Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong HTCT thời kì đổi mới. Để phấn đấu trở thành 1 người Đảng viên anhchị cần phải làm gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.31 KB, 15 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “ Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong
HTCT thời kì đổi mới. Để phấn đấu trở thành 1 người Đảng viên
anh/chị cần phải làm gì”


Mục lục

Trang

Mở đầu………………………………………………………………………………………….1
Nội Dung………………………………………………………………………………………..3
1. Lý luận……..………………………………………………………………………………..3
1.1 Xây dựng Đảng trong HTCT thời khì đổi mới…………………………....3
1.2 Xây dựng Nhà Nước pháp quyên XHCN…………………………………….4
1.3 Chủ trương xây dựng Đảng……………………………………………………….5
1.4 Một số giải pháp xây dựng Đảng vững mạnh trong HTCT thời kì
đổi mới…………………………………………………………………………………………..7
2. Liên hệ/ Vận dụng để phấn đấu trở thành 1 Đảng viên anh/chị cần
phải làm gì?........................................................................................8
2.1 Cách thức phấn đấu để trở thành 1 Đảng viên………………………….8
2.2 Những điều bản thân cần phải làm để trở thành 1 Đảng viên…..11
Kết luận………………………………………………………………………………………….12
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………..13


MỞ ĐẦU
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm
chăm lo xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Từ khi giành được
chính quyền, Đảng ta vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa
là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy. Bởi vì, “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao


động và của dân tộc Việt Nam,… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chi phối tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu
quả xây dựng hệ thống chính trị. Đến lượt nó, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị chính là thước đo năng lực lãnh
đạo, uy tín, vị thế, địa vị cầm quyền của Đảng. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng
ta xác định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định bảo
đảm sự thành công của công cuộc đổi mới. Xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường
hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị.
Trên cơ sở kiên trì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản,
công tác xây dựng Đảng được tiến hành trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng,
tổ chức, đạo đức và đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Xây dựng Đảng về
chính trị đã giúp giữ vững, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; kiên định
các nguyên tắc nền tảng; tăng cường bản lĩnh chính trị; nâng cao chất lượng
đường lối, chính sách. Cơng tác tư tưởng, lý luận được tăng cường đã tạo sự
thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội trước những vấn đề lớn của đất
nước, của công cuộc đổi mới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch; tìm tịi, bổ sung và phát triển lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổ chức đảng và
hệ thống chính trị có những đổi mới quan trọng, từ thể chế, tổ chức bộ máy, cơ
chế vận hành đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xây dựng đội ngũ cán
bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược; chỉnh đốn lề lối, tác phong công tác;
siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm sốt quyền lực, phịng, chống tham nhũng,
lãng phí. Niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của
nhà nước được nâng cao. Giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng
được đặc biệt coi trọng, có tác dụng quan trọng trong đấu tranh ngăn chặn và
đẩy lùi tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phát huy vai
1



trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Qua thực tiễn xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố; quyền
con người, quyền công dân được bảo đảm tốt hơn; tổ chức bộ máy, cơ chế vận
hành của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, hồn thiện, nâng cao
hiệu quả.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định tạo nên những
thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 3
thập niên qua. Thông qua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta trưởng
thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, ngày càng nâng cao vai trò, vị thế
cầm quyền và năng lực lãnh đạo, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò của nhân dân tham gia
xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

2


NỘI DUNG
1. Lý luận
1.1 Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới
Trước Đại hội X, Đảng ta xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc. Đại hội X và XI đà bổ sung một số nội dung quan
trọng: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc".
Về phương thức lãnh đạo, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: "Đảng lãnh đạo
xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ

trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm
tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất
lãnh đạo cơng tác tồn bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng
viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh
đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thơng qua tổ chức đảng và đảng
viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ
trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao
năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trị,
tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị". Đảng khơng làm thay cơng việc của các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị. Về vị trí, vai trị của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh (bổ
sung, phát triển năm 2011) xác định: "Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng
thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng,
chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật". Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong đổi mới phương
thức hoạt động của hệ thống chính trị, vấn đề mấu chốt nhất và cũng là khó
khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, khắc phục cả hai
khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế: hoặc là Đảng bao biện, làm thay,
hoặc là bng lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Trong q trình đổi mới, Đảng luôn
luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với hệ thống
chính trị. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã chỉ rõ các mục
3


tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực
và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn bó mật
thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà

nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong Đảng và trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền
vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể
nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thích ứng với những địi hỏi
của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của
đất nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ
thống chính trị là cơng việc hệ trọng, địi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết
tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa
tổng kết, vừa rút kinh nghiệm; vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa
phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.

