Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bài học kinh nghiệm từ lịch sử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.62 KB, 3 trang )

Bài học kinh nghiệm từ lịch sử
Điều gì cản trở những người nắm giữ quyền lực có được những nhận định sâu sắc
giúp họ vươn tới đỉnh cao của sự thành công? Nguyên do là hầu hết họ đều không
rút ra được những bài học kinh nghiệm từ lịch sử.

Những thất bại trong việc rút ra bài học từ lịch sử

Các nhà lãnh đạo thường gặp nhiều khó khăn trong việc rút ra kinh nghiệm từ lịch sử. Có
thể bởi vì những nhà lãnh đạo chính trị cũng như lãnh đạo doanh nghiệp chỉ muốn hướng
tới tương lai.
Hãy nhìn về phía trước chứ đừng nhìn vào gương chiếu hậu.Ảnh:
www.venus.dti.ne.jp

Tỷ phú Warren Buffet[1]
đã từng nói: “Nhìn con đường phía trước chứ đừng nhìn vào gương
chiếu hậu”.
Nhưng đôi khi nhìn vào tấm gương chiếu hậu phản chiếu lịch sử có thể giúp các nhà lãnh
đạo tránh được những vụ xì - căng - đan hay những cuộc chạy tội không thành. Thậm chí
đôi khi khi nhìn lại quá khứ còn giúp họ tránh được những sai lầm tương tự mà người khác
đã từng mắc phải.
Chính nguyên Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ Alberto Gonzales[2] và các đồng sự của ông khi
cố tình quên đi quá khứ đã đưa ông đến tình thế như ngày hôm nay. Họ càng cố gắng né
tránh những hành động mà họ đã làm hoặc có thể đã từng làm trong quá khứ thì họ càng
làm mất đi niềm tin nơi công chúng.
Vô số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như một số đại biếu Quốc hội thất thế cũng đã
từng đi theo vết xe đổ đó. Có vẻ như các nhà lãnh đạo cần phải rút ra bài học rằng: càng cố
gắng che dấu tội ác, các vụ bê bối và những nhận định sai lầm của bản thân thì họ càng làm
cho tình hình xấu thêm.
Năm 1974, cựu Tổng thống Richard Nixon[3]
của Hoa Kỳ đã
phải trả giá cho lỗi lầm này trong việc đánh giá sai tình hình.


Hai mươi năm sau, Tổng thống Bill Clinton[4]
cũng phải trả
một cái giá đắt tương tự, điều này làm vấy bẩn danh tiếng của
ông sau này.
"Nhìn con đường phía trước chứ
đừng nhìn vào gương chiếu
hậu"_Warren Buffet.

"Kiến thức sâu sắc về lịch sử sẽ là
một yếu tố quan trọng để mỗi người
hiểu về quá khứ, đồng thời chuẩn bị
cho tương lai"_Pearl S. Buck

Trong kinh doanh, Martha Stewart[5]
, Jeff Skilling[6] và nhiều
nhà lãnh đạo khác cũng không rút ra được kinh nghiệm từ lịch
sử. Họ chỉ cần đơn giản chấp nhận thực tế là kết quả cũng đã
khác đi rất nhiều.

Đó là những thất bại trong việc rút ra bài học từ lịch sử, hay
nói đúng hơn đó là cảm giác kiêu căng tự mãn của những người đứng trên cả luật pháp.
Điều gì cản trở những người nắm giữ quyền lực có được những nhận định sâu sắc giúp họ
vươn tới đỉnh cao của sự thành công?
Đôi lúc, đó là khả năng dám liều lĩnh và đạt được thành công trong những “canh bạc” lớn
của họ. Điều này dẫn họ tới ảo tưởng về sự an toàn và cho rằng mình là bất khả xâm phạm.
Đó cũng có thể là do họ không tìm được những lời khuyên hoặc cố tình ngăn cản những ý
kiến khác nhau khi họ đã leo lên được vị trí cao trong tổ chức.
Trong thế kỷ XXI này, liệu các nhà lãnh đạo sẽ có trách nhiệm hơn với hành động của
mình hay không?
Kiến thức sâu sắc về lịch sử là một yếu tố quan

