Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Vấn đề môi trường trong tăng trưởng & phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.85 KB, 41 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ cũng như tồn cầu hố diễn
ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc.
Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có một chiến lược phát triển
kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Song, nhiều khi vì mong muốn
tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên
đi các vấn đề xã hội, môi trường. Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô
nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng
hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia,
dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng
nhận thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm
khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu quả về mơi trường
thì phải phát triển bền vững.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong
việc lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chỉ bằng cách lồng
ghép hai mục tiêu này trong mọi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án mới có
thể thực hiện phát triển bền vững - con đường tiến bộ mà nhân loại đã lựa chọn.
Song, thực trạng vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam ra sao? Và
pháp luật - công cụ quản lý xã hội được coi là hữu hiệu nhất - đã điều chỉnh vấn đề
này như thế nào? Liệu mối quan tâm môi trường - phát triển đã được nhìn nhận
thỏa đáng từ góc độ pháp lý hay chưa? Liệu luật pháp đã thể hiện vai trị và tính
hiệu quả trên thực tế chưa?…Từ những băn khoăn trên nhóm đã lựa chọn đề tài:
“Vấn đề môi trường trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài
trong bài tiểu luận này với mong muốn có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn,
cũng như được góp phần rất nhỏ vào việc xây dựng và hoàn thiện một số quy định
pháp luật còn bất cập
1


Tuy nhiên, với những kiến thức còn hạn hẹp của người sinh viên, nên khơng
thể tránh khỏi những sai sót về mặt kiến thức và trình bày. Chính vì vậy, nhóm


chúng em rất mong cơ có những chia sẻ, góp ý để bài tiểu luận được hoàn chỉnh và
cũng là để có thêm kinh nghiêm cho những đề tài lớn hơn. Xin chân thành cảm ơn
cô!

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Thuật ngữ “môi trường” và “bảo vệ môi trường”
1.1. Môi trường.
“Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (theo Điều 1 Luật Bảo vệ
môi trường Việt Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tổ tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường… các điều lệ
hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền
miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với
luật pháp, nghị định, thơng tư, quy định.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
1.2. Các chức năng của môi trường.


3


Mơi trường có những chức năng cơ bản sau :
Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
Thứ hai, mơi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thơng tin cho con người . Bởi vì
mơi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi người ; lưu trữ và
cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tơn giáo
và văn hố khác ; cung cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang tính chất báo
động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các
phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện
tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v..
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực
và tái tạo mơi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết cho
mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian
khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác
quá mức khơng gian và các dạng tài ngun thiên nhiên có thể làm cho chất lượng
không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ mơi trường là vấn
đề quan trọng, cấp thiết.

4



1.3. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi trường,
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của tồn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi
hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải : khơng đốt phá rừng, khai thác khống
sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ; khơng
thải khói, bụi, khí độc, mùi hơi thối gây hại vào khơng khí, khơng phát phóng xạ,
bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh ; khơng thải dầu, mỡ,
hố chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật,
thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không
chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; không khai thác,
kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của
Chính phủ ; khơng nhập khẩu cơng nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải ; không sử dụng các phương pháp, phương
tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực
vật.

5



2. Mối quan hệ giữa môi trường với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát
triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của
con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao
chất lượng văn hóa. Mà môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản
xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài
nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất
khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể nói, tài nguyên nói riêng
và mơi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài ngun) có vai trị quyết định
đối với sự phát triển bền vững kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
vì:
2.1. Mơi trường khơng những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu
ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.

Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên
liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động
của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Các hoạt động sống cũng vậy, con
người ta cũng cần có khơng khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi
lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó đều trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến mơi trường.
Như vậy chính các yếu tố mơi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động)
là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói
cách khác: mơi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải
nói rằng mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con
người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt
động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
6



Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra”
các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất
thải ra mơi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong
các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ơ nhiễm, suy thối, hoặc gây
ra các sự cố về mơi trường. Q trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội lồi người
cũng thải ra mơi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử
lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2.2. Mơi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế
- xã hội.
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hố. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ
chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng
lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó ln ln tương tác với các thành
phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo
mơi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí
cần thiết cho q trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ơ nhiễm môi trường tự nhiên
hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của
sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt
động kinh tế - xã hội trong khu vực.
7


Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm

môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và
bảo vệ môi trường.

