Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

day them vat ly 7 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.06 KB, 61 trang )

Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

HỌC KÌ I
Ngày soạn: 11/9/2017
Buổi 1:

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG . ĐỊNH LUT RUYN THNG NH SNG

A. Mc tiờu:
- Phân biệt đợc nguồn sáng và vật sáng . Nêu đợc thí dụ về nguồn sáng và vật sáng .
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đờng thẳng trong thực tế .
- Nhận biết đợc đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng .
-Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tợng trong thực tế và hiểu
đợc một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng .
-Biết vận dụng kiÕn thøc vµo cc sèng
B. Tiến trình dayh học
I. Một số kiến thức cơ bản
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt
lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Sự truyền ánh sáng
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong mơi trường trong suốt và đồng tính, ánh
sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng
gọi là tia sáng. (Hình vẽ)
- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.


Hình 1.

Ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.a)
+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.b)
+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.c)

Hình 1.a

Hình 1.b

Hình 1.c

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng .
a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản khơng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền
tới.
b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn
sáng truyền tới.
c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa
tối) của mặt trăng trên mặt đất.
d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu
sáng.
II. Bài tập

Bài tập 1:
sáng?

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh

a) Ban ngày, mở mắt nhưng khơng thấy mặt trời.
b) Ban đêm, trong phịng kín, mở mắt và khơng bật đèn.
c) Ban đêm, trong phịng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.
d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Giải
a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng:
+ Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng khơng nhìn thấy mặt trời khơng
có nghĩa là khơng có ánh sáng.
+ Ban đêm, trong phịng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.
b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng.
+ Ban đêm, trong phịng kín, mở mắt và khơng bật đèn.
+ Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Câu 4 :Bạn hải làm TN như sau: Lấy một bóng đèn trịn cịn sáng tốt bỏ vào trong một hộp gỗ kín .
đóng nắp hộp kín lại, Khibaatj cơng tắc đèn lên . Bạn Hải khơng nhìn thấy được đèn sáng , Em hãy
giải thích tại sao ? Làm cách nào để có thể biết được đèn đang sáng?

Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào
là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt,
ngọn lửa, quyển sách, bơng hoa, con đom đóm.
Giải
a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom
đóm.
b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa.
Bài tập 3:Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt
có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể

nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.
Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.

2


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Giải
Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan
niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, khơng có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì
lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế khơng cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có
thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm.
Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để
ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí
nào mà em đã học?
Giải:Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay khơng.
Ngun tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Bài tập 5: Vì sao ta khơng thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta khơng quay mặt lại?
Hãy giải thích.
Giải: Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở
phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng
từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong khơng khí theo đường thẳng nên khơng
thể truyền tới mắt ta được do đó ta khơng thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể
truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật.
Bài tập 6: Ban đêm, trong phịng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức
tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền
mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Giải: Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trị là vật chắn sáng, trên tường
(đóng vai trị là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng
nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.
Bài tập 7: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất,
mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Giải : Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng
nằm trên cùng một đường thẳng.
Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.
Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.
Bài tập 8: Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà
khơng dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều
bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.
Giải: Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ
sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới khơng bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và
bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra.
Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất
mà khơng thoả mãn được hai u cầu cịn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị
trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.

3


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Bài tập 9: Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một
số vật ta khơng nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy?
Giải :Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được và nó cũng khơng hắt lại ánh sáng
chiếu vào nó (ánh sáng khi chiếu vào nó bị nó hấp thụ). Sở dĩ ta nhận ra được vật màu đen vì

nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
Bài tập 10: Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều
là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao?
Giải : Khơng phải tất cả các vì sao trên bầu trời mà ta nhìn thấy vào ban đêm đều là nguồn
sáng.Thực ra, trong mn vàn vì sao đó chỉ có một số vì sao là tự phát sáng (giống như mặt
trời), những vì sao này được xem là nguồn sáng. Số cịn lại khơng tự phát sáng được, ta nhìn
thấy chúng là do chúng nhận được ánh sáng từ một nguồn sáng khác (như mặt trời chẳng
hạn)và hắt một phần ánh sáng vào mắt ta, chúng là những vật được chiếu sáng. Ta thường nói
sao sáng trên trời chỉ là một cách nói quen thuộc. thực ra, trong khoa học “sao” dùng để chỉ
những thiên thể tự phát sáng, những thiên thể không tự phát sáng được gọi là các hành tinh.
Bài tập 11: Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính
càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt khơng thể nhìn
được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? chú ý rằng tấm kính vẫn là vật
trong suốt.
Giải: Khi truyền qua các vật trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của
vật trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra từ vật có thể bị hấp thụ hết, khơng truyền tới mắt ta
được và mắt khơng thể nhìn thấy các vật đặt phía sau.
Bài tập 12: Vào mùa hè, khi đi ơtơ trên mặt đường nhựa, nhìn phía xa trên mặt đường ta
có cảm giác như mặt đường có nước. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Giải : Do trời nắng nóng lên lớp khơng khí càng gần với mặt đường càng nóng, càng lên cao
độ nóng càng giảm, mơi trường như vậy là không đồng đều, ánh sáng từ các đám mây, khi
chiếu xuống mặt đường đều bị “bẻ cong” khi ánh sáng này tới mắt gây cho ta hiện tượng ảo
ảnh và cảm giác như có nước trên mặt đường ở phía xa.
Bài tập 13: Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng
trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng khơng, tại sao?
Giải : Nói như vậy là khơng đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người
đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận
(vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người khơng đứng trong vùng
này thì khơng thể quan sát được hiện tượng nhật thực.
III) Hướng dẫn về nhà : Ôn Lại các kiến thức đã học

Xem các bài tập đã làm
Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
BTVN: Hãy kể tên 5 nguồn sáng nhân tạo, 5 nguồn sáng tự nhiên ?

4


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Ngày soạn: 9/10/2017
Buổi 2:

ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

A. Mục tiêu
HS nắm được định luật phản xạ ánh sáng, cách vẽ tia tới, tia phản xạ.
Nắm được cách tính góc tới, góc phản xạ
Phương pháp vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
B. Tiến trình dạy học
I. Một số kiến thức cơ bản
1. Gương phẳng
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.
- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng
- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là
hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới.

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ.
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm
tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
S
N

R

I
4. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm
đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua
ảnh ảo S’.
II. Bài tập
Bài 1:

S

5

N

R


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7


Trường THCS Giang Sơn

Trên hình vẽ , SI là tia tới, IR là tia phản xạ.
Biết rằng hai tia SI và IR vng góc với nhau.
Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm
tới là bao nhiêu?
Giải

i i’

I

Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vng góc với nhau tức là i + i’
= 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450.
Bài 2:
Trên hình vẽ là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ.
N

a)

I

b)

I

Giải
Trong hình vẽ (a),
tia phản xạ bật ngược trở lại

Trong hình (b), vì góc

N

phản xạ bằng góc tới nên tia phản

M

M’

xạ đối xứng với tia tới qua pháp
tuyến ở điểm tới .

a) I

b)

I

N

R

Cách vẽ như sau: Chọn một
điểm M nằm trên tia tới, xác định
điểm M’ đối xứng với M qua pháp
tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ.
Bài 3: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu
thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó.
Giải

Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng.
Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450.
Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trị là tia tới với góc tới 450,
Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản
xạ cũng bằng 450 ( Hình vẽ). khi đó tia tới và tia phản xạ vng
góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới.
Bài 4: Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là tia IR như hình Gọi
S’ là điểm đối xứng với S qua gương. Em có nhận xét gì

S

về vị trí của điểm S’ và tia phản xạ IR.

I

S’
6


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Giải
Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR.
Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua gương nên S’
nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR.
Bài 5:Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt,thấy ảnh của một cột điện ở xa. Hãy giải
thích vì sao em học sinh lại thấy được ảnh đó?
Giải

Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng vai
trị như một gương phẳng. Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước bị phản xạ và truyền tới
mắt học sinh làm cho học sinh quan sát được ảnh qua vũng nước
N
đây thực chất là quá trình tạo ảnh qua gương phẳng.
Bài 6:

M

Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm M,N.
Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló.
Đi qua điểm M cịn tia phản xạ đi qua điểm N.
Giải
Vì các tia sáng tới gương đều cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh của nó nên ta có cách vẽ như sau:

N
M

a) Lấy điểm M’ đối xứng với M qua gương phẳng.
b) Nối M’ với N cắt gương tại I, khi đó I là điểm tới .

I

Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ.

