Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tại huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Với đề tài nghiên cứu: “Hồn thiện công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân
sách Nhà Nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” luận văn đã giải quyết được
các mục tiêu sau: (i) Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Cao Lãnh về tính tuân thủ các quy định pháp luật trong quản
lý và sử dụng ngân sách; (ii) Giải pháp để hoàn thiện việc quản lý chi thường xuyên
trên địa bàn huyện Cao Lãnh.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: Phương pháp
thống kê mô tả; Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phỏng vấn điều tra.
Luận văn đã hệ thống hóa vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp Huyện tại Việt Nam làm lý thuyết nền cho việc phân tích thực trạng quản lý chi
thường xuyên từ ngân sách huyện Cao Lãnh giai đoạn 2016 – 2018, thơng qua việc
phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và dữ
liệu thứ cấp thông qua việc khảo sát cán bộ là lãnh đạo Trưởng, phó phịng ban, Kho
bạc Nhà nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Số phiếu điều tra phát ra 20
phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 20 phiếu đạt tỷ lệ 100%. Căn cứ vào phân tích thực
trạng quản lý chi thường xuyên từ ngân sách huyện Cao Lãnh giai đoạn 2016 – 2018
tác giả tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn
tại hạn chế về quản lý chi thường xuyên từ ngân sách huyện Cao Lãnh giai đoạn 2016
– 2018. Chương 3 tác giả đề xuất 7 giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên từ ngân sách nhà nước huyện Cao Lãnh gồm: Hồn thiện cơng tác Lập
dự tốn chi thường xun; Hồn thiện cơng tác chấp hành dự toán và tổ chức thực
hiện chi thường xuyên Ngân sách Huyện; Hồn thiện cơng tác Quyết tốn chi thường
xun; Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra, kiểm sốt cơng tác quản lý chi thường
xuyên Ngân sách nhà nước của huyện; Đa dạng hóa nguồn lực tài chính hoạt động
chi thường xuyên; Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp và Nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện.

xiv



ABSTRACT
With the research topic: "Improving the management of recurrent expenditures
from the State budget in Cao Lanh district, Dong Thap province" the thesis has solved
the following objectives: (i) Assess the status of management recurrent expenditures
from the state budget in Cao Lanh district on the compliance with the law on budget
management and use; (ii) Solutions to perfect the management of recurrent
expenditures in Cao Lanh district.
The thesis uses the following main research methods: Descriptive statistical
methods; Methods of statistical analysis; Methods of interview interviews
The thesis has systematized the basic problem of the management of recurrent
expenditure of the state budget in the district level in Vietnam as a background theory
for analyzing the situation of recurrent expenditure management from the high district
budget in the period of 2016 - 2018, through through the analysis of secondary data
collected at the State Treasury of Cao Lanh district, Dong Thap province and
secondary data through the survey of cadres who are the Head and Deputy Head of
the State Treasury Department in Cao Lanh district, province Dong Thap. The
number of questionnaires issued was 20, while the number of valid tickets was 20 at
100%. Based on the analysis of the situation of recurrent expenditure management
from the high-budget district budget in the period of 2016 - 2018, the author found
out the achieved results and the limited shortcomings, the causes of the limited
spending management frequently from Cao Lanh district budget in the period of 2016
- 2018. Chapter 3, the author proposes 7 solutions to enhance the management of
recurrent expenditures from the state budget of Cao Lanh district, including:
Completing the estimation work. always; Complete the implementation of estimates
and organize the implementation of recurrent expenditures of the district budget;
Complete the settlement of regular expenditures; Strengthen the inspection, control
of the management of recurrent expenditures of the State budget of the district;
Diversify financial resources for recurrent expenditures; Improve the efficiency of

xv



non-business expenditures and Improve the professional capacity of the contingent
of district budget recurrent expenditure management staff.

xvi


MỤC LỤC
Trang
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đề tài luận văn tốt nghiệp và hướng dẫn năm 2019
......................................................................................................................................i
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NĂM 2020 ............. ii
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ - HƯỚNG ỨNG DỤNG .............. iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC............................................................................................. x
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... xii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ xiii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................xiv
ABSTRACT ............................................................................................................. xv
MỤC LỤC ............................................................................................................. xvii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. xxii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................ xxiii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
5.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................5
5.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................7

6. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................8
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TẠI VIỆT NAM ....................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng chi NSNN cấp huyện ...........................9
1.1.1. Khái niệm NSNN và NSNN cấp huyện. ...........................................................9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý chi ngân sách cấp huyện ..............................10
1.1.3 Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện trong phát triển KTXH. ................11
1.2. Chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước ...........13
1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên. ..........................................................................13
xvii


1.2.2. Đặc điểm chi thường xuyên ............................................................................13
1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. ................................................................14
1.2.3.1. Vai trò của chi thường xuyên .......................................................................14
1.2.3.2. Vai trò của quản lý chi thường xuyên và tăng cường quản lý chi thường
xuyên .........................................................................................................................14
1.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp huyện ............16
1.3.1. Cơng tác lập dự tốn chi thường xun ..........................................................16
1.3.2. Cơng tác chấp hành dự tốn chi thường xun ...............................................19
1.3.3. Cơng tác quyết tốn chi thường xun............................................................20
1.3.4. Thanh tra, giám sát chi thường xuyên .............................................................22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên ....................................................23
1.4.1. Nhân tố khách quan .........................................................................................23
1.4.2 Nhân tố chủ quan .............................................................................................24
1.5 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện của một số địa
phương và bài học cho huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .......................................26
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện của một số địa

phương.......................................................................................................................26
1.5.1.1 Kinh nghiệm tại huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long ..................................26
1.5.1.2

Kinh nghiệm tại Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ..............................27

1.5.2. Bài học rút ra cho huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. ....................................28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CAO LÃNH ..................................................... 31
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị -xã hội có ảnh hưởng đến chi thường
xun và quản lý chi thường xuyên của huyện Cao Lãnh ........................................31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế chính trị xã hội ....................................................................31
2.2. Thực trạng chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách huyện
Cao Lãnh (2016-2018) ..............................................................................................33
2.2.1. Thực trạng cân đối thu –chi ngân sách nhà nước huyện Cao Lãnh ................33
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Cao
Lãnh ...........................................................................................................................37
2.2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý chi Ngân sách nhà nước ở huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp .........................................................................................................37
xviii


2.2.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý chi thường xuyên. ............................................39
2.2.2.3. Khâu lập và phê chuẩn dự toán chi thường xuyên. ......................................42
2.2.2.4. Khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện ......................48
2.2.2.5. Cơng tác quyết tốn chi thường xuyên ngân sách huyện .............................56
2.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm toán ngân sách tại huyện ......................................60
2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý chi thường xuyên tại huyện Cao Lãnh.............64
2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................64

2.3.2. Những hạn chế ................................................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế .....................................................................................70
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CAO LÃNH .......................................... 74
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Cao Lãnh đến năm
2025 ...........................................................................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển .....................................................................................74
3.1.2. Mục tiêu phát triển ..........................................................................................75
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước huyện Cao Lãnh ........................................................................................77
3.2.1 Hồn thiện cơng tác Lập dự tốn chi thường xun ........................................77
3.2.2 Hồn thiện cơng tác chấp hành dự tốn và tổ chức thực hiện chi thường xuyên
Ngân sách huyện .......................................................................................................78
3.2.3 Hồn thiện cơng tác Quyết tốn chi thường xun ..........................................79
3.2.4 Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra, kiểm sốt công tác quản lý chi thường
xuyên Ngân sách nhà nước của huyện ......................................................................80
3.2.5 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính hoạt động chi thường xuyên .......................82
3.2.6 Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp ....................................................82
3.2.7 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên
ngân sách huyện ........................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88
1. Kết luận .................................................................................................................88
2. Kiến nghị ...............................................................................................................89
2.1. Đối với Bộ Tài chính ..........................................................................................89
2.2. Đối với tỉnh Đồng Tháp .....................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 92
xix


Phụ lục 1 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN .................. 95

Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA .................................................................................. 96

xx


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Nội dung viết tắt

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

KBNN

Kho bạc nhà nước

3

KTXH

Kinh tế xã hội


4

NSNN

Ngân sách nhà nước

5

NSTW

Ngân sách trung ương

6

TC-KH

Tài chính - kế hoạch

7

UBND

Ủy ban nhân dân

xxi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thang điểm Likert 5 bậc ......................................................................... 06
Bảng 2.1. Tình hình Thu – Chi Ngân sách nhà nước ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng

Tháp ...................................................................................................................... 34
Bảng 2.2 Tổng hợp các khoản chi NSNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2016 – 2018 ................................................................................................. 36
Bảng 2.3: Bảng qui trình lập dự tốn chi thường xun NSNN huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp ............................................................................................................ 45
Bảng 2.4 Bảng Dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018 ........................................................ 45
Bảng 2.5 Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tào và dạy nghề huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp năm 2016 – 2018 ............................................................................... 49
Bảng 2.6 Chi cho quản lý chi sự nghiệp đảm bảo xã hội huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp năm 2016 – 2018 ............................................................................... 51
Bảng 2.7 Chi cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 – 2018 ............................................................. 52
Bảng 2.8 Tổng hợp chi thường xuyên NSNN tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2016 – 2018 .......................................................................................... 57
Bảng 2.9 Kết quả từ chối thanh toán chi thường xuyên ngân sách tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 – 2018 ............................................................. 62

xxii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1 Tình hình Thu – Chi Ngân sách nhà nước ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp ...................................................................................................................... 34
Hình 2.1 Sơ đồ quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
.............................................................................................................................. 39
Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát đánh giá về cơng tác lập dự tốn chi thường xun
NSNN tại KBNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ........................................... 47
Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát đánh giá về chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN
tại KBNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp....................................................... 55

Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát đánh giá về cơng tác quyết tốn chi thường xun NSNN
tại KBNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp....................................................... 59
Biều đồ 2.5 Kết quả khảo sát đánh giá về công tác thanh tra, kiểm toán chi thường
xuyên NSNN tại KBNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ................................ 63

xxiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là “toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chính vì vậy mà Ngân sách Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Đồng thời, Ngân
sách nhà nước là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh toàn bộ nền kinh
tế, thực hiện các mục tiêu của Nhà nước”.
Trong cơ cấu chi của ngân sách Nhà nước gồm có hai khoản chi lớn là chi đầu
tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn,
nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động liên tục, hiệu quả, phục vụ các mục
tiêu, nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội của nhà nước. Đồng thời chi thường xuyên
cũng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy thực hiện tốt nhiệm vụ
chi thường xun cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tích luỹ và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy
vốn ngân sách nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của đất nước.
Để chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về
ngân sách nhà nước, Chính phủ chỉ đạo sát sao, giao các ngành, các cấp thực hiện từ
việc thực hiện xây dựng, hồn thiện khn khổ, thể chế, trong điều hành, tổ chức thực

hiện và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Vừa qua Chính phủ đã trình Quốc
hội ban hành các Luật ngân sách nhà nước, Luật kiểm toán nhà nước, Luật thực hành
tiết kiệm chống lãng phí,… trong đó đã đặt ra các quy định tăng cường trách nhiệm
của các ngành các cấp và các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
chặt chẽ, tiết kiệm. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đã phân
cấp mạnh mẽ về quyền hạn trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách cho
các bộ, ngành, địa phương; đi cùng với tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm

