Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 141 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN HỒ HẢI ANH




HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO





Hà Nội, 2015



1
MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu 5
Danh mục các biểu đồ 5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
3. Nhiệm vụ của đề tài 8
4. Mục đích nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
7. Đóng góp của đề tài 11
8. Bố cục của luận văn 11

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
VÀ BẢO TÀNG 12
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch và bảo tàng 12
1.1.1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch 12
1.1.1.2. Các vấn đề cơ bản về bảo tàng 16
1.1.2. Phân loại bảo tàng 22
1.1.2.1. Phân loại theo qui định pháp lý về sở hữu 23
1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi hoạt động 24

1.1.2.3. Phân loại theo lãnh thổ 24
1.1.2.4. Phân loại theo chuyên ngành 24
1.1.2.5. Các cách phân loại khác 24
1.1.2.6. Phân loại bảo tàng ở Việt Nam 25
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TÀNG VÀ DU LỊCH 25
1.2.1. Bảo tàng trong phát triển du lịch 25



2
1.2.2. Tầm quan trọng của bảo tàng đối với việc phát triển du
lịch 26
1.2.3. Tác động của hoạt động du lịch đối với bảo tàng 28
1.2.3.1. Tác động tích cực 28
1.2.3.2. Tác động tiêu cực 29
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM 29
1.3.1. Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM 30
1.3.2. Quá trình phát triển hệ thống các bảo tàng tại TPHCM 33
1.3.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các bảo tàng nghiên cứu 36
1.3.3.1.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 36
1.3.3.2.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM 39
1.3.3.3.Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 41
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM 42
2.1.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC
BẢO TÀNG TẠI TPHCM 42
2.1.1. Tiềm năng du lịch của hệ thống bảo tàng ở TPHCM
(không bao gồm các bảo tàng đƣợc lựa chọn phân tích) 42

2.1.1.1.Số lượng bảo tàng 42
2.1.1.2.Phân bố 42
2.1.1.3.Hiện vật 43
2.1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách 44
2.1.1.5.Lao động tronghệ thống bảo tàng 46
2.1.1.6.Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 46
2.1.2. Tiềm năng du lịch của các bảo tàng nghiên cứu 47
2.1.2.1.Vị trí 47
2.1.2.2.Hiện vật 48
2.1.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách 49



3
2.1.2.4.Lao động trong bảo tàng 52
2.1.2.5.Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách 54
2.1.2.6. Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác trên địa bàn
thành phố 55
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC BẢO
TÀNG TẠI TPHCM 55
2.2.1. Thực trạng trƣng bày, giới thiệu hiện vật cho khách du
lịch 55
2.2.1.1.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 55
2.2.1.2.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM 58
2.2.1.3.Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 59
2.2.1.4.Đánh giá thực trạng trưng bày và giới thiệu hiện vật đến du
khách của các bảo tàng 62
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức đón và phục vụ khách du lịch 66
2.2.3. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 72
2.2.4. Kết quả đạt đƣợc trong khai thác du lịch thời gian qua 75

2.2.5. Đánh giá chung 82
2.2.5.1.Những mặt thuận lợi 82
2.2.5.2.Những mặt hạn chế 83
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 85
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
BẢO TÀNG Ở TPHCM CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHỤC VỤ CHO
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 86
3.1.ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC BẢO TÀNG PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH 86
3.1.1. Định hƣớng chung 86
3.1.2. Định hƣớng cụ thể 86
3.2.CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ BẢO TÀNG
NHẰM PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 88



4
3.2.1. Tiếp tục đầu tƣ chiều sâu, nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả công tác bảo tàng 88
3.2.1.1.Đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng 88
3.2.1.2.Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng các công tác
chuyên môn và công tác phục vụ du khách 90
3.2.2. Tăng cƣờng hoạt động quảng bá tuyên truyền bảo tàng 94
3.2.3. Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong hoạt động
của bảo tàng 95
3.2.4. Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm xây dựng
chƣơng trình du lịch có hoạt động tham quan bảo tàng 97
3.2.5. Nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trƣờng 97
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 98


KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 107









5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM
Bảng 2.2: Quá trình phát triển hệ thống các bảo tàng tại TPHCM
Bảng 2.3: Bảng phân bố hệ thống bảo tàng ở TPHCM
Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng khách đến tham quan các bảo tàng từ năm 2009
đến năm 2013

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tiêu chí Thu hút du khách tham quan bảo tàng (khảo sát du khách
tại bảo tàng)
Biểu đồ 2.2: Tiêu chí Thu hút du khách tham quan bảo tàng (khảo sát du khách
tại doanh nghiệp lữ hành)
Biểu đồ 2.3: Đánhgiá mức độ hài lòng của du khách về công tác hƣớng dẫn tại
bảo tàng ở TPHCM (khảo sát du khách tại bảo tàng)
Biểu đồ 2.4: Đánhgiá mức độ hài lòng của du khách về các hoạt động tại bảo
tàng ở TPHCM (khảo sát du khách tại bảo tàng)
Biểu đồ 2.5: Các tiêu chí bảo tàng phải thay đổi để thu hút du khách(khảo sát du

khách tại doanh nghiệp lữ hành)
Biểu đồ 2.6: Lƣợng du khách đến tham quan các bảo tàng từ 2009 - 2013
Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ hấp dẫn của các hoạt động tại bảo tàng ở TPHCM
(khảo sát du khách tại doanh nghiệp lữ hành)