M’
Bài 7 Một học sinh khẳng định rằng, đặc điểm của chùm tia phản xạ qua gương phẳng phụ
thuộc vào chùm tia tới: Nếu chùm tia chiếu tới gương phẳng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì thì
chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì. Theo em điều khẳng định trên có đúng

khơng? Nếu đúng hãy dùng hình vẽ để minh hoạ.
Giải : Khẳng định như trên là đúng, xem hình vẽ
Hình a) Chùm tia tới là chùm hội tụ cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ.
Hình b) Chùm tia tới là chùm phân kì cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia phân kì.

a)

b)

Bài 8: Trong một số phịng học có đèn chiếu sáng. Khi bật đèn học sinh ngồi dưới thường bị
chói khi nhìn vào một số vị trí nhất định trên bảng. Vì sao lại như vậy? hãy suy nghĩ một
phương án để có thể khắc phục hiện tượng này.
Giải :
Ánh sáng từ những ngọn đèn chiếu lên mặt bảng tạo ra các chùm ánh sáng phản xạ từ bảng trở
lại. Nếu ánh sáng phản xạ tại một số vị trí trên bảng chiếu vào mắt học sinh thì học sinh sẽ có
cảm giác bị chói khi nhìn những dịng chữ ở những vị trí đó.

7


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Cách khắc phục: Treo những bóng đèn ở gần bảng hơn hoặc dùng máng chụp bóng đèn để
tránh các tia phản xạ đi trực tiếp vào mắt học sinh.
Bài 9: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt
người cắt tóc và một các treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi. Hai gương này có tác dụng gì?
Hãy giải thích.
Giải : Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước của

mình trong gương. Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này
được gương phía trước phản chiếu trở lạivà người cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh
của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước mặt mình.
Bài 10:Một người muốn mua một cái gương để có thể soi được tồn bộ cơ thể mình. Theo em
chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào?
Giải: Trên hình vẽ là sơ đồ tạo ảnh của người
qua gương. Qui ước: Đ là đầu, M là mắt và C là chân
của học sinh. Các ảnh tương ứng trong gương là Đ’,
M’ và C’. Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua một
cái gương có chiều cao bằng đoạn KH ta có thể quan
sát được tồn bộ ảnh của mình trong gương.
Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn.
bằng HI

Đ
M

K

Đ’
M’

H
C

I

C’

Bài 11 :Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng như( hình vẽ bên):

a/ Hãy vẽ ảnh S1’ và S2’ cđa các điểm sáng S1; S2 qua gương phẳng.
b/ Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì chỉ có th quan sát
c ảnh S'1 ; ảnh S'2 ; cả hai ảnh S'1 , S'2 và không quan sát đợc bt c nh no.
Gii

a) V c nh S1; S’2
( có thể bằng phương pháp đối xứng)
b) Chỉ ra được:
+ vùng chỉ nhìn thấy S’1 là vùng II
+ Vùng chỉ nhìn thấy S’2 là vùng I
+ Vùng nhìn thấy cả hai ảnh là vùng III
+ Vùng khơng nhìn thấy ảnh nào là vùng IV

III. Hướng dẫn về nhà : -Nắm vững nội dung lý thuyết( cách vẽ tia tới, tia px, cách tính

góc, và phương pháp vẽ ảnh cuả vật tạo bởi gp)
-Xem lại các bài tập đã làm

8


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

BTVN : Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng G cố định và chuyển động với vận tốc v
đối với gương. Xác định vận tốc của ảnh S’ đối với gương và đối với S trong trường hợp.
a) S chuyển động song song với gương
b) S chuyển động vuông gúc vi gng.
Ngày soạn: 10 /11/2017

Buổi 3

GNG CU LI GNG CU LếM - KIM TRA

A. MC TIấU
- Nm đợc tính chất ảnh của vật tạo bởi gơng cầu lồi, gng cu lừm.
- Nhận biết đợc vùng nhìn thấy của gơng cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gơng phẳng có
cùng kích thớc .
- Giải thích đợc các ứng dụng của gơng cầu lồi , cu lừm.
- Xác định đợc tính chất ảnh của vật qua gơng cầu lồi, cầu lõm .
-Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, cầu lõm
Vận dụng các kiến thức phần quang học ,kiểm tra 1 tiết
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Một số kiến thức cơ bản.
1. Gương cầu lồi:
- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, ln
nhỏ hơn vật.
-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích
thước.
2. Gương cầu lõm:
- Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm.
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, ln lớn
hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản
xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một
chùm tia phản xạ song song.
* Mở rộng :
+ Đối với gương cầu nói chung, người ta đưa ra những qui ước sau:
- Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O của gương gọi là trục chính.

