Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ PHỤC VỤ KINH DOANH LỮ HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.11 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

□□

HỌC PHẦN TÀI NGUYÊN DU LỊCH
ĐỀ TÀI:

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH KHU VỰC
BẮC TRUNG BỘ
Giáo viên hướng dẫn :
Lớp học phần

:

2168TMKT3821

Nhóm thảo luận

:

Nhóm 1

Hà Nội: 10/2021

MỤC LỤC

Năm học 2021-2022



LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp khơng khói”. Bởi vậy, vai trị của ngành
du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Việt Nam ta
sở hữu một tiềm năng và tài nguyên du lịch rất lớn so với các nước trong khu vực với hệ
thống tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn dồi dào, trải dài từ Bắc và Nam. Một
trong những vùng sở hữu một lợi thế rất lớn về tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, tài
nguyên thiên nhiên của Việt Nam đó là Bắc Trung Bộ - Nơi có nguồn tài nguyên du lịch
dồi dào với đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp cùng các cảnh quan, hệ thống các hang
động, hệ thống di tích của các danh nhân, văn hóa, chính trị, đây cũng là nơi có nhiều cửa
khẩu giáp với Lào, có nền văn hóa đặc sắc cùng với những giá trị về truyền thống văn hoá


đa dạng của từng nơi trong vùng. Bên cạnh đó, Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng
trong phát triển du lịch Việt Nam cũng như phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang
Đông - Tây với các nước trong khu vực. Trong bài tiểu luận này, nhóm 1 sẽ đi sâu vào
phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Bắc Trung Bộ, từ đó đề xuất
các phương hướng, giải pháp để giúp cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch tại đây
được hiệu quả hơn.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức, bài làm của nhóm có thể có
một vài thiếu sót. Nhóm 1 rất mong sẽ nhận được sự nhận xét cũng như góp ý từ cơ và các
bạn để bài thảo luận của nhóm được hồn thiện hơn.
Các thành viên nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1.1 Khái quát chung về vùng Bắc Trung Bộ
1.1.1 Vị trí địa lý
- Lãnh thổ vùng là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy
núi Bạch Mã phía nam.
- Diện tích: 51,5 nghìn km2, (chiếm 15,6% diện tích cả nước)
- Dân số: Hơn 10 triệu người (2019).

- Mật độ dân số: 204 người/km² (2019).
- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.


Vùng Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các
vùng kinh tế phía Nam. Phía Tây là sườn Đơng Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên
giới dài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hóa, Lang Chánh (Thanh Hố), Kỳ Sơn (Nghệ
An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào
và các nước Đơng Nam Á trên lục địa; Phía Đơng hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ
ven biển dài 700km, với nhiều hải sản và có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành các
cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thông xuyên
Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Bắc Trung Bộ là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống
Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi
các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà
Tĩnh), sơng Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc
địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối
cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc
Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy
xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Khí hậu: Bắc Trung Bộ là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước.
Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ
bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vào mùa đơng, do gió mùa thổi theo hướng Đơng
Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh
kèm theo mưa. Đến mùa hè khơng cịn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây
Nam (cịn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khơ nóng, vào thời điểm này
nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm khơng khí lại rất thấp.
1.2. Các tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ.
1.2.1. Tổng quan

 Khái niệm tài nguyên du lịch.
Theo Khoản 4, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình
thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài
nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”


Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng với tất cả các thành
phần của chúng. Tất cả đóng vai trị trong việc khơi phục cũng như phát triển về thể lực, trí
lực của con người và khả năng lao động, sức khỏe của họ. Tài nguyên du lịch được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và nhu cầu gián tiếp, áp dụng vào việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Hiện nay du lịch đang là một trong những ngành có định hướng tài nguyên một cách
vơ cùng rõ rệt. Khi đó tài ngun du lịch có vai trị như một yếu tố cơ bản hay là điều kiện
tiên quyết giúp hình thành cũng như phát triển về du lịch trong một địa phương.
Tùy thuộc vào từng số lượng tài nguyên, chất lượng và các mức độ kết hợp của
chúng trên cùng địa bàn sẽ mang tới ý nghĩa khác nhau và đặc biệt đối với sự phát triển
của du lịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn về du lịch của một địa phương
phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài nguyên du lịch có trong địa phương đó.
Đặc điểm tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã hội.
Một số tài nguyên du lịch như địa hình địa chất, nước, sinh vật không chỉ được sử dụng
cho ngành du lịch mà cịn có ý nghĩa đối với nhiều ngành kinh tế cũng như nhu cầu của
đời sống. Chẳng hạn: tài nguyên nước đồng thời phục vụ cho đời sống, cho các hoạt động
sản nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải hay tài nguyên sinh vật đồng thời cũng
là đối tượng khai thác của các ngành lâm nghiệp, ngành thủy sản…
Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử. Tài ngun du lịch khơng chỉ có giá trị hữu
hình mà nó cịn sở hữu cả giá trị vơ hình. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch đã được
thể hiện thông qua giá trị về chiều sâu của lịch sử, văn hóa. Hay nói cách khác, sự hình
thành, tồn tại và biến đổi của tài nguyên du lịch thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Việc
khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển

của khoa học kỹ thuật hiện đại. Trước đây, khi điều kiện kinh tế xã hội và trình độ phát
triển khoa học kỹ thuật cịn thấp, ta chỉ có thể khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch
đơn giản. Và ngược lại, trong bối cảnh hiện tại ta có khả năng khai thác những nguồn tài
nguyên du lịch phức tạp hơn.
Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi. Tài nguyên du lịch không tồn tại vĩnh cửu.
Nếu không được khai thác và sử dụng tiết kiệm theo hướng bền vững kết hợp với bảo vệ
và tôn tạo hợp lý, tài nguyên du lịch sẽ bị suy thoái, cạn kiệt cả về số lượng và chất
lượng.Hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố này có thể kể đến như: Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các nguồn
tài nguyên tiềm ẩn chưa được khai thác, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các địa
phương, các quốc gia, trình độ phát triển khoa học, công nghệ…


Tài nguyên du lịch mang tính đa dạng, phong phú. Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng
đa dạng và phong phú, mang tới nhiều tài nguyên ấn tượng, độc đáo có sức thu hút cực kì
lớn cho du khách.
Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung. Bất cứ cơng dân nào cũng có quyền thưởng
thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi
ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.
Hầu hết tài ngun du lịch thường có tính mùa vụ. Tính thời vụ trong du lịch được
hình thành từ tài ngun khí hậu. Do đó, việc khai thác tài nguyên cũng bị phụ thuộc vào
tính mùa của khí hậu. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi của du khách cũng ảnh hưởng nhiều
đến việc kinh doanh du lịch.
Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với vị trí địa lý. Sự khác biệt giữa kinh
doanh du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác là sản phẩm du lịch được bán tại chỗ do phần
lớn tài nguyên du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề truyền thống, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử…) đều gắn bó mật thiết với vị trí địa lý, khơng khơng thể di dời được.
Thời gian khai thác tài nguyên du lịch là khác nhau. Có những loại tài nguyên có khả năng
khai thác quanh năm, chẳng hạn như tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn
hóa, bảo tàng,… Bên cạnh đó cũng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời

điểm trong năm. Nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết và đây cũng chính là yếu tố giúp tạo nên
tính thời vụ đối với du lịch.
Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch. Khi
khách du lịch có nhu cầu tham quan, sử dụng sản phẩm du lịch thì cần phải tới tận nơi có
nguồn tài nguyên du lịch để được khai thác và nhằm tạo thành sản phẩm du lịch đó để có
thể được thưởng thức.
Tài nguyên du lịch có thể được sử dụng nhiều lần. Bởi đặc điểm của các nguồn tài
nguyên tạo thành các sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu.
Vì vậy với cùng một loại tài nguyên du lịch thì nhiều đối tượng khách du lịch có thể tham
quan trong nhiều lần. Đồng thời tài nguyên du lịch đã được xếp vào loại tài nguyên có khả
năng tái tạo cũng như sử dụng lâu dài.
• Vai trị của tài ngun du lịch.
Trong hoạt động du lịch, tài ngun du lịch đóng một vai trị vô cùng quan trọng, cụ
thể: Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên các sản phẩm du
lịch và là là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch.Tài nguyên du lịch đóng một vai trò
quan trọng và là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của du khách bởi tài nguyên du


lịch chính là mục đích trong mỗi chuyến đi của du khách.Tài nguyên du lịch là một bộ
phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch.
• Phân loại tài nguyên du lịch
Theo điều 13 luật Du lịch, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các nhân tố gắn liền với tự nhiên.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm các nhân tố gắn liền con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch văn hóa được phân thành hai loại: tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và
tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể.
1.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức
độ hấp dẫn cao, phản ánh mơi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục
đích du lịch. Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài

nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích
du lịch.
1.2.2.1. Địa hình.
Địa hình là hình dạng của bề mặt trái đất tại một khu vực địa lý nhất định, là nơi diễn
ra mọi hoạt động của con người. Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên
phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Các dạng địa hình là yếu tố tạo nền cho
phong cảnh- Phong cảnh nguyên sinh- Phong cảnh tự nhiên- Phong cảnh nhân tạo- Phong
cảnh suy biến. Một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị cho nhiều
loại hình du lịch. Đối với du lịch, các dấu hiệu của bên ngoài địa hình càng đa dạng và đặc
biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.
Các thành phần của địa hình được khai thác phục vụ du lịch: các vùng núi có phong
cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển và các đảo, quần đảo trên biển, các di tích tự nhiên.
 Vùng núi có phong cảnh đẹp.


Dãy Trường Sơn

Dãy Trường Sơn hùng vĩ với độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển.Trường
Sơn là dãy núi dài nhất của Việt Nam là Lào, với chiều dài lên tới 1.100km và chia thành
Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam được ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.
Trường Sơn Bắc có chiều cao trung bình khoảng 2.000m. Các đỉnh núi cao nhất trong dãy


Trường Sơn phải kể đến núi Ngọc Linh (gần 2600m và có ngọn thác cao tới 1200m), đỉnh
Ngọc Krinh (2025m ), Vọng Phu (2051m)…
Với 1.100km dài theo kinh tuyến, đi dọc Trường Sơn sẽ được “hưởng thụ” các chế
độ chuyển mùa liên tục theo chiều dài dãy núi. Khi chân núi là mùa hè nóng bức thì trên
các cao nguyên và đỉnh núi là kiểu cận nhiệt hay ôn đới. Những vùng cao mát lạnh là
những vườn dược liệu tự nhiên phong phú với rất nhiều loài bản địa. Sườn Đông Trường

Sơn là các dải đồng bằng hẹp, các nhánh núi ăn ngang ra biển. Dãy Trường Sơn không chỉ
là nguồn dự trữ gen và nguồn thiên địch của các sinh cảnh đồng bằng ven biển mà còn là
nơi tiếp nhận các loài sinh vật lạ xâm nhập, các nguồn gen ngoại lai.
Do độ phân cắt chiều sâu và chiều ngang khá lớn nên thuận lợi cho sự di chuyển và
cư trú của sinh vật bởi có ít sự quấy nhiễu. Ngoài thực vật bản địa, Trường Sơn là nơi đón
nhận các luồng di cư từ Vân Nam, Tây Tạng, Thái Lan và cả các đảo trên biển Đông bao
la. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa xanh tốt quanh năm trên địa hình đá vôi karst ở
Trường Sơn Bắc, rừng khộp ở Trường Sơn Nam là những hệ sinh thái đặc thù mà trên thế giới ít
nơi nào có được.
“Nóc nhà” của Trường Sơn là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất 2.598m, đứng thứ 2
ở Việt Nam sau đỉnh Phan-xi-păng. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam,
nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng
Nam, Quãng Ngãi và Gia Lai. Dãy này là đường phân thủy của hai hệ thống: sơng Sê San
chảy sang phía Tây, góp nước cho dịng Mê Kơng và hệ thống khác chảy sang phía Đơng,
đổ ra biển Đơng gồm sơng Cái, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Đây là ngọn núi
thiêng của đồng bào Xê Đăng, Ca Dong sống ở đầu ngọn nước, nơi khởi thủy của các
dòng sông lớn tại miền Trung như sông Sê San chảy sang phía Tây góp nước cho sơng Mê
Kơng và một hệ thống chảy sang phía Đơng, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông
Cái, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh
Phú Yên. Đèo Măng Rơi nơi ngọn núi Ngọc Linh những thửa ruộng bậc thang trước đây
cứ nghĩ rằng chỉ có ở Tây Bắc giờ hiện ra hai bên đường, xanh mướt, tầng tầng lớp lớp.
Đồng bào nơi đây truyền miệng rằng Măng Rơi nghĩa là đỉnh núi nằm trên những khe
nước, đứng trên con đèo này có thể nhìn thấy được phần lớn thung lũng Tu Mơ Rơng từ
bốn hướng với phía Tây, phía Nam là một vùng rừng núi ngút ngàn và phía Bắc là đỉnh
cao nhất của Ngọc Linh.


Đồi Vọng Cảnh Huế.



Đồi Vọng Cảnh Huế là địa danh nhất định bạn phải ghé thăm khi đặt chân tới mảnh
đất Cố Đô. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo, giữa mây trời, sông nước, núi non và cây cối.
Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ trên đồi Vọng Cảnh Đồi Vọng Cảnh xuất hiện giữa đất trời
xứ Huế như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Không những thế, đồi Vọng Cảnh cịn
được mệnh danh là nơi ngắm hồng hơn đẹp nhất tại Huế. Diện tích đồi khơng q rộng
lớn, độ cao cũng khiến dân phượt khiếp sợ. Mọi thứ đều nằm ở mức vừa phải nhưng lại
khiến khơng ít du khách say mê. Và điểm nhấn đặc biệt là dịng sơng Hương nằm e ấp
dưới chân đồi.
Đặc biệt, đây còn là địa danh hiếm hoi có thể ngắm trọn hồng hơn trên đất Huế.
Màu nắng chiều hòa cùng với màu xanh biếc của rừng thông tạo lên một cảnh sắc vô cùng
tuyệt vời, khiến bất cứ du khách nào ghé thăm cũng đều có đầy ắp ảnh trong máy khi trở
về nhà. Đồi Vọng Cảnh Huế khi xưa là nơi dừng chân của nhiều vị vua chúa thời nhà
Nguyễn. Không phải địa danh nào cũng được các vị vua ghé thăm, bởi phải sở hữu khu
cảnh thiên nhiên đặc sắc lắm mới có thể lọt vào tầm mắt của vua. Khi đồi cao khoảng 43m
và nằm về phía Tây Nam thành phố Huế, nhìn qua kia là bên dịng sơng Hương thơ mộng,
bên cạnh là ngọn núi Ngọc Trản. Đứng từ Vọng Cảnh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung
cảnh tươi mát của thiên nhiên gồm khu vườn xanh ngắt, đồi thông mang dáng dấp của một
Đà Lạt thu nhỏ, xa xa thấp thống mái ngói của một vài ngơi làng như Hương Hồ, Hải Cát.
Cũng từ đây, điện Hòn Chén và những cảnh quan tuyệt vời khác của xứ Huế cũng dần hiện
ra trước mắt du khách như thể cả đất thời cố đô được thu nhỏ vào tầm mắt người đang
đứng trên đồi vậy. Tại đây, dễ dàng quan sát khu vườn cây ăn quả 4 mùa. Nào là thanh trà,
quýt, cam, nhãn... đủ cả! Xen lẫn là màu cổ kính của mái đền và những lăng tẩm cổ.
Khơng thể khơng nhắc những hàng thơng rợp bóng mát, khiến khơng khí nơi đây thật dịu
mát. Đặc biệt, đứng từ trên đỉnh đồi, có thể ngắm nhìn một góc của dịng sơng Hương hiền
hịa. "Đặc sản" đặc sắc nhất ở đồi Vọng Cảnh đó chính là hồng hơn. Khi hồng hơn dần
buông xuống, không gian nơi đây trở lên tĩnh lặng đến lạ, chỉ cịn đó màu nắng nhạt len lỏi
qua từng tán lá, phản chiếu vầng sáng lấp lánh ra phía xa. Tất thảy mọi thứ đều được
nhuộm màu đỏ đượm buồn, khiến khoảnh khắc này thực sự khó qn.