2.3. Môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc
Như trên đã nói, bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế
cũng như xã hội được bền vững. kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều
kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.
Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội phát triển. bảo
vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả
hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích
kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi
trường, làm cho các thế hệ sau khơng có điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh
tế, xã hội, thể chất, trí tuệ, con người...), thì sự phát triển đó có lợi ích gì? Nếu hơm
nay thế hệ chúng ta khơng quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường,
làm cho mơi trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ
phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.
Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã ra Chỉ thị 36/CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước". Ngay những
dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “bảo vệ môi trường là một vấn đề sống cịn của
đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu
tranh xố đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hồ bình và tiến bộ
trên phạm vi tồn thế giới". Như vậy bảo vệ mơi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao
đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội
8


công bằng, dân chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm
tốt hơn nữa công tác bảo vệ mơi trường.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG TRONG TĂNG
TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Những kết quả đạt được
Đến thời điểm hiện nay ở nước ta, trong quá trình lập kế hoạch phát triển, vấn
đề bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý nhiều hơn, ý thức về phát triển bền
vững đã bắt đầu được quan tâm. Hầu hết các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội từ những năm 90 trở lại đây đều có xem xét đến các yếu tố mơi trường,
thậm chí đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng mơi trường, đề
xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các biện pháp kiểm sốt mơi
trường.
Bước đầu có sự kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường trong
việc xây dựng, hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, miền
Về cơ bản, công tác quy hoạch chung về kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố
trên phạm vi cả nước đều chú ý kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
9


Các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực phối hợp với các Viện nghiên cứu, các
nhà tư vấn trong nước và quốc tế trong việc xây dựng quy hoạch, trong đó có sự kết
hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường.
Là quốc gia vẫn cịn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong thời gian
qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện chương trình xây dựng
Nơng thơn mới, ứng dụng các công nghệ hiện đại, kỹ thuật gieo trồng mới, đảm
bảo thân thiện với môi trường và thúc đẩy kinh tế Nông thôn phát triển.
2. Những hạn chế của vấn đề môi trường trong tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Việt Nam
Môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng

các tác động xuyên biên giới. Hàng năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối
tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nếu không được đánh
giá một cách đầy đủ, tồn diện và thực hiện các biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt
hiệu quả thì sẽ là những nguy cơ rất lớn đến mơi trường. Trên cả nước hiện có (năm
2016):
- 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày, đêm; 615 cụm cơng
nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cụm
công nghiệp còn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra
môi trường.
- Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ơ nhiễm mơi
trường, cơng nghệ sản xuất lạc hậu;
- Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và
125.000 m3 nước thải y tế;

10


- Có 787 đơ thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử
lý; lưu hành gần 43 triệu mô tô và trên 2 triệu ô tô tạo ra nguồn phát thải lớn đến
mơi trường khơng khí.
- Hàng năm, có 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng. Trong đó,
khoảng 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng không đúng quy định;
hiệu suất sử dụng chỉ đạt 25-60%; công tác thu gom, lưu giữ và xử lý bao bì chưa
được quan tâm, nhiều nơi thải bỏ ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải.
- Hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630
nghìn tấn chất thải nguy hại; hiện có 458 bãi chơn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi
chơn lấp khơng hợp vệ sinh; có hơn 100 lị đốt rác sinh hoạt cơng suất nhỏ, có nguy
cơ phát sinh khí dioxin, furan.
2.1. Chất lượng mơi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh


Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả
nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn
ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm
khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 khu cơng nghiệp đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự
nhiên 24 nghìn ha. Trong năm 2014, các khu công nghiệp đã cho các nhà đầu tư
thuê mới 2 nghìn ha, nâng tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho th của các khu
cơng nghiệp đạt 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 48%, riêng các
khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%.
Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng 100 khu chế
xuất-khu công nghiệp tập trung, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại
về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên. Nước ta hiện có khoảng 90% cơ sở
11


sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước
thải. Các ngành cơng nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất là các nhà máy
nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác khống sản.