- Đường nối từ tâm C tới điểm tới gọi là pháp tuyến.
- Điểm F (trung điểm của đoạn OC) gọi là tiêu điểm của gương.
+ Dựa vào kết quả thực nghiệm người ta rút ra được những kết luận sau về tia tới và tia phản
xạ:

9


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

- Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua)
tiêu điểm F của gương.
- Tia tới đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F cho tia phản xạ song song với
trục chính.
- Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại.
II. Bài tập
Bài tập 1:
Một tia sáng khi đến gặp gương cầu sẽ bị phản xạ trở lại và tuân theo định luật phản xạ ánh
sáng. Trên hình 3.1 qui ước: O là tâm của mặt cầu (gọi là tâm của gương), SI 1 và SI2 là các tia
tới, Hãy trình bày cách vẽ và vẽ các tia phản xạ?

R1

I1
0

N


I1
I2

S

0

S

I2

Giải

R2

Cách vẽ : Từ tâm O kẻ đường thẳng OI 1 và nối dài ta được pháp tuyến I 1N (tại điểm tới I1).
Góc i1 hợp bởi SI1 và pháp tuyến I1N gọi là góc tới. Tia phản xạ I1R1 hợp với pháp tuyến I1N
một góc i’1 bằng góc i. Vì tia SI2 vng góc với mặt gương nên tia phản xạ I 2R2 bật ngược trở
lại. Tia phản xạ I1R1 và I2R2 được biểu diễn trên
Bài tập 2: Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm hiểu đặc điểm của các
tia phản xạ khi các tia sáng sau đây đến gặp gương cầu lồi và vẽ các tia phản xạ đó:

(1)

- Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương.
- Tia tới (2) đến đỉnh O của gương.

(2)

- Tia tới (3) song song với trục chính của gương.

Giải

C

F

0

Gọi F là trung điểm của đoạn OC.

(3)

- Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại,
khi đó tia phản xạ trùng với tia tới.
- Tia tới (2) đến đỉnh O của gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính
của gương (tức góc phản xạ và góc tới bằng nhau).
- Tia tới (3) song song với trục chính của gương cho tia phản xạ có đường kéo dài đi
qua tiêu điểm F. Trên hình là đường đi của các tia sáng.

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Bài tập 3: Hình vẽ dưới đây là một gương cầu lõm, C là tâm của phần mặt cầu, SI là một tia
sáng tới gương. Hãy dùng định luật phản xạ của ánh sáng trình bày cách vẽ và vẽ tiếp tia phản
xạ.
S


S
I

I

C

C
R

Giải
Có thể coi phần nhỏ gương cầu tại điểm tới I như một gương phẳng. Đường nối tâm C
và điểm tới I là pháp tuyến tại điểm tới, góc giữa SI và IC là góc tới.

Vẽ tia phản xạ IR hợp với pháp tuyến IC một góc đúng bằng góc tới.
Bài tập 4: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia tới song song thành một chùm tia
hội tụ (chùm tia phản xạ). Vậy nó có thể làm ngược lại: Biến chùm tia hội tụ thành chùm tia
song song được khơng?
Giải :Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia song song thành một chùm tia hội tụ
nhưng nó khơng thể biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được. Để tạo chùm tia song
song thì chùm tia tới phải là chùm tia phân kì thích hợp như hình vẽ.

I1
C

F
I2

Bài tập5: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất (như những đoạn đường

ngoằn nghèo trên đèo chẳng hạn) người ta thường đặt những gương cầu lồi lớn. Hỏi gương này
có tác dụng gì cho người lái xe?
GIảI: Hai xe đi ngược chiều nhau đến chỗ đường gấp khúc, nếu khơng nhìn thấy nhau thì rất dễ
xảy ra tai nạn. Gương cầu lồi lớn được đặt chỗ gấp khúc có tác dụng làm cho các lái xe có thể
nhìn thấy nhau và giảm tốc độ, tránh xảy ra tai nạn.
Bài tập 6:Để xác định ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lồi, từ điểm sáng đó ta vẽ hai tia
tới gương cầu và xác định hai tia phản xạ tương ứng.
Nếu hai tia phản xạ có đường kéo dài cắt nhau

S

ở đâu thì giao điểm đó chính là ảnh của điểm sáng qua gương cầu.
Theo cách làm trên, em hãy vẽ ảnh của điểm sáng S trên hình vẽ

1

C

F

0


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

GIảI: Từ S ta vẽ hai tia SI song song với trục chính và SO đến đỉnh gương.
R


- Tia SI cho tia phản xạ IR có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F.
I

- Tia SO cho tia phản xạ OK đối xứng với nó qua trục chính.
Hai tia IR và Ok có đường kéo dài cắt nhau tại S’.

