Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.06 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG,
CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hà Nội, năm 2021

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................
NỘI DUNG...................................................................................................................
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................
1. Khái niệm hàng hóa...............................................................................................
2. Hàng hóa sức lao động..........................................................................................
2.1. Khái niệm hàng hóa sức lao động..................................................................
2.2. Khái niệm sức lao động, điều kiện để sức lao động chuyển thành

hàng hóa.............................................................................................................
2.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động......................................................
2.3.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động.........................................................
2.3.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động..........................................
2.4. Giá cả của hàng hóa sức lao động – tiền cơng...............................................
2.4.1. Bản chất tiền cơng................................................................................
2.4.2. Hình thức tiền cơng cơ bản...................................................................
2.4.3. Tiền cơng danh nghĩa và tiền công thực tế...........................................
3. Thị trường sức lao động.........................................................................................
II. Vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam..............................
1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................


1.1. Khái niệm cơ bản về tiền lương.......................................................................
1.2. Bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản..............................................
2. Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.........................................
2.1. Thực tiễn quá trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam.....................
2.2. Những tich cực trong chính sách cải cách ....................................................
2.3. Những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương ở Việt Nam...................
3. Giải pháp cải cách tiền lương...............................................................................

KẾT LUẬN................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất cứ chế độ xã hội nào, nguồn lao động cũng là điều kiện cơ
bản của nền sản xuất. Đó được coi là tiền đề cũng như là yếu tố hàng đầu,
quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất
nước trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay.
Lý luận về hàng hóa sức lao động, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra
những luận điểm khoa học, đúng đắn, chân thật về hàng hóa sức lao động
cùng với thực trạng thị trường sức lao động. Trên cơ sở đó, thấy được tầm
quan trọng của việc hoàn thiện thị trường sức lao động của nước ta hiện


nay. Bên cạnh đó, cơ sở lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác – Lênin
cịn tạo tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội
những giải pháp nhằm cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương từ năm 1960
đến nay cho thấy những nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị trong việc
nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức,viên chức; lực lượng vũ trang và
người lao động trong doanh nghiệp. Cải cách chính sách tiền lương của
nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn cịn gặp nhiều
tồn tại và hạn chế so với nhu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Điều

này đặt ra yêu cầu cho Đảng và Nhà nước cần đưa ra một cuộc cải cách
chính sách tiền lương tồn diện, đồng bộ, dựa trên nhu cầu thực tiễn nhằm
tạo động lực thúc đẩy người lao động trong khu vực nhà nước và doanh
nghiệp cống, hiến sáng tạo và xây dựng đất nước bền vững, giàu mạnh.
Bài tiểu luận sẽ phân tích và làm rõ về các mặt liên quan đến hàng hóa
sức lao động theo chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đó rút ra ý nghĩa của hàng
hóa sức lao động trong việc hoàn thiện thị trường sức lao động Việt Nam
hiện nay. Hơn nữa, cũng nhằm làm sáng tỏ vấn đề tiền lương và cái cách
tiền lương ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết
một số những hạn chế, bất cập trong chính sách tiền lương Việt nam hiện
nay.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm hàng hóa:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có khả năng thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.


Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính
này có mỗi quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính
thì khơng phải là hàng hóa. Cụ thể là:
-

Giá trị sử dụng của hàng hóa: là cơng dụng của vật phẩm có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất cứ hàng hóa nào cũng có
một số cơng dụng nhất định. Chính cơng dụng (tính có ích) đó làm
cho nó có giá trị sử dụng. Ví dụ: cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở,


-

phương tiện để đi lại,…
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa,
nó được biểu hiện ra bên ngồi bằng việc hai hàng hóa có thể trao