Hiện trạng mơi trường ở các khu công nghiệp:
- Đối với xử lý nước thải, thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ
yếu bao gồm các chất lơ lửng, chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD),
các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Photpho) và kim
loại nặng. Chất lượng nước thải đầu ra của các khu công nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào việc nước thải có được xử lý hay khơng.
Rất nhiều các khu công nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có
xây dựng nhưng khơng vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó với cơ quan chức
năng khi có thanh tra, kiểm tra, thường xuyên xả thải chưa qua xử lý ra môi trường
hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Để thực hiện hành vi này, một số doanh

nghiệp dùng nhiều thủ đoạn như: xây dựng hệ thống xả thải ngầm, xả thải vào ban
đêm, khi nước biển dâng (triều lên), trời mưa, xả trộm nước thải sản xuất vào
đường thoát nước mưa.
Đối với vi phạm về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thủ đoạn thường thấy là
chôn lấp ngay trong khu vực của doanh nghiệp, đưa chất thải rắn xả thẳng ra môi
trường, những nơi hoang vắng như các dự án chưa thi công, đường xá mới làm mới
thông xe kỹ thuật. Trong các cơ sở công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu ơ xy sinh hố
(BOD), nhu cầu oxy hố học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm
lượng chất rắn cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Nghiêm trọng hơn nữa nước
cịn có chứa cả kim loại nặng, các chất đa vịng thơm Clo hố là những hợp chất có
chứa độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong mơi
trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 - 5.000m3/ngày, các
12


chỉ tiêu BOD, COD gấp từ 10 - 18 tiêu chuẩn cho phép, lượng nước thải này không
được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hàm lượng cặn lơ
lửng trong nước ở khu công nghiệp thường xuyên vượt ngưỡng cho phép, kết quả
phân tích mẫu nước thải về hàm lượng cặn lơ lửng được thể hiện qua hình bên
dưới:
Hình 1: Hàm lượng cặn lơ lửng (SS) trong nước thải một số khu công nghiệp ở
miền Trung qua các năm.

13


Các sông, hồ, kênh, rạch gần các khu công nghiệp cũng bị ô nghiêm trầm trọng,
nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Điển hình như,
nhiều đoạn sơng thuộc lưu vực sơng Cầu đã bị ô nhiễm nặng,nhất là ở đoạn sông

Cầu chảy qua Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy giấy Hồng
Văn Thụ, Khu gang thép Thái Ngun.
Hình 2. Hàm lượng NH4+ trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Ngun năm
2008

Nguồn: Tạp chí Mơi trường, 2009

- Đối với xử lý khí thải, ngành sản xuất phát sinh các chất gây ơ nhiễm khơng
khí, các loại khí điển hình ở khu công nghiệp : , CO, CO2, NO2, Cl, NH3, H2S,...
14


Hình 3: Nồng độ khí SO2 trong khí thải một số nhà máy tại KCN Bắc Thăng Long
(Hà Nội), KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) năm 2006 - 2008

Hình 4: Nồng độ NH3 trong khơng khí xung quanh KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội)
năm 2006 - 2008

Nguồn: Tạp chí Mơi trường, 2009

15


Các doanh nghiệp thường có thủ đoạn xả khí thải, bụi vào hơm thời tiết xấu khó
quan sát, xả khí bụi vào ban đêm (01h – 03h sáng). Theo nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố nằm trong 10 thành
phố ô nhiễm không khí cao nhất thế giới và khu vực Châu Á, chỉ có khoảng 15%
các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có phát thải chất gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí
có lắp đặt hệ thống xử lý.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất cơng nghiệp là một trong

các nguồn chính gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam. Ơ nhiễm mơi
trường khơng khí mang tính cục bộ, tập trung ở các khu cơng nghiệp cũ, chủ yếu do
hai nguồn: q trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn
điểm) và sự rị rỉ chất ơ nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn điện). Hiện nay các cơ
sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ơ nhiễm
khơng khí do nguồn điện và các tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn khơng
được kiểm sốt, lan truyền ra ngồi khu vực sản xuất, gây tác động đến sức khỏe
nhân dân xung quanh. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Mơi trường thì mỗi
ngày hàng triệu m3 khí thải từ các khu cơng nghiệp trên tồn quốc thải ra mơi
trường khơng khí, mà hầu hết trong số đó là khơng được kiểm sốt.
- Đối với nhập khẩu chất thải, thủ đoạn phổ biến thường là doanh nghiệp nhập
nguyên liệu sản xuất dưới hình thức “tạm nhập, tái xuất” (nhập về Việt Nam làm
sạch rồi tái xuất sang các nước thứ 3), khai báo trên giấy tờ hải quan dưới dạng phế
liệu để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc đã được làm sạch nhưng thực tế là phế liệu
có chứa tạp chất, chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lợi dụng quy định
việc phân luồng hải quan, khai báo hàng hóa nằm trong diện được miễn kiểm, hoặc
chỉ kiểm tra xác suất từ 5-10%… Một số doanh nghiệp lập hợp đồng giả với đối tác
khống ở nước ngoài; mở tờ khai hàng hóa khi làm thủ tục thơng quan khơng đúng
với nội dung khai báo hàng hóa; ngụy trang sắp xếp hàng hóa trong các container
(hàng khơng vi phạm xếp bên ngoài, hàng vi phạm xếp chứa ẩn bên trong). Trường
16