S

S'
C

F

0

Khi đó S’ là ảnh của S qua gương như hình vẽ . ảnh S’ là ảnh ảo.
K

Bài tập 7: Để vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lõm, ta dùng nguyên tắc sau: Từ điểm
sáng đó ta vẽ hai tia tới gương cầu lõm sau đó xác định hai tia phản xạ của chúng.
Nếu hai tia phản xạ cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó là ảnh thật của điểm
sáng. Nếu hai tia phản xạ không cắt nhau thực sự mà chỉ có đường kéo dài của chúng cắt nhau,
thì giao điểm cắt nhau đó là ảnh ảo của điểm sáng.
Hãy vẽ ảnh của điểm sáng S trên hình a và b
giải
S'

I

S

0

F

C

I

S
0

F

C
I'

S'

Bài tập 8:
Để vẽ ảnh của một vật AB hình mũi tên đặt vng góc với trục chính của một gương cầu
lõm, ta vẽ ảnh B’của điểm B sau đó dựng đường vng góc xuống trục chính để xác định ảnh
A’của điểm A.Khi đó A’B’ là ảnh của A. Sử dụng nguyên tắc trên hãy vẽ ảnh của vật AB cho
trên hình vẽ. Có nhận xét gì về kích thước của ảnh và vật trong trường hợp này? I
A
B

B' F
A

C


F

0

B

0

C

I'

A'

Giải:

Ảnh

A’B’

của

AB

được

biểu

diễn


như

hình

Trên hình vẽ ta thấy ảnh A’B’ nhỏ hơn vật AB đây là ảnh thật (hứng được trên màn).

III.

KIỂM TRA 1 TIẾT
1

vẽ


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

§Ị ra
Câu 1 Một ngời lái xe ô tô muốn đặt một cái gơng ở trớc mặt để quan sát hành khách
ngồi ở phía sau lng. Ngời đó dựng loi gng nào ? Tại sao lại dùng loại gương đó ?
C©u 2: Một ngời cao 1,7 m đứng cách gơng phẳng đặt sát tờng cách ngời đó 1,3 m Hỏi
ảnh của ngời đó cao bao nhiêu và cách ngời đó biêu mÐt ?
C©u 3:a) Xác định tia phản xạ IR và góc phản xạ trong trường hợp sau (Hình a)
b) Cho hình vẽ , HÃy vẽ ảnh của vật tạo bởi gơng phẳng (hỡnh b)

(Hỡnh a)

(Hỡnh b)


Cõu 4: Môt vật sáng AB đặt trớc gơng
Biết MN là kích thớc của gơng
1. Vẽ ảnh AB của AB tạo bởi gơng phẳng
2. Gạch chéo vùng đặt mắt để có thể quan sát
đợc toàn bộ ảnh AB

phẳng nh hình vẽ .

Đáp án:
Câu 1)(1,5 ) Một ngời lái xe ô tô muốn đặt một cái gơng ở trớc mặt để quan sát hành
khách ngồi ở phÝa sau lng. Ngêi ®ã dùng loại cầu lồi. Người lái xe dùng gương cầu lồi
là vì trong các loại gương có cùng kích thước thì cầu lồi vùng nhìn thy ln nht.