6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hƣớng phát triển chung của thế giới, du lịch – ngành công nghiệp
không khói đang đƣợc quan tâm phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng
cho sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nƣớc ta, nhờ thực
hiện đƣờng lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt
Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của
đất nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngành du lịch, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã xác định: “…phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai
thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch
sử, huy động tối đa nguồn lực trong nƣớc và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế,
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng”.
Sản phẩm để thu hút khách du lịch đến, quay lại TPHCM thực sự là một bài toán
khó đƣợc đặt ra không chỉ đối với riêng ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự tham gia
của các ngành, địa phƣơng có liên quan. Trên thực tế, lƣợng khách du lịch đến
TPHCM ngày càng nhiều, nhƣng để thu hút khách quay trở lại thì gặp không ít khó

khăn. Vả để đạt đƣợc điều đó, du lịch TPHCM cần phát triển và khách phục các yếu
kém về mọi mặt nhằm nâng cao chất lƣợng, phong phú hóa sản phẩm du lịch, trong
đó có hoạt động du lịch tại các bảo tàng.
Bảo tàng là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho
những ngƣời đƣơng đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn đƣợc các giai đoạn lịch sử của
dân tộc, nhận thức đƣợc xã hội và văn hóa thời quá khứ. Xét dƣới góc độ bảo tàng
học thì chúng là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hóa của dân
tộc Việt Nam, và nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đối với hoạt động du lịch
nhằm thu hút khách đến với TPHCM.
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, truyền thống yêu nƣớc,
đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống lại áp
bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm… luôn luôn gắn liền với truyền thống hiếu học,



7
sáng tạo trong văn hóa, trong nghệ thuật và trong giao tiếp ứng xử. Bằng chứng
chứng minh cho đặc trƣng cho văn hóa dân tộc, cho các truyền thống lịch sử - văn
hóa nói trên, chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, các tài liệu, hiện vật bảo
tàng và hệ thống các bảo tàng Việt Nam.
Hồ Chí Minh là một thành phố trung tâm, tập trung mọi sự đầu tƣ, phát triển của
đất nƣớc. Bên cạnh đó, cũng là TPHCMnơi đã chứng kiến khá nhiều sự kiện lịch sử
- văn hóa của đất nƣớc. Các giá trị lịch sử - văn hóa đó đƣợc giới thiệu qua các
trang sách, các thƣớc phim; còn đƣợc phản ánh khá đậm nét trong các bảo tàngcủa
thành phố.
Hệ thống bảo tàng ở TPHCM đã góp phần giáo dục, khích lệ thế hệ trẻ góp sức
mình nối tiếp cha ông vào công cuộc xây dựng đất nƣớc nói chung và thành phố nói
riêng và đặc biệt, các bảo tàng còn là tiềm năng rất lớn góp phần phát triển du lịch
của thành phố. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM đến nay vẫn
chƣa đƣợc khai thác hết hiệu quả. Xuất phát từ những thực tế nhƣ trên cùng với quá

trình hoạt động trong ngành du lịch tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt
động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề đề tài
Phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch di sản đang là mối quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Ở nƣớc ta, có khá nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề đƣa di sản văn hóa vào khai thác để phục vụ hoạt
động du lịch: “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tại các di
sản văn hóa thế giới của Việt Nam (giới hạn tại các di sản Huế, Hội An và Mỹ
Sơn)” do tác giả Hoàng Thị Điệp chủ nhiệm, “Đánh giá và đề xuất phương án khai
thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa điển hình ở Việt Nam phục vụ du lịch”
do tác giả Trần Đình Nhoãn chủ nhiệm…
Bảo tàng đƣợc đánh giá là nguồn tài nguyên hấp dẫn để đƣa vào khai thác phục
vụ cho hoạt động du lịch. Ở nƣớc ta, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề phát triển của bảo tàng ở Việt Nam: “Thực trạng và những giải pháp chính nhằm
kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vicả nước” của TS. Lê Thị Minh Lý,



8
“Nghiên cứu đổi mới trưng bày và giới thiệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia” do tác
giảNguyễn Văn Cƣờng chủ nhiệm, “Những kiến giải nhằm đa dạng hóa, xã hội hóa
hoạt động bảo tàng ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” tác giảTrƣơng Quốc Bình
chủ nhiệm, “Hiện trạng và giải pháp đổi mới hoạt động bảo tàng tỉnh (thành phố)
vùng đồng bằng Bắc Bộ”do tác giả Nguyễn Thị Huệchủ nhiệm, “Đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực tại các bảo tàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long”do tác
tác giả Nguyễn Đình Thanh chủ nhiệm. Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá
thực trạng các hoạt động chuyên môn, nguồn nhân lực và đƣa ra các giải pháp nhằm
cải thiện các hoạt động tại các bảo tàng. Hơn thế nữa các thực trạng khai thác các
giá trị của bảo tàng vào hoạt động du lịch cũng đã đƣợc các các nhà nghiên cứu bắt