Đồi Thiên An

Cố đơ Huế khơng chỉ nổi tiếng với tịa kinh thành cổ kính, chùa Thiên Mụ cùng
những khu đền đài, lăng tẩm mà còn là sở hữu vùng đất có những khu rừng thơng bạt
ngàn, cung đường quanh co tuyệt đẹp với khí hậu se lạnh làm nao lịng du khách. Vùng đất
thú vị đó mang tên đồi Thiên An, tọa lạc giữa xứ Huế cổ kính mà mộng mơ. Bất cứ ai đã


từng đến khu đồi này đều cho rằng nơi đây chẳng thua kém xứ sở sương mù Đà Lạt là bao.
Đường lên Đồi Thiên An có vẻ đẹp thu hút với ngàn thơng reo xanh vi vu theo từng cơn
gió suốt đêm ngày. Tô điểm thêm cho vẻ đẹp nơi đây là những con đường dốc ngoằn
ngoèo, quanh co, tạo ấn tượng khó quên với khách tham quan, càng làm cho vẻ đẹp Thiên
An thêm trữ tình, say đắm lòng người. Khí hậu trên đồi lại vơ cùng mát mẻ, dễ chịu. Ở vị
trí khá cao, bao quanh là rất nhiều cây xanh nên khơng khí tại đây có phần thoáng đãng,
pha lẫn chút se lạnh càng khiến cho Đan viện Thiên An trở nên huyền ảo và thơ mộng hơn.
Vẻ đẹp e ấp đó được ví như sự dịu dàng của người con gái xứ Huế. Lối đi dẫn lên Đan
viện quanh co, uốn khúc nằm ẩn mình dưới những tán cây, hịa quyện với khung cảnh
cùng khí hậu se lạnh khiến khơng ít du khách nghĩ tới ngay nơi thơ mộng khơng kém đó là “xứ
hoa Đà Lạt”.
Vùng đất được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ giữa lịng Cố đơ” đâu chỉ có đồi thơng
xanh rì thơ mộng hay Đan Viện Biển Đức trầm mặc mà còn vô cùng nổi tiếng với vẻ đẹp
của một hồ nước mang cái tên rất mỹ miều – “Thủy Tiên”. Phải chăng ngày xưa các nàng
tiên đã từng xuống hạ giới và lưu lạc chốn này? Cũng chính phong cảnh ở đây quá đẹp,
quá hữu tình mà cách đây gần 20 năm, khu vực này đã được đầu tư thành một khu vui chơi
giải trí – Cơng viên Hồ Thuỷ Tiên rộng gần 50 hecta với các hạng mục xây dựng khá tốn
kém như thủy cung, công viên nước, du thuyền trên hồ, sân khấu nhạc nước, nhà hàng,...


Dãy núi Bạch Mã


Núi Bạch Mã là điểm đến du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế. Nơi đây có Vọng
Hải Đài, là điểm cao nhất trên đỉnh Bạch Mã. Từ Vọng Hải Đài, du khách có thể quan sát
tồn bộ khung cảnh bên dưới với vịnh Lăng Cô xinh đẹp, Hồ Truồi thơ mộng, núi non
trùng điệp hay dịng sơng uốn lượn…


Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình Huế cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại mảnh đất Cố
Đô. Một trong những ưu điểm nổi bật của núi Ngự Bình là chỉ cách trung tâm thành phố
khoảng 4km, rất thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan của du khách. Núi Ngự Bình
Huế có chiều cao lên tới 105m so với mực nước biển. Ngọn núi này gắn liền với đời sống
của người dân xứ Huế bao đời nay. Ngọn núi có hình thang, phía trên đỉnh khá bằng phẳng
tương tự như một chiếc bình phong. Núi Ngự Bình Huế có một ý nghĩa rất đặc trưng về
mặt phong thủy. người dân ở đây quan niệm rằng những làn gió mát dịu từ ngọn núi này


mang đến cho người dân địa phương những điều may mắn, bình an trong cuộc sống. Vì
vậy, núi Ngự Bình Huế cũng là một trong những điểm du lịch gắn liền với lịch sử của
mảnh đất cố đô. Từ vị trí của núi Ngự Bình Huế có thể thu vào tầm mắt mình tồn cảnh
thành phố Huế. Ở phía trước là đồi thơng bát ngát, tiếp đó là vùng đồng bằng bao la cây cỏ
của các huyện: Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy,… Nhìn xa hơn nữa là thấy dãy
Trường Sơn trùng điệp đứng sừng sững uy nghiêm trên dải đất miền Trung nắng gió.
Phóng mắt về phía thành phố là mái chùa cổ kính, hệ thống cung điện nguy nga, dịng
Hương Giang uốn lượn và biển đơng xanh thẳm bất tận phía cuối chân trời.
 Các hang động.

Hang động có lẽ là những kiệt tác kì vĩ và bí ẩn nhất của tạo hóa. Sự tồn tại của
những kì quan thiên nhiên đó chứng minh cho ta thấy rằng, bản thân con người và những
điều chúng ta cho là lớn lao thực ra thật nhỏ bé khi đứng trước thiên nhiên. Việt Nam

khơng chỉ là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và những trang sử hào hùng, mà còn là đất
nước được thiên nhiên ưu ái ban tặng những kỳ quan tráng lệ nhất hành tinh, đó cũng là
những hang động to và đẹp nhất trên thế giới. Những hang động hàng đầu Việt Nam biến
cuộc phiêu lưu, khám phá như trong một bô phim viễn tưởng thành hiện thực. Trong đó
các hang động nổi tiếng của Bắc Trung Bộ cũng góp phần làm cho cuộc phiêu lưu ấy trở
nên thú vị hơn. Đó là động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Va, hang Tiên
hang Sơn Đòong, hang Đồng Trương, hang Thẩm Bua, hệ thống hang động Tú Làn và
nhiều các hang động lớn nhỏ khác có cơ hội lớn trong việc phát triển du lịch. Đặc biệt là
du lịch thám hiểm.


Động Phong Nha – Quảng Bình.

Động Phong Nha là một trong những thành viên thuộc vương quốc hang động Phong
Nha – Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình. Động Phong Nha là hang động đầu tiên được tìm thấy
và cũng là nơi bắt nguồn của cái tên vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động Phong
Nha không chỉ là một trong những hang động lớn và đẹp nhất Việt Nam mà còn là hang
động mang tính biểu tượng, có nhiều giá trị lịch sử. Với chiều dài lên đến 7729m, động
Phong Nha cong là hang động có sơng ngầm dài nhất thế giới. Đó là một dịng sơng ngầm
cực lớn chảy xun động Phong Nha và có chiều dài lên đến 13.969m. Động Phong Nha
gồm có đoạn hang khơ lớn và được chia làm 3 phần chính, được xếp theo mức độ sáng tối
tại các khu vực này: khu vực cửa hang đón nhiều ánh sáng nhất, khu vực giữa hang khá


sáng, và khu vưc hang tối. Mỗi khu vực đều là nơi sinh sống của một nhóm sinh vật có đặc
điểm riêng. Động Phong Nha không chỉ là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam
mà còn là điểm đến không thể bỏ lỡ của bất kỳ ai yêu vẻ đẹp thiên nhiên và đam mê khám phá.


