Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận lý luận và thực tiễn truyền thông tin đồn và định hướng dư luận trong hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.66 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bất cứ một xã hội nào – phát triển, đang phát triển, hay kém phát triển
– thì việc định hướng dư luận xã hội, diệt trừ những tin đồn thất thiệt ln là một
bài tốn khơng dễ giải đối với các nhà quản lý và các cơ quan chức năng.
Với khả năng tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng một cách tiêu cực
tới tâm lý nhân dân và sự ổn định trong xã hội, tin đồn ngày càng trở thành một vấn
nhức nhối, mà đáng tiếc là vấn đề này lại nảy sinh ngay trong lòng cộng đồng xã
hội. Do đó, nếu khơng có những giải pháp kịp thời, phù hợp, và quyết liệt, thì
những hậu quả do tin đồn gây ra sẽ là không nhỏ. Điều này đặt các nhà lãnh đạo,
quản lý vào một cuộc đấu tranh loại bỏ tin đồn, mà trong đó, để chiến thắng thì họ
phải có nhận thức và hiểu biết đúng đắn về tin đồn, từ đó mới đề ra các chiến lược,
giải pháp thích đáng.
Định hướng dư luận ln là một u cầu khơng thể thiếu để có thể ổn định xã
hội. Tuy nhiên, trong sự vận động khơng ngừng của xã hội, với nhiều quan hệ móc
ngoặc, phức tạp, thì dường như tin đồn và dư luận xã hội hay song hành với nhau,
mà trong đó tin đồn luôn xuất hiện trước dư luận xã hội đối với mỗi một sự kiện,
vấn đề cụ thể.
Để biết cách định hướng dư luận xã hội cũng như loại bỏ tin đồn, những
người làm cơng tác tư tưởng, báo chí cần phải được tư vấn về năng lực phán xét,
đánh giá các sự kiện, vấn đề, đồng thời biết cách phân biệt tin đồn và dư luận xã
hội, cũng như những tác động xấu của tin đồn tới đời sống xã hội.
Tiểu luận này sẽ đề cập đến vấn đề trên thông qua việc tổng hợp những quan
điểm đã được khẳng định, công nhận qua các tài liệu, đề tài khoa học, cũng như
dưới góc độ quan điểm cá nhân của tác giả.

0


CHƯƠNG 1
TIN ĐỒN, DƯ LUẬN XÃ HỘI & BÁO CHÍ
1.1. Quan niệm


1.1.1. Tin đồn
Theo từ điển của trang audioenglish, “tin đồn là những tin truyền miệng,
không rõ nguồn gốc, thường bao gồm cả sự thật và bịa đặt”. 1
Còn trong tài liệu nghiên cứu của Warren A. Peterson và Noel P. Gist, thì tin
đồn được cho là “thường dùng để chỉ những thông tin chưa được xác minh, chưa
rõ nguồn gốc, được truyền từ ngày này sang người khác, gắn liền với một đối
tượng, sự kiện, hoặc vấn đề dư luận quan tâm”. 2
Như vậy, tin đồn – theo đúng cách gọi của nó – là thơng tin được đồn thổi
lên. Có nghĩa là tin đồn hồn tồn có thể bắt nguồn từ một sự thật, nhưng đã bị thổi
phồng lên, thêm thắt, được truyền từ người này qua người khác, và không ai xác
minh được nguồn gốc của tin.
Ở thời đại công nghệ số như hiện nay, tin đồn bị phát tán nhanh trên mạng,
hoặc thông qua tin nhắn. Tin đồn nhảm có thể do người thiếu hiểu biết dựng lên,
cũng có thể do những kẻ ác ý tung ra nhằm trục lợi, thậm chí có thể kẻ xấu tung tin
nhằm gây thiệt hại kinh tế cho người khác.

