Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THÀNH LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ SẢN PHẨM CÁ BASA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.61 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN

THÀNH LẬP MƠ HÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ
SẢN PHẨM CÁ BASA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
THÀNH LẬP MƠ HÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ
SẢN PHẨM CÁ BASA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Giảng viên: VŨ THANH LIÊM
Môn học:

KHOA: KINH TẾ

THƯƠNG MẠI THỦY SẢN QUỐC TẾ

Sinh viên Thực hiện:
Vũ Thị Ngọc Ánh

MSSV: 15117003



Lớp: DH15CT

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

MSSV: 15117012

Lớp: DH15CT

Lê Mạnh Kha

MSSV: 15117025

Lớp: DH15CT

Bùi Thị Hồng May

MSSV: 15117036

Lớp: DH15CT

Nguyễn Quang Minh

MSSV: 15117037

Lớp: DH15CT

Danh Quốc Phúc

MSSV: 11117173


Lớp: DH11CT

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2018


TĨM TẮT
Cơng ty Chế biến xuất khẩu cá Basa là một cơng ty giả định, với mơ hình
kinh doanh quốc tế, có thị trường tại Việt Nam và Mỹ.
Từ việc phân tích, đánh giá khái qt mơ hình kinh doanh đa quốc gia bền
vững của các công ty thực tế, nhóm thực hiện tiểu luận đã tổng quan các tài liệu
có liên quan đến hoạt động kinh danh này và đưa ra ý tưởng kinh doanh, nhóm
mong muốn tổng quan được những vấn đề sau:
1. Xác định mục tiêu và sứ mạng của công ty.
2. Mô tả khái quát công dụng và chức năng sản phẩm của công ty.
3. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng hoạt động thương mại quốc tế.
4. Phân tích nguồn cung ứng nguyên vật liệu của cơng ty.
5. Phân tích cơ cấu tổ chức của tập đoàn theo quyền hạn và chức năng.
6. Xác định chiến lược Marketing.

ii


MỤC LỤC

Nội Dung
Tra
ng
TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii

Chương 1: MỤC TIÊU VÀ SỨ MẠNG CỦA CÔNG TY ............................................. 1
1.1 Mục Tiêu ....................................................................................................................... 1
1.2 Sứ Mạng ........................................................................................................................ 1

Chương 2: KHÁI QUÁT CÔNG DỤNG VÀ CHỨC NĂNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 2
2.1 Công Dụng Của Sản Phẩm ........................................................................................... 2
2.2 Chức Năng Của Sản Phầm ............................................................................................ 2
Chương 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA
3.1 Yếu Tố Lịch Sử Và Địa Lý ........................................................................................... 3
3.2 Yếu Tố Văn Hóa Và Kinh Tế ....................................................................................... 4
3.3 Pháp Luật Và Chính Trị Mỹ Về Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản ....................................... 5
Chương 4: NGUỒN CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY ......................... 6
4.1 Nguồn Nguyên Vật Liệu ............................................................................................... 6
4.2 Sự Ổn Định Của Các Nguồn Cung Ứng Nguyên Vật Liệu........................................... 6
4.3 Ảnh Hưởng Giá Cả Nguyên Vật Liệu Đến Doanh Thu Và Lợi Nhuận ........................ 6
Chương 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ......................................................... 7
5.1. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý ............................................................................................. 7
5.2. Cơ Cấu Nhân Sự ......................................................................................................... 10
Chương 6: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY ...................................... 11
6.1 Chiến Lược Phát Triển Thị Trường............................................................................. 11
6.2 Thiết Kế Marketing – Mix .......................................................................................... 11
iii


6.3 Tổ Chức Thực Hiện Và Kiểm Tra Các Hoạt Động Marketing .................................. 12

iv


Chương 1

MỤC TIÊU VÀ SỨ MẠNG CỦA CÔNG TY
1. Mục Tiêu
Nước ta có nguồn thủy sản dồi dào và phong phú, bằng việc áp dụng khoa
học công nghệ và sự cải tiến trong phương pháp nuôi trồng. Việt Nam đã thành
công khi đưa ngành thủy sản xuất khẩu ra nước ngồi. Trong đó, xuất khẩu cá
Basa của Việt Nam (năm 2008) là nhóm sản phẩm thủy sản có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với
tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD tăng
khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa tồn bộ ngành lần đầu vượt qua
ngưỡng 4 tỷ USD.
Nhận thấy rõ thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới
cùng với sự nghiên cứu về những lợi ích mà cá Basa mang lại. Từ đó, chúng tơi
đưa ra mơ hình cơng ty kinh doanh quốc tế sản phẩm cá Basa, nhằm mở rộng
mơ hình kinh doanh và xâm nhập vào thị trường Mỹ.
Từ những nhìn nhận trên, chúng tôi đề a mục tiêu: Trở thành công ty xuất
khẩu cá Basa hàng đầu Việt Nam và là thương hiệu uy tín trên thế giới. Với mặt
hàng chủ lực là cá Basa, tạo thế phát triển bền vững. Làm khách hàng hài lịng,
góp phần hưng thịnh quốc gia. Mang thuỷ sản tươi ngon và an toàn cho người
tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
2. Sứ Mạng
Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng về vật chất và tinh
thần nhằm khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ
đơng nói riêng và tồn xã hội nói chung.