Động Thiên Đường– Quảng Bình.


Động Thiên Đường – hay còn được mệnh danh là “ Hoàng cung trong long đất” được
xếp váo danh sách những hang động tráng lệ nhất Việt Nam. Đồng thời, Động Thiên
Đường cũng là điểm du lịch nổi tiếng tại Phong Nha trong những năm qua nhờ sở hữu
kích thước khổng lồ, cùng vơ vàn những khối thạch nhữ kì vĩ, hiếm có nhất. Động Thiên
Đường vượt qua động Phong Nha và trờ thành hang động dài nhất thế giới với chiều dài
lên đến 15 km.
Nằm cách mực nước biển 200m, động Thiên Đường có độ cao ước tính khoảng 72m, trong
khi đó chiều rộng lên đến 150 m, sự hùng vĩ của động Thiên Đường vượt ngoài sức tưởng
tượng. Ngoài ra các chuyên gia hang động cũng kết luận rằng những khối thạch nhũ trong
động Thiên Đường thuộc loại tráng lệ nhất từng thấy, càng chứng tỏ rằng động Thiên
Đường xứng đáng là một trong những hang động kì vĩ bậc nhất Việt Nam.


Hang Én – Quảng Bình.

Hang Én là một trong những hang động hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, đồng thời là
hang động lớn thứ 3 thế giới về thể tích (sau hang Sơn Địong và hang Deer ở Malaysia).
Hang Én là một trong những hang động nổi tiếng và đẹp nhất hành tinh, tọa lạc sâu trong
những cánh rừng nhiệt đới của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hang Én là hang
động lớn thứ 3 thế giới trải dài lên đến 2km tại khu vực vườn quốc gia. Hang Én có 3 cửa
hang, trong đó cửa hang lớn nhất và đẹp nhất có chiều cao lên đến 120 m và rộng 140m.
Xung quanh là trập trùng núi rừng dày đặc bao phủ lấy hang động tạo nên khung cảnh
thiên nhiên hoang sơ, đẹp đến chống ngợp. Trong lịng hang Én có một số khu vực cao
lên đến 100m, rộng 180m, lớn đến mức ánh sáng cực mạnh từ đén pin chiếu trong hang
cũng hầu như không thể chạm tời vách hang. Với vẻ đạp và kích thước khổng lồ, hang Én
là một trong những hanh động kì vĩ nhất Việt Nam.


Hang Va – Quảng Bình.


Sở hữu những thạch nhũ hình nón tháp hiếm có, hang Va được dánh giá là một trong
những hang động độc đáo nhất Việt Nam và cả thế giới. Cửa hang Va là một lỗ hổng được


tạo thành do trần hang sụp xuống một thung lũng khá dốc. Sâu trong lòng hang Va là cả
mộ quần thể thạch nhữ nón tháp hiếm có vươn len từ trong lòng những hồ nước cạn tự
nhiên. Hàng trăm khối thạch nhũ nón tháp như vậy mọc lên khắp mặt đất như một thành
phố thu nhỏ. Điều độc đáo ấy đã giúp hang Va trở thành một trong những hang động bí ẩn,
độc đáo nhất Việt Nam.


Hang Tiên – Quảng Bình.

Hang Tiên được ví như hang động của tiên giới nhờ có vẻ đẹp huyền bí như chốn
bồng lai tiên cảnh. Là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, hang Tiên sở hữu
những đoạn hang lớn, lòng hang chính là tầng thạch nhũ xếp lớp như thửa ruộng bậc thang
tuyệt đẹp, kết hợp với trần hang cao rộng được tôn lên bởi những tia nắng mặt trời xuyên
vào trong hang tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục.


Hang Sơn Đòong – Quảng Bình.

Đây là hang động lớn nhất hành tinh và là hang động hùng vĩ nhất tại Việt Nam.
Hang Sơn Đòong được phát hiện và khám phá vào năm 2009 – 2010 bởi các chuyên gia
hang động thuộc Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh. Chương trình thám
hiểm hang Sơn Đòong được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm từ năm 2013. Điều làm
cho hang Sơn Đòong trở thành hang động hùng vĩ nhất Việt Nam là kích thước đáng kinh
ngạc của nó. Hang Sơn Địong có chiều dài lên đến 5km, những khoang lớn nhất của hang
có chiều cao lên đến 200m và rộng 150m, hang Sơn Địong lớn đến nỗi có thể chứa một

tòa nhà chọc trời 40 tầng ở thành phố New York. Với thể tích lên đến 38, 5 triệu mét khối,
hang Sơn Địong hồn tồn vượt qua hang Deer ở Malaysia – hang động từng được xem là
lớn nhất thế giới. Các cuộc thám sát hang Sơn Đòong cũng chỉ ra rằng những tòa thạch
nhũ trong hang là cao nhất thế giới với chiều cao lên đến 80m. Chính vì vậy chương trình
thám hiểm hang Sơn Địong ln nằm trong danh sách những điểm du lịch mạo hiểm nhất
định phải đến của các nhà đam mê khám phá mạo hiểm trên thế giới.
• Hệ thống hang động Tú Làn – Quảng Bình.
Hệ thống hang động Tú Làn là một quần thể hang động khô và ướt rất đẹp. Vẻ đẹp
nên thơ và hùng vĩ của hang động Tú Làn là một trong những bối cảnh chính của bộ phim
bom tấn Hollywood nổi tiếng Kong: Đảo Đầu Lâu. Có các dịng sơng ngầm là nơi lí tưởng
để du khách vùng vẫy trong làn nước mát. Các hang động ướt của hệ thống như hang Ken
có tuổi địa chất khá trẻ, khoảng 3 triệu năm tuổi. Các hang động khô như hang Tú Làn,


hang Hung Ton thì nằm cao hơn và già hơn, có tuổi đại chất lên đến 5 triệu năm. Thạch
nhũ, măng nhũ và đá vôi trong các hang động đều rất lớn và tuyệt đẹp. Vẻ đẹp hùng vĩ của
hang Ken cịn được xuất hiện trên tạp chí địa lí nổi tiếng thế giới National Geographic,
được chụp bởi nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter.


Hang Thẩm Bua - Nghệ An

Hang Bua theo tiếng Thái là thẳm Bua được hình thành trên dãy núi đá vôi Phà Én
thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP Vinh 170 km về phía Tây
Bắc. Trải qua hàng triệu năm kiến tạo của địa tầng tự nhiên đã tạo cho hang Bua một vẻ
đẹp vơ cùng kỳ vĩ và huyền bí mà hiếm hang động nào có được. Tại hang Bua các nhà
khảo cổ học từng tìm thấy các hóa thạch của nhiều loài động vật cổ xưa.
 Các bãi biển đảo.

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển trải dài hơn 3000km Việt Nam sở hữu cho mình rất

nhiều bãi biển sạch đẹp với những bãi biển xanh cát trắng trải dài hay những hòn đảo
hoang sơ đẹp kì vĩ. Những điểm du lich nổi tiếng Vùng Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ là
phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ phía nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo
Hải Vân. Nơi đây có nhiều bãi biển đẹp phải kể đến như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải
Tiến, Bãi biển Hải Hòa, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển
Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Bãi biển Lăng Cô. Không chỉ có các bãi biển đẹp mà vùng
Bắc Trung Bộ cịn có trên 40 đảo trong đó có các đảo hấp dẫn du khách là: đảo Hòn Mê,
đảo Hòn Ngư, đảo hịn Én, hịn Bớc


Biển Sầm Sơn – Thanh Hóa

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.Bãi biển Sầm Sơn
thuộc Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bờ biển cách thành phố Thanh Hóa 16 km về
phía Đơng. Bãi biển Sầm Sơn bắt đầu được khai thác cho mục đích tắm biển từ năm 1906
do người Pháp làm chủ. Bãi biển Sầm Sơn dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi
Trường Lệ. Bờ biển ở đây bằng phẳng với các bãi cát thoai thoải. Sóng êm, nước trong
xanh và nồng độ muối vừa phải.