đầu quan tâm và nghiên cứu đến. Trong đó: “Bảo tàng với sự phát triển du lịch ở
Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Huệ chủ nhiệm và luận văn thạc sĩ “Museums and
tourism - Stakeholders, resource and sustainable development” của tác giả
Guðbrandur Benediktsson (2004) là nền tảng phát triển cho việc nghiên cứu thực trạng
hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM.
Trong những năm gần đây, việc khai thác các giá trị của bảo tàng để phục vụ
hoạt động du lịch, đặc biệt là tại các bảo tàng ở TPHCM đã bƣớc đầu thực hiện và
đạt đƣợc kết quả nhất định. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu và đánh
giá cụ thể về việc phát triển hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM. Chính vì
thế, luận văn “Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM” trên cơ sở kế thừa
những thành quả của các công trình này đồng thời tiếp tục trình bày kết quả nghiên
cứu và ý kiến để bổ sung thêm vào việc nghiên cứu khai thác các giá trị của bảo
tàng phục vụ cho hoạt động du lịch một cách hiệu quả.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu vai trò của các bảo tàng ở TPHCM đối với sự phát triển du lịch
của TPHCM.
- Phân tích, thực trạng của hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng, phong phú hoạt động du lịch
tại các bảo tàng ở TPHCM để thu hút du khách đến và quay lại TPHCM.




9
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn “Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM” đƣợc nghiên cứu
nhằm góp phần:
- Cung cấp những cứ liệu khoa học về thực trạng khai thác các hoạt động du
lịch của Bảo tàng ở TPHCM.
- Góp phần nâng cao chất lƣợng, phong phú các hoạt động du lịch tại các bảo

tàng nhằm thu hút du khách đến và quay lại TPHCM.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở các
bảo tàng tại TPHCM: công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật, công tác đón tiếp và
phục vụ du khách, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tại các bảo tàng.
 Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bảo tàng tại và các
doanh nghiệp lữ hành tại TPHCM. Trong khuôn khổ luận văn, ngƣời viết tập trung
phân tích cụ thể tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh và
Bảo tàng Phụ nữ Nam bộđể làm các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình. Về phía
doanh nghiệp: Công ty Dịch vụ Du lịch Đất nƣớc Việt, Công ty TNHH Thƣơng mại
và dịch vụ Kiwi, The Sinh Tourist.
 Về thời gian:Đề tài tập trung thu thập số liệu, điều tra, nghiên cứu, phân
tích nguồn số liệu trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc đề tài này, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
 Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về bảo tàng cũng
nhƣ các hoạt động tại các bảo tàng ở TPHCM, phân tích những tài liệu và lý luận
này thành từng bộ phận để hiểu rõ các vấn đề đƣợc đề cập trong luận văn.
 Phƣơng phápnày cũng hỗ trợ tổng hợp, sắp xếp và hệ thống các vấn đề lý
thuyết về bảo tàng và hoạt động du lịch tại bảo tàng đã đƣợc đề cập trong luận văn.



10
 Trong quá trình thực hiện luận văn, ngƣời viết đã tìm hiểu các văn bản,
đề tài nghiên cứu về bảo tàng, hoạt động của bảo tàng và hoạt động du lịch tại các
bảo tàng…

- Phƣơng pháp thực địa: Là phƣơng pháp đi khảo sát thực tế nhằm quan sát
trực tiếp, gián tiếp tình hình hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM. Phƣơng
pháp này chủ yếu thu thập thông tin thực tế, từ đó kiểm chứng và đối chiếu với lý
thuyết để đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hoạt động du lịch tại các
bảo tàng ở TPHCM. Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết đã đi khảo sát thực tế
tại các bảo tàng cũng nhƣ các doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn
để quan sát tìm hiểu phân tích thực tế hoạt động du lịch tại các bảo tàng.
- Phƣơng pháp điều tra, thu thập xử lý số liệu, các tài liệu có liên quan:
 Phƣơng pháp điều tra: Ngƣời viết đã xây dựng bảng hỏi khảo sát trực tiếp
đối với du khách tại các bảo tàng và các doanh nghiệp (khách quốc tế và khách
trong nƣớc).
 Bảng khảo sát 1:Nhu cầu cu
̉
a du khách vơ
́
i ca
́
c hoa
̣
t đô
̣
ng cu
̉
a b ảo
tàng tại TPHCM (Surveyon visistors’ demand for activities of
museumsin Ho Chi Minh City).
 Bảng Khảo Sát 2: Nhu Cầu Du Khách Vơ
́
i Ca
́

c Hoa
̣
t Đô
̣
ng Bảo Tàng
Tại TPHCM (Surveyon visistors’ demand for activities of museumsin Ho
Chi Minh City)
 Bảng khảo sát 1: Phát ra 250 phiếu, thu lại đƣợc 223 phiếu hợp lệ
(khách trong nƣớc: 118 phiếu, khách quốc tế: 105 phiếu).
 Bảng khảo sát 2: Phát ra 300 phiếu, thu lại đƣợc 266 phiếu hợp lệ
(khách trong nƣớc: 134 phiếu, khách quốc tế: 132 phiếu).
 Kết quả thu đƣợc sau khi khảo sát đã hỗ trợ ngƣời viết đánh giá đƣợc
mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động của bảo tàng và nhu cầu
của du khách đối với hoạt động của bảo tàng.
 Thu thập xử lý số liệu, các tài liệu có liên quan: Trong quá trình thực
hiện luận văn, ngƣời viết đã thu thập những dữ liệu thứ cấp do các các bảo tàng và
doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu cung cấp và xử lý.



