PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM MỸ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC
SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
Người thực hiện: Phạm Dục
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: .........................................................
Có đính kèm:
Mơ hình
Phần mềm Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2011-2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Dục
2. Ngày tháng năm sinh: 22/12/1975
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Ấp 1-Lâm San-Cẩm Mỹ-ĐN.
5. Điện thoại:0933773223 (CQ):061.371.3281 (NR); ĐTDĐ:061.371.2526
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Ấp 1-Lâm San-Cẩm
Mỹ-Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng anh
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Tin học hóa giáo viên.
Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong soạn giảng.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng anh 9.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng anh 7.
Các bước dạy một tiết đọc hiểu.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC
SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1998
theo Quyết định số 29/QĐ.TC của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai.
Trải qua 14 năm giáo dục-đào tạo, hàng năm đều có những học sinh khuyết
tật. Tuy nhiên, sự quản lý-giáo dục-đào tạo và chăm lo cho các đối tượng này
chưa thực sự đúng với yêu cầu thực tế của các em.
Ngaøy nay theo xu thế phát triển chung của toàn cầu,cả về đời sống vật
chất lẫn đời sống tinh thần, nhu cầu học tập ngày một tăng, việc sử dụng ngôn
ngữ chung trong giao tiếp là rất cần thiết. Vì thế việc dạy- học cho học sinh
khuyết tật “Khuyết tật trí tuệ” là rất quan trọng đối với mọi người.
Trước tình hình đó, chúng ta, những người trực tiếp quản lý- giảng dạy
cần nỗ nực không ngừng để tìm ra một phương pháp giảng dạy thích hợp,nhằm
đem lại kết quả cao nhất cho người học. Để làm được điều này thiết nghó
chúng ta cần phải có những thủ thuật hay còn gọi là phương pháp dạy của thầy
và hướng cho người học những định hướng nhất định nào đó.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn
tật, khuyết tật”.
Ngày 2-3/8/2011 Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng nai tổ chức triển khai tập huấn
cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng.
Ngày 9-10/9/2011 tơi được Phịng Giáo dục &Đào tạo giao nhiệm vụ triển
khai chuyên đề số 6 về dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ cấp trung học.
Quan tâm đến trẻ khuyết tật càng sớm thì khả năng hịa nhập cộng đồng của
trẻ càng cao, là bàn đạp để các em vươn lên trong cuộc sống và bớt đi gánh nặng
cho xã hội. Đây là vấn đề không phải của cá nhân từng gia đình mà địi hỏi phải có
sự chung sức của cả cộng đồng thì mới có thể thực hiện được.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, từ năm 1996, Bộ đã có chủ trương, giải
pháp và những chỉ đạo về giáo dục hịa nhập cho trẻ em khuyết tật, khó khăn trong
cộng đồng.
Theo ơng Nguyễn Hải Châu – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thuộc bộ
GDĐT, Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học cho hay, Luật Người
khuyết tật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 là tiền đề thuận lợi để học sinh
khuyết tật thêm nhiều điều kiện hòa nhập cộng đồng.
Bắt đầu năm học 2011 – 2012, chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn
quốc. Sau năm đầu triển khai, Bộ sẽ tổng hợp số liệu chính xác về số lượng trẻ
khuyết tật có nhu cầu theo học, dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, biên soạn tài liệu, tập huấn cho giáo viên, gia
đình trẻ và cộng đồng trong việc tạo mơi trường giáo dục hịa nhập cho trẻ; Bộ
cũng tạo nhiều ưu tiên cho học sinh khuyết tật để trẻ có thể học tập, hịa nhập mơi
trường giáo dục bình thường như được nhập học ở độ tuổi cao hơn với độ tuổi qui
định, ưu tiên trong tuyển sinh, miễn giảm một số môn học không phù hợp với dạng
khuyết tật mà trẻ mắc phải; miễn giảm học phí; xét cấp học bổng, hỗ trợ phương
tiện và đồ dùng học tập và phương tiện nghe, nói bằng ngơn ngữ kí hiệu, chữ nổi
Braille …
Đồng thời, mỗi cấp quản lý giáo dục sẽ phân công một chuyên viên phụ trách,
quản lý, theo dõi công tác giáo dục hòa nhập của từng cấp học để học sinh khuyết
tật được hỗ trợ kịp thời nếu gặp vấn đề trong học tập, hòa nhập với nhà trường.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: “Tốt hơn hết là để trẻ em có những
nhu cầu đặc biệt được giáo dục tại các trường trung học thơng thường, mặc dù cần
nhiều hình thức hỗ trợ đặc biệt. Và Bộ GDĐT luôn tạo điều kiện tốt nhất để học
sinh khuyết tật được học tập trong mơi trường giáo dục bình thường ấy”.