1


giải trình… Do vậy, kỷ luật, kỷ cương tài chính- ngân sách phụ thuộc vào việc chấp
hành nghiêm các quy định pháp luật của các Bộ, Ngành, Địa phương.
Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý
chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thốt, lãng phí thì việc hồn thiện
quản lý chi tiêu cơng nói chung và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước
nói riêng đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cần được các cấp các ngành hết sức quan
tâm.
Huyện Cao Lãnh là huyện thuần nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát
triển nhiều, hàng năm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không cao, chỉ đủ bù đắp
một phần cho chi thường xuyên, phần lớn nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi được trợ
cấp của ngân sách Tỉnh. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường
xuyên từ ngân sách nhà nước là vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay để có thể
cân đối thu, chi mà vẫn đảm bảo thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, thất thốt ngân
sách nhà nước là nhiện vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ những lý do vừa nêu, Tôi chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý chi
thường xun từ ngân sách Nhà Nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Bài báo “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên tạp chí
Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên san Luật học số 26 năm 2010. Trong
cơng trình nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu sâu thực trạng về phân cấp
quản lý NSNN ở Việt Nam và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này nhưng cần có các quy định thể hiện sự phân cấp quản lý về
ngân sách nhiều hơn, rộng hơn cho các cấp chính quyền địa phương hay quy định về
thời hạn của NSNN là trung hạn (5 năm) thay vì một năm như hiện nay.
Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế học tại Học Viện Tài Chính “Hồn thiện quản lý
chi ngân nhà nước tỉnh Hà Tĩnh” năm 2013 của tác giả Bùi Thị Quỳnh Thơ. Trong
2


cơng trình nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa khá tồn diện và phát triển được
các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN. Trên cơ sở đó tác giả đánh giá thực trạng
quản lý chi từ NSNN tại tỉnh Hà Tĩnh và đã đề xuất các nhóm giải pháp để hồn thiện
quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh như: lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên
các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KTXH và các hoạt động cần triển khai
để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương; hoàn thiện hệ thống định mức phân
bổ, định mức chi NSNN, nhóm giải pháp này tạo cơ sở cho việc quản lý chi NSNN
tại Hà Tĩnh đúng mực và cơng bằng hơn; áp dụng quy trình lập dự tốn và phân bổ
ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hướng theo kết quả đầu ra nhằm
gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách.
Đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lí chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Luận án tiến sĩ kinh tế của
Trần Văn Lâm năm 2009 thuộc học viện Tài Chính đã hệ thống hóa và làm rõ thêm
được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển KTXH, NSNN trong nền kinh tế
thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu và phương thức của quản lý chi NSNN,
quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển KTXH. Luận án cũng đã trình bài một

cách khái quát thực trạng quản lí chi NSNN thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh về hệ thống, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách
địa phương trên các mặt : cải thiện cơ sở hạ tầng KTXH; cơng bằng xã hội. Từ đó rút
ra những kết quả đạt được và những nguyên nhân hạn chế của việc quản lý chi ngân
sách trong những năm vừa qua. Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN, tác
giả đã đưa ra một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản
lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và khuôn khổ ngân sách trung hạn… và rút ra 5 bài
học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Tuy
nhiên luận án chưa làm rõ được đặc thù riêng của tỉnh khi áp dụng phương thức quản
lý mới, các phương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát
triển KTXH ở các tỉnh.
Các tác giả đã từng nghiên cứu về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
trên địa bàn Tỉnh như: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tỉnh
3


Luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của tác giả Daymone Viranon
năm 2017 ; “Quản lý ngân sách từ nhà nước tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh” của
tác giả Nguyễn Quốc Anh năm 2015 và “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” của tác giả Hoàng Anh Sơn năm 2017…Trên cơ
sở lý luận và các phương pháp tiếp cận thực tiển tại địa phương tìm ra giải pháp để
hồn thiện công tác quản lý ngân sách cho địa phương nghiên cứu, chưa tìm thấy
nghiên cứu nào về cơng tác quản lý chi thường xuyên cho Huyện Cao Lãnh. Vì vậy,
để tiếp nối những nghiên cứu của các tác giả đi trước Tôi chọn đề tài quản lý chi
thường xuyên tại Huyện Cao Lãnh từ khi Luật ngân sách năm 2015 ra đời với những
quy định mới tác giả đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ngân sách cụ thể là quản
lý chi thường xuyên tại Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2.2 Khe hổng của nghiên cứu
Tuy nhiên, còn một số khoảng trống chưa được nghiên cứu như:

Thứ nhất, điều kiện để chính quyền địa phương có thể thực hiện quản lý chi
thường xuyên NSNN trong trung hạn và theo kết quả đầu ra.
Thứ hai, phạm vi tự chủ tối ưu của chính quyền các cấp địa phương trong điều
kiện quản lý chi thường xuyên NSNN thống nhất ở Việt Nam.
Thứ ba, tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN ở các cấp
địa phương.
Thứ tư, năng lực và cơ cấu tổ chức hợp lý của bộ máy quản lý chi thường
xuyên NSNN cấp tỉnh.
Thứ năm, các nghiên cứu phần lớn đánh giá, phân tích thực trạng về quản lý
thu – chi NSNN, chưa khảo sát (nghiên cứu định lượng) để đánh giá hiệu quả công
tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách Nhà Nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp.
Thứ sáu, riêng về lĩnh vực quản lý chi thường xuyên từ ngân sách Nhà Nước
tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu bài
bản, tồn diện và hệ thống. Bởi vậy, có nhiều vấn đề nhận thức về quản lý chi thường
xuyên từ ngân sách Nhà Nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp còn đang bị bỏ
ngỏ hoặc chưa được nghiên cứu, luận giải một cách cụ thể, sâu sắc và toàn diện.
4


Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hồn thiện công tác quản lý chi thường
xuyên từ ngân sách Nhà Nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” khơng có sự
trùng lặp với các tác giả nghiên cứu trước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
chi thường xuyên từ ngân sách tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Cao Lãnh về tính tuân thủ các quy định pháp luật trong quản lý và sử dụng
ngân sách.

+ Giải pháp để hoàn thiện viêc quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện
Cao Lãnh.
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải làm rõ nội dung chi
thường xuyên gồm những nội dung gì, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chi thường xuyên để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường
xuyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước cấp huyện, cụ thể là huyện Cao Lãnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tại huyện
Cao Lãnh từ năm 2016 -2018.
+ Không gian: Tại KBNN Huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
+ Thời gian: Năm 2016 - 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp
Đối tượng điều tra: Các Trưởng, Phó phịng ban, cán bộ cơng chức của KBNN
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
5


Mục đích điều tra: Đánh giá cơng tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Cỡ mẫu điều tra: Mẫu điều tra được xác định bằng cơng thức tính quy mơ
mẫu của Slovin (1984):

Trong đó:
n: quy mơ mẫu
N: kích thước của tổng thể. N = 21 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2019

là 198 cán bộ trong đó có 21 cán bộ là lãnh đạo Trưởng, phó phịng ban).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lêch e = 0,05
Ta có: n = 21/ (1 + 21 * 0,052) ≈ 19,95(người)
Như vậy, quy mô mẫu điều tra đáp ứng khả năng đại diện cho tổng thể là 20
mẫu so với tổng thể mẫu là 21 các Trưởng, Phó phịng ban, cán bộ cơng chức của
KBNN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã chiếm tỷ trọng 95,23% so với tổng thể
mẫu
- Phương pháp phỏng vấn
Với các yếu tố liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tác giả sử dụng thang Likert 5 bậc
được sử dụng với các mức độ hài lòng như sau:
Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Rất khơng đồng ý

Khơng đồng ý

Được

Đồng ý

Hồn tồn đồng ý


Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh công tác quản lý chi thường xuyên
từ ngân sách nhà nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với 5 mức đánh giá theo
thang điểm như sau:
Bảng 1. Thang điểm Likert 5 bậc

6


Số phiếu phát ra 20 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 20 phiếu đạt tỷ lệ 100%.
20 phiếu này được tác giả sử dụng vào việc phân tích kết quả khảo sát.
Đối tượng khảo sát: Kiểm soát, cán bộ lãnh đạo Kho bạc Nhà nước, Trưởng,
phó phịng ban tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Hình thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp, gửi mail.
Số liệu thứ cấp
Trên cơ sở số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo quyết toán thu, chi của ngân
sách huyện Cao Lãnh. So sánh số liệu thực hiện qua các năm và phân tích số liệu,
đánh giá kết quả thực hiện.
Tiếp cận cơng tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách huyện Cao Lãnh,
phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiển để nghiên
cứu các yếu tố tác động đến công tác quản lý chi thường xuyên của Huyện.
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Là thu thập số liệu thứ cấp để tổng hợp và so
sánh số liệu giữa các năm bằng cách tính tốn các chỉ tiêu thống kê thể hiện các trị số
tuyệt đối liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Phương pháp thống kê phân tích : Sử dụng các phương pháp tính tốn các
chỉ tiêu cụ thể, để phân tích và thể hiện sự biến động theo thời gian của các trị số quan
sát để làm rõ từng chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp thống kê số liệu, thực hiện