Biển Hải Tiến – Thanh Hóa


Biển Hải Tiến thuộc địa phận 4 xã Hoằng Thanh - Hoằng Tiến - Hoằng Hải - Hoằng
Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa với đường bờ biển dài tới 12km. Điểm cộng
của bãi biển Hải Tiến chính là sở hữu thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng và không gian biển
gần gũi tự nhiên, vừa đẹp vừa lãng mạn cùng với bãi cát trắng mịn vô cùng thu hút du
khách theo như mô hình 4S của Mỹ (sea, sun, shop, sand hoặc sex).



Biển Hải Hịa – Thanh Hóa

Hải Hịa nằm trong địa phận làng Giang Sơn và làng Đông Hải, thuộc xã Hải Hịa,
huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và trải dài từ núi Sổi đến núi Nồi. Bãi biển Hải Hòa mang vẻ
đẹp hoang sơ, thơ mộng và rất đỗi bình yên. Đến với Hải Hòa, du khách sẽ được tha hồ
đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, nằm dài trên bãi cát thoai thoải đón những vạt
nắng vàng ươm, ngắm nhìn những con sóng bạc đầu trắng xóa, những hàng phi lao xanh
rì, thả hồn cùng mây trời trong xanh và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời cùng thiên
nhiên tươi đẹp ở xứ Thanh.


Biển Cửa Lị – Nghệ An.

Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nằm tại
thị xã Cửa Lò, cách trung tâm thành phố Vinh chừng 18km về phía Đơng Bắc, Cửa Lị là
một trong bãi biển tốt nhất ở vùng Bắc Trung Bộ với phong cảnh đẹp giữa trời nước trong
xanh. Ngay từ năm 1907, người Pháp sớm nhận ra nơi đây là một vùng biển nghỉ mát lí
tưởng. Bờ biển Cửa Lị dài chừng 12km, trong đó 8,2 km là bãi cát trắng mịn với độ dốc
thoai thoải, nước trong và sạch được chia làm 3 bãi tắm nhỏ: Lan Châu, Xuân Hương và
Song Ngư. Phía trên bãi biển cịn có nhiều khu lâm viên với những rặng phi lao hay ngọn
dừa quanh năm xanh tốt, vừa có tác dụng chắn cát vừa là điểm dạo chơi lí thú.


Biển Thiên Cầm - Hà Tĩnh

Thiên Cầm nghĩa là “cung đàn biển”, bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh nằm cách trung tâm
thành phố 20 km. Bãi biển này nằm giữa núi Thiên Cầm và Đầu Voi giống như một hình
cánh cung trải dài gần 3 km. Cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên
những phím đàn trời án ngự dịng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ
ra biển. Điểm ấn tượng của bãi biển Thiên Cầm là dù dịch vụ du lịch đã khá phát triển vẫn

giữ được vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh vốn có. Bờ biển thoải, cách bờ tới hơn 100 m nước vẫn


trong vắt một màu đến mức có thể nhìn tận đáy. Du khách có thể thỏa sức nơ đùa cùng với
từng cơn sóng nhẹ, tận hưởng cảm giác trong lành, mát mẻ của biển xanh.


Biển Nhật Lệ - Quảng Bình.

Biển Nhật Lệ nằm trong trung tâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Biển
Nhật Lệ tọa lạc tại cửa sông Nhật Lệ. Bãi biển Nhật Lệ được thiên nhiên ban tặng bãi cát
trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ. Với hàng dương lâu năm được
trồng trên bờ tạo nên cảnh thi vị cho biển Quảng Bình. Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng
với một vùng trời mây, sơng, nước, gió lộng khí trời, khí biển mặn mà. Biển Nhật Lệ kéo
dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như nệm mới, cát mịn,
cứng óng ánh có thể đạp xe hay chơi bóng đá một cách thoải mái. Từ ngồi khơi xa từng
lớp sóng bạc tiến vào bờ như những chùm hoa sóng tung bọt trắng xố. Trơng giống chuỗi
ngọc trắng đang lăn vào bờ, ngân lên những âm thanh rì rào khơng dứt.


Biển Thuận An – Thừa Thiên Huế.

Biển Thuận An thuộc địa phận thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế là một trong những bãi biển đẹp, thu hút đông đảo du khách khi đến với xứ Huế mộng
mơ. Bãi biển Thuận An từng được vua Thiệu Trị xếp vào Thần Kinh nhị thập cảnh và đến
nay nó vẫn cịn giữ được những nét hoang sơ vốn có của mình. Cả 1km bờ biển Thuận
An đến nay vẫn còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ với bờ cát trắng mịn trải dài, làn nước
biển trong xanh.



Biển Cửa Tùng – Quảng Trị.

Cửa Tùng là một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Nằm phía Bắc cửa biển, bãi tắm
là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh. Ðây là một bãi tắm êm, hai bãi
đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín
đáo và khơng có các dịng hải lưu cuốn xốy. Nếu như đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra
phía biển mà nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra
trước mắt. Một người Pháp khá am tường về xứ Quảng Trị xưa là ông A.Laborde đã từng
mô tả về Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ơng viết: "Cửa Tùng
có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20m
dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng...". Một nét
đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngồi khơi,


lao mình vào vịng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ
đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời.


Biển Lăng Cô – Thừa Thiên Huế.

Nằm ở Huế, biển Lăng Cô được công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất thế
giới vào năm 2009. Biển Lăng Cô nằm ở huyện Phú Lộc, thành phố Huế. Điểm đến này
cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km và cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km.
Với lợi thế về địa lý, biển Lăng Cô là điểm đến trong ngày lý tưởng cho du khách di
chuyển từ Phố cổ Hội An, Cố Đơ Huế và thánh địa Mỹ Sơn. Thời gian thích hợp nhất để
tham quan bãi biển Lăng Cô là từ tháng 4 đến tháng 7. Biển Lăng Cô sở hữu một vẻ đẹp
như tranh vẽ với sự kết hợp hoàn hảo giữa những khu rừng tươi tốt, những bãi biển cát
trắng, làn nước biển trong vắt và bầu trời xanh bao la. Tất cả những cảnh quan đó làm cho
chúng ta gắn bó hơn với thiên nhiên. Khơng có tiếng ồn từ các phương tiện giao thơng.
Khơng có bầu khơng khí ngột ngạt của thành phố lớn. Thay vào đó, du khách có thể tận

hưởng một khơng gian thoải mái của sự n tĩnh và thanh bình.


Đảo Hịn Mê – Thanh Hóa.

Đảo Hịn Mê là một hịn đảo thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, cách đất liền
khoảng 11km. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 250km. Quần đảo Hòn Mê
gồm nhiều đảo nhỏ như: Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc, hai đảo Hòn Diêm, Hòn
Miệng, Hòn Buồm, ba đảo Hòn Sổ, Hòn Sập. Nơi đây được xem là một trong 16 khu bảo
tồn thiên nhiên biển của nước ta. Theo người dân nơi đây thì đảo Mê trước đây có tên là
đảo Vị. Bởi khi đứng từ trên dãy núi Nam Động thì bạn có thể nhìn thấy 18 hịn đảo nhỏ
xếp thành hình chữ Vị. Ngồi ra đảo Mê còn được gọi là Thập Bát Mã Sơn tức 18 con tuấn
mã. Khi trời yên biển lặng từ trên cao nhìn xuống 18 hòn đảo bạn sẽ liên tưởng ngay đến
một đàn ngựa đang nô đùa nhau cùng ung dung gặm cỏ giữa biển cỏ bao la. Hiện nay du
lịch đảo Hòn Mê chưa được nhiều du khách biết đến, do đảo vẫn còn là khu vực quân sự.
Nên trên đảo vẫn chưa có cư dân sinh sống. Do vậy, đảo vẫn còn giữu được nguyên vẹn
những vẻ đẹp hoang sơ, hoang dại của nơi đây. Đảo Hòn Mê được bao bọc bởi hệ thống
rừng nguyên sinh rộng lớn với hơn 400 loài thực vật cùng nhiều loại động vậy cư trú. Tại
đây có rất nhiều các loại gỗ quý hiếm như: sến, kim giao, lim,.... Ngoài ra cịn có hơn 100 lồi
cây thuốc nam có giá trị.