đổi được với nhau. Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc.
2. Hàng hóa sức lao động:
2.1. Khái niệm hàng hóa sức lao động:
Hàng hóa sức lao động được hiểu là một loại hàng hóa đặc biệt.
Chúng mang trong mình những thuộc tính riêng và tất nhiên là phải liên kết
chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó thì sức
lao động trở thành hàng hóa chính là một điều kiện tiên quyết trong việc
hình thành nền kinh tế dạng tư bản. Đánh dấu một bước tiến quan trọng để
tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.
2.2. Khái

niệm sức lao động, điều kiện để sức lao động chuyển thành

hàng hóa
C. Mác viết: “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng
lực thể chất và tinh thần, tồn tại trong một cơ thể con người đang sống và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào
đó”.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của
mọi quá trình sản xuất. Nhưng khơng phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức


lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong các xã hội nô

lệ và phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao động của
mình vì họ thuộc vào quyền sở hữu của chủ nô hay phong kiến. Sức lao
động của một người cơng nhân khơng phải là hàng hóa mặc dù anh ta được
tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng vì anh ta có tư liệu sản xuất để
làm ra sản phẩm nuôi sống bản thân chứ chưa phải bán sức lao động để
sống.
Sức lao động để trở thành hàng hóa cần phải có những điều kiện nhất
định. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:


Một là, người lao động được tự do về thân thể. Sức lao động chỉ
xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa nếu nó do người
có sức lao động đưa ra bán. Vậy người lao động phải được tự do
về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có quyền bán sức



lao động của mình như một hàng hóa.
Hai là, người lao động khơng có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết
để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán,
cho nên họ phải bán sức lao động. Người có sức lao động, được
tự do về thân thể nhưng bị chiếm hữu, tước đoạt hết tư liệu sản
xuất, tư liệu sinh hoạt. Khi đó, họ trở thành người “vô sản”. Trong
điều kiện ấy, người lao động buộc phải bán sức lao động của
mình vì họ khơng cịn cách nào khác để sinh sống.

Vậy, hai điều kiện nói trên đồng thời tồn tại là điều kiện tất yếu để sức
lao động trở thành hàng hóa. Và khi sức lao động trở thành hàng hóa thì
tiền trở thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền trở thành tư bản thì lưu thơng hàng
hóa và lưu thơng tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.

2.3. Hai

thuộc tính của hàng hóa sức lao động:


Sức lao động cũng có hai thuộc tính là: giá trị và giá trị sử dụng. Tuy
nhiên, vì nó là một thứ hàng hóa đặc biệt nên nó có những đặc trưng riêng
biệt so với các hàng hóa khác. Cụ thể là:
2.3.1. Giá

trị của hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Tuy nhiên,
sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái
sản xuát ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng một số lượng tư
liệu sinh hoạt nhất định. Vậy, giá trị của sức lao động được quy về giá trị
của toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động quyết định, để duy trì đời sống của cơng nhân làm th và gia đình
họ.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt ấy. Nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động
được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để
tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động do các yếu tố sau hợp thành:


Một là, giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết và tối thiểu cho cơng




nhân
Hai là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết và tối thiểu cho con cái



cơng nhân
Ba là, cho phí đào tạo cơng nhân

Hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thơng thường ở chỗ nó bao
hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử
-

Yếu tố tinh thần: ngoài những nhu cầu về vật chất, người cơng nhân
cịn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa


-

Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch
sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, trình độ văn minh đã đạt được của

mỗi quốc gia
2.3.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu
của người mua
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình
tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình tiêu dùng sức lao động của cơng
nhân. Q trình đó là q trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng

thời là q trình tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động.
Phần lớn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Đó chính
là đặc điểm riêng của hàng hóa sức lao động, làm cho sức lao động trở
thành hàng hóa đặc biệt.
2.4. Giá cả của hàng hóa
2.4.1. Bản chất tiền cơng

sức lao động – tiền cơng

Tiền cơng là giá cả của hàng hóa sức lao động. Đó là bộ phận của giá
trị mới do chính hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tạo ra,
nhưng nó lại thường được hiểu là người mua sức lao động trả cho người lao
động làm th.
2.4.2. Hình

thức tiền cơng cơ bản

Tiền cơng có hai hình thức cơ bản, đó là:
-

Tiền cơng tính theo thời gian: là hình thức tiền cơng tính theo thời
gian lao động của người công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng). Tùy vào
độ dài hay ngắn của thời gian lao động, nhà tư bản sẽ trả mức tiền

