Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Giao an ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.63 KB, 38 trang )

THẦY CÔ CẦN TRỌN BỘ CHUYÊN ĐỀ NLVH+ĐỌC HIỂU+NLXH
THEO MẪU DƯỚI ĐÂY THÌ LIÊN LẠC CƠ TUYẾT MAI – SDT/ZALO
0972657786; Fb Tuyết Mai (thpt Ân Thi)
Ngày soạn : 12/10/2018
CHUYÊN ĐỀ
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp học sinh:
I. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
- Ôn tập, củng cố một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyền
thuyết.
– Phân biệt được truyền thuyết và sử thi.
2. Kĩ năng: Luyện tập cách đọc - hiểu tác phẩm truyền thuyết theo
đặc trưng thể loại
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào trước những giá trị truyền thống của văn
học
II. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Năng lực tự học, GQVĐ, giao tiếp,sử dụng ngôn ngữ
TV, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ…
b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Trung thực, tự trọng, chí cơng
vơ tư; Yêu gia đình, quê hương, đất nước
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV Văn 10, Sách thiết kế giáo
án, chuẩn kiến thức kĩ năng, STK
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- PPDH: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình
huống, nêu vấn đề; trực quan
- KTDH: Đặt câu hỏi, chia nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY




PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT
1. Khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân
gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn
tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa
thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
2. Đặc điểm, phân loại
a. Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản
ánh khơng khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá
văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ
này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng,
Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười
tám...
b. Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương
Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc
hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành
độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc
là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử
chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh
các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
c. Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp
phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền
độc lập dân tộc. Từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 là sự suy sụp của các triều
đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau
đây:






Tạo,

Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng
Đạo, Nguyễn Trãi...
Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...
Anh hùng nơng dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
Anh hùng nơng dân khơng có yếu tố thần kỳ: Hầu
Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

3. Phân biệt truyền thuyết với các thể loại khác
3.1. Truyền thuyết và thần thoại :
Tiêu chí nhân vật chính:
Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính
trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn.
Tiêu chí nội dung:


Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng
của vũ thụ, lồi người mang tính suy nguyên. Truyền thuyết thuyết tập
trung vào những vấn đề xã hội.
Thời kỳ ra đời:
Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai
đọan sau.
3.2.Truyền thuyết và cổ tích
Về cốt truyện và nhân vật:

Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu,
tưởng tượng. Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám
sát lịch sử.
Về nội dung:
Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội,
đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến. Truyền
thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử.
Về kết thúc truyện:
Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc khơng có hậu , nhân vật chính
mãi mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. Truyền
thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào
những sự kiện mới của lịch sử
II. VỀ TÁC PHẨM “TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THUỶ”
– VỀ NỘI DUNG
1. Bài học giữ nước được gửi gắm qua một câu chuyện tình yêu
- Truyện An Dương Vưong và Mị Châu - Trọng Thủy có sự đan cài của
nhiều chủ đề. Nửa đẩu, truyện kể về việc An Dương Vương được thần
Kim Quy giúp xây thành Cổ Loa, chếtạo nỏ thần và đánh thắng quân
xâm lược Triệu Đà. Qua dó, chúng ta rút ta được bài học thành công
trong việc dựng nước và giữ nước. Nửa sau của câu chuyện là việc nhà
vua mất cảnh giác gả con gái là Mi Châu cho con trai Đà là Trọng Ihuỷ,
việc Trọng Thuỷ đánh tráo lấy nỏ thần dẫn đến kết cụcbithảm : thành
CổLoa thấtthủ trước đợt tấn công thứ haicủa Triệu Đà, An Dương Vương
giết con gái để trừng phạt, Trọng Thủyân hận lao đầu xuống giếng tự
tử. Phần thứ hai của truyền thuyết này đan cài ba chủ đề : tình cha
con, tình yểu và bài học thất bại rútra từviệc giữnước.
- Tuynhiên, chúngtacầnnhận thức rõrằng, chủ đề chínhcủa Truyện An
Dương Vưong và Mị Châu - Trọng Thủy vẫn là bài học lịch sử về việc giữ
nước.



2. Quan điểm, thái độ của nhân dân về mối quan hệ nhà - nước, cá
nhân - cộng đồng, nghĩa lớn - tình riêng
- Truyền thuyết này đã nghiêm khắc phê phán sai lẩm của An Dương
Vương : mơ hồ và chủ quan trước âm mưu của quân xâm lược, gả con
gái cho con trai kẻ thù, ỷ vào vũ khí mạnh khơng đề phịng giặc ngoại
xâm nên mất nước. Mị Châu quá ngây thơ, nhẹ dạ nên đã để bí mật
quốc gia rơi vào tay kẻ địch, khi nước nhà lâm nguy vẫn nghĩ đến hạnh
phúc cá nhân, đánh dấu đường chạy cho Trọng Thuỷ lần theo. Đồng
thời thông qua truyền thuyết, nhân dân cũng thể hiệnthái độ
dứtkhoátphái trừng trị kẻ gâyra thảmhoạ mấtnước. Mị Châu bị vua cha
chém đầu, còn Trọng Thủy ân hận mà dẫn tới hành động tự vẫn. Như
vậy trong mối quan hệ riêng- chung, cá nhân – cộng đồng, nhà- nước,
nhân dân đã thể hiện một quan điểm đúng đắn : phải đặt nghĩa vụ đối
với đất nước lên trên tình cảm gia đình, hạnh phúc của cá nhân không
thể tách khỏi hạnh phúc của cộng đồng, khơng thể vìtình riêng mà
qn đi nghĩa lớn…
- Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhận cái nhìn bao dung độ lượng
của nhân dân với những nhân vật như Mị Châu, Trọng Thuỷ. Mị Châu vì
ngây thơ, nhẹ dạ, cả tin nên mới vơ tình mắc vào tội bán nước. Vì vậy,
khi chết, máu của nàng đã hoá thành ngọc trai như một bằng chứng
minh oan, chiêu tuyết cho nàng. Còn Trọng Thuỷ, kẻ đã lợi dụng tình
u của Mị Châu nhằm mục đích cướp nước đen tối, thì cũng vì ân hận
mà nhảy xuống giếng tự tử. Sau này đem ngọc trai rửa bằng nước
giếng ấy, ta thấy ngọc trai càng sáng thêm, ân cũng là sự tha thứ của
Mị Châu đối với Trọng Thuỷ. Như vậy, ngẫm ra, hai nhân vật này vừa là
tội nhân, vừa là nạn nhân, vừa đáng trách, vừa đáng thương. Qua đó,
chúng ta càng thấy sáng đẹp hơn tấm lịng nhân hậu, sự thấu tình đạt
lí của nhân dân.
– VỀ NGHỆ THUẬT

1. Đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết
Giáo sư Trẩn Quốc Vượng đã nhận xét rằng : “Truyền thuyết không
phải là lịch sử, chỉ lấy lịch sử làm nền cho hư cấu”. Điều đó cho thấy
đặc trưng cơ bản của truyền thuyết : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
“cốt lõi lịch sử” với yếu tố tưởng tượng, hư cấu nhằm phản ánh quan
điểm đánh giá thái độ, tình cảm củanhân dânvề cácsựkiện lịchsửvà
cácnhânvật lịch sử.
2. Đặc sắc nghệ thuật của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ”
a) Kết cấu chặt chẽ
Đoạn thứ nhất thuật lại quá trình xây thành, chế nỏ từ thất bại đến
thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của thần Rùa Vàng


; đoạn thứ hai thuật lại hành vi đánh cắp lấy nỏ thần của Trọng Thuỷ ;
đoạn thứ ba thuật lại diễn biến cuộc chiến tranh lần thứ hai giữa hai
nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương ; đoạn cuối
thuật lại kết cục đầy cay đắng đối với Trọng Thuỷ cùng chi tiết ngọc
trai giếng nước có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu. Cả bốn đoạn gắn kết
với nhau nhằm làm nổi bật chủ đề truyện.
b)Hình tượng nhân vật với những mâu thuẫn phức tạp
- Điều này được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Trọng Thuỷ. Trước lúc
cầu hơn với Mị Châu, có thể hắn chưa có tình u mà chỉ hành động vì
ý thức của kẻ làm con phải tuân lời cha, kẻ làm tôi phải tuân lệnh chủ.
Khi đã là chồng của Mị Châu, giả sử ở y đã nảy nở tình yêu thì ý thức về
nghĩa vụ đối với chủ nhân (Triệu Đà) vẫn mạnh hơn, nên hắn vừa lợi
dụng tình yêu để thực hiện mưu đồ, vừa muốn thoả mãn cả hạnh phúc
cá nhân. Cái chết của Trọng Thuỷ là bi kịch của một kẻ bị mắc lưới và
bế tắc giữa tham vọng xâm lược với tham vọng tình yêu. Do đó, Trọng
Thuỷ thực ra ở một phương diện nào đó cũng chỉ là nạn nhân của cuộc
chiến tranh phi nghĩa mà y phục vụ một cách mù quáng.

c) Những chi tiết nghệ thuật cơ đọng, có ý nghĩa hàm xúc
- Mị Châu khi chết khơng hố thân trọn vẹn trong một hình hài duy
nhất. Máu của nàng chảy xuống biển hoá thành ngọc trai, xác hoá
thành ngọc thạch. Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, thể hiện thái
độ bao dung của nhân dân đối với sự thơ ngây, vơ tình gây nên tội của
nàng ; đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử
muốn truyền lại cho muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa nhà với nước, giữa riêng với chung.
- Chi tiết ngọc trai – giếng nước cũng là một chi tiết đáng chú ý. Sáng
tạo hình ảnh này, nhân dân khơng nhằm mục đích ca ngợi mối tình Mị
Châu-Trọng Thuỷ mà nhằm thể hiện thái độ, quan điểm vừa nghiêm
khắc vừa nhân ái; cáchứngxử thấutình đạtlíđã trở thànhtruyền
thốngcủadântộcta. Chitiết ngọc trai nhằm chiêu tuyết cho danh dự Mị
Châu, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng ; chi tiết nước giếng
có hồn Trọng Thuỷ chứng nhận cho mong muốn hoá giải tội lỗi của hắn.
Chi tiết ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp
hơn, nói lên rằng Trọng Thuỷ đã tìm được sự hồ giải trong tình cảm
của Mị Châu ở thếgiới bên kia. Quả là một hình tượng nghệ
thuậtđãđượccấu tạođếnmức độhồnmĩ.
PHẦN II – BÀI TẬP
I.DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Ðọc kĩ phần trích sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống
hoặc khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất :


"Hôm sau,vua ra cửa đông chờ đợi,thấy một con rùa vàng từ
phương đơng lại,nổi trên mặt nước,nói sõi tiếng người ,tự xưng là xứ
Thanh giang,thông tỏ việc trời đất âm dương,quỷ thần.Vua mừng rỡ
nói: "Ðiều đó chính cụ già đả báo cho ta biết trước".Bèn dùng xe bằng
vàng rước vào trong thành,[.]