hợp vi phạm có dấu hiệu bị bại lộ, chủ hàng đã chủ động có văn bản từ chối nhận
hàng hoặc khi vi phạm bị phát hiện, chủ hàng khai báo đó là gửi nhầm hàng, nhầm
chủng loại… Chỉ tính riêng cảng Hải Phòng, hiện nay còn khoảng 1.000 container
với trên 4.000 tấn hàng có dấu hiệu vi phạm tồn đọng suốt từ năm 2003 tới nay
được coi là hàng tồn, hàng vơ chủ, các cơ quan có thẩm quyền không quy được
trách nhiệm và xử lý hậu quả thuộc về cơ quan, cá nhân nào.
- Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, do nuôi trồng thuỷ sản ào ạt, thiếu quy hoạch,

khơng tn theo quy trình kỹ thuật nên gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường
nước. Việc sử dụng nhiều và không đúng quy cách các loại hố chất trong ni
trồng thủy sản, thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho mơi trường
nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và
xuất hiện một số tảo độc.
Ơ nhiễm nước sơng Thị Vải tác động trực tiếp đến hệ sinh thái nước sông, gây
tổn hại trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản (số liệu năm 2009)

Trong điều kiện xả thải

Trong điều kiện Vedan

bình thường

xả thải

TSS = 3,36%

TSS = 86,69%

BOD5 = 3,97%

BOD5 = 93,35%

COD = 2,47%

COD = 93,21%

N-NH3 = 22,58%


N-NH3 = 83,94%

Tổng N = 10,38%

Tổng N = 8,79%

Tổng P = 7,31%

Tổng P = 63,03%

Bảng 1: Tỷ lệ gây ô nhiễm của Cơng ty Vedan đối với sơng Thị Vải tính theo tải
lượng các chất ơ nhiễm chính
Một số vụ vi phạm điển hình:
17


(1) Tháng 08/2011, lực lượng C49 Bộ Công an phát hiện Nhà máy Xử lý nước thải
tập trung của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành xả 9.300 m3 nước thải chưa
qua xử lý ra môi trường với phương thức là cho nước thải tạm chứa trong các hồ
lớn với khối lượng hàng nghìn m3, khi thủy triều lên, nhân viên của Công ty sẽ mở
van cho nước thủy triều tràn vào hồ nhằm mục đích pha lỗng nước thải, sau đó,
khi thủy triều rút sẽ mang theo tồn bộ nước thải trong hồ ra rạch Bà Chèo và chảy
ra sông Đồng Nai. Hành vi này của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi đã bị Cục
Cảnh sát môi trường xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 405 triệu đồng, đồng
thời buộc Công ty phải thực hiện đúng quy trình xử lý nước thải, đảm bảo nước thải
phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
(2) Tháng 04/2015, Vụ việc Nhiệt điện Vĩnh Tân II ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy
Phong tỉnh Bình Thuận, nhiều loại khí do nhiệt điện than thải ra, như khí ozon khi
phản ứng với các phân tử khác trong không khí dưới điều kiện ánh sáng mặt trời
tạo thành những lớp sương mù độc hại. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II có hai tổ

máy đã phát điện. Mỗi ngày nhà máy này thải ra khoảng 1.500 tấn xỉ than. Tuy
nhiên việc vận chuyển xỉ than ra bãi thải đã gây khói bụi nghiêm trọng khiến hàng
nghìn hộ dân địa phương bị ảnh hưởng. Tổng cục Môi trường đã xử phạt nhà máy
này 1,4 tỉ đồng vì để khói bụi.