1.1.2. Dư luận xã hội
Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa dư
luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối
với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B. K. Paderin: “Dư luận xã hội là tổng
thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự
nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá
1
2

Nguồn: />Nguồn: />
1


trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ

cơng khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc
sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”. 3
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự. Nhưng đối với
phương tây, khái niệm dư luận xã hội chính là cơng luận. Vì vậy, “cơng luận là sự
phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng,
được hình thành sau khi có sự tranh luận cơng khai” (Young, 1923). Nhà nghiên
cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi
đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1956). 4
Trong cuốn Báo chí truyền thơng hiện đại, PGS, TS Nguyễn Văn Dững cho
rằng: “Dư luận xã hội có thể được hiểu là một hiện tượng xã hội đặc thù, biểu thị
thái độ phán xét, ý kiến đánh giá của quần chúng nhân dân đối với các sự kiện và
vấn đề thời sự mà họ quan tâm”. 5
Còn theo TS Đỗ Chí Nghĩa – Học viện Báo chí & Tuyên truyền, thì “dư luận
xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có
tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, mối quan tâm của cơng chúng”.
Theo tác giả, định nghĩa của TS Đỗ Chí Nghĩa đã khái quát được nội hàm
của khái niệm này.

1.1.3. Báo chí
PGS, TS Đức Dũng nêu lên khái niệm ngắn gọn về báo chí như sau: “Báo
chí là một hình thái ý thức – xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để
phản ánh”. Thơng tin trong báo chí là một q trình liên tục, xuyên suốt trong mối
quan hệ trực tiếp giữa nhà báo – tác phẩm báo chí – cơng chúng báo chí. 6

3
4
5
6

Nguồn: />Nguồn: />Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.82.

Đức Dũng, Viết báo như thế nào, Nxb Văn hố Thơng tin, 2004, tr.7.

2


Trong một tài liệu khác, báo chí được hiểu như “một thiết chế, một chỉnh thể
từ ý đồ của quyền lực chính trị đến đối tượng tác động và các mối quan hệ trực
tiếp, gián tiếp (quan hệ xuôi – ngược) phức tạp trong tiến trình vận động của nó”. 7
Có thể nói, báo chí có vai trị to lớn trong đời sống xã hội. Nó đáp ứng nhu
cầu thơng tin phong phú đa dạng về mọi mặt trong quá trình phát triển xã hội, và là
hiện tượng xã hội đa chức năng trong mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã
hội hiện đại.

1.2. Phân biệt giữa tin đồn và dư luận xã hội
Theo nghiên cứu của TS Đỗ Chí Nghĩa, d ư luận xã hội và tin đồn có nhiều khác
biệt cơ bản như sau:

Khác biệt về

Dư luận xã hội

Tin đồn

Nguồn tin xác định, có nguồn Nguồn tin khơng xác định,
Nguồn tin

Sự phát triển
của thơng tin

Tính chất


gốc, đáng tin cậy, có thể xuất khơng đáng tin cậy, thường
phát từ chính người phát ngơn. xuất phát từ người khác.
Lúc đầu phân tán, nhưng qua Càng loan xa thì càng có
trao đổi, tranh luận, dần đi đến nhiều biến thái, khơng ngừng
tính thống nhất ngày càng cao.
Phản ảnh trung thực suy nghĩ,
thái độ, tình cảm của chủ thể.

được thêm thắt, thổi phồng.
Thường có tính thất thiệt,
mặc dù vẫn có những tin đồn
về cơ bản là sự thật.

1.3. Mối quan hệ
1.3.1 Giữa tin đồn và dư luận xã hội
Dư luận xã hội và tin đồn có mối quan hệ với nhau. Đó vừa là quan hệ tương
hỗ, vừa là quan hệ có thể loại trừ nhau.
7

Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thơng hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.60.

3


Trước hết, đối với quan hệ tương hỗ, tin đồn thường xuất hiện trước dư luận
xã hội, và phát sinh dư luận xã hội. Sau khi tin đồn xuất hiện, công luận bày tỏ
quan điểm, thái độ, suy nghĩ của mình, thì khi ấy tin đồn làm nảy sinh dư luận xã
hội. Tuy nhiên, cũng có những tin đồn khơng làm nảy sinh dư luận xã hội nào.
Quan hệ tiếp theo là dư luận xã hội loại trừ tin đồn. Trường hợp này xảy ra

khi một luồng dư luận xã hội mạnh mẽ xuất hiện, phản kháng hoặc khẳng định
hoàn tồn tin đồn trước đó. Khi ấy, tin đồn sẽ được đẩy lên thành dư luận xã hội,
hoặc biến mất – và như thế, tin đồn bị loại trừ.