Thành xây nửa tháng thì xong.Thành rộng hơn ngàn trượng,xoắn
như hình trơn ốc,cho nên gọi là Loa Thành,cịn gọi là Quỷ long
Thành,người đời Ðường gọi là Côn Loa Thành,lấy lẽ rằng nó cao lắm".
văn 10,tập 1)

(Ngữ

Câu hỏi 1: Ðoạn trích trên thích từ văn bản nào?
a. Ðam Săn đi bắt nữ thần Mặt trời.
b. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu -Trọng Thuỷ.
c. Uy-li-xơ trở về.
d. Ra-ma buộc tội.
Câu hỏi 2: Thành Cổ Loa được xây dựng ở địa phương nào?
a. Gia Lâm (Hà Nội).
b. Sóc Sơn(Hà Nội).
c.Ðơng Anh(Hà Nội).
d.Ba Ðình(Hà Nội).
Câu hỏi 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
a. Kể chuyện An Dương Vương xây thành.
b. Kể chuyện An Dương Vương chế nỏ.
c. Kể chuyện An Dương Vương bị Trọng thuỷ lừa lấy nỏ thần.
d. Kể chuyện An Dương Vương chém đầu con gái khi nghe lời thần linh
kết tội.
Câu hỏi 4: Chi tiết nào sau đây khơng là chi tiết nghệ thuật kì
ảo?
a. Nhân vật cụ già xuất hiện một cách thần bí.
b. Thần Kim Quy từ biển Ðông lên giúp An Dương Vương xây thành
,chế nỏ.
c. Thần Kim Quy thông tỏ việc trời đất âm dương ,quỷ thần.
d. Thành rộng hơn ngàn trượng,xoắn như hình trơn ốc.

Câu hỏi 5: Những chi tiết nghệ thuật kì ảo trong đoạn trích trên
góp phần thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với
nhân vật An Dương Vương như thế nào?
a. Khẳng định việc làm của An Dương Vương rất được ủng hộ.
b. Khẳng định việc làm của An Dương Vương được "lòng trời,hợp ý
dân".
c. Khẳng định tính chất chính nghĩa của cơng cuộc dựng nước và giữ


nước của An Dương Vương.
d. Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng.
Câu hỏi 6: Hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ về nghĩa của
từ "trượng"?
a.Là đơn vị đo chiều dài.
b. Là đơn vị đo chiều dài thời cổ,dài khoảng 1,2m.
c. Là đơn vị đo chiều rộng.
d. Là đơn vị đo chiều rộng ,rộng khoảng 1,2m.
Ðọc kĩ văn bản sau và trả lời trắc nghiệm:
"Không bao lâu ,Ðà cầu hôn.Vua vô tình gả con gái là Mị Châu
cho con trai Ðà là Trọng Thuy. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ
thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay nuốt Rùa vàng,nói dối là
về phương Bắc thăm cha.nói rằng: "tình vợ chồng khơng thể lãng
qn,nghĩa mẹ cha khơng thể dứt bỏ.Ta nay trở về thăm cha,nếu như
đến lúc hai nước thất hồ,Bắc nam cách biệt,ta lại tìm nàng,lấy gì làm
dấu?"Ðáp "Thiếp phận nữ nhi,nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khơn
xiết.Thiếp có áo gấm lơng ngỗng thường mặc trên mình,đi đến đâu sẽ
rứt lơng ngỗng mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu,như vậy sẽ cứu
được nhau".
Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước.đà được lẫy cả mừng,bèn cử
binh sang đánh.Vua cậy nỏ thần,vẫn điềm nhiên đánh cờ mà nói: "đà

khơng sợ nỏ thần sao?"Qn Ðà tiến sát vua cầm lấy nỏ,thấy lẫy thần
đã mất bèn bỏ chạy.Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng
nhau chạy về phương Nam.
Trọng Thuỷ nhận dấu lông ngỗng mà đuổi.Vua chạy tới bờ
biển,đường cùng khơng có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta,sứ
Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu".Rùa vàng hiện lên trước mặt,thét
lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó".Vua bèn rút gươm chém
Mị Châu ,Mị Châu khấn rằng: "Thiếp là phận gái,nếu có lịng phản
nghịch mưu hại cha,chết đi sẽ hố thành cát bụi,Nếu một lịng trung
hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa
sạch mối nhục thù". Mị Châu chết ở bờ biển,máu chảy xuống nước,trai
sò ăn phải đều biến thành hạt châu.Vua cầm sừng tê bẩy tấc.Rùa vàng
rẽ nước dẫn vua đi xuống biển".
(Ngữ văn 10,tập 1)
Câu hỏi 7: Nỏ thần có tên gọi khác là gì?
a. Linh quang Kim qui thần cơ.
b. Huyền quang Kim qui thần cơ.
c. Phật quang Kim qui thần cơ.
d. Thần quang Kim qui thần cơ.