2.2. Chất lượng môi trường tại các khu đô thị
Trong những năm vừa qua, dân số đô thị gia tăng rất nhanh tạo ra sức ép về
nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ y tế và song song với nó là lượng chất
thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ
giao thơng và lượng khí thải, bụi chì do đó cũng tăng theo. Chất lượng môi trường
18


đô thị bị tác động bởi các hoạt động xây dựng chỉnh trang đô thị, giao thông và hoạt
động của các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư.
Về ơ nhiễm khơng khí, ngồi tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao
thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng, đặc biệt là các thành phố lớn.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành
phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel, thải vào khơng khí
khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2
triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt.
Về ô nhiễm mơi trường nước, hệ thống sơng ngịi Việt Nam, gồm 8 lưu vực với
10.000 km2 sơng ngịi, kênh rạch, đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Dân số gia tăng
khiến hệ thống cấp thốt nước ở các đơ thị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2010, các
đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung và xử lý nước phân tán ở các bể tự
hoại, tức là chỉ xử lý được 30% lượng chất lơ lửng và 5-10% lượng BOD. Theo báo
cáo của các chuyên gia Việt Nam tại hội nghị môi trường nước khu vực Đông Nam
Á “ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã đến mức báo động”. Tình trạng ơ nhiễm
nước ở các đơ thị thấy rõ nhất ở Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh khi nước thải trực tiếp
xả ra sông, hồ, kênh, mương. Mỗi ngày Hà Nội thải 300.000 - 400.000m3. Hiện

nay mới chỉ có 5/31 bệnh viện ở Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25%
lượng nước thải bệnh viện. 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải.
1.200 m3 rác thải sinh hoạt/ngày chưa được thu gom đang xả vào các khu đất ven
hồ, kênh mương. Chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông
hồ đều vượt quá quy định cho phép. Tại T.p Hồ Chí Minh, chỉ có 24/142 cơ sở y tế
lớn có xử lý nước thải, cịn khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ơ nhiễm thuộc diện
phải di dời. Tại Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương... độ nhiễm
nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, BOD, COD,
oxy hoà tan đều vượt từ 5 - 10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.
19


Theo kết quả khảo sát tại 40 làng nghề trên địa bàn thành phố của Trung tâm Quan
trắc và phân tích tài ngun mơi trường Hà Nội, hầu hết mơi trường nước, khơng
khí, đất đai... các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo
động. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế,
Dương Liễu (Hồi Đức), Kì Thủy, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hịa (Thanh Oai),
Phú Đơ (Từ Liêm)... nước thải phát sinh do quá trình tẩy rửa các nguyên liệu, các
khâu chế biến trong sản xuất, lượng nước sử dụng lớn, có nơi lên tới 7.000
m3/ngày, thường không được xử lý đã xả thải trực tiếp ra môi trường. Tại làng nghề
bún Phú Đô, cứ trong 10.200 tấn sản phẩm mỗi năm đã thải các chất ô nhiễm 76,9
tấn COD; 53,14 tấn BOD gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Đặc biệt là
mới đây, tại xã Phương Tú, Liên Bạt (Ứng Hòa), nước thải từ làng nghề chưa qua
xử lý xả xuống kênh mương, thâm nhập vào các ao nuôi trồng thủy sản của người
dân khiến cá chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Còn tại xã Văn Võ (Chương Mỹ),
cuộc sống của người dân bị đảo lộn do hứng chịu nước thải công nghiệp từ các làng
nghề chế biến nơng sản của huyện Hồi Đức, Quốc Oai chứa nhiều tạp chất chưa
qua xử lý xả xuống sông Đáy. Việc hầu hết các làng nghề đã bị ô nhiễm môi trường
ở mức báo động đã ảnh hưởng đến sức khỏe như các bệnh tiêu hóa, bệnh ngồi da,
mắt chiếm hơn 30%, bệnh hơ hấp 20% và các bệnh khác như các bệnh tai, mũi

họng, thần kinh…
Về ơ nhiễm mơi trường đất : khơng khí, nguồn nước ô nhiễm là một trong những
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất. Các chất khí độc hại trong khơng khí
như ơxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống
đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của
ô nhiễm đất. Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng cũng gây nên tình trạng ơ nhiễm
đất, nếu sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng
Nitơ, Photpho, Kali... trong nước, có lợi cho cây trồng, nhưng nếu như nước ô
nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong
20