Câu 2 (2 ) - ảnh của ngời đó cao 1,7m
ảnh ngời đó cách ngời đó : 3,4 m
C©u 3 : a)(1,5đ) Do đường pháp tuyến IN  gương tai điểm tới I
0
0
0
nên góc tới bằng 90  30 60
mà góc phản xạ ln ln bằng góc tới
 góc phản xạ bằng 60 0

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn


b) )(1 ) HS t v
Cõu 4(3 ) Môt vật sáng AB đặt trớc gơng
phẳng nh hình vẽ .
Biết MN là kích thớc của gơng
1.(1,5) Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi gơng phẳng
2. .(1,5) Gạch chéo vùng đặt mắt để có thể quan sát
đợc toàn bộ ảnh AB
IV. Hng dn về nhà
Ôn lại các kiến thức phần Quang học
Nắm vững Định luật truyền thẳng ánh sáng , định luật PXAS
Tính cht nh ca mt vt to bi gng phng

Ngày soạn 30 /11/2017
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Buổi 4

NGUỒN ÂM - ĐỘ CAO - TO CA M

A.MC TIấU

Nm đợc đặc điểm chung của các nguồn âm , hiểu tần số là gì , biên độ dao động.

- Nhận biết đợc một số nguồn âm thờng gặp trong đời sống
-Bit đợc mối liên hệ giữa độ cao và và tần số của âm .thấy đợc mối quan hệ giữa tần số dao
động và độ cao của âm, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm .
- Sử dụng đợc thuật ngữ âm cao ( âm bổng ), âm thấp ( âm trầm ) và tần số khi so sánh 2 âm .
- So sánh đợc âm to , ©m nhá .
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I . Một số kiến thức cơ bản

1. Nguồn âm:
- Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Vật dao động phát ra âm thanh.
2. Độ cao của âm
- Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz).

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động
càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động
càng nhỏ.
- Thơng thường tai người nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến
20 000Hz.
3. Độ to của âm
- Biên độ dao động càng lớn âm càng to.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
- Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ, tuy
nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta nghe được
khơng còn êm ái, dễ chịu nữa. Người ta gọi độ to của âm ở mức 70dB là giới hạn về ô
nhiễm tiếng ồn.
- Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và
thậm chí có thể làm điếc tai. người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là ngưỡng đau có thể
làm điếc tai.
II. Bài tập.

Bài 1: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho
thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn. Dựa vào kiến thức vật lí đã học, hãy giải
thích tại sao?
Giải
Thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn, mặt trống có thể dao động ngay và
tạo ra âm thanh. Nếu khi đánh trống mà để dùi trống tiếp xúc lâu với mặt trống thì mặt trống
khơng dao động được, khi đó ta chỉ nghe thấy một tiếng “bụp” khi dùi trống chạm mặt trống
chứ không thể nghe được âm vang của tiếng trống.
Bài 2: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại cơn trùng khơng có các cơ quan đặc biệt
để phát ra loại âm, nhưng khi bay, một số lồi cơn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những
tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao?
Giải
Ngun nhân chính là khi bay, các cơn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất
nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây), những đơi cánh nhỏ đó đóng vai trị là màng dao
động và phát ra âm thanh.
Bài 3: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12giây, nó thực hiện được 96 dao
động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu?
Giải
Ta biết tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
Tần số dao động của vật là : n =

96
=8(Hz)
12

Bài 4: Tìm hiểu và giải thích vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to nhỏ
khác nhau?
Giải
Tai ta nghe được âm thanh vì âm phát ra từ các vật dao động xung quanh đã truyền qua
khơng khí, đến tai ta làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền và khuếch đại (tức là


1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

làm cho nó lớn lên) ở bộ phận bên trong tai, tạo nên tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận
được âm thanh.
- Khi màng nhĩ rung động yếu, ta nghe thấy âm nhỏ.
- Khi màng nhĩ rung động mạnh, ta nghe thấy âm to.
Bài 5: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lí khơng?
Hãy cho biết ý kiến của em.
Giải
Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì
chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi.
Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên
trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn.
Bài 6: Hãy giải thích sự phát âm của ống sáo, chiếc cịi khi thổi vào nó?
Giải: Khi thổi vào cịi hoặc sáo, cột khơng khí trong sáo hoặc cịi dao động và phát ra âm
thanh.
Bài 7: Hãy giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng?
Giải: Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, khơng khí từ phổi
đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các thanh đới dao động, chính dao động của các thanh
đới tạo ra tiếng nói.
Bài 8:Các trọng tài bóng đá thường dùng loại cịi bên trong có một viên bi nhỏ, khi thổi tiếng
cịi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao có thể tạo ra được âm thanh như thế?
Giải: Khi thổi cịi, nhờ có luồng khí xốy bên trong còi mà viên bi bên trong chuyển động,
sự dao động luồng khí bên trong càng mạnh, kết hợp với sự thay đổi áp suất bên trong của nó,

chính ngun nhân này đã tạo ra âm thanh lanh lảnh rất to.