Câu hỏi 8: Sự mất cảnh giác của Mị Châu biểu hiện như thế
nào?
a. Yêu Trọng Thuỷ .
b. Cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.
c.Rắc lông ngỗng dọc theo đường chạy nạn.
d. Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng.
Câu hỏi 9: Giải nghĩa từ "Nữ nhi"?
a. Trẻ sơ sinh.
b. Ðàn bà ,con gái

c. Thanh niên trai tráng.
d. Cả ba phương án(A,B,C)đều sai.
Câu hỏi 10: Thái độ của Mị Châu khi nói với Trọng Thuỷ : "Thiếp
phận nữ nhi,nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khơn xiết.Thiếp có
áo gấm lơng ngỗng thường mặc trên mình,đi đến đâu sẽ rứt
lơng ngỗng mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu,như vậy sẽ cứu
được nhau"trong giờ phút chia tay là gì?
a. Tin tưởng hồn tồn về tình u.
b. Có sự ngờ vực.
c. Cảnh giác.
d. Cả ba phương án(A,B,C)đều sai.
Câu hỏi 11: Khi Triệu Ðà phát binh sang đánh,An Dương Vương "cậy
nỏ thần,vẫn điềm nhiên đánh cờ mà nói: "Ðà khơng sợ nỏ thần
sao?",chi tiết này nhấn mạnh thái độ gì của nhà vua?
a. Sự chủ quan, khinh địch.
b. Sự bình tĩnh,vững vàng.
c. Tự tin chiến thắng.
d. Kiêu ngạo,ngang ngược.
Câu hỏi 12: Hành động tuốt gươm chém Mị Châu của An Dương
Vương đượic miêu tả như thế nào?
a. Quyết liệt ,dứt khoát.
b. Ngập ngừng ,do dự.
c. Run sợ ,chần chừ.
d. Mạnh mẽ ,nhanh chóng.
Câu hỏi 13: Chi tiết An Dương Vương tuốt gươm chém Mị Châu
gợi cho em những cảm nghĩ gì?
a.An Dương Vương hồn tồn tin và làm theo lời thần.
b. Ðặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên tình cảm cha con và gia đình.
c. Ðây là hành động tỉnh ngộ muộn mằn của An Dương Vương đối với
lỗi lầm của mình.

d. Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng.


Câu hỏi 14: Em hiểu như thế nào về câu nói trươc khi chết của
Mị Châu : "Thiếp là phận gái,nếu có lịng phản nghịch mưu hại
cha,chết đi sẽ hố thành cát bụi,Nếu một lòng trung hiếu mà bị
người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch
mối nhục thù".
a. Mị Châu đã kịp nhận ra mình bị chính người nàng tin u nhất lừa.
b. Mị Châu đã ý thức được những sai lầm và tội lỗi của mình.
c. Nàng hồn tồn chấp nhận cái chết.
d.Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng.
Câu hỏi 15: Ý nghĩa của chi tiết kì ảo: "Máu Mị Châu chảy xuống
biển thành ngọc"là gì?
a. Minh chứng cho tấm lịng trong trắng mà bị lừa dối của Mị Châu .
b. Thanh minh cho sự vơ tình gây tội của Mị Châu .
c. Thể hiện thái độ thơng cảm,thương xót,bao dung của nhân dân đối
với nàng.
d.Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng.
Câu hỏi 16: Thái độ và tình cảm của nhân dân như thế nào đối
với An Dương Vương qua chi tiết: "Vua cầm sừng tê bẩy tấc.Rùa
vàng rẽ nuớc dẫn vua đi xuống biển"?
a. Ngưỡng mộ,tiếc thương.
b. Căm giận ,ai ốn.
c.Khinh bỉ ,căm thù.
d.Thơng cảm,xót xa.
TRẢ LỜI
[1]='b'

[5]='d'


[8]='d'

[2]='c'

[6]='d'

[9]='b'

[3]='a'

[7]='a'

[10]='
a'

[4]='d'

[11]='
a'
[12]='
a'

II.DẠNG BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU
Đề 1:


Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào
khi nhắc đến nhân vật Mỵ Châu?
3. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ
Châu trong truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”?
4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách
nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
1.Ý chính của văn bản: Nhà thơ Tố Hữu đã nhắc lại chuyện Mỵ
Châu đã cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần để cuối cùng hậu quả xảy
ra là bi kịch nước mất nhà tan
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vơ ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được
sai lầm lớn của Mỵ Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách
nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước
Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động
của nàng.
3. Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm
mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình u cá
nhân và lợi ích dân tộc.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dịng,
khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân
thành ;
-Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ :
+ Hiểu được tình hình đất nước hiện nay ;
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô

trách nhiệm với đất nước
+ Bài học nhận thức và hành động.
Đề 2-3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:


Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển,
đường cùng khơng có thuyền qua bèn kêu rằng " Trời hại ta, sứ Thanh
Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn "
Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị
Châu, Mị Châu khấn rằng " Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch
mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu
mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch
mối nhục thù ". Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò
ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng
rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42,
SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?
2/ Vì sao Rùa Vàng lại nói: " Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc
đó! " ?
3/ Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ? Câu ghép đó
thể hiện mối quan hệ gì ?
4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm khơng ? Điều đó có ý
nghĩa như thế nào ?
5/ Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương
trong văn bản ?
6/ Xác định chi tiết thần kì trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của các chi tiết đó.
7/Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An

Dương Vương và Mị Châu.
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách
nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
Trả lời:
1/ Ý chính của văn bản trên :
-

Bị truy đuổi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng ;

-

Rùa Vàng hiện lên nói cho vua biết Mị Châu là giặc.