1.2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định
và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó khơng phải là
sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ
của xã hội lồi người, của nền văn minh nhân loại, Việt Nam cần tiếp thu.
Chúng ta hiểu chế định Nhà nước pháp quyền không phài là một kiểu nhà
nước, một chế độ nhà nước. Trong lịch sử lồi người chỉ có bốn kiểu nhà nước.
Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo năm đặc
điểm sau đây:
Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt
giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các

quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
4


Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời
tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh
đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.
Để việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một
số biện pháp lớn sau đây:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong
văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp
hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hòan thiện cơ chế bầu cử
nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng luật,
giảm mạnh việc ban chấp hành pháp luật. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ
theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thong suốt, hiện đại.
Xây dựng hệ thống cơ quant tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Tăng cường các cơ chế giám sát, bảo
đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các
cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ
chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.

1.3 Chủ trương xây dựng Đảng
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo hệ thống chính trị

trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để
xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ của
Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ trung tâm đầu tiên là “Tăng cường xây dựng
chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
5


lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm
chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
-Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, Đảng xác
định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”. Trong tổ chức và
hoạt động của Nhà nước phải bảo đảm thực hiện dân chủ, việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền là tiến hành xây dựng cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành
pháp và tư pháp, đổi mới xây dựng Nhà nước phải kết hợp đồng bộ với đổi mới
về kinh tế. Trên cơ sở khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân
công, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần thiết phải
xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Ngồi ra cần
chú trọng cơng tác tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện thí điểm
bầu cử trực tiếp một số chức danh ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), thi tuyển
chức danh cán bộ quản lý, đổi mới việc đánh giá cán bộ gắn liền với vị trí việc
làm, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính. Đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
trong cơ quan nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm trên, công tác xây dựng Đảng hiện nay cần

quyết tâm thực hiện: Kiện toàn lại bộ máy của Đảng theo hướng tinh gọn, nâng
cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, xác định rõ quan hệ tập thể lãnh đạo với cá
nhân phụ trách, đề cao quyền hạn cũng như trách nhiệm của người đứng đầu.
Đảng phải tuyển chọn được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, muốn vậy
phải đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ để
lựa chọn ra được những người đủ đức, đủ tài thực sự. Đồng thời, trong điều
kiện một đảng lãnh đạo, cần phải thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền lực,
ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, tham nhũng, lãng phí.
Muốn vậy phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo đúng phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát”.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đồn
thể chính trị - xã hội
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của Đảng. Vì vậy
phải phát huy vai trò của của MTTQ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội; Đặc biệt là phát huy
6


chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ. Trong giai đoạn hiện nay, tổ
chức mặt trận cấp cơ sở phải tham gia vào xây dựng Đảng và xây dựng Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với vận động nhân dân
tham gia xây dựng nông thôn mới
1.4 Một số giải pháp xây dựng Đảng vững mạnh trong HTCT trong thời kì đổi
mới
Một là, hoàn thiện thể chế bảo đảm tự do, dân chủ, minh bạch trong bầu cử
các cấp để bảo đảm sự ủy quyền của nhân dân trong việc nắm giữ và thực thi
quyền lực Nhà nước. Trong điều kiện chế độ chính trị ở nước ta là đảng cầm
quyền, để bầu cử thực sự tự do, dân chủ, minh bạch cơ chế bầu cử phải đổi
mới theo hướng: mọi người tự do đề cử, ứng cử đại biểu HĐND cấp cơ sở;
nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm danh sách, những người đạt trên 30% số phiếu

tín nhiệm sẽ được đưa vào danh sách bầu. Đảng sẽ duyệt danh sách, chọn ra
những cá nhân đạt yêu cầu về đạo đức, chính trị, những cá nhân không đạt sẽ
được đề nghị thay thế. Danh sách bầu được MTTQ hiệp thương và chính thức
giới thiệu với nhân dân. Đối với những người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở
cần được tồn dân bầu trực tiếp.
Hai là, phải kiểm soát được quyền lực để khắc phục sự lạm quyền, chuyên
quyền của cán bộ, công chức. Nếu khơng kiểm sốt được quyền lực thì lực
lượng cầm quyền sẽ dùng quyền lực để mưu lợi cho mình, trở thành đối lập với
nhân dân. Kiểm soát quyền lực trong nội bộ Đảng thông qua công tác kiểm tra
trên các lĩnh vực: thực hiện đường lối và Điều lệ của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, quan trọng nhất
là quy trình quy hoạch, đào tạo, đề bạt, sử dụng cán bộ. Kiểm sốt quyền lực
của chính quyền địa phương thông qua cơ chế tiếp xúc cử tri, đối thoại trực
tiếp, bằng lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với người đứng đầu. Hằng
năm, nhân dân đánh giá hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Kiểm soát
lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã
hội. Đặc biệt phải tăng cường sự kiểm soát của nhân dân, các cơ quan thơng
tấn, báo chí. Để nhân dân thực sự tham gia vào kiểm sốt quyền lực thì phải
thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở, tự do, dân chủ, công khai trong
bầu cử; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ba là, hướng tới hợp nhất một số chức danh của bộ máy Đảng và Nhà nước,
nhân dân bầu cử trực tiếp chủ tịch xã, phường, thị trấn thông qua chương trình
tranh cử. Các ứng cử viên ứng cử người đứng đầu cấp cơ sở, khi tranh cử phải
có chương trình hành động, các cam kết thực hiện trong nhiệm kỳ nếu trúng
7