so sánh số liệu giữa các năm để đánh giá biến động tăng giảm

7


6. Ý nghĩa của đề tài
Từ phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã hệ thống hóa những kiến
kiến thức đã được học tập, được nghiên cứu từ các tài liệu khác nhau kết hợp với sự
hướng dẫn của quý Thầy Cô, đặc biệt là sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn khoa
học, đề tài đã đưa ra những ý nghĩa như sau:
- Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý
chi thường xuyên NSNN cấp Huyện tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để đánh
giá kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra ngun nhân, từ đó đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN và chỉ ra được
những bất cập, tồn tại và nguyên nhân ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách cấp huyện, nhằm hạn chế những biểu hiện tham ơ, lãng phí,
gây thất thoát NSNN tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Ý nghĩa khoa học: luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ
quan quản lý chi thường xuyên NSNN và các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách, góp
phần thiết thực vào việc hồn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, kết cấu Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
Huyện tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tại
huyện Cao Lãnh.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước huyện Cao Lãnh.


8


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng chi NSNN cấp huyện
1.1.1. Khái niệm NSNN và NSNN cấp huyện.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội (QH) khóa
XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thì: “Ngân sách nhà nước là tồn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 thì: “Ngân sách địa phương
là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ
sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách
nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương”.
Như vậy có thể thấy các khái niệm về NSNN đến nay là “tương đối rõ ràng,
tuy nhiên các khái niệm về NSNN cấp Huyện vẫn chưa có một khái niệm chính thức
mà chỉ tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật về Ngân sách địa phương. Nhưng
qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các nghiên cứu có liên quan về
NSNN”, tác giả cho rằng: “NSNN cấp huyện là một trong những cấp thuộc NSNN
cấp địa phương và ngân sách này trực thuộc ngân sách tỉnh. NSNN cấp huyện là toàn
bộ các khoản thu, chi của huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước”
NSNN cấp huyện là mắt xích trong hệ thống NSNN, gồm 2 nội dung chủ yếu

về thu và chi ngân sách huyện như sau:
- Về thu ngân sách cấp huyện: Gồm thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương; Các khoản

9


thu ngân sách huyện hưởng 100%; Các khoản thu của ngân sách huyện hưởng theo
tỷ lệ phần trăm (%); Các khoản thu theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, gồm chi 2 lĩnh vực chính: Chi đầu
tư phát triển; Chi thường xuyên.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý chi ngân sách cấp huyện
- Khái niệm: “Quản lý chi NSNN cấp huyện là q trình lập dự tốn, chấp
hành dự tốn và quyết toán NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật nhằm
sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử
dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng
ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu
của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục
tiêu KT-XH”.
Quản lý các khoản chi của huyện đã được dự toán bởi Ủy ban Nhân dân huyện,
được HĐND huyện phê duyệt, thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và HĐND huyện đề ra. Quản lý chi phải gắn
chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm
tra, kiểm soát. Để quản lý ngân sách một cách khoa học, đúng theo Luật NSNN, các
quy định của pháp luật, các nghị định của chính phủ, thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài
chính và các văn bản của địa phương
- Đặc điểm quản lý chi NSNN cấp huyện:
+ Quản lý chi NSNN cấp huyện gồm 2 nội dung chủ yếu là: quản lý chi đầu
tư phát triển và quản lý chi thường xuyên.