1


Chương 2
KHÁI QUÁT CÔNG DỤNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM


2.1

Công Dụng Của Sản Phẩm

Thịt cá Basa được sử dụng làm thực phẩm, chế biến thành nhiều món ăn
ngon, bổ dưỡng, ngồi ra cịn có tác dụng phịng chữa bệnh. Nhiều nhà nghiên
cứu cho biết, cá basa Việt Nam có nhiều mỡ, trong mỡ chứa rất nhiều DHA,
Omega 3 và vitamin tan trong dầu như A, E, D,... Omega 3 là những chất giúp
phát triển trí não, võng mạc, chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, xương cơ
khớp,...
Ăn cá Basa rất tốt với trẻ em còi, chậm phát triển, chứng nhức mỏi xương
khớp, sinh lý yếu, tóc bạc sớm và bệnh liên quan khí huyết hư.
Thành phần dinh dưỡng của cá Basa, được trình bày trong bảng sau:

Calo

170 cal

Calo từ
chất béo
60 cal

Tổng
lượng chất
béo
7g

Chất béo
bão hòa

2g

Cholesterol

Natri

Prorien

22mg

70,6mg

28g

Bảng thành phần dinh dưỡng cá trên 100g sản phẩm ăn được
(theo số liệu của FAO)
2.2

Chức Năng Của Sản Phầm

Sản phẩm cá Basa được sơ chế thành phẩm ở dạng fillet, tiện lợi cho người
tiêu dùng có thể chế biến thành các món ăn theo ý thích.

2


Chương 3
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT KINH DOANH QUỐC TẾ
CỦA CÔNG TY


3.1

Yếu Tố Lịch Sử Và Địa Lý

3.1.1 Yếu tố Lịch sử
Trung bình người Mỹ tiêu dùng thêm gần 0,5kg thủy sản/khẩu phần ăn
(NOAA, 2015). Tiêu thụ thủy sản bình quân của Mỹ đạt mức 7,05 kg/người,
tăng gần 0,45 kg so với năm 2014. Theo đó, người Mỹ càng ngày càng sử dụng
nhiều thủy sản, cả tươi sống và đông lạnh.
Năm 2015, Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam,
với kim ngạch trên 1,32 tỷ USD. Các mặt hàng tôm, cá ngừ và cá tra của Việt
Nam được người dân Mỹ ưa chuộng (VASEP).
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Mỹ chỉ chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Vì vậy, các
doanh nghiệp thủy sản vẫn còn nhiều bất cập để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
3.1.2 Yếu tố Địa lý
Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đã
làm cho nghề cá các nước ở châu Mỹ - Latinh tiếp tục phát triển mạnh, sản
lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Phần đất chính của Mỹ trải dài xuyên suốt từ Đại Tây Dương đến Thái
Bình Dương và từ Canada tới vịnh Mê xi cô. Do những điều kiện thuận lợi về
mặt địa lý, nguồn tài nguyên biển dồi dào, cộng với những kinh nghiệm của ngư
dân Mỹ, mà nghề cá nước này có sự phát triển sớm.
Nghề cá Mỹ có sự phát triển mạnh, song trước đây nó bị chi phối bởi các
cơng ty nước ngoài như Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp,... Vào những năm sau này
chính phủ Mỹ đã có những chính sách để tăng cường củng cố nền kinh tế, kiểm
tra giám sát chặt chẽ các hoạt động của các công ty nước ngồi. Đồng thời với
sự phát triển đánh bắt, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã cho tiến hành xây dựng các cơ
sở vật chất dịch vụ hậu cần, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học về nghề cá.
3