-

công tương ứng cho người cơng nhân.
Tiền cơng tính theo sản phẩm: là hình thức tiền cơng tính theo số
lượng sản phẩm đã làm ra hoặc việc hồn thành xong số lượng cơng


việc mà người công nhân trong một thời gian nhất định.
2.4.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế


Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa
và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
3. Thị

trường sức lao động

Thị trường sức lao động (hay thị trường lao động) là một trong số các
loại thi trường, trong đó diễn ra q trình trao đổi giữa một bên là người lao
động tự do (người bán) và một bên là người cần sử dụng lao động (người
mua). Sự trao đổi này dựa trên thỏa thuận về tiền công, điều kiện lao
động,... được thể hiện trên hợp đồng lao động.
II. Vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm cơ bản về tiền lương
- Tiền lương danh nghĩa: là phần thu nhập

ở Việt Nam hiện nay
người lao động nhận được

sau quá trình lao động của mình, tương ứng với hao phí sức lao
động, năng suất lao động, trình độ, kinh nghiệm,… mà người lao
-


động đó đã bỏ ra.
Tiền lương thực tế: là tổng khối lượng và chất lượng của những tư
liệu tiêu dùng mà người cơng nhân mua được bằng tiền lương danh
nghĩa.

Tóm lại, tiền lương được hiểu là giá cả của hàng hóa sức lao động, giá
cả của hàng hóa này được xác định trên cơ sở: sức lao động, quan hệ cung
– cầu của thị trường sức lao động và các quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Bản

chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản

Tiền lương trong chủ nghĩa tư được định nghĩa như sau: Công nhân làm
việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả cơng
nhất định. Tiền trả cơng đó gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay


ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra.
Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao
động. Tuy nhiên tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá
cả của lao động. Vì lao động khơng phải là hàng hố và khơng thể là đối
tượng mua bán, cái mà công nhân bán và nhà tư bản mua khơng phải là lao
động mà chính là sức lao động.
Vậy tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao
động. Tóm lại, bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là hình thức
biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngồi
thành giá cả của lao động.
2. Thực trang chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực


tiễn quá trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam

Nước ta đã trải qua 04 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm:
năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Cụ thể là:
*Cải cách tiền lương giai đoạn 1960 – 1984:
Ngày 5/7/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP quy
định chế độ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Theo đó, chế độ
lương của cán bộ, viên chức công tác ở các cơ quan hành chính sự nghiệp
được thực hiện theo nguyên tắc: mức lương của cán bộ lãnh đạo cao hơn
mức lương của cán bộ, nhân viên bị lãnh đạo; mức lương có chức vụ yêu
cầu cao về kỹ thuật, nghiệp vụ cao hơn mức lương của chức vụ có kỹ thuật,
nghiệp vụ đơn giản hơn; mức lương của lao động trong điều kiện khó khăn,
hại sức khỏe cao hơn mức lương của lao động trong điều kiện bình thường;
cán bộ, viên chức đang làm chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ ấy, khi
chức vụ thay đổi thì bậc lương cũng thay đổi theo.
Một trong những điểm nhấn của chính sách cải cách tiền lương ở Việt
Nam trong giai đoạn 1960-1984 là hướng tới mục tiêu chiếu cố toàn diện,
cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu và khả năng, kết hợp nguyên tắc với thực
tế để vận dụng đúng đắn nguyên tắc phân phối theo lao động vào tình hình


thực tế đất nước (...), chống chủ nghĩa bình quân, phải chống xu hướng địi
cơng bằng hợp lý một cách tuyệt đối, khơng phù hợp với hồn cảnh thực tế
của đất nước.
*Cải cách tiền lương giai đoạn 1985 – 1992:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) và Nghị định số 235/HĐBT
ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng Về cải tiến chế độ tiền lương của
công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang đã dẫn đến một cuộc cải
cách lớn về giá - lương - tiền, mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước.