nguồn nước vào đất gây ơ nhiễm. Ngồi ra, các chất phế thải như chất thải rắn của
công nghiệp, của ngành khai thác mỏ, rác của đô thị… gây ra ô nhiễm đất. Hiện
nay ở các thành phố lớn chưa có biện pháp xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có xưởng xử lý rác thải hữu cơ nhưng
cơng suất thấp (chỉ bằng 1% lượng rác thải trong thành phố). Mơi trường đất tại các
khu đơ thị có nguy cơ bị ô nhiễm do chịu tác động từ nước thải sinh hoạt, các chất
thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải,
đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng.
Điển hình như Khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) là một khu đô thị được đánh
giá cao trong việc xây dựng một khu nhà ở hài hoà, mẫu mực ở Việt Nam. Khu đô
thị Nam Thăng Long hội tụ đầy đủ các lợi thế để hợp thành những yếu tố duy nhất
phù hợp với mong muốn của người sử dụng là được sống, làm việc và vui chơi
trong một cộng đồng được hoạch định để định cư lâu dài. Tuy nhiên, trong q
trình xây dựng, cơng trình khu đơ thị Nam Thăng Long cũng đã làm ảnh hưởng đến
môi trường đất tại Hà Nội Một góc Dự án Nam Thăng Long khi triển khai xây dựng
Một khối lượng rác thải xây dựng: xi măng, cát, gạch, đá, bùn , gỗ… làm ô nhiễm
đất. Nước thải khu đô thị đang xây dựng cũng được xả theo nước thải sinh hoạt
bình thường của thành phố. Mà nguồn nước thải xây dựng này lại có lượng bùn cao

gấp 3-4 lần nước sinh hoạt người dân nên địi hỏi phải được xử lí khác đi. Vậy mà
nó lại được xử lí sơ qua như bình thường rồi xả ra môi trường. Cũng một phần
nước thải khu đô thị được xả trực tiếp môi trường (không theo đường ống nước
thải), lượng nước thải này sẽ ngấm vào đất mặt vào trong lòng đất, làm đất bị ô
nhiễm từ trong.
2.3. Ô nhiễm môi trường từ biến đổi cơ cấu sử dụng đất
Do bản chất của quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố là sự mở rộng các đô
thị và các khu công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, kết quả là
21


những diện tích đất nơng nghiệp màu mỡ và cả đất lâm nghiệp dần dần biến thành
những đô thị và những khu cơng nghiệp hoặc chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Cụ thể, đã được phân tích Theo Nội dung Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 2020) cấp quốc gia:

“Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), đạt được như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp: 26.791,58 nghìn ha, chiếm 80,87% diện tích tự nhiên,
vượt 0,91% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất phi nơng nghiệp: 4.049,11 nghìn ha, chiếm 12,22% diện tích tự
nhiên, đạt 91,03% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 2.288,00 nghìn ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên,
đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.”

Biểu đồ 01: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước

22


Việc giảm diện tích đất nơng nghiệp, lâm nghiệp làm mất diện tích lớp phủ thực

vật, kết quả làm cho các tác động tiêu cực của các quá trình tự nhiên như thiên tai,
hạn hán, bão lũ.. gia tăng. Đồng thời, tình trạng ơ nhiễm mơi trường cũng trở nên
nghiêm trọng.
Một vài hiện trạng biến động sử dụng đất tiêu biểu tác động đến môi
trường:
Thứ nhất, đối với đất khu cơng nghiệp - khu chế xuất
Năm 2015, diện tích đất khu cơng nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng 31,32 nghìn
ha so với năm 2010, đạt 79,48% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (130 nghìn ha). Các khu
cơng nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất trên 118 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 67,6 tỷ
USD, giá trị xuất khẩu 73,4 tỷ USD và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước
với 95,5 nghìn tỷ đồng.Các khu cơng nghiệp đã tạo việc làm cho gần 2,4 triệu lao
động trực tiếp (bình quân trên 92 lao động/1 ha đất đã cho thuê), ngồi ra cịn tạo
cơng ăn việc làm cho 1,5 - 1,8 triệu lao động gián tiếp (trong khi 1 ha đất nông
nghiệp chỉ thu hút được 10 - 12 lao động).
Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua vẫn còn
những tồn tại, bất cập đối với môi trường:
Một, nhiều khu đã tiến hành thu hồi san lấp mặt bằng nhiều năm nhưng khả năng
thu hút đầu tư kém nên tiến độ thực hiện còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp dẫn đến tình
trạng đất đai bị bỏ hoang hố, lãng phí nguồn tài ngun.
Hai, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép
không nhỏ đối với môi trường. Rất ít khu cơng nghiệp có nhà máy xử lý nước thải
tập trung, trong đó vẫn cịn một số khu công nghiệp xả thẳng nước thải từ các
nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh
hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh
23


thái nông nghiệp và thủy sinh.