11
- Phƣơng pháp chuyên gia: Là phƣơng pháp trao đổi trực tiếp lấy ý kiến
cácchuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng và du lịch để xem xét nhận định bản chất của
thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM và tìm ra các giải pháp
nhằm cải thiện hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM. Trong quá trình
nghiên cứu, ngƣời viết đã thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với ban quản lý,
chuyên gia về lĩnh vực bảo tàng và du lịch tại các bảo tàng và các doanh nghiệp
trong phạm vi nghiên cứu để thu thập những thông tin sát thực cũng nhƣ phù hợp
với nội dung luận văn.
7. Đóng góp của đề tài

- Đóng góp về mặt lý luận: Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã đƣợc học và
tham khảo một số tài liệu có liên quan, đề tài hệ thống lại một số vấn đề cơ sở lý
luận về bảo tàng, hoạt động du lịch tại bảo tàng và một số vấn đề liên quan.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài điều tra và phân tích thực trạng hoạt động
du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM, đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt
động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM.
8. Bố cục của luận văn
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ BẢO
TÀNG
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
CÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO TÀNG Ở
TPHCM CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
PHẦN 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TÀNG VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA BẢO TÀNG VÀ DU LỊCH

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch và bảo tàng
1.1.1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch
a. Khái niệm du lịch
Có rất nhiều khái niệm về du lịch đƣợc đƣa ra theo nhiều góc độ xem xét khác

nhau:
- Một số khái niệm do các nhà khoa học nƣớc ngoài đƣa ra:
1. Theo Giáo sƣ, tiến sĩ W. Hunziker và tiến sĩ Kraff (Thụy Sĩ)– 1941 (theo
góc độ tổng hợp):Du lịch là tổng hợp những hiện tƣợng và các mối quan hệ nảy
sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con ngƣời tại nơi không phải là nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của họ; hơn nữa, không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt
động nào để có thu nhập tại nơi đến. [17, tr.13]
2. Theo Guer Freuler (Góc độ sinh lý và tâm lý):Du lịch là một hiện tƣợng
thời đại của chúng ta dựa trên sự tăng trƣởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự
thay đổi của môi trƣờng xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối
với vẻ đẹp của thiên nhiên. [50]
3. Theo Kalifiotis (Góc độ kinh tế):Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên các hoạt động về kinh tế. [50]
4. Theo Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie (Góc độ
tổng hợp các mối quan hệ):Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ mối
quan hệ qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ
nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch. [50]
5. Tổ chức du lịch thế giới:Du lịch đƣợc hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
[38, tr.12]




13
- Một số khái niệm ở Việt Nam
1. Theo bách khoa toàn thƣ Việt Nam – 1966 (góc độ nhu cầu):Du lịch là một

loại nghỉ dƣỡng sức, tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn
hóa nghệ thuật.[47]
2. Theo Luật du lịch Việt Nam– 2005 (chƣơng 1, điều 4, khoản 1): Du lịch là
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định. [34, tr.9]
b. Khái niệm văn hóa
Trên thế giới hiện tại có hơn 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, trong khuôn
khổ luân văn ngƣời viết chỉ đề cập đến những khái niệm sau:
1. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc
sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa.[30, tr.431].
2. Theo Unesco– 1986:
Văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo
(của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế
kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [45, tr.32].
3. Theo Unesco– 2002: Văn hóa nên đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp của
những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. [49]
c. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Văn hóa và du lịch có mối quan hệ khá khăng khít, luôn tác động qua lại lẫn
nhau trong quá trình phát triển.

Đó là sự khai thác và phát huy các di sản và giá trị
văn hoá, một bộ phận thiết yếu nhất của nguồn
tài nguyên du lịch, việc phát



14
triển du lịch hƣớng vào mục tiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh
doanh du lịch…
-

Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch:
Phần
lớn tài nguyên du lịch là các
giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của
dân tộc trong sự gắn bó với môi
trƣờng tự nhiên và xã hội. Thêm vào đó, tài
nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nƣớc, với truyền
thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch
sử khác nhau. Nhƣ vậy, đối với du
lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn có
chiều sâu nhất đối với du lịch.
Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ
nhu cầu du lịch hiện tại, nhƣng nếu khai thác một cách triệt để không bảo tồn sẽ
làm mất đi
những nét đặc trƣng và hấp dẫn vốn có của văn hóa đối với du lịch. Do
đó, để du lịch phát triển lâu dài và bền vững thì nó phải tuân thủ một
yêu cầu khách
quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá, khai thác
các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch song

không đƣợc làm tổn hại đến các giá
trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau.
-

Du lịch thúc đẩy giao lƣu văn hoá phát triển: Du lịch và văn hoá có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lƣu văn hoá
giữa các vùng miền trong nƣớc và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Sự phát
triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hƣng và bảo tồn các di
sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa
phƣơng và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động
quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.