3.2 Yếu Tố Văn Hóa Và Kinh Tế
3.2.1 Yếu tố Văn hóa
Thị hiếu tiêu dùng của thị trường thủy sản Mỹ là hêt sức đa dạng, nhu cầu
của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thủy sản ngày càng cao về số
lượng lẫn chất lượng.
Sự đa dạng này mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản thâm nhập
vào thị trường Mỹ nếu biết nắm bắt thông tin thường xuyên, biết thỏa thuận nhu
cầu của mọi loại đối tượng khách hàng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm là
điều kiện cần thiết để có thể thâm nhập vào thị trường này, nâng cao năng lực
cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ đặt ra cho cơng ty mà là cho tồn nghành thủy
sản.
Do Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, thêm vào đó là ảnh hưởng của các yếu tố
văn hóa, xã hội, lối sống, mức thu nhập, nền thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ rất
đa dạng và phong phú. Yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ với phẩm cấp hàng hóa
có rất nhiều loại, từ hàng hóa phẩm cấp thấp đến cấp trung bình và các cấp cao.
Nhìn chung người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những mặt hàng có mẫu mã đơn
giản, tiện dụng không quá cầu kỳ như thị hiếu của người châu Âu. Điều quan
trọng nhất là giá cả tương đối rẻ.
Người Mỹ có xu hướng giảm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn cằng nhiều
càng tốt. Vì vậy, người tiêu dùng Mỹ sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm
tinh chế như fillet, đồ hộp, các sản phẩm ăn liền,… Mặc dù nhiều người Hòa Kỳ
vẫn ưa chuộng các sản phẩm thủy sản tươi sống hơn nhưng lượng thủy sản đông
lạnh tiêu thụ trên thị trường đang tăng dần do việc chế biến các sản phẩm này
nhanh hơn và dễ dàng hơn.
3.2.2 Yếu tố Kinh tế
Cá Basa và cá Tra là một trong các sản phẩm có nhiều nhất tại thị trường
Mỹ. Ước tính chiếm đến khoảng 90% tổng thủy sản tiêu thụ.
Nhập khẩu chiếm hơn 90% tổng lượng thủy sản tiêu thụ ở Mỹ. Theo dữ

liệu của NOAA, nhiều thủy sản khai thác được xuất khẩu để chế biến rồi nhập
khẩu trở lại Mỹ.
4


Khoảng 84% thủy sản nhập khẩu dạng này là thủy sản tươi sống hoặc đông
lạnh. Các nước xuất khẩu thủy sản vào Mỹ trong năm 2014 là Trung Quốc,
Canada, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Chile, chiếm 2/3 tổng lượng thủy sản
nhập khẩu vào Mỹ.
Người tiêu dùng Mỹ đã chi khoảng 95,8 tỷ USD cho sản phẩm thủy sản
trong năm 2015.
3.3

Pháp Luật Và Chính Trị Mỹ Về Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản

3.3.1 Yếu tố Pháp luật
Hàng rào kỹ thuật thủy sản xuất khẩu sang Mỹ rất khắt khe. Trong những
năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã buộc phải từ bỏ thị trường này. Thủy
sản nhập vào thị trường Mỹ được quản lý bằng hai biện pháp chủ yếu là thuế
nhập khẩu và kiểm soát bằng các biện pháp kỹ thuật.
Luật Thực phẩm của Mỹ quy định "Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ
không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn
về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an tồn".
Các loại thuế gồm có: thuế theo trị giá, thuế theo trọng lượng hoặc khối
lượng, thuế gộp, thuế theo hạn ngạch, thuế theo thời vụ, thuế leo thang.
3.3.2 Yếu tố Chính Trị
Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hàng hóa song phương Việt
Nam và Mỹ giai đoạn từ năm 2007 đến nay có những bước khởi sắc đáng kể.
Cho đến nay, Mỹ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới.

Cán cân thương mại của Việt Nam – Mỹ ln duy trì ở mức thặng dư lớn, trong
năm 2013 là 18.64 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy nhiều năm qua Hoa Kỳ
luôn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam và là thị trường
cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam trong năm 2013.