Tuy nhiên, phải đến năm 2002 thì chủ trương mới chính thức được triển khai
ở cấp tiểu học và sau đó là mầm non. Bậc THCS và THPT là bước ngoặt đối với
học sinh khuyết tật khi tâm sinh lý có sự thay đổi lớn, áp lực của nhiều môn học,
tiếp xúc cùng lúc với nhiều giáo viên, bạn bè nên vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ
ở cấp học này sẽ vấp phải nhiều vấn đề khó khăn hơn.
Đến thời điểm hiện tại tồn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 700 học sinh khuyết tật
các loại.
Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh: Năm học 2011-2012 trường có 01 học sinh
khuyết tật trí tuệ đã có 02 năm trong cùng cấp ở lại lớp (ở đây tôi chưa đề cập đến
điều lệ trường THCS).
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Giảng dạy cho một học sinh bình thường tiến bộ đã khó, dạy cho học sinh
khuyết tật khó gấp bội phần. Ấy vậy mà những năm gần đây trường tơi đã có
những học sinh khuyết tật trí tuệ ra trường như em: Phạm Thành Trung; Trần Đình
Nhơn; và, hiện tại đang tiếp tục chuẩn bị cho em Nguyễn Hoàng Minh tốt nghiệp
THCS năm học 2012-2013.
Sau khi được tập huấn, chính bản thân tơi 15 năm trong ngành nhận thấy
rằng làm thầy tơi chưa làm trịn trách nhiệm của một người thầy mà bấy lâu nay
mình chưa để ý hết phía sau lưng là những học sinh khuyết tật đang ao ước khát
vọng. Thực tế trên giảng đường trước đây có mấy ai quan tâm đến số phận ấy!
Trong cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường ngày 09/8/2011 tôi dành
riêng 60 phút để triển khai nội dung tập huấn “Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết
tật” – Đặc biệt nói sâu về chuyên đề “Khuyết tật trí tuệ” mà từ những năm học
trước cho đến năm học này trường đang giáo dục.
Những điều tiên quyết mà giáo viên khi đứng lớp cần phải nắm trong cơng
tác giáo dục học sinh hịa nhập:
- Lý luận giáo dục và dạy học hòa nhập.
- Quản lý giáo dục hòa nhập cấp trung học.
- Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thị.
- Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính.
- Dạy học hịa nhập học sinh khuyết tật học tập cấp trung học.
- Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ cấp trung học.
Các loại hình giáo dục học sinh khuyết tật mà giáo viên cần nắm vững: Giáo
dục chuyên biệt; giáo dục hòa nhập; giáo dục hội nhập. Mỗi lớp không quá 03 học
sinh khuyết tật trong một lớp. Mỗi lớp nếu có 01 học sinh khuyết tật thì biên chế
được giảm trừ 05 học sinh bình thường. Riêng lớp 81 năm học 2011-2012 biên chế
được giảm trừ 05 học sinh (số học sinh đó được nhà trường điều tiết sang các lớp
khác). Học sinh khuyết tật được giảm một số mơn học, chương trình học. Học sinh
khuyết tật được kiểm tra đề riêng, thi đề riêng, kiến thức kiểm tra và thi nhẹ. Đánh
giá tổng thể của học sinh khuyết tật, không đánh giá học sinh khuyết tật như học
sinh bình thường. Phương pháp trực quan là phương pháp có thể là hiệu quả nhất
đối với học sinh khuyết tật trí tuệ.
Bài kiểm tra, bài thi: Nhà trường lưu trữ cẩn thận. Chỉ trả cho phụ huynh bản
photo của bài kiểm tra, bài thi.
Ngay từ đầu năm học tôi trực tiếp phân công cho thầy Phó hiệu trưởng Ngơ
Văn Tồn phụ trách về chỉ đạo công tác chuyên môn cho học sinh khuyết tật trí tuệ
Nguyễn Hồng Minh. Giáo viên bộ mơn Ngơ Bá Độ là giáo viên có nhiệt huyết,
dạy bộ mơn Lịch Sử trực tiếp hổ trợ giáo viên chủ nhiệm Huỳnh Thị Thương (giáo
viên chủ nhiệm em Minh) trong mọi công tác học tập, sinh hoạt tại trường của em
Nguyễn Hoàng Minh.