Bài 9 :
Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra
âm thanh hay khơng? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra
không? Tại sao?
Giải
Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động, vậy tần số dao động của lá thép là
6000
=300(Hz)
20

Lá thép dao động phát ra âm thanh. Vì tần số dao động của lá thép là 300Hz (trong khoảng từ
20Hz đến 20 000 Hz) nên tai con người có thể cảm nhận được
Bài 10: Một học sinh cho rằng khi gảy đàn ghi ta, dây đàn rung và phát ra âm thanh. Âm thanh
do dây đàn phát ra sẽ trầm hơn nếu người ta làm cho dây đàn càng căng.
Theo em ý kiến như vậy có đúng khơng? Tại sao?
Giải
Ý kiến như vậy là khơng đúng.
Người ta chứng minh được rằng, tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ với sức căng của dây:
Dây càng căng thì tần số càng lớn do đó âm do nó phát ra cũng càng cao (tức âm càng bổng).

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Nắm vững nội dung lý thuyết
- Cần hiểu rõ các vật dao động càng mạnh thì âm phát ra to, tần số lớn thì biên độ dao
động càng lớn.
- Xem các bài tập đã làm
BTVN:1) Hãy giải thích sự phát âm của diều sáo?
2Vì sao trên chiếc đàn ghi ta và một số loại đàn khác, khi bấm ở những vị trí khác nhau ta có
thể nghe được những âm trầm hoặc bổng khác nhau?
3)Em hãy nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ khi đánh mạnh vào trống thì mặt trống dđ
với biên độ lớn và ngược lại khi ta đánh nhẹ vào mặt trống thì mặt trống dđ với biên độ nhỏ?

Ngày soạn : 20/ 12 / 2017
Buổi 5:

MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM, TIẾNG VANG

A. MỤC TIÊU

- Mô tả và giả thích được về sự truyền âm trong các mơi trường khác nhau : rắn ,lỏng
,khí, một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang .
- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Xác định được vận tốc, khoảng cách giữa hai địa điểm, t/g âm truyền
- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm,1 số vật liệu cách âm.
- Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Một số kiến thức cơ bản
1. Môi trường truyền âm.
- Chất rắn, lỏng, khí là những mơi trường có thể truyền được âm.
- Chân khơng khơng thể truyền được âm.
- Nói chungvận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn

trong chất khí.
- Khi truyền trong các môi trường âm bị hấp thụ dần, nên càng xa nguồn phát âm thì âm càng
nhỏ rồi tắt hẳn.
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau.

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

2. Phản xạ âm - tiếng vang
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm
trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). Các vật cứng có bề mặt
nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
3. Chống ơ nhiễm tiếng ồn.
- Ơ nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ và hoạt
động bình thường của con người.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền
âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
II. Bài tập
Bài 1: Hãy tưởng tượng, nếu các nhà du hành vũ trụ làm việc trên mặt trăng, khi đó họ nói
chuyện được với nhau có bình thường như khi nói chuyện trên mặt đất khơng? Tại sao?
Giải:
Ở trên mặt trăng khơng có khí quyển, nghĩa là khơng có mơi trường truyền âm, do đó các nhà
du hành vũ trụ khơng thể nói chuyện được với nhau như khi họ đứng trên bề mặt trái đất.
Bài 2: Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến điểm N

cách M là1 590m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu nếu:
a) Âm truyền qua đường ray.
b) Âm truyền trong khơng khí.
Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5 300m/s, vận tốc truyền âm trong khơng khí
là 340m/s.
Giải
a) Thời gian âm truyền trong đường ray: t1 =

1590
=0,3 (giây)
5300

b) Thời gian âm truyền trong khơng khí: t2 =

1590
=4 , 68
340

(giây)

Bài 3: Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi.
Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và khi nghe được tiếng vang là 1,2 giây.
a) Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong khơng khí
là 340m/s.
b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây.
Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang.
Giải

1



Giáo án dạy tăng buổi Lý 7

Trường THCS Giang Sơn

Vì kể từ lúc phát ra âm đến khi nghe được tiếng vang thì âm đã truyền được quãng đường
bằng 2 lần khoảng cách giữa nguồn âm và vách núi. Nên;
a) Khoảng cách giữa người quan sát và vách núi:
v.