-

Vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu có lời khấn ;

-

Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

2/ Rùa Vàng nói: " Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " vì
chính Mị Châu đã rắc lông ngỗng để chỉ đường cho giặc đuổi theo.


Trọng Thuỷ đã lần theo vết lông ngỗng để truy sát hai cha con An
Dương Vương đến cùng.
3/ Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu :
-


nếu có lịng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát
bụi.

-

Nếu một lịng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến
thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù
Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả.

4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm : Mị Châu chết, máu hoá
thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch. Qua đó, nàng đã được giải
oan, thể hiện cái nhìn bao dung, vị tha của nhân dân với Mị Châu.
5/ Ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong
văn bản :
Thanh kiếm của vua An Dương Vương chính là đại diện cho cơng
lí. Thanh kiếm ấy một thời đã được vung lên trên chiến trường để giết
giặc bảo vệ đất nước và bây giờ cũng chính thanh kiếm ấy đã hạ xuống
chém đầu con gái duy nhất của ơng. Cịn gì đau xót, thương tâm hơn
khi chính cha lại giết con. Nhưng kẻ có tội thì phải đền tội và chính
hành động dứt khốt, quyết liệt ấy của An Dương Vương đã cho thấy
được nét đẹp trong con người nhà vua, phân minh rạch rịi giữa cơng –
tư, đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi gia đình.
6/ Chi tiết thần kì trong văn bản :
-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải
đều biến thành hạt châu.
biển.

-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống
Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :
-Minh oan cho hành động vơ ý để mất nước của Mị Châu ;


-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong
tâm thức của nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra
nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ơng vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời
này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần gian.
7/Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương
Vương và Mị Châu.
-Với Mị Châu, nhân dân vừa tỏ thái độ nghiêm khắc, vừa giàu lòng
vị tha, bao dung, nhân ái ;


- Với An Dương Vương, nhân dân rất thương tiếc, kính trọng,
ngưỡng mộ .
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dịng) bày tỏ suy nghĩ về trách
nhiệm của cơng dân đối với Tổ quốc.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, khơng được gạch đầu dịng,
khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân
thành ;
-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, thí sinh bày
tỏ suy nghĩ của mình: Ln nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù dù
bất cứ lúc nào, giải quyết đúng đắn mối qua hệ riêng-chung, giữa tình
cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.
III. DẠNG CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được
chia thành mấy phần? Mối quan hệ giữa các phần đó là gì?
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được chia thành
hai phần.
Phần một: Kể chuyện An Dương Vương được thần Kim Quy giúp
xây thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân Triệu Đà lần thứ

nhât
Phần hai : Kê’ chuyện nhà vua mất cảnh giác gả con gái Mị Châu
cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. MỊ Châu vơ tình cho chồng biết bí
mật nỏ thần. Trọng Thuỷ đánh tráo lẫy nỏ thần dẫn đến kết cục bi thảm
là An Dương Vương mất nước, Mị Châu bị vua cha chém đầu, Trọng
Thuỷ vì ăn năn hối hận mà lao đầu xuống giếng...
Hai phần trên liên hệ với nhau rất mật thiết trong việc thê hiện tư
tưởng chủ đề của tác phẩm : đó là bài học lịch sử về giữ nước. Phần
một là bài học thành công được rút ra từ việc An Dương Vương có ý
thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa
đến. Phần hai là bài học giữ nước được tổng kết từ sự thất bại. Sai lầm
của An Dương Vương là đã mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù
xâm lược, mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián, ỷ lại
vào vũ khí mà khơng đề phịng. Cịn Mị Châu lại quá ngây thơ và cả tin
nên đã để lộ bí mật quốc gia cho giặc, khi đất nước lâm nguy lại chỉ
nghĩ đến hanh phúc cá nhân. Sự thành công hay thất bại kia đều để lại
bài học quý giá : ln ln phải đề cao tính thần cảnh giác, lo phòng bị


lực lượng để đối phó với kẻ thù xâm lược, ln đặt lợi ích cá nhân trong
lợi ích chung của cộng đồng, đất nước...
2. Kể tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
theo nhân vật An Dương Vương.
Tôi là Thục Phán An Dương Vương vua nước Âu Lạc. Tôi cho xây
thành ở đất Việt Thường nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đâu lại lở tới
đấy.
Một hơm có cụ già từ phương Đơng tới nói: Sẽ có sứ Thanh Giang
đến giúp vua xây thành. Hơm sau tơi mừng rỡ cho người ra đón mới
biết sứ Thanh Giang là một con rùa vàng.
Thành xây nửa tháng thì xong, vững chãi và kiên cố. Trước khi