+ Quản lý chi đầu tư phát triển: là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
tập trung vào NSNN để xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chi
hỗ trợ làm đường giao thơng nơng thơn, kiên cố hóa kênh mương, trường học, trạm
y tế; các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
Chi đầu tư phát triển có những đặc điểm sau: “Chi đầu tư phát triển là khoản
chi lớn của NSNN nhưng khơng có tính ổn định; Chi đầu tư phát triển từ NSNN là
yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển KT- XH của nhà nước trong từng
10


thời kỳ và mức độ phát triển của kinh tế tư nhân. Chi đầu tư phát triển phải gắn chặt
với chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; Chi đầu tư phát triển của
NSNN nhằm để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư
hàng hóa dự trữ cần thiết của nền kinh tế , đó chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát
triển KTXH của mỗi quốc gia. Chi đầu tư phát triển của NSNN là chi cho tích lũy”.
Chi thường xuyên: “là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh q trình
phân phối và sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi thường xuyên về
quản lý KT- XH của nhà nước. Chi thường xuyên của NSNN gắn liền với các nhiệm
vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác
mà nhà nước vẫn phải cung ứng đảm bảo theo quy định của chính phủ. Trong cơng
tác quản lý chi ta có thể lực chọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp
chúng vào nội dung chi thường xuyên nhanh và thống nhất. Quản lý chi thường xuyên
có đặc điểm cơ bản đó là: những khoản chi có tính chất liên tục, là những khoản chi
mang tính chất tiêu dùng, phạm vi mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước quản lý gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả
thì chi thường xuyên được giảm nhẹ và ngược lại”
1.1.3 Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện trong phát triển KTXH.
Chi thường xuyên NSNN cần phải đảm bảo và tuân thủ những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: Nguyên tắc quản lý ngân sách quan trọng nhất
đó là quản lý phải đầy đủ, tồn diện và trọn vẹn. Mọi nguồn thu, mọi khoản chi phải

được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN. Theo nguyên tắc này, mọi khoản chi chỉ có
hiệu lực thi hành khi có trong dự tốn được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và phải chi
đúng mục đích. Những khoản chi ngồi hoặc vượt dự toán phải được xử lý theo đúng
quy định của pháp luật. Nguyên tắc này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước
lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có nghĩa rằng, mọi khoản thu chi NSNN đều phải
đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn
Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu (bất luận
từ đâu tới), khoản chi (bất luận lấy từ khoản chi nào) của một cấp hành chính đều
phải đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất theo một thể chế chính sách thống

11


nhất. Một ngân sách gọi là thống nhất phải bao gồm tất cả các khoản thu và chi phản
ánh một các tồn diện, đầy đủ hoạt động của chính quyền
Ngun tắc cân đối ngân sách: Nguyên tắc này đòi hỏi số thu ngân sách phải
bằng số chi ngân sách. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu
bù đắp. Tuy nhiên, trong thực tiễn, có thể xảy ra thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi
vượt q khả năng thu
Ngun tắc cơng khai hố: Về phương diện chính sách thu chi, NSNN là một
chương trình của chính quyền được cụ thể hố bằng các số liệu. NSNN phải được
quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm.
Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách (lập,
chấp hành, quyết tốn ngân sách) và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham
gia vào chu trình NSNN đó
Ngun tắc rõ ràng, trung thực, chính xác: Để đảm bảo được sự thống nhất,
minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của NSNN đòi hỏi phải quản lý ngân sách rõ ràng,
trung thực, chính xác. Tức là, dự tốn thu chi ngân sách chính xác, được xây dựng
rành mạch, có hệ thống, khơng có sai phạm đối với thu, chi; khơng có quỹ ngoài ngân
sách từ các khoản thu của ngân sách…

Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước: Nguyên tắc kiểm soát,
thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước quy định tại
Điều 2 Thơng tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm sốt, thanh toán khoản chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như
sau:
Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm sốt trong
q trình chi trả, thanh tốn. Các khoản chi phải có trong dự tốn ngân sách nhà nước
được giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tư này), đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo
niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân
sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán
12


bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
Việc thanh tốn các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ
cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc
thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước.
Trong q trình kiểm sốt, thanh tốn, quyết tốn chi ngân sách nhà nước các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của
cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà
nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.
1.2. Chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên.
Chi thường xuyên là “nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt

động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. (Lê Thị Thu Thủy, 2010)
1.2.2. Đặc điểm chi thường xuyên
- Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố
tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong
kỳ kế hoạch.
- Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên
nó khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được
thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất
nước.
- Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan
trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
13


- Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
1.2.3. Vai trị của chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước đối với sự phát triển kinh tế -xã hội.
1.2.3.1. Vai trò của chi thường xuyên
- Chi thường xuyên có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ chi của ngân sách nhà
nước, chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường
để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm
bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xun cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và

tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc
đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành
của nhà nước.
1.2.3.2. Vai trò của quản lý chi thường xuyên và tăng cường quản lý chi thường
xuyên
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà
nước nhằm trang trãi những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị
xã hội thuộc khu vực cơng, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xun cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Chi thường xuyên hiệu quả và
tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các cơ quan đơn vị có liên quan trực
tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội, cũng như đến quản lý, điều hành của Nhà nước trong
lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Để đạt được những mục tiêu đề ra, cơng tác quản lý
tài chính tại đơn vị được thực hiện theo các yếu tố cơ bản, đó là cơng tác lập dự tốn
thu, chi NSNN đảm bảo có trong nội dung giao dự tốn hàng năm của cấp có thẩm
quyền; việc chấp hành dự tốn thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách
của Nhà nước; và quyết tốn thu, chi ngân sách nhà nước.
14


Trên cơ sở thực hiện từ lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết toán được
thực hiện theo các quy định hiện hành, thể hiện trên các mặt:
+ Cơng tác lập dự tốn được thực hiện xem xét đến việc xác định các chỉ tiêu
trong dự toán theo nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với
điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị, trên cơ sở đó sẽ đánh giá được hiệu quả chi phí
hoạt động của đơn vị.
+ Cơng tác chấp hành dự toán được thực hiện trên cơ sở dự toán ngân sách được
giao, các cơ quan - đơn vị tổ chức triển khai thực hiện, từ đó đề ra các biện pháp cần

thiết đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu - chi được giao và phải có kế hoạch sử dụng
ngân sách theo đúng mục đích, chế độ sao cho tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Cơng tác quyết toán là khâu cuối cùng trong việc tổng hợp số liệu về tình hình
thực hiện dự tốn trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự
toán, thực hiện hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn ngân sách theo quy
định.
Thực tế cho thấy các đơn vị trong quá trình xây dựng dự toán, chấp hành dự
toán đến quyết toán thu chi, đều bám sát vào các quy định để thực hiện. Tuy nhiên
vẫn còn những tồn tại như: Xây dựng phương án tự chủ tài chính chưa đánh giá đầy
đủ hoạt động thu chi tài chính dẫn đến tình trạng khi xây dựng dự toán thu thấp do
phản ánh thiếu các nguồn thu hoặc chưa sát số thu thực tế tại đơn vị.
Xây dựng dự toán chi cao do thiếu cơ sở để tính tốn, thiếu các định mức kinh
kế kỹ thuật hoặc định mức ban hành chưa sát thực tế để xác định nội dung chi về
chuyên môn nghiệp vụ; Xác định những khoản chi cho các hoạt động ngoài chức
năng nhiệm vụ của đơn vị được giao, lập dự toán chi thường xuyên tăng chưa đầy đủ
cơ sở thuyết minh, cơng tác lập dự tốn chưa kịp thời, một số nội dung dự toán chưa
được phân khai cụ thể để thực hiện.
Từ đó dẫn đến việc nghiệm thu thanh quyết toán một số khoản chi chưa đúng
chế độ, hoặc chưa có chế độ quy định, chi mua sắm, sửa chữa tài sản chưa đúng tiêu
chuẩn, định mức, đơn giá và nguồn kinh phí...
Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của việc quản lý chi thường xuyên là khâu
chủ yết trong cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị. Nếu như dự toán là sự kết hợp các
15


×