Đảo Sơn Chà – Thừa Thiên Huế.

Đảo Ngọc Sơn Chà là một hòn đảo nằm cách đỉnh đèo Hải Vân 1 km thuộc địa phận
Thừa Thiên Huế. Đảo Ngọc Sơn Chà với vẻ đẹp hoang sơ cao 35 mét so với mực nước
biển và rộng 60 ngàn mét vuông hay cịn được gọi là “Hịn Chảo”. Nhìn xa đảo trơng như
một chiếc chảo úp ngược, bé bỏng nhưng khi đến gần, ai cũng phải ồ lên bởi vẻ đẹp tựa

như một bức tranh vẽ. Núi non hùng vĩ cùng những cánh rừng xanh ngắt hòa cùng với
dòng nươc suối tạo nên một cảnh quan tươi đẹp khó cưỡng lại được. Dù được đưa vào
chuyến tham quan thế nhưng đảo ngọc Sơn Chà vẫn cịn hoang sơ, huyền bí. Sơn Chà là
điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế với nhiều hoạt động hấp dẫn như cano cao
tốc, tắm biển và lặn ngắm san hô biển, câu cá thưởng thức ẩm thực tự mình thu được, tham
quan và khám phá cuộc sống hoang sơ trên đảo.


Đảo Hịn Ngư – Nghệ An.

Đảo Hòn Ngư (hay còn gọi là đảo Song Ngư) cách biển Cửa Lò khoảng 4km là nét
mới lạ của du lịch biển Cửa Lò, Nghệ An thu hút khách du lịch tới đây. Đảo gồm hai hòn
lớn nhỏ với kích thước khác nhau, hịn lớn cao 133 m, hòn nhỏ cao 88 m so với mặt nước
biển, bởi vậy mà hịn đảo này cịn có tên gọi khác là đảo Song Ngư. Đảo có diện tích
khoảng 2,5 km2. Từ xưa, đảo Hòn Ngư đã được các thi sĩ, nhà văn miêu tả vẻ đẹp của hòn
đảo với “Dáng trịn đẹp, đứng xa trơng như hai con cá bơi lượn trên làn sóng”. Khi tới đảo,
bạn sẽ vơ cùng thích thú với những bãi sỏi trải dài hàng km. Theo thời gian, những bãi sỏi
ấy được nước biển bào mòn khiến bề mặt ngày càng tròn trịa, nhẵn nhụi. Và lên đảo du
khách sẽ có cơ hội được đắm mình trong làn nước mát lành ở bãi tắm Tiên, tha hồ bơi lội
dưới dòng nước biển trong xanh đến mức có thể nhìn thấy được tận đáy.


Đảo Chim – Quảng Bình

Đảo Chim (hay cịn gọi là đảo Gió) nằm ở xã Quảng Đơng, huyện Quảng Trạch, phía
Bắc tỉnh Quảng Bình. Đảo Chim hiện nay đang trở thành thiên đường lý tưởng nhất cho
Hải âu xám cư trú (còn gọi là chim nhạn), một loài Hải âu biển quý hiếm nhất trên thế
giới, và đây cũng là một trong những điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài
nước khi đến với Quảng Bình.Từ đất liền đến đảo Chim, du khách có thể chọn cho mình
một tuyến đường phù hợp. Có thể bắt đầu từ cửa biển Nhật Lệ – TP Đồng Hới, đi thuyền

ra đảo mất khoảng hơn bốn giờ đồng hồ; hoặc đi thuyền từ cửa biển Cảnh Dương chỉ mất
hai giờ đồng hồ là đến đảo Chim. Nhìn từ xa, đảo Chim được bao phủ bởi một màu xanh


do hoà quyện giữa cây xanh trên đảo với màu nước đại dương. Bao quanh bề mặt hòn đảo
là những lùm cây rậm rạp, thấp lè tè chen lẫn với những khối đá sắc nhọn lô nhô. Đảo
Chim ở Quảng Bình được nhiều nhà khoa học đánh giá là đảo chim thuần chủng lớn nhất
Đơng Nam Á và vẫn cịn mang tính chất hoang sơ. Đảo rộng chưa đầy 1km2 nhưng là
thiên đường lý tưởng cho hơn 3 triệu con chim hải âu cư trú. Ngồi ra, cịn có các loại
chim khác như: chim én, chim yến. Đảo Chim không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ
diệu của núi non, sơng nước mà nó cịn có sức quyến rũ của mơi trường xanh sạch, khí hậu
trong lành và những địa điểm du lịch độc đáo, thú vị.
 Các di tích tự nhiên.

Di tích do thiên nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi
các cấu trúc địa chất học và địa lí tự nhiên, có giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mĩ
hoặc khoa học là di sản tự nhiên. Di sản tự nhiên là khái niệm thường được dùng để phân
biệt với di sản văn hố (gồm di tích kiến trúc, di tích lịch sử... được tạo thành bởi sự tác
động của con người). Di sản tự nhiên không do con người tạo ra nhưng con người ln
đóng vai trị quyết định trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nó.


Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Phong Nha - Kẻ Bàng là một vùng khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm trung
bình chỉ 20 – 240C được đánh giá là một trong hai vùng núi đá vơi rộng nhất thế giới, với
diện tích trên 200.000 ha (trong đó, diện tích vùng lõi là 85.754 ha và một vùng đệm rộng
195.400 ha). Đặc trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst
hàng triệu năm tuổi với hơn 300 hang động và hệ thống các sơng ngầm. Hàng trăm lồi
động, thực vật quý hiếm đang tồn tại, trong đó có nhiều lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam

và thế giới, chính là nguồn cảm hứng cho du khách và các nhà khoa học về đây khám phá.
Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng
7/2003
tại Hội nghị lần thứ 27 họp tại Paris.
Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn
được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những
lâu đài lộng lẫy trong lịng núi đá vơi được tạo tác từ hàng triệu năm trước. Khu Phong
Nha – Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kỳ vỹ được mệnh


danh là “ Vương quốc hang động”, nơi tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường
cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và du lịch. Đến nay, 20 hang động
với tổng chiều dài trên 70 km đã được Đoàn khảo sát Hoàng gia Anh phối hợp với Khoa
Địa lý Đại học Quốc gia Hà Nội khảo sát có hệ thống, kỹ lưỡng và đã được cơng bố trên
Tạp chí Tồn cảnh và Dư luận-số 48, tháng 7 năm 1994, được đánh giá là một trong những
cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: có sơng ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng
nhất, các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, có hồ nước ngầm đẹp nhất, có hang khơ rộng và
đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, là hang nước dài nhất.
Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu vườn quốc Phong Nha Kẻ Bàng cịn một hệ
thống sơng ngịi trong vùng khá phức tạp và các sơng ngầm dài nhất . Có 3 con sơng
chính: sơng Trc, sơng Chày, sơng Son trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng với dòng
nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ quyến rũ du khách.
Bên cạnh đó, khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng cịn có hàng chục con suối và thác nước đẹp
như: Thác Gió, Thác Mệ Loan,Suối Nước Moọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối
Trạ
Ang…
Phong Nha Kẻ Bàng cịn có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 mét, hiểm trở, chưa
từng có vết chân người, là các điểm hấp dẫn thể thao leo núi và thám hiểm. Điển hình là
các đỉnh Co Rilata cao 1.128 mét, Co Preu cao 1.213 mét. Xen kẽ giữa các đỉnh núi trên

