nhân, hiệu quả và giải pháp và các yếu tố liên quan đến công tác giáo

4


dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9,
Tp.HCM.
Bảng hỏi dành cho HS tập trung vào các vấn đề sau: Hành vi, hình thức và
tâm trạng và các yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐNK
cho HS tại Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện qua các bước sau:
- Xác định đối tượng khảo sát.
- Soạn câu hỏi cho từng đối tượng, lập phiếu khảo sát.

- Khảo sát.
- Thu thập phiếu khảo sát, xử lý, phân tích kết quả.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn GV về các vấn đề: Hình thức, thực trạng, giải pháp và các yếu tố
liên quan đến công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại Trường TH
Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
Phỏng vấn HS về các vấn đề: Nhận thức, thái độ, nội dung, hình thức tổ chức
và các yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại
Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp quan sát để thu thập thêm thông tin về cử chỉ, thái độ,
hành vi của học sinh, các HĐNK trên sân trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp của
HS tại Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
Bên cạnh đó, phương pháp quan sát được sử dụng để tìm hiểu thực trạng
hoạt động rèn luyện đạo đức và quan sát để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi các giải pháp đề xuất mang tính khả thi và cần thiết thơng qua đánh
giá của các chuyên gia, người nghiên cứu chọn 3 trong 4 giải pháp để tiến hành thực
nghiệm sư phạm. Để thực nghiệm thành công, người nghiên cứu chọn học sinh khối
lớp 4 để tổ chức thực nghiệm. Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sẽ
được phân tích, đánh giá sự khác biệt trước và sau thực nghiệm.

5


7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng
giáo dục đạo đức cho HS tại Trường TH Long Thạnh Mỹ và kết quả thực nghiệm sư
phạm. Phép thống kê sử dụng chủ yếu trong đề tài là phép tính phần trăm.
8. Đóng góp của luận văn

- Xây dựng khung lý luận chung về giáo dục đạo đức cho HS như: Khái niệm
cơng cụ, nội dung, hình thức, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục đạo đức thông qua
HĐNK cho HS.
- Đánh giá được thực trạng giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại
trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
- Tổ chức thực nghiệm giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS tại trường
TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức trong trường TH
- Chương II: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức tại Trường Tiểu học Long
Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
- Chương III: Thực nghiệm giáo dục đạo đức thông qua HĐNK cho HS
Trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. HCM.
- Kết luận, kiến nghị và hướng phát triển của đề tài.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trong mọi thời đại, vấn đề giáo dục đạo đức cho HS luôn được xác định là
vấn đề quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
giáo dục đạo đức từ góc độ tâm lý học, giáo dục học của tác giả trong nước và thế
giới được phổ biến như:
1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đạo đức trên thế giới và tại Việt

Nam
1.1.1. Trên thế giới
Johann Heinrich Pestalozzi (1746 - 1827) rất quan tâm đến sự phát triển toàn
diện của con người và ông cũng đề cao việc phát triển căn cứ vào quy luật của tự
nhiên “Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên”. Ông cho rằng nhiệm vụ trung tâm của
giáo dục là giáo dục đạo đức cho trẻ em dựa trên cơ sở chung nhất là tình u con
người. Tình u đó bắt nguồn từ gia đình, trước hết đối với cha mẹ, anh chị rồi đến
thầy cô, bạn bè và mọi người trong xã hội. Theo Johann Heinrich Pestalozzi, gia
đình đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tình yêu thương
con người của trẻ em sớm hình thành trong gia đình sẽ tiếp tục được củng cố và
phát triển trong nhà trường. Và theo quan điểm của ông, giáo dục đạo đức cho HS
phải thực hiện bằng hành động rèn luyện chứ không bằng cách dạy trẻ những bài
thuyết giáo về đạo đức [27, tr.39].
Ăng-tông-Xê-mi-ô-vich Ma-ca-ren-cô (1888 - 1939) nhà giáo dục Nga,
người có cơng làm một cuộc thực nghiệm giáo dục gần 20 năm ở “trại lao động
Gooki và Dzenzinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp thành công của cuộc thực
nghiệm giáo dục của Macarencô ở chỗ không chỉ giáo dục trẻ em phạm pháp trong
trường mà ông đã gắn liền giáo dục lao động, trong sinh hoạt tập thể và hoạt động
xã hội. Ông đã chứng minh chân lý giáo dục của học thuyết Mác - Lênin và khái

7


quát thành các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa rất cơ bản đó là:
- Giáo dục trong hoạt động xã hội.
- Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
- Giáo dục trong lao động.
- Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh.
Asyl Vasyl Olexanddrovych Sukhomlynsky (1918 - 1970) là người giáo viên
tiểu học trường làng trở thành viện sĩ thông tấn viện Hàn Lâm Khoa học Giáo dục.

Tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” của Asyl Vasyl
Olexanddrovych Sukhomlynsky, dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo
dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục.
Ơng trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các phạm trù đạo đức, các
nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phương pháp hình thành chung trong học
sinh. “Muốn cho lý tưởng đạo đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con người biết
sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người
khác”. Asyl Vasyl Olexanddrovych Sukhomlynsky đã nêu lên nhiều kinh nghiệm
phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội, gia đình, nhà trường, tận dụng những điều
kiện xã hội, tự nhiên vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ [43, tr.17].
Triết học về sự phát triển đạo đức xuất bản năm 1971 của Kohlberg (1927 1987) là sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của tâm lý học đạo đức và triết học
đạo đức, đặc biệt là “phán đoán đạo đức trẻ em” (1932) của nhà tâm lý Thụy Sĩ,
Jean Piaget (1896 - 1980), triết học đạo đức của Immanuel Kant (1724 - 1804) và
học thuyết về sự công bằng của John Rawls (1921). Kế thừa học thuyết của Piaget
và kết quả thực nghiệm dựa trên phương pháp vấn đề một tình huống khó xử cụ thể,
Kohlberg đã đưa ra một học thuyết về sự phát triển nhận thức đạo đức của con
người có cấu trúc từ thấp lên cao [27].
Từ triết lý của Karl Marx về bản chất xã hội của cá nhân là “Tổng hòa các
quan hệ xã hội” đến những lý luận về sự kết hợp giáo dục, xây dựng môi trường
giáo dục... là một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ của thế kỷ XX. Tất cả những lý
thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa là cơ sở lý luận cơ bản của việc tổ chức hoạt động

8


giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay.
Wing Sze MAK (2014), nhà giáo sư tâm lý học Trung Quốc đánh giá hiệu
quả giáo dục đạo đức và tầm quan trọng cách cư xử xã hội tích cực cho học sinh
tiểu học [47].
Wen Grace Shu (2016), giáo dục đạo đức ở TH là một lĩnh vực giáo dục

quan trọng bao gồm nhiều lĩnh vực và phân tích giáo dục đạo đức có ảnh hưởng của
nó đối với sự phát triển đạo đức của trẻ em Trung Quốc [48].
Hamidah Yusof, Mohd Asri Mohd Noor, Norasibah Abdul Jalil, Mahaliza
Mansor, Marinah Awang (2018), khát vọng giáo dục ở Malaysia phương pháp
giảng dạy GV làm thế nào để học sinh áp dụng các giá trị nuôi dưỡng đạo đức ở tiểu
học [45].
Saule Sadykova1*, Aliya Yergazina1, Zhaiyk Sultan1, Valeriy Korvyakov2,
Valentina Ryndak3 (2018), các HĐNK sở hữu một bộ phận cơ hội trong sự phát
triển tâm linh và đạo đức của HS vì nó là sự tích hợp trong nội dung phản ánh chính
chủ thể trên cơ sở trách nhiệm, lương tâm, trung thực, hiểu biết lẫn nhau, lịng
thương sót đã chứng minh rằng các HĐNK có tất cả các tính chất cần thiết của hoạt
động nhằm phát triển tinh thần và đạo đức trong HĐNK [46].
Vấn đề giáo dục đạo đức cũng được nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật
Bản, Mỹ, Thái Lan, Phần Lan... đặc biệt quan tâm.
Tại Mỹ, mục tiêu giáo dục đạo đức của Mỹ là cung cấp cho HS những kiến
thức và cơ hội thực hành, vận dụng để xây dựng được nền tảng tính cách bền vững,
hài hịa dựa trên ba mục tiêu lớn của cuộc đời; giáo dục HS trở thành những cơng
dân có trách nhiệm, hiểu biết và có thể tham gia hiệu quả vào đời sống chính trị, xã
hội của đất nước. Nội dung giáo dục đạo đức của Mỹ gồm 6 trụ cột là sự tin cậy, tôn
trọng, tinh thần trách nhiệm, công bằng, quan tâm, bổn phận công dân. Phương
pháp giáo dục đạo đức ở Mỹ là nêu gương, giải thích, cổ vũ, khích lệ, bảo đảm môi
trường đạo đức, trải nghiệm và kỳ vọng vào sự ưu tú [16].
Tại Nhật Bản, giáo dục đạo đức tập trung vào ba điểm: Lịng tơn trọng cá
nhân, quan hệ cá nhân và cộng đồng. Khác nhiều nước thực hiện giáo dục đạo đức