trọng để chuẩn bị cho tương lai
Ảnh: prs.heacademy.ac.uk
Tôi hi vọng họ sẽ làm được điều đó, nhưng hàng loạt
các vụ xì – căng - đan và những vụ bưng bít tội lỗi không
thành trong thập niên đầu của thế kỷ cho thấy một dấu
hiệu không mấy khả quan.
Nhà văn Pearl S. Buck[7]
đã từng viết: “Kiến thức sâu
sắc về lịch sử sẽ là một yếu tố quan trọng để mỗi người
hiểu về quá khứ, đồng thời chuẩn bị cho tương lai”.

Các nhà lãnh đạo chính trị cũng như lãnh đạo doanh
nghiệp nên hết sức ghi nhớ lời khuyên này: Lịch sử
không tự lặp lại nhưng nó có thể sẽ lặp lại nếu
chúng ta không coi trọng nó.
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí
Harvard Business Review của Tony Mayo –
• HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc
“Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi
trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ
“Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Warren Edward Buffet (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, Mỹ) là nhà đầu tư, doanh nhân và một nhà nhân
đạo lớn. Warren Buffet đã tích cóp được một gia sản khổng lồ nhờ vào những đầu tư khôn ngoan thông qua công ty mẹ
Berkshire Hathaway, nơi mà ông là cổ đông lớn nhất và cũng là Giám đốc Điều hành.

Với tài sản ước lượng vào khoảng 52 tỷ USD, ông là người giàu thứ ba trên thế giới, sau chủ tịch Microsoft Bill Gates và nhà tài

phiệt người Mexico Carlos Slim Helú (theo bảng xếp hạng của Forbes tháng 4 năm 2007).

[2] Alberto Gonzales: Sinh ngày 4, tháng 8 năm 1955 là nhà luật học, nguyên là Bộ trưởng bộ Tư pháp Mỹ.
[3] Richard Milhous Nixon (9/1/1913 – 22/4/1994) là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1969 - 1974. Ông là Tổng thống Mỹ
duy nhất đã từ chức khỏi nhiệm sở.
[4] William Jefferson Clinton, sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946 tên thật là William Jefferson Blyth III, là Tổng thống thứ 42 của Hoa
Kỳ nhiệm kỳ 1993 - 2001. Trước khi vào Toà Bạch Ốc, Clinton đã phục vụ hai nhiệm kỳ Thống đốc tiểu bang Arkansas.
[5] Martha Stewart sinh 1941, là một trong số rất ít phụ nữ ở tuổi 64 nắm trong tay cơ đồ đáng giá 638 triệu USD. Năm 2007, bà
được tạp chí Forbes xếp thứ ba trong danh sánh 20 phụ nữ giàu nhất trong thế giới giải trí. Bà hiện là Giám đốc Điều hành công
ty truyền thông Martha Stewart Living Omnimedia - hãng chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, sách, báo chí, radio vệ
tinh… Năm 2005, bà bị kết án tù 5 tháng với tội danh lừa đảo buôn bán cổ phiếu.
[6] Jeff Skilling là Giám đốc Điều hành của Enron, tập đoàn năng lượng bị phá sản 2001, là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nền
kinh tế tài chính Mỹ. Tháng 5/2006, Tòa án Mỹ tuyên án Jeff Skilling 24 năm 4 tháng tù giam.
[7] Pearl S. Buck(1892-1973), là nhà văn Mỹ, bố mẹ là hai nhà truyền đạo, từng đưa bà sang sinh sống ở Trung Hoa. Năm 1938,
Pearl Buck đoạt Giải Thưởng Nobel về Văn Chương do tác phẩm “Đất Lành” và do hai cuốn tiểu sử, cuốn thứ nhất có tên là
“Người Tha Hương” (The Exile), đây là hình ảnh của bà mẹ trong cuộc đời truyền giáo tại Trung Hoa, cuốn thứ hai là “Thiên Thần
Tranh Đấu” (Fighting Angel) mô tả tiểu sử của người cha, bắt nguồn từ bản văn phác thảo “Tưởng Nhớ ông Absalom
Sydenstricker, 1852-1931”

×