1.000 mét là những thung lũng phù hợp cho du lịch sinh thái. Trong Vườn Quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng còn tồn tại một khu rừng nhiệt đới ngun sinh ít bị tác động và có tính đa
dạng sinh học cao. Bước đầu ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật
có mạch gồm 152 họ, 511 chi, 876 lồi, trong đó có 38 lồi nằm trong danh mục Sách Đỏ
Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên
Quốc
tế)
.
Một phát hiện rất quan trọng ở Vườn Quốc gia này là có 3 lồi thú : Sao La, Mang
Lớn và Mang Trường Sơn, trong đó Sao La và Mang Lớn là lồi thú mới được phát hiện
trên tồn cầu. Về bị sát và lưỡng cư đã phát hiện 81 lồi trong đó có 18 loài nằm trong
danh mục Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUVN. Cũng tại
đây đã xác định 259 loài bướm, 72 loài cá, trong đó có 4 lồi đặc hữu hẹp chỉ gặp ở Quảng
Bình và một loài cá lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam ; 302 lồi chim, trong đó có 15 lồi
nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN.
Đặc biệt lồi gà lơi lam mào đen, gà lơi lam đi trắng, lồi cơng vừa ở mức độ nguy cấp
vừa đe dọa ở mức toàn cầu. Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật
khổng lồ ở Việt Nam.


Với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa
mạo; cảnh quan kì vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia cùng với giá trị
văn hóa – lịch sử đặc sắc vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO
công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào
ngày 3 tháng 7 năm 2015.
1.2.2.2. Khí hậu.
Nguồn lợi về ánh sáng ở khu vực Bắc Trung Bộ khá là lớn. Bắc Trung Bộ có số giờ
nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 1400 giờ ở vùng núi cao đến 2000 giờ
ở vùng đồng bằng ven biển. Ở Bắc Trung Bộ, thời gian nắng nhiều nhất là vào tháng 5.

Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, số
giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Thường vào tháng 2, tháng 3 và tháng 11-12 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng
2h/ngày. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển cũng như thu hút
một lượng lớn du khách đến để tắm biển và tắm nắng. Đặc biệt là các du khách ở miền hàn đới
và ôn đới.
Khí hậu Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp của vùng bắc bộ vẫn có mùa đơng
lạnh nhưng ngắn hơn. Nhiệt độ cao hơn vùng đồng bằng bắc bộ 1- 2°C . Nhiệt độ trung
bình là 23 – 25°C, tổng lượng nhiệt là 8200 - 9200°C. Tổng lượng mưa lớn
1.5002.500mm/năm. Vùng mưa nhiều nhất là Huế. Độ ẩm không khí từ 83 – 78 %. Tuy là
khí hậu nắng nóng tốt cho du lịch biển. Tuy nhiên diễn biến của khí hậu trong năm thường
xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí,
cấu trúc địa hình tạo ra. Điều này khiến việc tổ chức các hoạt động du lịch thể thao, khám
phá, nghỉ dưỡng,.... càng thêm khó khăn.
1.2.2.3. Tài nguyên nước.
Mạng lưới thủy văn của vùng du lịch Bắc Trung Bộ khá phát triển với mật độ 0,5 –
1km/km2 gồm các con sông bắt nguồn từ Trường Sơn đổ ra biển. Chúng có đặc trung là
ngắn dốc và lưu lượng nhỏ, phù sa ít và có lũ vào mùa đơng. Các con sơng chính ở vùng
Bắc Trung Bộ là sông Giang, sông Nhật Lệ và sông Hương.
• Sơng Giăng


Sông Giăng là phụ lưu cấp I của sông Lam, chảy qua các huyện Con Cuông, Anh
Sơn, Thanh Chương. Vì xuyên qua lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, sông Giăng trở thành một
điểm đến đáng chú ý với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà vẫn rất đỗi nên thơ. Khơng
chỉ vậy, dịng sơng này cịn gắn liền với nhiều khu du lịch sinh thái và mang nhiều ý nghĩa
văn hóa độc đáo. Sơng Giăng nổi tiếng với mặt nước xanh trong vắt. Vào những thời điểm
có sương mù, cả dịng sơng chìm trong lớp sương mờ ảo đẹp tựa tranh thủy mặc. Du khách
ưa mạo hiểm có thể trải nghiệm những hoạt động cảm giác mạnh như chèo thuyền kayak
hoặc đu dây qua sông. Du khách tham gia hành trình khám phá sông Giăng vừa được

ngắm khung cảnh hoang sơ kỳ vĩ của rừng Pù Mát vừa hòa cùng nhịp sống hàng ngày của người
dân địa phương.


Sơng Nhật Lệ.

Gắn liền với từng địa danh sẽ có từng nét riêng biệt để mọi người mỗi khi nhắc đến
sẽ nhớ ngay đến nó. Có thể kể đến Hà Nội có sơng Hồng, sông Hương ở Huế và khi nhắc
đến Quảng Bình chúng ta sẽ nghĩ ngay đến dịng sơng Nhật Lệ mộng mơ. Sông Nhật Lệ
thuộc địa phận thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Dịng chảy của sơng Nhật Lệ
Quảng Bình bắt đầu từ núi U Bò, Co Roi nay thuộc dãy Trường Sơn và chảy ra Biển Đông
từ cửa biển Nhật Lệ. Vì trải dài như vậy nên con sơng được chia thành 2 nhánh chính rẽ đi
nhiều nơi khác nhau. Sông Nhật Lệ từ trên cao nhìn xuống sẽ giống như một dải lụa mềm
mại, óng ánh. Trên dải lụa đó có những thuyền bè chen chúc tấp nập, xung quanh hai bên
bờ là khung cảnh người dân sinh hoạt tấp nập. Du khách có thể du thuyền trên sơng Nhật
Lệ, lắng nghe những câu hị khoan Lệ Thuỷ, thưởng thức các món ăn của các nhà hàng nổi tiếng
dọc hai bên bờ.


Sơng Hương.

Sơng Hương Huế trải dài từ vườn Vĩ Dạ với những thảm cỏ xanh mơn mởn, đi qua
ngơi chùa Thiên Mụ với nét cổ kính uy nghiêm, rẽ qua sông Bạch Yến như một dải lụa
mềm mại trước gió. Mang trong mình nét thơ mộng tơ điểm thêm cho sự cổ kính cho vùng
đất Huế lãng mạn. Sông Hương Huế nằm ngay trên trục đường Trần Hưng Đạo và Lê Lợi,
ngay ở vị trí trung tâm thành phố Huế. Vì vậy du khách có thể di chuyển dễ dàng đến trải
nghiệm du lịch và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dịng sơng Hương trong lịng thành phố Huế
vào tất cả các thời điểm trong ngày. Bản đồ sơng Hương Huế có bắt nguồn từ dãy núi
Trường Sơn Đơng. Dịng chính là Tả Trạch dài 67km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông,
ven khu vực Bạch Mã hướng Tây Bắc, qua thị trấn Nam Đơng. Sau đó hợp với dòng Tà