1.3.2. Giữa dư luận xã hội và báo chí
Báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ như bóng với hình. Trong xã hội
hiện đại, thì dư luận báo chí hình thành và phát triển thơng qua báo chí. Bởi đây là
con đường giúp cho dư luận xã hội có thể hình thành nhanh chóng nhất và phát tán
hiệu quả nhất.
Mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội được thể hiện trên ba khía cạnh
chính: báo chí khơi nguồn dư luận xã hội, báo chí phản ánh dư luận xã hội (dư luận
xã hội là đối tượng phản ánh của báo chí), và báo chí định hướng dư luận xã hội.

CHƯƠNG 2
ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
4


2.1. Các nhiệm vụ đặt ra
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để có thể định hướng dư luận xã hội, cần phải
minh bạch hố các nguồn thơng tin, hạn chế nhận thức sai lệch, và loại bỏ tin đồn
thất thiệt trong xã hội.

2.1.1. Minh bạch hố các nguồn thơng tin
Đây là nhiệm vụ đầu tiên và xuyên suốt, nếu muốn định hướng dư luận xã
hội. Bởi việc thiếu minh bạch các nguồn thơng tin ln có khả năng gây ra sự nghi
hoặc, những dự đoán thiếu cơ sở, và tất yếu sẽ dẫn đến tin đồn.
Không một cơ quan chức năng nào có thể định hướng dư luận xã hội mà lại
không thể đưa ra hoặc chứng minh các thông tin minh bạch. Đối với công chúng,
chỉ cần thông tin khi đưa ra có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy, thì cơ hội

cho tin đồn thất thiệt xuất hiện sẽ bằng không. Và ngược lại, khi thông tin thiếu,
khơng đầy đủ, gây nghi ngờ, nhầm lẫn, thì việc xuất hiện những lời thêm thắt, hư
cấu là khó tránh khỏi.
Ở Việt Nam, thông tin thiếu minh bạch nhất có lẽ là những thơng tin liên
quan đến tình hình kinh doanh thực chất của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.
Điều này khơng chỉ dẫn đến những khó khăn trong cơng tác quản lý, mà cịn khiến
dư luận không khỏi băn khoăn về những chiêu “lỗ giả, lãi thật” của những đơn vị
này. Dần dà, khi những băn khoăn khơng được giải đáp, nó biến thành nghi ngờ và
sau là mất niềm tin. Những dư luận này hình thành và phát triển một cách sâu rộng
trong xã hội, khiến cho Chính phủ vừa khó quản lý các tập đồn, tổng cơng ty nhà
nước, vừa khó lấy lại niềm tin trong xã hội. Khi niềm tin đã phai nhạt hoặc khơng
cịn, thì việc định hướng dư luận là điều bất khả thi.
Do đó, một bài học xương máu rút ra là các tổ chức, cơ quan cần cung cấp
thông tin chính xác, khách quan nhằm bảo đảm cho nhân dân biết được bản chất,
hiện tượng và diễn biến vấn đề.
5


Thơng tin chính thống cần được các cơ quan chức năng đưa ra sớm, dựa trên
sự dự báo chính xác những vấn đề có thể nảy sinh trong dư luận xã hội và trong quá
trình vận hành nền kinh tế.

2.1.2. Hạn chế nhận thức sai lệch
Nhận thức sai lệch cũng là một yếu tố gây khó khăn cho việc định hướng dư
luận, nhất là với một đất nước mà trình độ dân trí cịn ở mức trung bình như Việt
Nam.
Khi khơng có đủ tri thức để nhận thức bản chất của một sự việc, vấn đề,
người ta rất dễ bị lợi dụng. Một người bị lợi dụng sẽ chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ,
nhiều người bị lợi dụng ảnh hưởng sẽ lan rộng hơn, nhưng nếu rất nhiều người bị
lợi dụng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Đây là một thách thức mà bất cứ cấp quản