Doanh thu từ các hoạt động du lịch đƣợc sử dụng một phần cho việc
tu bổ di
tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền
thống nhƣ mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho
khách tham quan.


Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời
gian qua
đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian,
sinh hoạt tín
ngƣỡng… phục vụ du khách.

 Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái.




15
 Đặc biệt thông qua du lịch, con ngƣời đƣợc thay đổi môi trƣờng, có ấn
tƣợng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú
và lâu đời của các dân tộc, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng mong muốn hiểu
biết từ đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành
phƣơng hƣớng đúng đắn trong mơ ƣớc sáng tạo, trong kế hoạch tƣơng lai của con
ngƣời.
 Du lịch chính là cầu nối
để thúc đẩy trao đổi, giao lƣu giữa các dân tộc,
quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch chính là động lực góp phần vào
phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.

-
Tuy nhiên sự
phát
triển du lịch cũng đang đặt ra
cho văn hoá dân tộc
những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”:


Sự phát triển du lịch có hiệu quả sẽ song hành với sự bùng nổ số
lƣợng khách du lịch đến Việt Nam. Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di
sản văn hoá vật thể có giá trị đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di
tích này.


Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di sản đã
tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây
nên những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ nhƣ các vật thờ, các

dụng cụ trang trí.


Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu sự kiểm soát đã tác
động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trƣờng sinh thái tại các khu di
tích. Hiện tƣợng viết và khắc chữ lên một số di tích, sự ô nhiễm môi trƣờng từ
khói bụi, các loại rác thải… đang xảy ra tác động trực tiếp đến các di tích…


Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là các điểm nổi bật trong văn
hoá của mỗi dân tộc. Do tác động của quá trình thƣơng mại hoá, các giá trị này
đang bị mai một.
d. Khái niệm du lịch văn hóa
Theo luật du lịch – 2005 (chƣơng 1, điều 4, khoản 20): Du lịch văn hóa là hình
thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm



16
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. [34, tr.11]
1.1.1.2. Các vấn đề cơ bản về bảo tàng
a. Khái niệm bảo tàng
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về bảo tàng:
- Một số khái niệm do các nhà khoa học nƣớc ngoài đƣa ra:
1. Theo các nƣớc Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày những tài liệu hiện vật gốc
tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng.
Bảo tàng dành để phục vụ cho công chúng vì những mục đích nghiên cứu và sƣu
tầm. [51]
2. Theo quan niệm của nƣớc Pháp: Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức

năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng nhất, ngoài ra còn có chức năng
giáo dục và chức năng giải trí. [51]
3. Định nghĩa của Liên hiệp Hội Bảo tàng Anh (The Museum Association
United Kingdom): Bảo tàng là thiết chế thu thập, tƣ liệu hóa, giữ gìn, trƣng bày và
giới thiệu những bằng chứng vật chất và thông tin liên quan vì lợi ích công chúng
[42, tr15]
4. Định nghĩa của Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ (The American Association ò
Museums):Bảo tàng là một cơ quan thành lập hợp thức, hoạt động lâu dài và không
có lợi nhuận, không chỉ nhằm mục đích thực hiện các trƣng bày đƣơng đại, đƣợc
miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón công chúng. Có mục đích
bảo quản và bảo tồn nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trƣng bày có hƣớng dẫn
phục vụ cho nhu cầu thƣởng thức của ngƣời xem. Những hiện vật trƣng bày phải có
giá trị văn hoá và giáo dục, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, những công trình
khoa học (cả hiện vật gốc và những vật vô tri vô giác), những hiện vật lịch sử và
những hiện vật khoa học ứng dụng. Do vậy các bảo tàng sẽ bao gồm cả những khu
vƣờn thực vật, những sở thú, những khu thuỷ sinh, các cung thiên văn, những di
tích, và những toà nhà lịch sử hay lịch sử xã hội… đáp ứng đƣợc những nhu cầu
vừa đƣa ra ở trên. [27, tr21]



17
5. Theo hội đồng Bảo tàng thế giới (ICOM) (2004): Bảo tàng là một thiết
chếphi lợi nhuận, hoạt động thƣờng xuyên mở của cho công chúng đến xem, phục
vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng sƣu tầm, bảo quản, nghiên cứu,
thông tin và trƣng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con ngƣời và môi
trƣờng sống của con ngƣời vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thƣởng thức.
Định nghĩa này có thể thích ứng với mọi bảo tàng không tính đến giới hạn tính
chất của cơ quan lãnh đạo bảo tàng, đặc điểm vùng lãnh thổ, cơ cấu mang tính chức
năng hoặc phƣơng hƣớng của các sƣu tập hiện vật của mỗi bảo tàng.

Cùng với các cơ quan đƣợc chỉ định rõ là “các bảo tàng”, định nghĩa này có mục
đích chỉ cả các cơ quan có những đặc tính sau đây giống nhƣ những đặc tính của
“bảo tàng”:


Các công trình và địa điểm tự nhiên, địa điểm khảo cổ học và dân tộc
học của một bảo tàng tự nhiên, có nhiệm vụ thu nhận, bảo quản và tuyên truyền
các nhân chứng vật chất về con ngƣời và môi trƣờng xung quanh con ngƣời.