về biển, rùa vàng cịn tháo vuốt đưa cho tơi làm lẫy nỏ thần chống
giặc. Có thành cao, hào sâu lại có nỏ thần, rất nhiều lần tôi đã đánh
cho quân của Triệu Đà đại bại.
Đã không dám đối chiến, bèn xin hịa và cho con trai là Trọng
Thủy sang cầu hơn. Tôi đồng ý gả con gái Mị Châu cho Trọng Thủy, lại
cho cả Trọng Thủy ở lại Loa Thành làm rể. Nhưng khơng ngờ, có được
cơ hội tốt, Trọng Thủy đã dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo
ngay lẫy nỏ.
Quân Triệu Đà phá được nỏ thần bèn ồ ạt tấn cơng. Trong khi ấy
nghĩ có nỏ Liên Châu tôi vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, không bố phịng
gì cả. Loa Thành bị vỡ, tơi bèn mang theo con gái chạy xuống phía
Nam. Thế nhưng cùng lúc ấy Trọng Thủy lại theo dấu lông ngỗng mà Mị
Châu rắc ở đường đuổi theo. Cùng đường, lại nghe sứ Thanh Giang
nhắc nhở Giặc ở ngay sau nhà vua đó, tôi đã tuốt kiếm chém con gái
rồi cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển.
3 .Vì sao có thể nói Truyện An Dương Vương vả Mị Châu - Trọng
Thuỷ là tác phẩm nhiều chủ đề ? Theo anh (chị), chủ đề nào là
chính ? Vì sao ?
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷc có nhiều chủ
đề:
Qua sự thành công trong việc xây thành, chế nỏ của An Dương
Vương cũng như sự chủ quan mâ't cảnh giác của ông đẫn đến việc mất
nước, các tác giả dân gian muốn nêu lên chủ đề cũng như bài học kinh
nghiệm về công cuộc dựng nước và giữ nước. Mối quan hệ giữa nhân
vật An Dương Vương và Mị Châu đặt ra chủ đề về tình cha con, quan hệ
Mị Châu - Trọng Thuỷ lại đặt ra chủ đề về tình u đơi lứa.
Tuy nhiên, chủ đề quan trọng nhất của truyền thuyết này chính là
bài học lịch sử về việc giữ nước của dân tộc. Lịch sử Việt Nam có một
đặc điểm nổi bật, đó là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại



xâm. Trong tình hình ấy, các sáng tác văn học dân gian nói chung, đặc
biệt là truyền thuyết nói riêng, có nhiệm vụ đề cao tư tưởng u nước
thương nịi, giáo dục lòng trung thành với dân tộc, ý thức và tình cảm
tha thiết đối với nền độc lập tự chủ của quốc gia. Cho nên việc xác định
chủ đề chính của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là
bài học lịch sử về giữ nước hoàn tồn có căn cứ thoả đáng. Những chủ
đề phụ như tình cha con, tình cảm lứa đơi góp phần làm sáng rõ hơn
cho chủ đề chính yếu đó.
4. Hãy cho biết vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp
giữ nước?
- An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt
Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết.
Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người
có tài, nghĩ mình khơng có con trai, nên theo lời khuyên của Sơn Tinh
đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi
được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa
Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa
- Việc dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa đã chứng tỏ quyết sách
sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của ADV.
- ADV cho xây thành, đắp lũy, đào hào, chế tạo vũ khí tốt để
chuẩn bị chống giặc thể hiện tinh thần cảnh giác. Dời đô là quốc sách,
nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối
phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi
quyết định dời đơ về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành
đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm.
- Việc nhà vua đón mời cụ già bí ẩn vào hỏi kế xây thành, ra cửa
Đơng đón xứ Thanh Giang, nghe rùa Vàng diệt trừ yêu quái thể hiện
thái độ trọng hiền tài.
- Nhiều lần chiến thắng quân Triệu Đà, khiến Đà phải xin cầu hòa thể

hiện tài quân sự của ADV.
- Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương
trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hố các yếu tố lịch
sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen
với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo,
tăng tính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi
tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng
định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên
được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta
ngợi ca cơng đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành
tựu của nhân dân thời Âu Lạc.


=> Như vậy ở phần đầu của tác phẩm, với vị trí là vua nước Âu
Lạc, là người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, An Dương Vương đã
khẳng định vai trị và cơng lao to lớn của mình trong buổi đầu xây dựng
và bảo vệ đất nước. Là một vị vua u nước, ln có tinh thần trách
nhiệm trước đất nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân đời đời mến
phục ngợi ca.
5. Những yếu tố kì ảo trong truyện ADV – MC – TT:
- Cụ già từ phương đông tới báo tin sứ Thanh Giang Rùa Vàng giúp nhà
vua xây thành ốc, cho móng thần.
- Nỏ thần bắn một phát chết chết hàng vạn tên.
- Máu Mị Châu chảy xuống biển loài trai ăn vào biến thành hạt châu.
- ADV không chết mà được Rùa Vàng đưa xuống biển.
6. Trong truyền thuyết, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một
người vợ hiền, nhưng thần Rùa Vàng lại kết tội nàng là giặc.
Theo em lời kết tội ấy có nghiêm khắc q khơng?
Mị Châu là một người vợ hiền, một cơ gái ngây thơ, trong trắng.

Đó là phẩm chất tốt đẹp của nàng. Song trong một đất nước nhiều giặc
giã, lại là một công chúa đất Âu Lạc thì chỉ có phẩm chất ấy khơng
chưa đủ mà mà cịn phải có tinh thần u nước và tinh thần cảnh giác
giữ gìn bí mật quốc gia.Tiết lộ bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù,
nàng bị kết tội là giặc là đích đáng. Đây là sự phán quyết nghiêm khắc
của nhân dân dành cho nàng công chúa ngây thơ, mù quáng. Cái chết
của Mị Châu đã nêu lên bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác, về ranh
giới giữa tình u và lí trí, về việc mối quan hệ giữa việc nước với việc
nhà.
7. Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về nhân vật Mị Châu.
Nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết này vừa là tội nhân vừa là
nạn nhân của bi kịch dân tộc và bi kịch tình yêu.
Mị Châu đã quá cả tin và nhẹ dạ nên để Trọng Thuỷ nắm được bí
mật quốc gia, có cơ hội đánh tráo nỏ thần. Đó là tội mất cảnh giác. Khi
đất nước lâm nguy, cha trở thành kẻ mất nước phải chạy trốn, nàng
vẫn mù quáng tin vào tình yêu của kẻ phản bội, vẫn chỉ đơn thuần nghĩ
đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường chạy cho Trọng Thuỷ. Đó
là tội thứ hai - đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc, khơng giải
quyết đúng đắn mối quan hệ tình nhà và việc nước. Nhân dân đã có
thái độ nghiêm khắc đối với tội lỗi của nàng, Mị Châu đã phải chết dưới
lưỡi kiếm vua cha. Đó là một bài học muôn đời về sự cảnh giác, tỉnh
táo trước kẻ thù, về lòng yêu nước, nghĩa vụ với đất nước.