Tính đến tháng 9/1985, tiền lương của người lao động tăng 64%. Tuy
nhiên, với nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, tổng thu nhập quốc dân tính
trên đầu người thấp, tình trạng lạm phát đã làm giá trị của đồng lương sụt
giảm nhanh chóng và mức trả lương khơng đánh giá đúng giá trị thực tế
sức lao động của người lao động. Mặt khác, năm 1986, công cuộc đổi mới
đất nước bắt đầu, đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải có sự thay đổi để phù
hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, ngày 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra
Quyết định số 202-HĐBT Về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất
kinh doanh khu vực quốc doanh và công tư hợp doanh và Quyết định số
203-HĐBT về tiền lương công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực
lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Theo đó, tiền
lương tối thiểu được nâng lên 22.500 đồng/tháng.
*Cải cách tiền lương giai đoạn 1993 – 2002:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị định số 26/CP
quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định
số 25/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cơng chức, viên
chức hành chính - sự nghiệp và lực lượng vũ trang của Chính phủ ban hành
ngày 23/5/1993.
Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương của Việt Nam trong giai
đoạn 1993-2002 là phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức
lao động, áp dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động theo thị
trường. Đặc biệt, tiền lương tối thiểu phải thực sự là “lưới an toàn” cho


người lao động, đảm bảo cho họ duy trì được mức sống tối thiểu cần thiết
và tái sản xuất sức lao động; đáp ứng yêu cầu tiền tệ hóa tiền lương, dần
thay thế và tiến tới xóa bỏ chế độ phân phối hiện vật có tính chất tiền
lương. Những thành cơng và hạn chế của cải cách chính sách tiền lương
giai đoạn 1993-2002 đặt nền móng cho việc hồn thiện các quy định về tiền
lương dựa trên cơ sở có quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao

động; tạo sự cạnh tranh giữa những người lao động và điều kiện cho sự
phát triển thị trường lao động; tách chế độ tiền lương của cán bộ, công
chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương của
người lao động trong doanh nghiệp; tách dần chính sách tiền lương với
chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng.
*Cải cách tiền lương giai đoạn 2003 – 2021:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị quyết số
09/2002/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2003; Nghị quyết số
14/2002/QH11 về nhiệm vụ năm 2003; Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày
15/1/2003 Về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ
chế quản lý tiền lương; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 Về
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang.
Điểm nhấn của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn này là từ năm
2009, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng dựa trên mức lương tối
thiểu chung dành riêng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Có thể khẳng định từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã liên tục hoàn
thiện chế độ tiền lương trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương, thu gọn một
bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Với quy trình thực hiện cải
cách theo nhiều bước, các quy định về tiền lương của giai đoạn 2003-2020
có xu hướng đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ; vừa
khơng tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người sử dụng lao
động, đảm bảo tính hợp lý và hài hịa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ


lao động. Tuy nhiên, thực chất của cải cách chính sách tiền lương trong giai
đoạn này vẫn dựa trên cách tính lương năm 1993, chỉ điều chỉnh tăng mức
lương cơ sở, mở rộng quan hệ tiền lương, tách tiền lương khu vực sản xuất
kinh doanh với khu vực chi từ ngân sách nhà nước... Vì vậy, chính sách tiền

lương của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thực tiễn
phát triển đất nước. Điều này đặt ra yêu cần một cuộc cải cách chính sách
tiền lương toàn diện, đồng bộ; dựa trên nhu cầu của thực tiễn, bằng chứng
khoa học thuyết phục.
2.2. Những

tích cực trong chính sách cải cách

Thứ nhất, quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương
của Đảng từ năm 2003 đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan điểm coi việc trả lương
đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để
phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ cơng, góp phần làm trong
sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Thứ hai, tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực
hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng; chính
sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có cơng,
trợ giúp xã hội. Đó là bước ngoặt rất quan trọng cải cách tiền lương trong
điều kiện mới theo định hướng thị trường.
Thứ ba, chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức
với cải cách hành chính và xây dựng nền cơng vụ, tinh giảm biên chế khu
vực hành chính nhà nước, phát triển khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ
công theo nhu cầu phát triển của xã hội.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách
nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập
trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp
dịch vụ cơng theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là định hướng rất quan