cử. Thực hiện được điều này nhân dân sẽ ủng hộ, tin tưởng vào người mà mình
bỏ phiếu bầu chọn, nhân dân sẽ tự nguyên thực hiện những chính sách, nghị
quyết được ban hành ra.

Bốn là, xây dựng và chuẩn hóa cán bộ lãnh đạo chính trị và cán bộ nghiệp vụ,
chun mơn trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Hình thành hai loại hình cán bộ là:
cán bộ hoạt động nghiệp vụ, chun mơn và cán bộ hoạt động chính trị chuyên
nghiệp.
Năm là, bảo đảm tính độc lập của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính tri - xã
hội đối với Nhà nước, để mặt trận phát huy tốt chức năng của mình là giám sát
và phản biện xã hội. Muốn vậy phải xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, thay vào đó ngân
sách hoạt động hằng năm của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội được
Quốc hội phân bổ từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.

2. Liên hệ/ Vận dụng: để phấn đấu trở thành một Đảng viên anh/chị cần phải
làm gì
2.1 Các cách thức phấn đấu để trở thành 1 Đảng viên
Để trở thành 1 Đảng viên em cần phải đáp ứng những điều kiện tiêu chí sau
đây
- Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn
Phấn đấu vào Đảng phải xuất phát từ động cơ trong sáng, với thanh niên lại
càng mang ý nghĩa cống hiến, chứ không phải lợi dụng vào Đảng để làm “bình
phong”, làm “chỗ dựa” để tiến thân. Vào Đảng không phải là để tranh giành
quyền lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Tuy nhiên, vào Đảng không phải ai
cũng tồn diện, khơng có khiếm khuyết mà quan trọng là xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của một người đảng viên để rèn luyện và trưởng thành hơn.
Không được vào Đảng khơng có nghĩa là thơi phấn đấu, thơi rèn luyện, thơi
cống hiến. Do đó muốn trở thành Đảng viên phải thực sự có quyết tâm phấn
đấu, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao. Phấn đấu vào Đảng như là một nghĩa
vụ, một trách nhiệm để được đóng góp, cống hiến nhiều hơn cho tập thể, cho
nhân dân và rộng hơn là cho quốc gia, dân tộc. Khi nhận thức đúng đắn ta sẽ có
động cơ đúng, có sức mạnh bên trong là động lực hướng dẫn hành động, thơi
thúc ta sống, hoạt động có lý tưởng cao đẹp cho Đảng và cho chính mình. Giữ
vững phẩm chất của một đảng viên, khó khăn sẽ khơng làm ta lùi bước, vững

vàng trước những thử thách của mặt trái cơ chế thị trường, trước cám dỗ của
8


tiền bạc, chức quyền. Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức
của những người cùng chung chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp,
dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Vào Đảng là phải dấn
thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu đi theo con đường
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là
được phục vụ cách mạng, được phục vụ nhân dân, được Đảng và nhân dân tin
cậy, yêu mến. Xây dựng động cơ vào Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là
trong điều kiện Đảng cầm quyền và lãnh đạo theo cơ chế thị trường, mỗi đảng
viên đều phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách. Nếu người vào Đảng
khơng xác định cho mình động cơ đúng đắn sẽ khơng vượt qua được những
thử thách, khó khăn đó. Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết
là trách nhiệm; trách nhiệm tiếp tục cống hiến, cống hiến không phải là cái gì
đó q cao siêu, mà trước hết đơn giản là phải hết sức cố gắng trong học tập
và cơng tác, là phấn đấu hết mình để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao trình độ
chun mơn.
- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng:
Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn, kiên định với mục tiêu, lý
tưởng đã lựa chọn, thể hiện khí tiết của người cách mạng đó là “giàu sang
khơng thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể lay chuyển, uy vũ khơng thể khuất
phục”. Để thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cần
đứng vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân, trước khó khăn thử thách
không nao núng tinh thần, không mờ nhạt phương hướng chính trị, có thái độ,
chính kiến rõ ràng, kiên định. Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng
sự nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập, nắm vững lý luận Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng của Đảng. Đạo đức cách mạng
là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời; như Bác Hồ đã dạy: “Đạo