5


Chương 4
NGUỒN CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY

4.1 Nguồn Nguyên Vật Liệu
Trong quá trình sản xuất, nguồn nguyên liệu chính được sử dụng là cá
Basa. Ngồi ra, cơng ty còn sử dụng một số phụ liệu khác như: thùng Carton,
bao bì,…
Ngun liệu cá Basa chủ yếu được cơng ty thu mua từ các hộ gia đình ni
cá Basa thuộc địa bàn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...
Thùng carton, bao bì PE, PA,... được nhập từ các công ty khác trong nước.
4.2 Sự Ổn Định Của Các Nguồn Cung Ứng Nguyên Vật Liệu
Nguồn ngun liệu chính của cơng ty chủ yếu là cá Basa được thu mua từ
các hộ nuôi cá Basa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Các hộ nuôi đang phát triển theo chiều hướng nuôi quy mô lớn, đầu tư kỹ
thuật cao, đồng thời tạo sự liên kết giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ để tạo
đầu ra cho sản phẩm.
4.3 Ảnh Hưởng Giá Cả Nguyên Vật Liệu Đến Doanh Thu Và Lợi Nhuận
Nếu năm 2005, giá bán cá Basa nguyên liệu ở vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long chỉ vào khoảng 12.000 – 14.000 đồng/1kg, thì đến năm 2007, giá cá
nguyên liệu tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao 16.000 – 17.000 đồng/1kg.

Trong những năm cuối 2009, giá nguyên liệu ổn định ở mức 15.000/1kg.
Do vậy, tùy vào từng thời điểm, nên giá xuất khẩu của công ty được điều
chỉnh phù hợp theo biến động của giá cả nguyên liệu đầu vào nên nhìn chung
giá cả thị trường nguyên liệu đầu vào cũng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty không đáng kể.

6


Chương 5
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
5.1. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý
5.1.1 Đại hội đồng Cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng Cổ đơng có
nhiệm vụ thơng qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về hoạt động kinh
doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến
hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty; thông qua các
chiến lược phát triển; bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm sốt và quyết định bộ
máy tổ chức của cơng ty.
5.1.2 Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ
Đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị nhân danh
công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi cơng ty.
5.1.3 Ban Kiểm Sốt
Ban Kiểm sốt thay mặt Đại hội Cổ đơng để kiểm sốt mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quản trị điều hành công ty. Ban Kiểm sốt có ba thành
viên.
5.1.4 Ban Tổng Giám Đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính phản ánh
trung thực và hợp lý tình hình tài chính, lưu chuyển tiền tệ của cơng ty trong
từng năm tài chính. Trong việc lập Báo cáo tài chính này, Ban Tổng giám đốc
phải:
- Chọn lựa các chính sách kế tốn thích hợp và áp dụng các chính sách
này một cách nhất quán;
- Thực hiện các phán đốn và ước tính một cách thận trọng;
7


- Cơng bố các chuẩn mực kế tốn phải tn theo trong các vấn đề trọng
yếu được công bố và giải trình trong báo cáo tài chính;
- Lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp
không thể giả rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục.
Ban Tổng Giám Đốc gồm:
- Tổng Giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Tổng Giám đốc do
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại
hội Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 5 năm.
- Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm và sự
chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh do Hội
đồng Quản trị bổ nhiệm và có nhiệm vụ phụ trách điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty như xác định chiến lược kinh doanh, kiểm tra, đánh giá hiệu
quả của chiến lược kinh doanh. Đồng thời theo ủy quyền hoặc phân cơng của
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh có chức năng phê duyệt các kế
hoạch đặt hàng và giao hàng để nhà máy sản xuất thực hiện, quản lý thực hiện
dự án mới của cơng ty.
- Phó Tổng Giám đốc Điều hành: Là người chịu trách nhiệm và sự chỉ

đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Điều hành do Hội đồng
Quản trị bổ nhiệm và có trách nhiệm phối hợp, điều hào kế hoạch sản xuất –
kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, quy trình cơng nghệ các mặt hàng theo
hợp đồng cơng ty đã ký với khách hàng. Ngồi ra, Phó Tổng Giám đốc Điều
hành cịn có trách nhiệm về cơng tác nhân sự tồn Cơng ty, thực hiện chế độ,
chính sách tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên, quản trị xây dựng cơ
bản.
Phục vụ cho Ban Tổng giám đốc cịn có Kế Tốn Trưởng.

8


5.1.5 Các Phòng, Ban – Đơn vị kinh doanh
- Phòng kế tốn tái vụ: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế tốn, quản lý tài
chính của Cơng ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, trực tiếp cơng
tác kế tốn cho Ba Xí nghiệp đơng lạnh.
- Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: Phòng lập kế hoạch sản xuất cho
các xí nghiệp, hồn thành các thủ tục xuất khẩu, lập kế hoạch kinh doanh cho
Cơng ty.
- Phịng Kinh doanh tiếp thị: có nhiệm vụ tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế
hoạch sản xuất cho các xí nghiệp. Thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng trên tồn
quốc thơng qua các Tổng đại lý, các hệ thống siêu thị. Tham gia tất cả các hội
chợ, quảng bá thương hiệu. Xuất khẩu.
- Phịng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý điều hành cơng tác
hành chính tổ chức của cơng ty, theo dõi, giải quyết chính sách cho người lao
động.
- Ban quản lý chất lượng và cơng nghệ: có nhiệm vụ quản lý chất lượng
sản phẩm và môi trường, xây dựng công nghệ chế biến các sản phẩm mới,
nghiên cứu cải tạo, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, lập kế
hoạch quản lý chất lượng cho Cơng ty.