Các cơ quan lƣu giữ và trƣng bày mẫu thực vật, động vật sống, chẳng
hạn các khu vƣờn thực vật và vƣờn thú, khu thủy sinh hay các khu nuôi dƣỡng
thú tự nhiên khác.


Các trung tâm khoa học và mô hình vũ trụ.


Các học viện bảo quản và gallery trƣng bày cố định do các thƣ viện và
trung tâm lƣu trữ quản lý.


Các khu bảo tồn tự nhiên.


Các cơ quan khác nhƣ ủy ban điều hành, sau khi ban cố vấn thông báo
kết quả xem xét, đƣợc công nhận có một số hoặc tất cả các đặc trƣng của một
bảo tàng, hoặc có sự hỗ trợ cho các bảo tàng và cán bộ bảo tàng qua các hoạt
động nghiên cứu, giáo dục hoặc đào tạo chuyên ngành bảo tàng học.
- Ở Việt Nam hiện nay, bảo tàng đƣợc hiểu nhƣ sau:

1. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:Bảo tàng là cơ quan sƣu tầm, lƣu giữ,
trƣng bày tài liệu hiện vật, di tích về lịch sử tự nhiên, văn hóa vật chất và tinh thần
của một tộc ngƣời, một đất nƣớc, một ngành, một thời đại để mọi ngƣời hiểu và để
giáo dục truyền thống. [48]



18
2. Theo “luật về Di sản và Văn hoá” – 2001: Bảo tàng là nơi bảo quản và trƣng
bày các sƣu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
giáo dục, tham quan và hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. [29, tr.14]

Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 Sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản và trƣng bày các sƣu tập
 Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa
 Tổ chức, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của xã hội
 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
 Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
 Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
 Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật
b. Các hoạt động của bảo tàng
Theo “Thông tƣ Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng” 2010: Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định hoạt
động của bảo tàng nhƣ sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học:Đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thông qua
việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chƣơng trình, dự án, đề án khác theo kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn.[44]
 Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn kết và nâng cao chất lƣợng
hoạt động của bảo tàng để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo

tàng học.
 Bảo tàng đƣợc liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc để
triển khai các chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động
bảo tàng theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật
thể: Là hoạt động sƣu tầm, tƣ liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
ở trong và ngoài nƣớc phù hợp với phạm vi, đối tƣợng, nội dung hoạt động của bảo
tàng. [44]



19
 Bảo tàng tổ chức việc sƣu tầm, tƣ liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn
hóa phi vật thể thông qua các phƣơng thức sau đây:khảo sát điền dã sƣu tầm, tƣ liệu
hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể; khai quật khảo cổ; tiếp nhận tài
liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng; mua, trao đổi tài liệu, hiện
vật với tổ chức, cá nhân.Việc sƣu tầm, tƣ liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa
phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
 Tài liệu, hiện vật của bảo tàng đƣợc chuyển giao, thanh lý, hủy trong các
trƣờng hợp sau:không phù hợp với phạm vi, đối tƣợng và nội dung hoạt động của
bảo tàng;bị hƣ hỏng không còn khả năng phục hồi;đƣợc xác định gây hại cho con
ngƣời và môi trƣờng;đƣợc xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa
học;đƣợc xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; đƣợc xác định
nguồn gốc bất hợp pháp.
- Hoạt động kiểm kê:Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo quy chế
kiểm kê hiện vật bảo tàng đƣợc Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành. Hồ sơ
kiểm kê tài liệu, hiện vật đƣợc lập, quản lý ổn định, lâu dài; đƣợc lƣu trữ bằng văn
bản và lƣu trữ bằng công nghệ thông tin. [44]
- Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật:Là các hoạt động sắp xếp tài liệu, hiện

vật và tổ chức kho để bảo quản; lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi
trƣờng bảo quản, tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống
tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật. [44]
 Việc bảo quản phải đƣợc thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trƣng
bày, khi lƣu giữ trong kho và khi đƣa ra ngoài bảo tàng.
 Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ
thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng có liên quan đến tài
liệu, hiện vật.
- Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật
thể bao gồm: Trƣng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;trƣng bày, triển lãm lƣu
động ở trong và ngoài nƣớc;tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể. [44]



20
 Trƣng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của
bảo tàng phải bảo đảm:phù hợp với phạm vi, đối tƣợng, nội dung hoạt động của bảo
tàng; chú trọng trƣng bày tài liệu, hiện vật gốc; việc giới thiệu di sản văn hóa phi
vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung trƣng bày của bảo tàng, góp phần
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thuyết minh trƣng bày cung
cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối
tƣợng khách tham quan; bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác,
khoa học và đƣợc ghi chú rõ ràng; thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh,
an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan; tuân thủ các quy định của pháp luật
về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động giáo dục bao gồm:Hƣớng dẫn tham quan;tổ chức chƣơng trình
giáo dục; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề; xuất bản ấn
phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng. [44]
 Chƣơng trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động
và đối tƣợng công chúng của bảo tàng.