Trạch dài 60km theo hướng Bắc qua ngã ba Bằng Lãng. Tại nơi hai dịng này gặp nhau tạo
nên sơng Hương.
Chiều dài của Sông Hương Huế lên tới 80km, đoạn dài nhất là từ Bằng Lãng đến cửa
Thuận An với 30km. Độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên
nước sông chảy chậm. Sông Hương Huế mang trong mình một vẻ đẹp thướt tha nhẹ nhàng
như một cô thiếu nữ mới lớn. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, nước trong. Ven sơng
là những cơng trình kiến trúc, thiên nhiên, cỏ cây hoa lá... một phần khơng nhỏ tạo nên vẻ
đẹp thơ mộng cho dịng sông này. Bên cạnh vẻ đẹp của sông Hương giữa lịng thành phố
Huế, tại đây cịn có rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn mà du khách nên thử một
lần. Trải nghiệm du thuyền dọc sông Hương vào buổi sáng sớm, nghe ca Huế trên thuyền
rồng, trải nghiệm màn đêm rực rỡ, ngắm hồng hơn bên cầu Tràng Tiền - biểu tượng độc
nhất tại Huế...
1.2.2.4. Hệ động thực vật.
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Trong đó phải
kể đến các vườn gia ở Việt Nam với hệ động thực vật phong phú. Và trong đó hệ thống
vườn quốc gia ở vùng Bắc Trung Bộ cũng vơ cùng đa dạng, có nhiều lồi động thực vật vơ
cùng q hiếm. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn tiêu biểu ở Bắc Trung Bộ là: Bến Én, Pù
Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã.
Vườn quốc gia Bến En.
Vườn quốc gia Bến En thuộc địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh
Hoá. Rừng tự nhiên với tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng ngun sinh chiếm
8.544ha. Các lồi động vật hoang dã hiện có như gấu ngựa, voọc má trắng, vượn đen, sói
đỏ, phượng hồng đất, gà tiền mặt vàng… Có khoảng 3000 ha hồ nước sâu có ba ba, các
lồi cá, đặc biệt có cá mè cân nặng lên đến 50 kg… Về hệ thực vật có 58 lồi trong danh
lục đỏ IUCN 2013, 46 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam. Khi đến với nơi đây, du khách
sẽ có dịp thăm quan các địa danh nổi tiếng, tìm hiểu về nhiều loài động vật quý hiếm –
một điểm đến đầy hứa hẹn những điều thú vị.



Vườn quốc gia Pù Mát.

Vườn quốc gia Pù Mát có vị trí ở sườn phía Đơng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc ba
huyện Anh Sơn, Tương Dương và Con Cuông (Nghệ An). Vườn quốc gia Pù Mát Nghệ An
là khu rừng tự nhiên với hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng ở phía Bắc Trường Sơn


với tổng diện tích 194.000 ha và vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000ha. Tại
vườn quốc gia nổi tiếng Nghệ An này có đỉnh núi cao nhất lên tới 1.841m và cũng là nơi
đầu tiên phát hiện sao la - loài thú quý hiếm. Vườn quốc gia Pù Mát có vẻ đẹp hùng vĩ và
hoang sơ của núi rừng, cây cỏ… Thế nên, đến với Pù Mát, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng
nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với sự đa dạng của các loại động thực vật và cả của hệ
sinh thái rừng, từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm cho đến những loại cây cỏ,
rêu, địa y và các loại dây leo chằng chịt. Vườn quốc gia Pù Mát có hệ động thực vật phong
phú như: Cao cát, gà tiêu, gà lơi, trĩ, nơi, gấu chó, khỉ, sao la, sơn dương, voọc, vượn
đen,... Cùng thảm thực vật quý hiếm như hoài sơn, ba kích, hà thủ ơ, thổ phục linh, quế,
trầm hương,
chờ, mụn và hàng trăm loài cây ăn quả, rau củ.


Vườn quốc gia Vũ Quang.

Vườn Quốc gia Vũ Quang nằm phía tây tỉnh Hà Tĩnh, sát biên giới Việt – Lào với
tổng diện tích 56.915,6 ha, trong đó rừng đặc dụng là 52.881 ha. Vũ Quang nằm ở vị trí
quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa vườn quốc gia Pù Mát ở phía bắc và vườn
quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở phía nam. Theo kết quả điều tra của các chuyên gia
trong nước và quốc tế, vườn quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai
kiểu chính: rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát
hoa, lim, dổi, trầm hương,...và nhiều cây dược liệu quý; rừng kín thường xanh á nhiệt đới

chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơ mu và hồng đàn. Đơng vật ở đây rất phong
phú, theo thống kê có tới 60 lồi thú, 187 lồi chim, 38 lồi bị sát, 26 lồi lưỡng cư và 56
lồi cá; trong đó có hơn 26 lồi thú, hơn 10 lồi chim, 16 lồi bị sát q hiếm cần được
bảo vệ. Ngồi ra, vườn quốc gia Vũ Quang cịn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng
Trường Sơn Bắc như: voọc chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng,... Đặc biệt tại đây đã
phát hiện được hai loài thú mới là sao la ( năm 1992) và mang lớn ( năm 1993). Nếu có
dịp đến thăm quan vườn quốc gia Vũ Quang, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm du lịch
mạo hiểm hay du lịch thể thao đến thác Vũ Mơn theo huyền thoại cá chép hóa rồng, đi
thuyền ở lòng hồ Ngàn Trươi cũ, cánh đồng Đượng Xương, thăm di tích thành cụ Phan…


Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Bắc dãy núi Trường Sơn, thuộc địa
phận các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.


Phong Nha Kẻ Bàng là một vùng khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm trung bình
chỉ 20 – 240C được đánh giá là một trong hai vùng núi đá vơi rộng nhất thế giới, với diện
tích trên 200.000 ha (trong đó, diện tích vùng lõi là 85.754 ha và một vùng đệm rộng
195.400 ha). Đặc trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst
hàng triệu năm tuổi với hơn 300 hang động và hệ thống các sông ngầm. Trong Vườn Quốc
gia Phong Nha Kẻ Bàng còn tồn tại một khu rừng nhiệt đới ngun sinh ít bị tác động và
có tính đa dạng sinh học cao. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có 15 kiểu sinh cảnh
rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,57%
diện tích, trong đó, 83,74% diện tích VQG là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi
điển hình hiếm có cịn sót lại và hầu hết chưa bị tác động. Tại vùng này theo số liệu điều
tra, bước đầu có nhiều lồi thực vật đặc hữu của rừng núi đá vơi như Chị đãi, Chị nước,
Trầm hương, Nghiến, Sắng, Ba kích và Sao… Phong Nha – Kẻ Bàng ghi nhận sự có mặt

của 2.951 lồi thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành. Trong đó có 112
lồi được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 39 lồi có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP,
121 lồi được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 lồi có tên trong các phụ lục CITES. Sự đa
dạng về hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng bao gồm cả đa dạng về thành
phần loài, về nguồn gen và tài nguyên thực vật. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện thêm
nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ngồi tự nhiên như Bách xanh
đá, Lan hài đốm, Lan hài xanh, Lan hài xoắn và nhiều thực vật quý hiếm khác cũng được
ghi nhận. Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng còn là nơi sinh sống của 1.394 loài động
vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, có 110 lồi được ghi trong
Sách đỏ IUCN, 83 lồi có trong Sách đỏ Việt Nam. Sự đa dạng về hệ động vật ở Vườn
quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng bao gồm cả nhóm động vật có xương sống (thể hiện ở đa
dạng nhóm thú, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bị sát, nhóm cá) và cả nhóm động vật
không xương sống (chân khớp, giun dẹp, thân mềm). Rừng trên núi đá vơi là nơi phân bố
nhiều lồi Linh trưởng nhất Việt Nam, gồm 10 loài được ghi nhận, chiếm khoảng 50%
tổng số loài thuộc bộ Linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài Linh trưởng thuộc bộ Linh trưởng
được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc
Hà Tĩnh, sao la, mang. So với các khu bảo tồn và vườn quốc gia khác ở Việt Nam thì độ
phong phú của các lồi động vật ở Phong Nha-Kẻ Bàng cịn khá cao. Các lồi q hiếm,
đặc biệt Linh trưởng có số lượng cao nhất trong nước. Vì thế, nơi đây được đánh giá là có
hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia
trên thế giới Đặc biệt trong các hang động của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có các


×