đức cách mạng khơng phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân khơng phải là
phủ định vai trị, lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được tơn trọng khi nó khơng
trái với lợi ích chung của cộng đồng. Đường lối của Đảng là kết hợp hài hòa
giữa 3 lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Đảng ln ln
tơn trọng và quan tâm đến lợi ích cá nhân, đồng thời kiên quyết chống chủ
nghĩa cá nhân, ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân mình lên trên, lên trước lợi ích tập thể
và tồn xã hội. Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy
sinh cũng làm. Việc gì có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng
hết sức tránh.
9


- Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu trở thành người
sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập giỏi. Để trở thành đảng viên, người
đang phấn đấu vào Đảng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ cơng tác của mình và
nhiệm vụ của tổ chức đảng, đồn thể giao cho. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy
rằng: “Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà cịn
phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. Muốn vừa thạo về
chính trị, vừa giỏi về chun mơn, mỗi đảng viên phải ra sức “học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hố, kỹ thuật và
nghiệp vụ; khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực cơng
tác của mình”.
- Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đồn thể, cơng
tác xã hội:
Đảng viên phải giữ vững và phát huy truyền thống của Đảng, là gắn bó mật
thiết máu thịt với nhân dân, trước hết thể hiện sự gắn bó với quần chúng ở nơi
làm việc và nơi cư trú của mình. Muốn trở thành đảng viên, người phấn đấu

vào Đảng phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, với đồng nghiệp, bạn bè trong
đơn vị cơng tác, với bà con làng xóm, khối phố; tôn trọng, chia sẻ giúp đỡ lẫn
nhau. Phấn đấu vào Đảng phải nhiệt tình tham gia sinh hoạt đồn thể mà bản
thân là thành viên, phải thể hiện rõ vai trò, khả năng lãnh đạo, tập hợp quần
chúng, phải phát huy tính tiền phong, gương mẫu và những phẩm chất cần
thiết để trở thành đảng viên của Đảng, nếu là đồn viên TNCSHCM thì phải là
đồn viên ưu tú. Người muốn vào Đảng phải chú trọng mở rộng quan hệ xã
hội, tích cực tham gia cơng tác xã hội, gương mẫu và vận động gia đình, người
thân tham gia các phong trào ở địa phương.
- Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở:
Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện chủ
trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động, sáng tạo,
nỗ lực, phấn đấu cao nhất. Góp phần tích cực đưa những chủ trương, nhiệm vụ
đó vào cuộc sống, tạo ra bước phát triển mới của cơ sở, đơn vị, nhất là về phát
triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực. Chủ động
nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân
dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, kịp thời
phản ánh, đề xuất với tổ chức Đảng. Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến
10


đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội
ngũ đảng viên. Tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên
ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp ủy; giới thiệu những
quần chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức đảng xét kết nạp. Tham gia góp ý
kiến đối với hoạt động chính quyền và đồn thể, góp phần xây dựng cơ sở
chính trị trong sạch, vững mạnh. Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng,
giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi

âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi
dụng dân chủ để cuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo, bôi nhọ
những cán bộ, đảng viên tích cực, trung thực; kích động, chia rẽ đồn kết, gây
rối nội bộ.

2.2 Những điều bản thân cần làm để trở thành 1 Đảng viên
- Xác định bản thân phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách
mạng.
- Kiên định mục tiêu, lý tưởng đã chọn, trong bất cứ tình huống khó khăn nào
cũng khơng giao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu.
- Rèn luyện cho mình tinh thần độc lập, sáng tạo.
- Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt những nghiệm vụ được giao.
- Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đồn thể, cơng
tác xã hội.
- Đóng góp ý kiến với Chi bộ, Đảng bộ băng những hiểu biết và kinh nghiệm
thực tế của mình
- Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, những tư tưởng của quần chúng, kịp
thời phản ánh đề xuất với tổ chức Đảng

11


Kết luận
Bước vào thời kì đổi mới, việc xây dựng Đảng vững mạnh trong HTCT
được hồn thiện là vơ cùng cần thiết để đưa đất nước ta phát triển.
Đảng và nhà nước cũng cần đào tạo và rèn luyện ra những Đảng viên
ưu tú, mẫu mực để góp cơng trong sự nghiệp phát triển đất nước và
hoàn thành mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra “ dân giàu, nước
mạn,h dân chủ, công bằng, văn minh”


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí xây dựng Đảng
2. Tạp chí Cộng Sản
3. Hoatieu.vn
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2011, 2021), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. />ut/p/z0/fczLCsIwEIXhV5lNd4VE0OJWixZbKHVTNBuZxpKMbSdekqJvb_ABXJ6PwyUOAnFOJNBT45xjPusssuqqQ7FNpe1bJu9PO7Kql606yLLl6IU6v8hFuj2eKiNUNqx799
enF6OHc1hpO6Jz08iNYbBYrDUh0R69KARZoIpaPDR4IoMhjCkwMFpmJBtkNto8WsgQ7ZpDBHm4ituA_q_AXXCKpP/



×