Sự phối kết hợp, liên kết: Lập tờ trình trình UBND xã Lâm San để phối hợp
thực hiện. Chỉ đạo trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn theo dõi
hoạt động học tập-hạnh kiểm-vui chơi giải trí ngoại khóa (lưu trữ các tài liệu liên
quan đến các hoạt động của học sinh). Trình bày nội dung văn bản và kế hoạch
giáo dục của nhà trường trước Hội phụ huynh học sinh, trước UBND xả Lâm San
để biết-phối hợp hợp tác giáo dục.
Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với điều kiện thực có tại trường. Học sinh tồn
trường phải cùng tay hỗ trợ đối tượng và đặc biệt các bạn cùng lớp.
Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp không thể thực hiện
theo yêu cầu chuẩn của quy chuẩn dạy học cho học sinh khuyết tật, chúng tôi trong
điều kiện khả năng hiện tại dần dần đáp ứng cho nhu cầu cần thiết nhất đối với học
sinh khuyết tật, sẽ khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.
III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong năm học 2011-2012 trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh đã bước đầu
hình thành được khả năng tiếp nhận dạy học trẻ khuyết tật từ các thành viên. Đối
tượng tham gia chương trình giáo dục hòa nhập đã được lên lớp, tiếp cận với cuộc
sống, được hướng dẫn kỹ năng sống, có bạn thân và nhóm bạn thân, được chăm
sóc y tế, được vui chơi tập thể và hoàn toàn được phép áp dụng mọi hành động của
mình trong trường- lớp (vì tất cả cán bộ giáo viên- công nhân viên cũng như 521
bạn đã được nhà trường triển khai, động viên áp dụng kế hoạch trong năm học).
Phụ huynh học sinh của em Minh cũng nhận thấy được tính thiết thực của
nhà trường trong thực hiện công tác giáo dục; cảm thấy giảm bớt phần nào sự mặc
cảm khi có một người con cùng hoạt động với xã hội; tự tin hơn trong việc đưa đón
con mình; phấn khởi hơn khi con được tồn trường đồng cảm, chia sẻ.
Tất cả các cán bộ giáo viên- công nhân viên trong nhà trường nhận thức
đúng đắn trong công tác triển khai thực hiện của nhà trường và bước đầu đạt được
những kết quả giáo dục tích cực đối với loại hình giáo dục này.
Tất cả 521 học sinh có ý thức trong giao tiếp với người khuyết tật nói chung
và các bạn cùng trường nói riêng. Bước đầu hình thành cho các em chuẩn nhận
thức đối với những người khiếm hạnh.
Kết quả học tập: Em Nguyễn hoàng Minh-lớp 81 năm học 2011-2012:
Học kỳ I: Học lực: Y
Hạnh kiểm: K
Học kỳ II: Học lực: Tb
Hạnh kiểm: K
Cả năm: Học lực: Tb
Hạnh kiểm: K
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Năm học đầu tiên thực hiện nên nội dung và hướng dẫn của đề tài chỉ mang
tính tham khảo trong ngành và nhận thức cơ bản cho giáo viên- công nhân viên
cũng như học sinh tại trường. Tuyệt đối tránh tình trạng kỳ thị, phân biệt cấp độ
nhận thức.
Đề nghị UBND huyện quan tâm sâu hơn đối với Ngành giáo dục về giáo dục
học sinh khuyết tật. Đặc biệt ngân sách trên mỗi đầu học sinh của các trường.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hòa
nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông: quyển 1, 2, 3,
4, 5, 6.
Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh
khuyết tật cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
-
Báo Đồng Nai ngày 07 tháng 12 năm 2011.
-
Báo mới.com-trang tin tức- giáo dục.
-
Báo tuổi trẻ cuối tuần ngày 11 tháng 03 năm 2012.
-
Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật Việt Nam.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Dục
PHỊNG GD-ĐT CẨM MỸ
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN
HỮU CẢNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm San., ngày 10 tháng 5 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ
Họ và tên tác giả: Phạm Dục. Đơn vị (Tổ): THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Cẩm Mỹ.
Lĩnh vực: Giáo dục
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: ....................................................
1. Tính mới
- Có giải pháp hồn tồn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)