Thứ hai, đối với đất ni trồng thuỷ sản

Năm 2015, có 749,11 nghìn ha đất ni trồng thủy sản, chiếm 2,80% diện tích
nhóm đất nơng nghiệp, đạt 99,88% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (749,99 nghìn ha).
Trong đó đất ni trồng thủy sản nước lợ, mặn có 460,11 nghìn ha, chiếm 61,42%;
đất ni trồng thủy sản nước ngọt có 289 nghìn ha, chiếm 38,58%
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long 508,58 nghìn ha (chiếm 67,89%), Đồng bằng sơng Hồng 107,45 nghìn ha
(chiếm 14,34%). So với năm 2010, đất ni trồng thủy sản tăng 59,28 nghìn ha
(bình quân tăng 11,86 nghìn ha/năm). Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển từ đất
trồng lúa bị nhiễm mặn, tập trung tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (Cà Mau
41,34 nghìn ha).
Diện tích đất ni trồng thủy sản tăng góp phần nâng sản lượng nuôi trồng thủy
sản từ 2,73 triệu tấn năm 2010 lên 3,41 triệu tấn năm 2014, đáp ứng đủ nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn trên
thế giới.
Tuy nhiên, việc chuyển một số lớn diện tích đất nơng nghiệp sang nuôi trồng thủy
sản nước mặn ở một số địa phương cịn thiếu cân nhắc đến lợi ích chung tồn vùng,
đã có những ảnh hưởng khơng tốt đến ngành trồng trọt, nhất là trồng lúa; cơ sở hạ
tầng thủy lợi vùng ni cịn nhiều bất cập, hầu hết hiện nay hệ thống thủy lợi phục
vụ nuôi trồng thủy sản sử dụng chung, cùng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
nơng nghiệp, vì vậy làm tăng nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc
dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nơng nghiệp.
Thứ 3, đối với đất rừng phòng hộ
24


Cả nước có 5.648,99 nghìn ha, chiếm 35,98% đất lâm nghiệp, giảm 146,48 nghìn
ha so với năm 2010, chỉ tiêu Quốc hội cho phép tăng nhưng thực hiện giảm
(5.826,00 nghìn ha). Gồm: Đất rừng tự nhiên (3.949,85 nghìn ha); đất rừng trồng
(634,77 nghìn ha); đất khoanh ni phục hồi rừng (729,49 nghìn ha); đất trồng rừng
(334,88 nghìn ha).

Trong đất rừng phịng hộ có trên 4.200 nghìn ha rừng phịng hộ đầu nguồn xung
yếu; 180 nghìn ha rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; 150 nghìn ha rừng chắn gió,
chắn cát bay và 31 nghìn ha rừng phịng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố
lớn, khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.
Nhìn chung, trong những năm qua, mặc dù diện tích đất rừng phòng hộ tăng,
nhưng kết quả thực hiện tại các vùng có khác nhau. Rừng tự nhiên phịng hộ tiếp
tục bị suy giảm khoảng 256,07 nghìn ha trong 5 năm từ 2011 đến năm 2015), tập
trung tại Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun,... Do đó mà gây sự
mất cân bằng, ổn định về môi trường đất ( xói mịn, sa mạc hóa, tồn dư hóa chất
độc hại), mơi trường nước và khí hậu, chịu tác hại lớn của thiên tai, chưa đảm bảo
cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
2.4. Bảo vệ môi trường chưa thực sự đi đôi với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Môi trường và kinh tế chúng là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại có
mối quan hệ khăng khít với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Chúng đều phục vụ lợi
ích của con người, do vậy chúng ta không nên chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế
mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường và ngược lại mà đồng thời phải thực hiện hai
cơng việc đó song song với nhau.
Hiện nay thế giới đang tìm ra nguồn năng lượng mới, sạch hơn, cung cấp nhiều
năng lượng hơn mà không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng hidro, điện

25


×