lý nào cũng phải lưu tâm.
Ví dụ ở nước ta, việc tăng giảm giá xăng dầu luôn là một vấn đề nóng, dễ tạo
ra dư luận xã hội. Vì giá xăng dầu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều
mặt hàng khác trong đời sống, nên mối quan tâm đến sự dao động về giá của mặt
hàng này là rất lớn. Tuy nhiên, ta vẫn thấy thỉnh thoảng lại rộ lên việc người dân đổ
xô đi mua xăng dầu về tích trữ vì nghe đồn giá sắp tăng. Trong khi cơ quan phát
ngơn chính thức về giá xăng dầu là Bộ Tài chính thì khơng hề đưa ra thơng tin nào
như vậy. Mặc dù có lần dư luận đón đúng đợt xăng tăng giá, nhưng phần nhiều là
không trúng.
Một ví dụ khác, vào cuối tháng 4 năm 2008, xuất hiện tin đồn các công ty
lương thực nhà nước không dự trữ gạo cho thị trường nên nguồn gạo sẽ bị thiếu
hụt. Sau khi thông tin này được đưa ra, một số điểm kinh doanh gạo đã tự ý tăng
giá, gây nên cơn sốt giá gạo. 8

8

Nguồn: />
6


Hay vào cuối năm 2010, tin đồn “ăn cá kèo bị ung thư” đã xuất phát từ một
số bà nội trợ rồi lan rộng khắp tỉnh Bạc Liêu, lan sang các tỉnh, thành lân cận khiến
mặt hàng cá kèo ế ẩm. 9
Gần đây thì có tin đồn lệ phí hộ chiếu tăng, Ngân hàng Nhà nước phát hành
tờ tiền mệnh giá một triệu đồng, v.v. Bất cứ thứ gì có thể thu hút sự đầu tư của công
chúng, đặc biệt là xăng dầu, vàng, bất động sản, chứng khoán… đều có thể trở
thành đề tài đồn thổi, được giới đầu cơ lợi dụng để tung tin thất thiệt nhằm trục lợi.
Có thể thấy, dung mơi cho những tin đồn này sống được và lan rộng phần
nhiều là do sự kém hiểu biết của một bộ phận nhân dân. Do vậy, ở đây, người dân
cần nhận thức đúng bản chất của vấn đề, cần nhận biết đâu là nguồn phát ngơn

chính thống của thơng tin, đâu là thơng tin có cơ sở, đâu là những tin đồn thất thiệt.
Mà để làm được điều này, các nhà quản lý phải biết hướng dẫn người dân về cách
thức tiếp nhận thông tin và nhận định chất lượng nguồn tin, phải làm cho người dân
hiểu việc cần thiết phải trang bị những kiến thức nhất định về mọi mặt của đời
sống, bình tĩnh trước những thông tin thất thiệt, tránh hành động vội vàng gây
những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cộng đồng xã hội.

2.1.3. Loại bỏ tin đồn thất thiệt
Với những ví dụ và phân tích kể trên, có thể thấy những tác hại mà tin đồn
gây ra tới đời sống xã hội. Vì thế, việc loại bỏ tin đồn thất thiệt luôn là một nhiệm
vụ thường trực của các cơ quan chức năng, những người làm công tác quản lý.
Thông thường, cách xử lý trước nhất và hiệu quả là các cơ quan chức năng
cần lên tiếng bác bỏ tin thất thiệt, đồng thời đưa ra nguồn tin chính thống, nhằm ổn
định tinh thần cho mọi người.
Mới đây, cơ quan chức năng đã xác định tác giả của tin đồn “Ngân hàng Nhà
nước phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng” là một thanh niên quê Nghệ An, thường
trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đang làm việc tại một công ty trách nhiệm
9

Nguồn: />
7


hữu hạn, thường xuyên tham gia các diễn đàn, trang web về kinh tế và chứng
khoán. Người này đã tung tin đồn nhằm gây tâm lý hoang mang cho người cầm cổ
phiếu và trục lợi. 10
Cùng với việc xử lý nghiêm những kẻ tung tin đồn thất thiệt, để loại bỏ tin
đồn hiệu quả nhất thì việc tạo nguồn thơng tin chính thống chính xác, bảo đảm sự
minh bạch là giải pháp hàng đầu loại bỏ cơ hội phát sinh tin đồn.
Khi thơng tin chính thống thỏa mãn nhu cầu cần được thông tin, bảo đảm

quyền được thông tin của đa số, bảo đảm tính chính xác, khoa học thì chắc chắn cơ
hội tung tin thất thiệt sẽ bị xóa tận gốc.

