Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KHDH_HAI ĐUA TRE_NGỮ VĂN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.52 KB, 10 trang )

Tiết 36-37-38:

HAI ĐỨA TRẺ

- Thạch

Lam
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn
qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
- Niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù
đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng
nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất
thơ, là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự
3. PC-NL: Yêu nước, nhân ái, trung thực. trách nhiệm; giao tiếp – hợp
tác, giải quyết vấn đề - sáng tạo.
4. Kỹ năng sống: sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống
nghèo khổ, quẩn quanh ; cảm thông, trân trọng ước mong của họ về một
cuộc sống tươi sáng hơn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- HS sử dụng tài khoản Vnedu, phần mềm Zoom, Meet được nhà
trường cung cấp.
- SGK Ngữ văn 11 tập 1.


III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS xác định được cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Thạch
Lam; một số đặc điểm của truyện ngắn, phân tích các chi tiết, thời gian,
cảnh vật trong truyện ngắn, ý nghĩa văn bản.
b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
* Đọc tác phẩm.
* Hoàn thành các phiếu bài tập sau về Đọc hiểu VB.
- Câu 1: (Nhóm 1) Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và phong
cách NT của Thach Lam, xuất xứ “Hai đứa trẻ”.
- Câu 2: (Nhóm 2) Tìm hiểu cảnh phố huyện lúc chiều tàn (cảnh ngày
tàn, cảnh chợ tan, tâm trạng của Liên, giọng điệu truyện)
- Câu 3: (Nhóm 3) Tìm hiểu cảnh phố huyện lúc đêm đến (khung cảnh
thiên nhiên, cuộc sống của người dân, tâm trạng của Liên, nghệ thuật
miêu tả cảnh)
- Câu 4: (Nhóm 4) Tìm hiểu cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
(cảnh chuyến tàu đi qua phố, ý nghĩa)
- Câu 5: (cá nhân) Nghệ thuật, ý nghã VB như thế nào?
c) Sản phẩm: NỘI DUNG BÀI HỌC:
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Thạch Lam (1910 - 1942), là người đơn hậu và tinh tế. Ơng rất thành
cơng ở thể loại truyện ngắn, truyện khơng có cốt truyện, chú trọng khai


thác thế giới nội tâm của nhân vật, với những cảm xúc mong manh, mơ
hồ. Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc .
- Các tác phẩm chính: Gió đầu mùa, Sợi tóc, Ngày mới, Hà Nội băm sáu
phố phường,...
- Hai đứa trẻ được trong tập Nắng trong vườn (1938), với bút pháp vừa
hiện thực vừa lãng mạn trữ tình.
II. ĐỌC HIỂU

1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
- Cảnh ngày tàn: Buổi chiều tối kéo đến với tiếng trống thu không,
phương tây đỏ rực, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, muỗi …vo ve..
- Cảnh chợ tan: người về hết, khu chợ bốc lên mùi âm ẩm quen thuộc,
mùi riêng của đất, của quê hương...
→ Miêu tả cảnh tinh tế, sinh động (giàu âm thanh, màu sắc); giọng điệu
thủ thỉ; thấm đượm chất thơ.
- Tâm trạng của Liên: buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn và
động lòng thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
2. Cảnh phố huyện lúc đêm đến
a. Khung cảnh thiên nhiên
- Bóng tối:
+ Ban đầu trời nhá nhem tối.
+ Rồi trời bắt đầu đêm, dần dần chứa đầy bóng tối, lan tỏa, bao trùm
khắp các đường phố và các ngõ -> gợi một bức tranh u tối, một không
gian tù đọng, ngột ngạt.


- Ánh sáng:
+ Chỉ còn hé ra một khe ở cửa.
+ Quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí.
+ Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa hàng phở của bác Siêu.
+ Từng hột sáng lọt qua phên nứa.
=> Ngập chìm trong bóng tối, ánh sáng chỉ yếu ớt.
- Bút pháp miêu tả tương phản, ngơn ngữ giàu hình ảnh, biểu tượng, gợi
liên tưởng những hột sáng như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn
màu đen.
b. Cuộc sống của những người dân
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh kiếm sống.
- Gia đình chị Tý bán nước chè ế ẩm, “chả kiếm được bao nhiêu”.

- Bà cụ Thi điên, nghiện rượu.
- Bác Siêu bán phở, một thứ quà xa xỉ nơi này.
- Vợ chồng bác xẩm cơ cực, đánh đàn bầu xin ăn.
=> Cuộc sống của mọi người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn
tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi
ngày. Tuy nhiên, họ vẫn mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống
nghèo khổ hằng ngày”.
c. Tâm trạng của Liên
- Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp khi còn ở Hà Nội.


- Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, buồn bã, yên lặng dõi theo những
cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc
sống tù đọng trong bóng tối của họ.
3. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua
a. Cảnh đoàn tàu qua phố huyện:
- Khi tàu hỏa đến, cảnh vật huyên náo hẳn lên, tiếng rít lên, tiếng hành
khách ồn ào, các toa đèn sáng trưng.
- Khi tàu đi, nó để lại những đốm than đỏ bay tung, chỉ còn đêm khuya,
hết náo động.
- Chị em Liên hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng
lúc tàu đi qua.
- Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn (ánh
sáng xa lạ, âm thanh náo nức, tiếng ồn ào của khách...) và đánh thức
trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
b. Ý nghĩa miêu tả chuyến tàu đêm
+ Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm, trở thành biểu tượng nhân
văn.
+ Biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và sự rực
rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và

quẩn quanh với người dân phố huyện.
+ Miểu tả chuyến tàu đêm tác động đến tâm trạng buồn nhớ Hà Nội của
Liên, tác giả muốn lay tỉnh những người đang buồn chán, sống quẩn


quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị
nhân bản của truyện ngắn này.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dịng tâm trạng chảy trơi, những
cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
2. Ý nghĩa văn bản
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm thương chân thành của
Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mịn
mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân
trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS
nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá
trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
#3: HS nộp bài thơng qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ
trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.


GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết
quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (trực tuyến, khoảng 60 phút – 2
tiết)
a) Mục tiêu: HS hiểu được phong cách tác giả, xuất xứ tác phẩm, giá trị
nội dung – nghệ thuật tác phẩm.
b)Nội dung
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung
bạn có kết quả khác với em và tìm ngun nhân dẫn đến sự khác
nhau đó.
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có
kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải
thích tại sao.
d) Tở chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
#2: HS đại diện nhóm trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ
định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ nhận xét, góp ý. GV điều hành
phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau
trong mỗi sản phẩm.


#3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm
của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm
(dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS
thảo luận các câu hỏi.
#4: GV kết luận: Theo nội dung sản phẩm (ở HĐ1).
3. Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)
a) Mục tiêu:
c) HS hiểu được phong cách tác giả, xuất xứ tác phẩm, giá trị nội dung
– nghệ thuật tác phẩm.
b) Nội dung:

Câu 1. Hãy giải thích ý kiến: “Thạch Lam rất thành cơng ở thể loại
truyện ngắn, truyện khơng có cốt truyện, chú trọng khai thác thế giới
nội tâm của nhân vật, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ” qua tác
phẩm “Hai đứa trẻ”.
Câu 2. Viết đoạn văn 150 chữ trình bày cảm nhận của em về cảnh phố
huyện lúc chiều tàn.
c) Sản phẩm
Câu 1. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
- Khơng có cốt truyện: chỉ tả cảnh chiều tàn, cảnh đêm tối, đêm
khuya; khơng có diễn biến, xung đột giữa các nhân vật.
- Chú trọng khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, với những cảm
xúc mong manh, mơ hồ: Đó là tâm trạng của n/v Liên: buồn man mác
trước thời khắc của ngày tàn…, động lòng thương những đứa trẻ


nghèo nhưng khơng thể giúp chúng, …nhìn theo những ngơi sao xa
xơi trên bầu trời,… buồn nghĩ ngợi khi nhìn theo đoàn tàu,…
Câu 2. GV chỉnh sửa nội dung và hình thức đoạn văn,… phải đúng
cấu trúc đoạn văn, đúng chính tả, ngữ pháp. Lưu ý là phải có cảm
nhận riêng, không sao chép trên mạng.
d) Tổ chức thực hiện
#1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội
dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thơng qua hệ thống quản
lí học tập.
#2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
nếu có.
#3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ
sung.
– GV nhận xét và kết luận:
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện

ở nhà)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết nhiệm vụ thực tiễn.
b)Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: GV cho HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ
về nhà:
- Tìm đọc một trong hai truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa hoặc Nhà


mẹ Lê của Thạch Lam.
- Chỉ ra nét giống nhau về đề tài, số phận nhân vật của 1 trong 2 tác
phẩm ấy với “Hai đứa trẻ”.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS về 1 trong 2 nhiệm vụ ở mục Nội dung.
d)Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm
túc thực hiện.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
#3: GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận
xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới
thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
--------------------HẾT---------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×