9


chủ yếu thơng qua các mơn học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nhật Bản
thực hiện giáo dục đạo đức qua tồn thể các mơn học, qua hoạt động đặc biệt qua

sinh hoạt hằng ngày [16].
Tại Thái Lan, mục tiêu giáo dục đạo đức của Thái Lan giúp HS nhận thức
những điều tốt, biết quan tâm đến điều tốt và làm điều tốt. Các nội dung cụ thể là
đáng tin cậy, trung thực và nói sự thật; tơn trọng, lịch sự và nhã nhặn; trách nhiệm,
tính cơng bằng; sự chu đáo, tốt bụng, lịng thương; ý thức cơng dân. Phương pháp
giáo dục chủ yếu ở Thái Lan là phương pháp học tập hợp tác, phương pháp giáo dục
truyền thống, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai, phương pháp
học tập qua kinh nghiệm [16].
Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước đã đề cập giáo dục đạo đức ở các khía
cạnh khác nhau nhưng mỗi nước đều thể hiện đặc thù riêng về lĩnh vực giáo dục.
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của mình mà tiến hành
cơng tác giáo dục đạo đức HS. Điều đó được thể hiện trong mục tiêu, nội dung,
cách thức giáo dục đạo đức HS ở các nước.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những nguyên tắc, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cá nhân và
xã hội đang tác động mạnh mẽ, thường xuyên đến các mối quan hệ ứng xử giữa
người với người, giữa cá nhân và xã hội, nhằm hướng đến mục tiêu cao cả: Dân
giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng và
cần thiết, căn dặn ta phải chăm lo giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh viên, HS.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số nhà giáo dục nghiên cứu về giáo dục đạo
đức và giáo dục đạo đức thông qua các môn học và HĐNK cho HS.
Tác giả Đặng Vũ Hoạt nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ nhiệm và đưa ra
những định hướng cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tăng cường đổi mới phương
pháp giáo dục đạo đức cho HS nhà trường phổ thông [14].
Tác giả Phạm Minh Hạc đề ra sáu giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức

10



giáo dục đạo đức trong trường hợp; củng cố giáo dục với cộng đồng, kết hợp chặt
chẽ giữa giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tổ chức thống
nhất các phong trào thi đua yêu nước và phong trào rèn luyện đạo đức lối sống cho
toàn dân, trước hết cho cán bộ, đảng viên và thầy cô giáo ở các trường học, xây
dựng cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức, nâng
cao nhận thức cho con người [29].
Ở góc độ pháp luật, đã có nhiều văn bản của Nhà nước đề cập đến giáo dục
đạo đức cho học sinh như:
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc Hội
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày
15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, điều 28 khoản 2 quy định “Nhà trường
và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức,
tri thức, thẫm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em, chủ động
phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em” [31].
Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2010, điều 2 quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc”[32].
Giáo dục đạo đức cũng được nhiều tác giả chọn làm đề tài luận văn.
Đỗ Thị Xuân Thiệu “Giáo dục đạo đức cho HS Trường Trung học phổ thông
Tân Phú, Quận Tân Phú TP.HCM thông qua HĐNK”. Luận văn thạc sĩ giáo dục
năm 2017 (Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đề tài đã nghiên cứu biện
pháp góp nâng cao chất lượng giáo dục cho HS Trường Trung học phổ thông Tân
Phú, Quận Tân Phú TP.HCM.
Nguyễn Diệp Hải Âu “Công tác giáo dục đạo đức cho HS ở một số trường
Tiểu học trên địa bàn Quận Thủ Đức, TPHCM”. Luận văn thạc sĩ giáo dục học năm