2.2. Yêu cầu đối với các cán bộ làm cơng tác báo chí, tư tưởng
Để có thể thực hiện được mục tiêu định hướng dư luận xã hội, những cán bộ
làm cơng tác báo chí, tư tưởng phải hồn thành các nhiệm vụ trên. Nhưng trước hết,
muốn vậy, họ cần phải có năng lực phân tích đánh giá, phán xét các sự kiện xã hội,
phân biệt được rõ dư luận xã hội và tin đồn, cũng như những tác động tiêu cực của
tin đồn trong đời sống xã hội, và phải có kỹ năng phản ứng với những sự kiện xã
hội để định hướng được dư luận.

2.2.1. Có năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội
Hằng ngày, có vơ số thơng tin được đưa ra trên các phương tiện thơng tin đại
chúng. Trong đó, có những tin đúng sự thật và những tin không đúng. Trong vơ vàn
thơng tin đó, tin đồn thường được nảy sinh trên những phương tiện khơng chính
thống như diễn đàn, forum, blog, v.v. hoặc tin nhắn truyền nhau.
Đối với các nhà báo, khi nghe được những tin tức không xuất phát từ nguồn
chính thống nào, thì nhất thiết phải tìm hiểu, xác minh lại, cho đến khi hoàn toàn
chắc chắn về độ tin cậy của thơng tin thì mới được đưa tin. Đây là một nguyên tắc
10

Nguồn: />
8


nằm lịng với các nhà báo. Vì khi thơng tin đã đưa lên, sẽ không bao giờ lấy lại
được, thậm chí là với báo mạng điện tử - loại hình báo chí có khả năng thu hồi bài
viết, xố dấu vết nhanh nhất. Do vậy, một khi thông tin đã đến với công chúng và
lan rộng, nếu là tin thất thiệt, mức độ tác động tiêu cực của nó đến tâm lý người dân
và hành vi ứng xử của họ là rất lớn.

Thực tế, đời sống báo chí sơi động hiện nay buộc mỗi nhà báo, mỗi cơ quan
báo chí phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh. Điều này tất yếu dẫn đến xu
hướng đưa những tin độc quyền, tin nóng, tin lạ… để thu hút độc giả, khán giả,
chiếm được công chúng. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo chọn lọc thông tin, xác
minh nguồn tin, rất dễ những nhà báo, cơ quan báo chí tự đưa mình vào bẫy của
những kẻ tung tin đồn. Khi ấy, họ không chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật,
mà còn gây ra nhiều tai hại cho xã hội.
Báo Pháp Luật TP. HCM và một số tờ báo in, báo điện tử ngày 10/8/2005, đăng
tin về nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc Song Hye Kyo bị bắt giữ ở sân bay
Hồng Kơng “vì mang theo 50 viên thuốc lắc”. Công ty đại diện cho Song Hye Kyo đã
chính thức khởi kiện 3 tờ báo Việt Nam đưa thông tin sai sự thật về diễn viên này. Các
báo Việt Nam đã khai thác thông tin từ trang New7.com.tw (Đài Loan) và tác giả bài
báo khơng trình ra được bản gốc tài liệu đó. Báo Pháp luật TP.HCM và các báo thông
tin sai đã phải xin lỗi nữ diễn viên này để tránh phải đối mặt với một vụ kiện mà thua
thiệt về uy tín và tiền bạc là không tránh khỏi.
Bên cạnh việc tỉnh táo trước tin đồn, ngay cả đối với những thông tin đúng
sự thật, nhưng có khả năng gây hoang mang dư luận, xao động tâm lý nhân dân, thì
nhà báo cũng cần hết sức thận trọng trong cách đưa tin, tránh định hướng dư luận
sai. Ví dụ như những thơng tin về việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
giữa Việt Nam và Trung Quốc, những thông tin liên quan đến vấn đề nhân quyền
tại Việt Nam mà Mỹ vẫn rao giảng… Nếu khơng biết chọn góc nhìn, khơng biết