 Chƣơng trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích
các hình thức học tập và hƣởng thụ văn hóa của công chúng.
- Hoạt động truyền thôngbao gồm: Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo
tàng trên phƣơng tiện thông tin đại chúng; tổ chức chƣơng trình quảng bá, phát triển
công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của
công chúng về hoạt động của bảo tàng; xây dựng mạng lƣới tổ chức, cá nhân có liên
quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nƣớc. [44]
 Hoạt động truyền thông của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối
tƣợng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có
liên quan.
- Hoạt động dịch vụbao gồm:Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và
dịch vụ khác;tổ chức phát triển sản phẩm lƣu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo
tàng;tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;cung cấp thông tin,
tƣ liệu;tƣ vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo



21
vật quốc gia;bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật
khảo cổ;hợp tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng. [44]
 Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập,
tham quan, hƣởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá
nhân.
c. Chức năng,nhiệm vụ của bảo tàng
Dựa trên những hoạt động của bảo tàng do bộ Thể thao văn hóa và du lịch quy
định, và quan điểm của các nhà bảo tàng học, ngƣời viết xin đƣa ra các chức năng
và nhiệm vụ cơ bản của bảo tàng nhƣ sau:
Bảo tàng có hai chức năng cơ bản: Chức năng nghiên cứu khoa học và chức
năng giáo dục. Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn

nhau. Chính sự tác động lẫn nhau giữa hai chức năng này là đặc trƣng cơ bản của
các bảo tàng hiện đại và là nhân tố quyết định vị trí, sự tồn tại của bảo tàng.
1.

Chức năng nghiên cứu khoa học:
Đƣợc
thể hiện rõ nét thông qua các
nhiệm vụ, hoạt động cụ thể:
thu thập, cất giữ các tƣ liệu về lịch sử phát triển cua
tự nhiên, xã hội và nhƣng vật quý, hiếm, có giá trị thẩm mỹ cao. Sau khi đã nghiên
cứu, xác
định khoa học, hệ thống hoá các tƣ liệu, di tích gốc đó, bảo tàng tiến
hành
các biện pháp giữ gìn, bảo quản và tu sửa các di tích gốc, để phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học.
- Những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng bổ sung cho kho
bảo quản cơ sở của bảo tàng những di tích gốc có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử,
khoa học, thẩm mỹ.
-
Những hoạt động liên quan đến việc chỉnh lý, hệ thống và bảo quản các di
tích của bảo tàng một cách khoa học, nhằm biến các di tích đó thành những tƣ
liệu đáng tin cậy, phục vụ cho công tác nghiên cứu của bảo tàng cũng nhƣ các cơ
quan, các nhân khác.
Đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng.
2.

Chức năng giáo dục khoa học:
Tất cả các hình thức hoạt động tuyên truyền
giáo dục khoa học của bảo tàng phải dựa trên cơ sở các phần trƣng bày trong bảo
tàng và tƣ liệu có sẵn trong kho bảo quản.





22
-
Mọi hoạt động giáo dục của bảo tàng dƣới hình thức nào cũng phải dựa
trên cơ sở nghiên cứu di tích gốc, không có di tích gốc thì không có phần trƣng
bày hiện vật trong bảo tàng, sẽ không tồn tại các hoạt động giáo dục tại bảo
tàng.

 Trong các bảo tàng, hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra trƣớc, trong
đó bảo tàng lấy các di tích gốc làm đối tƣợng và cơ sở nghiên cứu. Công tác nghiên
cứu khoa học sẽ là tiền đề cho công tác giáo dục khoa học của bảo tàng.
- Bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học bằng cách tuyên truyền
phổ biến kiến thức khoa học cho ngƣời xem.
 Trong hoạtđộng giáo dục khoa học của bảo tàng, hình thức hƣớng dẫn
tham quan các trƣng bày cố định và triển lãm chuyên đề là hình thức quan trọng
nhất. Qua đó ngƣời xem đƣợc quan sát trực tiếp hiện vật gốc, tự mình suy nghĩ và
đƣa ra những nhận định, kết luận riêng về một sự kiện lịch sử hay một hiện tƣợng xã
hội đƣợc giới thiệu trong phần trƣng bày đó.

Hoạt động giáo dục
khoa
học bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật
gốc, dƣới sự hƣớng dẫn tham quan của hƣớng dẫn viên là đặc điểm quan trọng
nhất để phận biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa khác.


1.1.2. Phân loại bảo tàng

Sự phát triển của các bảo tàng đến nay khó thống kê đƣợc về số lƣợng, phong
phú về kiểu loại và sở hữu, quản lí và đa dạng về hình thức tồn tại nhƣ: các bảo tàng
về lịch sử, tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, dân tộc, quân sự, tính kỷ
niệm, tính di chỉ, sinh thái,… ở phƣơng diện thể chế quản lý cũng rất khác nhau có
bảo tàng quốc gia, bảo tàng tỉnh, thành phố, có tƣ nhân, có trƣờng học, có cơ quan
nghiên cứu, quân đội, cũng có công ty, xí nghiệp, đoàn thể hoặc tập đoàn thiết lập
bảo tàng. Tuy vậy, các bảo tàng vẫn có những đặc trƣng chung. Do mục đích phục
vụ các đối tƣợng khác nhau, phạm vi thu thập hiện vật khác nhau, mục đích và
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau mà hình thành những đặc điểm riêng của các
kiểu loại bảo tàng khác nhau.
Đến nay các bảo tàng đƣợc phân loại theo những dấu hiệu sau:



23
-

Theo một ngành nhất định của tri thức, có nghĩa là theo chuyên ngành.
-

Theo loại sở hữu nhất định (bảo tàng đó thuộc về ai).
-

Theo lãnh thổ ở một mức nhất định (về quy mô).
-

Theo vị thế của thể chế (theo vị trí trong cơ cấu tổ chức hay thứ bậc các
bảo tàng).
-


Theo một trong hai hƣớng của di sản văn hóa và theo loại hình hệ thống
hóa sƣu tập (bộ sƣu tập, quẩn thể).
-

Theo loại (hƣớng chính) hoạt động và khuynh hƣớng nhằm hƣớng tới
khách tham quan.
Trên thực tế, có những bảo tàng xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải
trí, có bảo tàng thuộc các cơ quan giáo dục nhằm mục đích giảng dạy, có bảo tàng
do các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng, nhằm phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học của mình và một số ngành hữu quan. Sự khác biệt về chức năng xã
hội sẽ quy định cách sắp xếp các hiện vật trong trƣng bày cũng nhƣ công tác hƣớng
dẫn tham quan học tập. Có bảo tàng chỉ trƣng bày những hiện vật cố định,bảo tàng
lại trƣng bày theo chuyên đề. Tuy nhiên hầu hết các bảo tàng chọn cả hai cách
trƣng bày trên.
Căn cứ vào nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng dựa trên cơ sở
mối quan hệ giữa bảo tàng và một ngành khoa học nào đó, các nhà nghiên cứu đã
có nhiều các phân loại bảo tàng. Trong khuôn khổ luận văn, ngƣời viết trình bày
một số cách phân loại sau:
1.1.2.1. Phân loại theo qui định pháp lý về sở hữu
Hệ thống các bảo tàng này thuộc sở hữu nhà nƣớc (bảo tàng quốc gia, bảo tàng
tỉnh, bảo tàng của các bộ, ngành của các nƣớc, bảo tàng thuộc sở hữu của các tổ
chức xã hội và các bảo tàng thuộc sở hữu tƣ nhân.
Các bảo tàng nhà nƣớc là các bảo tàng do nhà nƣớc lập ra, quản lý và hoạt động
bằng nguồn kinh phí nhà nƣớc. Các bảo tàng tƣ nhân là các bảo tàng đƣợc thành lập
theo sang kiến và sự tham gia trực tiếp của các cá nhân tự lo về kinh phí hoạt động,
hoạt động trƣớc hết theo yêu cầu của xã hội đƣợc pháp lý thừa nhận với sự giúp đỡ
về mặt phƣơng pháp chuyên môn của các sở văn hóa.




24
1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi hoạt động
Bao gồm các bảo tàng có ý nghĩa toàn quốc hoặc ý nghĩa địa phƣơng. Phân loại
theo ngành mà bảo tàng trực thuộc. Đó là việc phân chia các bảo tàng thành các bảo
tàng thuộc hệ thống Bộ Văn hóa, các bảo tàng thuộc các ngành chủ quản. Luật Di
sản Văn hóa ở nƣớc ta thì chia ra:
-

Bảo tàng công lập (bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng
cấp tỉnh)
-

Bảo tàng ngoài công lập.
1.1.2.3. Phân loại theo lãnh thổ
Hệ thống các bảo tàng này sẽ đƣợc phân chia theo các đơn vị hành chính (tỉnh,
thành phố…).
1.1.2.4. Phân loại theo chuyên ngành
Đó là cách phân loại theo sự tƣơng quan với một ngành hay bộ môn khoa học
(khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật) nhƣ bảo tàng khoa học tự nhiên (bảo tàng
sống, bảo tàng bất động, bảo tàng kỹ thuật), bảo tàng khoa học xã hội (kiến trúc,
mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học, sách, lịch sử, tƣởng niệm, khu vực).
Bên cạnh các loại bảo tàng trên, còn có hai dạng đặc biệt:
-

Bảo tàng khảo cứu địa phƣơng bao gồm lịch sử xã hội và tự nhiên của một
khu vực nhất định.
-

Bảo tàng lƣu niệm về các danh nhân và sự kiện lịch sử thƣờng gắn liền với
di tích.

1.1.2.5. Các cách phân loại khác
Trong một số tài liệu của nƣớc ngoài, còn có một số cách phân loại bảo tàng
theo những tiêu chí khác. Theo “cơ sở bảo tàng” thì có các loại hình bảo tàng nhƣ
sau:
Phân loại theo sƣu tập: các bảo tàng tổng hợp, các bảo tàng khảo cổ học, các
bảo tàng nghệ thuật, các bảo tàng lịch sử xã hội, các bảo tàng dân tộc học, các bảo
lịch sử tự nhiên, các bảo tàng địa chất học, các bảo tàng khoa học, các bảo tàng
quân đội, các bảo tàng công nghiệp.
Phân loại theo đối tƣợng chủ quản: các bảo tàng trung ƣơng, các bảo tàng địa

×