trọng trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương cán bộ,

công chức, viên chức.
Thứ năm, tiền lương danh nghĩa của cán bộ, công chức, viên chức có
xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ
sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu
– trung bình – tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngồi lương nhằm
khắc phục bình qn, bao cấp và ổn định đời sống của cán bộ, cơng chức,
viên chức.
2.3. Những

hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương ở Việt Nam

Bên cạnh những tích cực đã đạt được từ q trình cải cách, chính sách
cải cách tiền lương ở Việt nam vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế bất cập. Cụ
thể như sau:
Thứ nhất, duy trì q lâu một chính sách tiền lương thấp đối với cán
bộ, công chức, viên chức. Các lần cải cách vừa qua luôn bị chi phối tuyệt
đối bởi khả năng của ngân sách nhà nước, nên đã thực hiện một chính sách
tiền lương q thấp đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và gắn chặt với
tiền lương tối thiểu chung vốn rất thấp.
Thứ hai, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa cũng chưa
hợp lý, nhất là hệ số trung bình quá thấp trong quan hệ tiền lương tối thiểu
– trung bình – tối đa nên khơng cải thiện được đời sống và khuyến khích
được cán bộ, cơng chức, viên chức có hệ số lương thấp; tiền lương trả cho
cán bộ, công chức, viên chức được quy định bằng hệ số được tính trên cơ
sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí làm
việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Thứ ba, trong khi tiền lương khơng đủ sống, thì thu nhập ngồi lương
lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý,
vùng, miền…) và không có giới hạn, khơng minh bạch, cũng khơng kiểm
sốt được.

Thứ tư, tiền lương Nhà nước quy định trả cho cán bộ, cơng chức, viên
chức mặc dù cịn rất thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do ngân sách


nhà nước bảo đảm lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi ngân sách nhà
nước, cho nên buộc phải “gọt chân cho vừa giày”.
Thứ năm, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự
nghiệp cơng (dịch vụ cơng) cịn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong y
tế, giáo dục và đào tạo… gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo
nguồn để trả lương cao cho cán bộ, công chức, viên chức.
3. Giải

pháp cải cách tiền lương

Một là,đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và
người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư
duy, phương pháp, cách làm, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành,
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã
hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về chính sách tiền lương.
Hai là, khẩn trương xây dựng và hồn thiện hệ thống vị trí việc làm,
coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền
lương.
Ba là, xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới. cụ thể hoá việc
thống nhất quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho
cơ quan chức năng ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã.
Bốn là, quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây

là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.
Năm là, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6
khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên
quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách
đồng bộ.
Sáu là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hoàn thiện cơ
chế thoả thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ


chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ
lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hồ lợi
ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao.
Bẩy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

KẾT LUẬN
Lý luận hàng hóa sức lao động là một trong những lý luận quan trọng
của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Cho thấy, hàng hóa sức lao động có ý
nghĩa rất lớn trong việc hồn thiện thị trường sức lao động Việt Nam hiện
nay. Bên cạnh đó, từ việc phân tích, nghiên cứu lý luận đó giúp làm rõ vấn
đề tiền lương và cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.
Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động và ngày càng góp phần
trực tiếp nâng cao chất lượng sống của người lao động. Tuy nhiên, với tư
cách là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và được phân phối theo kết
quả đầu ra, tiền lương phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất
kinh doanh, của doanh nghiệp và mức sống chung của đất nước. Cho nên
chính sách tiền lương phải được đặt trong tổng thể chính sách phân phối,
đảm bảo công bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụ
thuộc vào quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường và có sự quản lý của
Nhà nước.

Hy vọng trong tương lai, Nhà nước ta sẽ đưa ra các chính sách tiền
lương phù hợp để nâng cao chất lượng cho đời sống của người lao động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (giáo trình điện tử), năm 2019.
Link: />T%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Kinh%20t%E1%BA
%BF%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20MNL(K)%20Tr
%20%C4%91%E1%BA%A7u-%20Tr100.pdf
Chính sách tiền lương ở Việt Nam – những chặng đường cải cách
Link: />Vấn đề thực trạng về tiền lương ở Việt Nam hiện nay
Link: />Bảy nhiệm vụ, giải pháp cải cách tiền lương
Link: />


×