9


dùng những ngơn từ kín kẽ, thận trọng, thì nhà báo và cơ quan báo chí, cũng như
cơ quan chủ quản, sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Chắc hẳn dư luận vẫn chưa quên thông tin về vụ “tiền polymer” năm 2006.
Hai tờ báo Thời đại và Công lý đã bị đình chỉ một tháng vì cho đăng bài viết về
đồng tiền polymer vi phạm Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Báo chí, cũng như khơng chấp hành chỉ đạo của chính phủ.
Theo Cục Báo chí – Xuất bản, Bộ Thơng tin và Truyền thông, trong hai năm
2005 - 2006, Bộ Văn hố – Thơng tin đã nhắc nhở, phê bình, đề nghị kiểm điểm đối
với 80 trường hợp; xử phạt vi phạm hành chính đối với 74 lượt cơ quan báo chí với
tổng số tiền phạt là 657.300.000 đồng; Thu hồi 13 thẻ nhà báo; 08 cơ quan báo chí bị
đình bản tạm thời; 01 tạp chí, 01 ấn phẩm phụ bị thu hồi giấy phép hoạt động; thu hồi
05 số báo của 05 ấn phẩm báo chí; tiếp nhận và giải quyết 716 đơn thư khiếu nại, tố
cáo, phản ánh về những thơng tin khơng chính xác trên báo chí do các cá nhân, tổ chức
trong cả nước gửi tới liên quan đến 512 vụ việc.
Từ những minh chứng trên có thể thấy rằng, có năng lực phân tích, đánh giá,
phán xét các sự kiện xã hội không chỉ là một yêu cầu không thể thiếu đối với những
người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, mà cịn là một u cầu sống cịn.
Đối với những cán bộ làm cơng tác tư tưởng, nhả quản lý, điều hành, những
kỹ năng này lại càng cần có. Trước hàng ngàn tin tức xuất hiện mỗi ngày trên báo
chí, họ cần phải tỉnh táo để xem xét, theo dõi những thông tin nhạy cảm, những
thơng tin có khả năng tác động đến đa số cơng chúng… Để từ đó có đối sách phù
hợp. Họ phải phân biệt được đâu là tin đồn, đâu là dư luận xã hội. Nếu là tin đồn,
thì họ phải có phản ứng như thế nào, nếu là dư luận xã hội, thì họ cần định hướng
ra sao. Bởi khơng chỉ tin đồn thất thiệt, mà thậm chí là dư luận xã hội nhiều khi
cũng gây ra những tác động khơng tốt tới đời sống xã hội.

2.2.2. Có kỹ năng phản ứng với thông tin

10


Để ngăn chặn việc xuất hiện những luồng dư luận khơng đáng có xung
quanh tin đồn, cũng diệt trừ những tác động xấu của nó đến đời sống xã hội, vấn đề
quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng có phát ngơn chính
thống để bác bỏ các tin đồn thất thiệt.

Tin đồn thất thiệt lan nhanh chóng mặt, chậm một ngày, một giờ đã có thể
gây nhiều hậu quả xấu. Vì thế, khi có tin đồn thất thiệt thuộc lĩnh vực bộ, ngành
nào quản lý, nhất thiết bộ ngành đó phải có xác minh ngay để công bố trước công
luận, không thể để chậm trễ. Việc cơng bố có thể thực hiện ngay thơng qua thơng
cáo báo chí, phát biểu trước truyền hình, chứ khơng nhất thiết phải theo hình thức
cơng văn, vì mất thời gian hơn.
Chẳng hạn, trước thơng tin mưa axít gây hoang mang dư luận, ơng Lê Thanh
Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã có thơng
tin chính thức: "Khơng có một cơn gió nào có thể đưa bụi phóng xạ từ Nhật Bản
thổi đến Việt Nam, cũng như khơng có gió thổi từ Nhật Bản đến Trung Quốc sau đó
ảnh hưởng đến nước ta mà chỉ có gió từ Việt Nam thổi đến Nhật Bản. Vì thế, những
cơn mưa hiện nay là do ảnh hưởng của gió mùa, khơng phải là mưa axít, khơng
chứa phóng xạ".
Hay khi có tin đồn mây phóng xạ được cho là của Giáo sư Phạm Duy Hiển,
ngay sau đó, Giáo sư đã lên tiếng phản bác. Về tin đồn sập cầu được cho là do nhà
ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tiên đốn, bà này đã phủ nhận: "Có thể, tin đồn này
xuất phát từ cá nhân nào đó muốn hạ uy tín, bơi nhọ danh dự tơi. Và cũng khơng
loại trừ khả năng có thế lực nào đó muốn gây ảnh hưởng khơng tốt đến đời sống
văn hố của người dân nên lấy tên tôi ra để tung tin đồn nhảm".
Có những tin đồn thất thiệt cần sự vào cuộc của một nhóm, tổ chuyên gia.
Chẳng hạn, tin đồn ăn cá rô đầu vuông gây ung thư, tin đồn nước tương chứa chất
độc hại, trứng gà làm bằng nhựa, gạo bằng nhựa; cây xà lách phun thuốc kích thích
sau nửa ngày dài tới 30cm… việc này cần sự vào cuộc của nhà khoa học thuộc Bộ
11