11


2017 (Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM) Đề tài nghiên cứu thực trạng
công tác giáo dục đạo đức cho HS trên địa bàn Quận Thủ Đức TP.HCM. Từ đó đề
xuất một số biện pháp quản lý cơng tác giáo dục đạo đức cho HS nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
Trương Thị Ngọc Lan: “Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức
cho HS ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM”. Luận văn
thạc sĩ giáo dục năm 2013 (Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật, Tp. HCM). Đề tài
nghiên cứu giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp khơng chỉ thơng qua mơn Tiếng
Việt mà cịn tất cả các môn học khác và đề xuất kế hoạch tiến hành tổ chức dạy học tại
trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp. HCM.
Phan Nguyễn Diệu Huyền: “Giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học Nguyễn Văn
Triết, Quận thủ Đức, Tp. HCM”. Luận văn thạc sĩ giáo dục năm 2017 (Trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật, Tp. HCM). Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho
học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Triết đề xuất quy trình tổ chức giáo dục đạo
đức theo định hướng tích hợp vào môn Tiếng Việt lớp 3.
Đề tài khoa học cấp Viện: “Tìm hiểu về giáo dục đạo đức cho HS của vài
nước trên thế giới” chủ nhiệm đề tài tác giả Nguyễn Dục Quang (năm 2010) đã tìm
hiểu kinh nghiệm giáo dục đạo đức của một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật,
Thái Lan và đề xuất hướng vận dụng vào Việt Nam.
Các bài viết trên tập trung hệ thống lý luận về vấn đề giáo dục đạo đức, lối
sống cho HS. Ỏ mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có mục tiêu giáo dục đạo đức khác
nhau. Mục tiêu này do xã hội quy định và phù hợp với hình thái xã hội nhưng nhìn
chung khơng nằm ngồi mục tiêu giúp con người tốt hơn, hoàn thiện hơn và mục
tiêu này ngày càng cao dần theo sự phát triển đi lên của xã hội. Về mặt thực tiễn đã
chỉ ra những kết quả đạt được, lối sống HS. Đồng thời chỉ ra được nguyên nhân cụ
thể cho HS một cách toàn diện.

Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức và đặc biệt là giáo dục đạo đức cho HS
tiểu học đã được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu. Thực tế cho thấy việc
giáo dục đạo đức HS chưa mang lại hiệu quả mà giáo dục cịn mang tính hình thức

12


lý thuyết trên sách vở, trên sách báo và trên internet. Vì vậy, trong đề tài này,
ngườinghiên cứu sẽ nghiên cứu về giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các HĐNK
cho HS tại trường TH Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp.HCM.
1.2. Khái niệm sử dụng trong đề tài
1.2.1. Đạo đức
Theo từ điển Tiếng Việt, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư
luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối
với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu
chuẩn của một giai cấp nhất định [26].
Theo từ điển giáo dục học, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, giá trị
nguyên tắc, quy tắc do xã hội quy định nhằm mục đích định hướng, điều khiển, điều
chỉnh và đánh giá hành vi của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ thực tiễn của họ,
làm cho hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích xã hội [26].
Trong tiếng Anh, đạo đức có nguồn gốc từ tiếng latin “conduct” (danh từ) có
nghĩa là cách cư xử, hạnh kiểm, tư cách đạo đức.
Theo Trần Hậu Kiêm: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao
gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội [39].
Theo Bách khoa Triết học (Tập 3, 1964) của Nga định nghĩa “Đạo đức là tập
hợp những nguyên tắc, quy chế, chuẩn mực, nhờ đó con người điều chỉnh hành vi
của mình” [39, tr.35].
Theo người nghiên cứu đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi
của con người do xã hội quy định buộc con người phải sống và làm theo những quy

tắc, chuẩn mực hành vi đó. Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản
ánh quan hệ, hành vi của cá nhân đối với cộng đồng, đối với xã hội.
1.2.2. Giáo dục
Theo từ điển Tiếng việt, Giáo dục là q trình được tổ chức có ý thức, hướng
tới mục đích khơi ngợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người
dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hồn thiện nhân cách cả

13


thầy và trị bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại
và phát triển trong xã hội loài người đương đại [17].
Theo từ điển giáo dục học, giáo dục là một bộ phận của hoạt động giáo dục
tổng thể nhằm tổ chức, hướng dẫn người được giáo dục hình thành và phát triển
phẩm chất của nhân cách bao gồm thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo
đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của
cá nhân trong các mối quan hệ của họ. Theo nghĩa này, giáo dục bao gồm các hoạt
động bộ phận: Giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, giáo dục lao động và hướng
nghiệp [17].
Thuật ngữ “Giáo dục” có nguồn gốc từ tiếng latin Education (danh từ) và
educare (động từ) được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” - “Ex - Ducere”, có
nghĩa là dẫn (“Ducure”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới
những gì hồn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn [17].
Trần Thị Hương định nghĩa giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có
trong xã hội lồi người. Nó nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nảy sinh,
biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự
truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, chức
năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành phát triển nhân cách con
người. Với ý nghĩa đó, giáo dục là nhu cầu khơng thể thiếu được cho sự tồn tại và
phát triển xã hội loài người [34].

Giáo dục theo nghĩa rộng, Dương Thị Kim Oanh định nghĩa là q trình tác
động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa
học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan, nhằm hình thành
nhân cách của người học [9, tr. 24].
Theo luật giáo dục, giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua hệ
thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn
luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng,
giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích,
mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.

14


×