Nhưng tất cả cũng tại bởi Mị Châu quá ngây thơ, trong sáng nên
đã bị Trọng Thuỷ lợi dụng, trong cái đáng trách cũng có cái đáng
thương, trong hình hài một tội nhân cịn có cả bóng dáng một nạn
nhân. Nhân dân ta cũng thấu hiểu điều đó nên đã sáng tạo thêm chi
tiết : máu Mị Châu chảy xuống biển hoá thành ngọc trai đúng như tâm
nguyện của nàng trước khi chết. Đó chính là sự minh oan, chiêu tuyết

cho nàng, cũng là sự thể hiện lòng bao dung, truyền thống thấu tình
đạt lí của dân tộc ta. Chính vì thế mà trong đời sống thực, nhân dân
cịn dựng đền thờ vua An Dương Vương và am thờ công chúa Mị Châu
ngay cạnh nhau.
8. Về sự hoá thân của nhân vật Mị Châu trong tác phẩm.
Sự hoá thân của Mị Châu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo
trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Người con gái
ngây thơ trong trắng "trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu) hẳn đã
giật mình bừng tỉnh, bàng hồng nhận ra lỗi lầm khơng gì có thể tha
thứ được của mình khi nghe tiếng thét uy linh, phẫn nộ của thần Kim
Quy : “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó !”. “Bản án” đã được
tun trong tình thế gấp gáp, hiểm nghèo : phía sau, giặc đuổi sát đến
nơi, trước mặt là biển khơi. Lỗi lầm lớn đã khiến cơ đồ Âu Lạc “đắm
biển sâu” phải được trả bàng bản án tử hình. Tâm nguyện cuối cùng
của nàng gửi trong lời cầu khấn : “Thiếp là phận gái, nếu có lịng phản
nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung
hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa
sạch mối nhục thù”. Nhân dân đã thấu hiểu tấm lòng trung hiếu ấy của
nàng nên lời cầu ứng nghiệm vào một hình ảnh đẹp : máu chảy xuống
nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác biến thành ngọc
thạch khi Trọng Thuỷ đem về táng ở Loa Thành. Ngọc quý sáng trong là
lời chiêu tuyết cho danh dự của nàng. Lỗi lầm ấy là do vơ tình mà nên
trọng tội. Sự hố thân của Mị Châu thể hiện tấm lòng nhân hậu, bao
dung của nhân dân đối với nàng.
Nhưng khơng chỉ có vậy. Phía sau sự hố thân ấy cịn là thái độ
nghiêm khắc, những bài học lịch sử đau xót người xưa muốn truyền
trao qua hình tượng nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà kiểu hình thức hố
thân nhân dân dành cho Mị Châu không giống như những truyện dân
gian khác. Thủ pháp hoá thân trong truyện cổ xưa nay là để kéo dài sự
sống của nhân vật trong những hình hài tiếp nối. Có hố thân để bất tử

nỗi vị võ khôn khuây của người đàn bà thuỷ chung lên núi bồng con
ngóng trơng vời vợi về mãi phía chân trời (Sự tích hịn Vọng Phu). Có
hố thân như một cách trừng phạt đời đời kiếp kiếp (mẹ con Lí Thông


chết rồi cịn bị hố kiếp thành con bọ hung xấu xí, bẩn thỉu - Thạch
Sanh). Dân gian đã thay trời đất minh chứng cho tấm lòng trong sạch
của Mị Châu bằng ngọc sáng bền mãi với thời gian. Nhưng dân gian
cũng thật sâu xa khi sáng tạo nên một hố thân khơng trọn vẹn : hố
thân - phân thân. Máu nàng trở thành ngọc trai, xác nàng kết nên ngọc
thạch. Muôn đời, muôn kiếp nàng Mị Châu vẫn là một khối đá khơng
đầu cịn đau mãi vết kiếm tuốt ra trong cơn giận dữ tột cùng của vua
cha, của nhân dân Âu Lạc. Dù vơ tình phạm tội, nàng vẫn phải trả giá
nghiêm khắc cho lỗi lầm của mình. Hố thân đó như bài học lịch sử
nghiệm trải xót đau nhân dân đời đời truyền lại cho con cháu trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với
cái chung.
9. Giải thích ý nghĩa hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước”?
Hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước” không phải là biểu tượng của
mối tình chung thủy.
- Mị Châu trước khi chết đã nhận ra rằng mình bị Trọng Thủy lừa
dối, lời khấn của nàng cho thấy điều đó:”Nếu một lịng trung hiếu mà
bị lừa dối thì chết đi sẽ biến thành hạt châu ngọc…” sự nhẹ dạ của
nàng phải trả giá bằng một sinh mạng nàng, người cha thân yêu và cả
nước Âu Lạc.
- Hơn nữa trước khi chết Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề
của mình nên khơng xin tha tội , chỉ xin “hóa thành châu ngọc để rửa
mối nhục thù”. Lời khấn của nàng đã ứng nghiệm, cho nên châu ngọc ở
đây chỉ có ý nghĩa minh oan.
Hình ảnh ngọc trai giếng nước chắn chắn khơng phải là hình ảnh