t1
=
2
340. 0,6 = 204(m)

S=
b) Khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang:
v.

t2
1
=
=17(m)
2
340. 20

Smin =
Bài 4: Một người đứng cách một vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có thể nghe được tiếng
vang của âm không? Tại sao? Cho vận tốc truyền âm trong khơng khí là 340m/s.
Giải

Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được âm phản
xạ phải lớn hơn
vách đá là

1
giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát ra đến khi gặp
15

10
1
=
340 34

(giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là

giây. Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là
(giây) <

1
34

1 1
1
+ =
34 34 17

1
giây nên người ấy không thể nghe được tiếng vang của âm.
15


Bài 5: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên

sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1 giây kể từ lúc bắn.
a) Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong khơng khí là
330m/s.
b) Tìm vận tốc của viên đạn.
Giải

a. Thời gian âm thanh truyền từ xe tăng đến pháo thủ
t = 2,1-0,6 = 1,5 (s)
Khoảng cách từ khẩu pháo đến xe tăng :
s = v.t = 340.1,5 = 495(m)
s

495

b. Vận tốc của đạn: V = T = 0,6 =825 (m/s)
Bài 6: Hai học sinh đứng đợi tàu trong sân ga, học sinh thứ nhất ghé tai xuống sát đường ray
và nói rằng tàu sắp đến ga. Học sinh thứ hai đứng gần đó lại chẳng nghe thấy gì. Giải thích tại
sao có sự khác nhau đó?
Giải Chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với chất khí. Khi ghé sát tai xuống
đường ray, âm do đoàn tàu phát ra từ rất xa được đường ray truyền đi rất nhanh đến tai nên học
sinh thứ nhất (ghé sát tai xuống đường ray) có thể nghe rõ âm thanh này. Trong khi đó, học
sinh thứ hai đứng bên cạnh chỉ nghe được âm thanh truyền trong khơng khí, khi đồn tàu cịn ở

1


Giáo án dạy tăng buổi Lý 7


Trường THCS Giang Sơn

xa, âm do đồn tàu phát ra truyền đi bị khơng khí hấp thụ, âm thanh này yếu dần và khơng đến
được tai, làm cho học sinh này không thể nghe thấy tiếng của đoàn tàu.
Bài 7:Khi đứng trên bờ ao, hồ mà nói chuyện với nhau thì nghe rõ hơn là khi nói chuyện trong
phịng kín. Hãy giải thích vì sao lại như vậy ?
Giải : Khi nói chuyện ở đâu thì âm thanh phát ra cũng đều có thể bị phản xạ.
-Trong nhà âm thanh phản xạ trên tường và trở lại tai người nghe, lúc đó âm phát ra và âm
phản xạ đến gặp nhau làm cho người nghe khó nghe hơn.
- Trên bờ ao, hồ, âm phản xạ trên mặt nước hầu như không trở lại tai người nghe nên nghe
rõ hơn.
Bài 8. Một người đứng cách một vách đá 850m và la to. Hỏi người đó có thể nghe rõ tiếng
vang của âm khơng? Tại sao?
Giải: Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được âm
phản xạ phải lớn hơn

1
giây.
15

Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát ra đến khi gặp vách đá là

850
=2,5 (giây),
340

thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là 2,5giây.
Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là 5(giây) >

1

giây
15

nên người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm.
Bài 9:Giả sử nhà em ở sát mặt đường, nơi thường xun có các loại xe ơtơ, xe máy hoạt động.
Em hãy nêu một số biện pháp làm giảm tiếng ồn cho nhà mình.
Giải
Có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Cửa sổ và cửa đi có lắp kính và thường xun đóng.
- Trồng cây xanh trước nhà để tiếng ồn phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Làm tường phủ dạ, che cửa sổ, cửa ra vào bằng vải, nhung…
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các bài tập đã làm
BTVN:1/ :Hãy tìm hiểu cách xây tường của các phịng thu thanh (thường có ở đài phát thanh
và truyền hình) và giải thích vì sao người ta làm như vậy?
2/Một em học sinh nhìn thấy tia chớp, sau 8 giây mới thấy tiếng sấm. Hãy tính khoảng
cách từ nơi xảy ra tia chớp đến chỗ em học sinh đứng là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm
trong khơng khí là 340 m/s

2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×