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học - Công nghệ. Trong lúc chờ
tổ chuyên gia xác minh, làm rõ, cũng cần phải có thơng báo cụ thể để người dân
biết.
Đối với những tin đồn mà có cơ sở xác minh, khẳng định thì cơ quan chủ

quản cần thơng báo chính thức ngay trong ngày, như tin đồn tăng giá xăng (Cục
Quản lý giá, Bộ Tài chính quản lý vấn đề này).
Tin đồn thường là thất thiệt, và việc ngăn chặn nó là điều hiển nhiên. Nhưng
dư luận xã hội – nếu không được định hướng đúng đắn, thì đơi khi cũng gây ra
những tác hại khơng kém gì tin đồn, ảnh hưởng đến tinh thần nhân dân và gây ảnh
hưởng đến cộng đồng xã hội.
Về bản chất, mục đích của định hướng dư luận xã hội là góp phần điều
chỉnh hành vi, hướng tới làm thay đổi thái độ, nhận thức và hành động của các
nhóm xã hội theo hướng có lợi cho một giai cấp nhất định. Vì vậy định hướng dư
luận xã hội là một trong những hoạt động lãnh đạo chỉ đạo quan trọng thuộc về giai
cấp và mang tính giai cấp.
Do vậy, để định hướng dư luận, những nhà tư tưởng cần sử dụng các nguồn
thơng tin chính thống tác động đến cá nhân, nhóm và cộng đồng làm thay đổi nhận
thức, thái độ của họ, tạo ra sự nhất trí và đồng thuận, để thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, phương hướng đề ra.

KẾT LUẬN
12


Có lẽ nếu thiên hạ biết suy đi xét lại khi nghe tin đồn, hoặc các cơ quan báo
chí cẩn trọng khi đưa tin, thì các cơ quan bộ ngành, các doanh nghiệp khơng phải
mất thời gian và thì giờ để cải chính, các cơ quan điều tra, các cấp có thẩm quyền
cũng chẳng phải mất cơng thức khuya dậy sớm điều tra, xác minh, làm rõ.
Trước những tin đồn, người dân cần tỉnh táo, không nên vội tin, mà phải chờ
phản hồi của các cơ quan có thẩm quyền, hoặc của nguồn chính thống.
Các nhà báo, cơ quan báo chí cần xác minh làm rõ, thẩm định nguồn tin thật
chắc chắn trước khi đưa tin.
Các ngành chức năng cần có những phản hồi, phát ngơn chính thống, kịp
thời để giải tỏa tâm lý hoang mang trong dân chúng, giảm thiệt hại cho xã hội. Đặc

biệt, ngay khi xuất hiện tin đồn, cần sớm điều tra để có biện pháp xử lý kịp thời,
truy tìm thủ phạm để xử lý theo pháp luật.
Mọi cơng dân phải có trách nhiệm đối với xã hội đang sống. Những người
phát tán thông tin, nghe nói rồi nói lại cũng phải bị xử lý tùy mức độ. Đặc biệt,
những cơ quan thông tấn báo chí đưa tin sai sự thật hoặc góp phần phát tán tin đồn
thất thiệt, cũng phải xử lý nghiêm khắc.
Nhưng trước hết, để làm được như vậy, thông tin cần phải được minh bạch
hố, trình độ dân trí cũng cần được nâng cao. Có như vậy, những cán bộ làm cơng
tác báo chí, tư tưởng mới có thể hồn thành được nhiệm vụ định hướng dư luận –
vốn luôn là một thách thức đối với công tác tư tưởng của nước ta.

THAM KHẢO

13


1.

Đức Dũng (2004), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hố – Thơng tin.

2.

Nguyễn Văn Dững (2010), Báo chí Truyền thông hiện đại, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.

3.

Bài giảng các lớp Cao học của TS Đỗ Chí Nghĩa về chuyên đề “Báo
chí và Dư luận xã hội”


4.

Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương

5.

Một số tờ báo mạng điện tử

14



×