của mối tình chung thủy mà chỉ là chứng minh cho sự trong sạch của
Mị Châu mà thôi.
- Khơng phải là hình ảnh ngợi ca tình u Mị Châu – Trọng Thuỷ. Nó là:
+ Lời minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.
+ Chứng nhận Trọng Thuỷ đã tìm được sự tha thứ trong tình cảm của
Mị Châu ở thế giới bên kia.
Như vậy, “ngọc trai – giếng nước” là hình ảnh mang ý nghĩa của
sự hố giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung, đầy nhân
hậu của dân gian đối với hai nạn nhân tỉnh ngộ muộn màng của cuộc
chiến tranh xâm lược
10. Suy nghĩ về Trọng Thủy
- Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn
là con trai của Triệu Đà, con rể của An Dương Vương, là chồng của Mị
Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình,
Trọng Thuỷ lấy Mị Châu khơng phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng


thực hiện một mưu đồ chính trị, để hồn thành nhiệm vụ gián điệp
được cha hắn giao phó mà thơi. Và với danh nghĩa một người chồng,
Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy. Hắn đã lợi
dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để
đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý
trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An
Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của
hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan
của cha con ADV và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân
dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
- Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn
nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng
Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thơi.

Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng khơng phải hồn
tồn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng
Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày
sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.
- Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng
Thuỷ đã nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng … làm dấu”. Đây khơng hồn
tồn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi
ngùi, một nỗi đau li biệt.
- Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở
phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng
của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Khơng đắm mình trong hào
quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi
Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong
nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho
mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám
hối cho một sai lầm mù quáng, mà cịn là sự thức tỉnh của nhân tính,
sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về
với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
11. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ cho thấy
mối quan hệ khăng khít giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu, tưởng
tượng.
Việc An Dương Vương xây thành cổ Loa, chế tạo vũ khí là có thật
trong lịch sử. Song truyền thuyết đã tưởng tượng ra sự giúp đỡ của
thần linh (thần Kim Quy) vì nhân dân muốn thần kì hố chiến cơng xây
thành, chế nỏ, qua đó ca ngợi và đề cao vị anh hùng dân tộc, đồng thời
cũng đề cao chính dân tộc mình.
Do tín ngưỡng bản địa tơn thờ các anh hùng dân tộc nên để suy
tôn An Dương Vương, dân gian mới sáng tạo nhân vật Mị Châu cùng
câu chuyện về mối tình nhẹ dạ, mù quáng của nàng, sử dụng câu
chuyện đó để làm mờ đi nguyên nhân mất nước thực sự, chủ yếu liên



quan đến chính An Dương Vương. Qua đó, nhân dân muốn khẳng đinh
đứt khoát rằng An Dương Vương và dân tộc Việt mất nước không do
kém cỏi về tài năng mà bởi vì kẻ thù (Triệu Đà) dùng thủ đoạn hèn hạ
nhằm vào một người con gái ngây thơ cả tin, lợi dụng ngay cả tình u
của chính con trai mình.
Dân gian cịn có niềm tin rằng anh hùng dân tộc thì bất tử nên
nhân dân đã sáng tạo thêm chi tiết thần kì : An Dương Vương được Rùa
Vàng đón xuống biển. Chi tiết máu của Mị Châu biến thành ngọc trai
cũng nhằm mục đích khẳng định nhân dân ta không ai chịu bán nước,
cùng lắm họ chỉ mắc lừa kẻ địch, bị chúng lợi dụng như Mị Châu mà
thơi.
Qua sự phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ lưu giữ trong lịng nó cả phần
“cốt lõi lịch sử” : Nước Âu Lạc được xây dựng vào thời An Dương Vương,
có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược
của Triệu Đà, nhưng về sau đất nước đã bị rơi vào tay kẻ thù.
Là sáng tác nghệ thuật của một tập thể, nhân dân cịn tin vào
những điều thần kì nên truyện vừa kể lại cái sự thực lịch sử ấy, vừa
thần kì hố nó. Thành cơng của truyền thuyết này chính là đã kết hợp
hài hoà “cốt lõi lịch sử” với yếu tố tưởng tượng thần kì, với mục đích
tơn vinh dân tộc, hạ thấp kẻ thù. Một dân tộc yêu nước và ln có ý
thức tự tơn sẽ hành động như thế.
PHẦN III. LUYỆN ĐỀ
Đề 1 : Phân tích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thủy”.
Đặt vấn đề
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học
cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần

đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng
và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất
cảnh giác của cha con An Dương Vương.
- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện được thể
hiện sinh động qua các tình tiết của truyền thuyết.
Giải quyết vấn đề
1. Tóm tắt truyện.
Lập nước Âu Lạc, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng
xây rồi lại đổ. Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, cịn tặng một cái
móng để làm lẫy nỏ chống giặc.
Triệu Đà ở phương Bắc xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương
thắng giặc. Triệu Đà xin hòa, cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Nhà
vua không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Mị Châu bị



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×