- Ban thu mua: có nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu và
điều phối cho Ba Xí nghiệp đơng lạnh.
- Xí nghiệp đông lạnh 1, 2, 3: là 03 đơn vị hạch tốn báo sổ, có nhiều
quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh chế biến sản phẩm.
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm: là một đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều
quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh phụ phẩm tận dụng từ 03 xí nghiệp
đơng lạnh và sản xuất sản phẩm từ cá Basa.
- Xí nghiệp dịch vụ Thủy sản: là một đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều
quyền tự chủ trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, tư vấn kỹ thuật ni cho
ngư dân.
- Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật: là một đơn vị hạch tốn báo sổ, có nhiều
quyền lợi trong việc quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động kỹ thuật của
9


Công ty; Quản lý thực hiện thiết kế và giám sát tồn bộ các cơng trình xây dựng
cơ bản; Mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến
thủy sản.
5.2. Cơ Cấu Nhân Sự
Để có thể trở thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu cá Basa, là một trong
những công ty hàng đầu cả nước thì yếu tố trình độ chun mơn của các nhân
viên trong công ty là rất quan trọng, đặc biệt là các cán bộ nhân viên ở các
Phòng Ban như: Phòng tài chính kế tốn; Phịng Kinh doanh tiếp thị; Ban Cơng
nghệ và quản lý chất lượng có vai trị quan trọng trong hoạt động của cơng ty. Vì
thế việc tuyển nhân sự vào công ty là vấn đề rất quan trọng mà công ty quan tâm
tới.

10



Chương 6
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY
6.1 Chiến Lược Phát Triển Thị Trường
Thực hiện định vị sản phẩm như hiện nay. Đó là chất lượng sản phẩm cao,
nguồn hàng cung cấp ổn định, an toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, giá cả
tương đương với đối thủ cạnh tranh, phục vụ khách hàng nhanh và uy tín.
6.2 Thiết Kế Marketing – Mix
Hoạch định chính sách sản phẩm:
- Quyết định về danh mục sản phẩm: Nên ta sẽ dùng chiến lược “dị biệt
hoá” từng sản phẩm.
- Quyết định về bao bì và gắn nhãn hiệu: Khi đóng gói bao bì sản phẩm thì
nên khác biệt về đặc điểm, tạo ấn tượng tốt đẹp và dễ dàng đập vào mắt người
mua, khó để đối thủ cạnh tranh sao lại.
- Quyết định về sản phẩm mới
Đối với chất lượng: công ty cần bảo đảm chất lượng. Quy trình sản xuất và
điều kiện sản xuất của công ty đã được kiểm định trong thời gian qua. Trước
tiên cần phải đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt đúng tiêu chuẩn thuỷ sản đã được
quy định theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thiết kế chiến lược và chính sách định giá:
- Định giá sản phẩm xây dựng theo phương án “Định giá dựa vào cạnh
tranh”, dựa theo năng lực sản xuất và giá cá Basa hiện hành của các đối thủ cạnh
tranh trên thị trườn, mà công ty đưa ra định giá sản phẩm cho cơng ty mình.
- Các chiến lược điều chỉnh giá phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, chính trị,
luật pháp nên có thể điều chỉnh trong giai đoạn thực hiện.
- Sự thay đổi giá cả sản phẩm cần linh hoạt về cơ chế giá, chủ động trong
các đợt tăng và giảm giá đối với các lô hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của
mình, trong sự cạnh tranh càng gay gắt với nhóm sản phẩm chủ lực của cơng ty
là cá Basa thì cơng ty cần chủ động giảm, tăng giá tuỳ theo thời điểm, nhưng cần
11



xem xét yếu tố của người mua và khách hàng tiềm năng và cả đối thủ cạnh tranh
trước động thái tăng, giảm giá của công ty.
6.3 Tổ Chức Thực Hiện Và Kiểm Tra Các Hoạt Động Marketing
Bộ phận Marketing của cơng ty nên được xây dựng theo mơ hình:
Giám Đốc

Phó Giám Đốc Kinh doanh
Nghiên cứu

Lực lượng bán hàng

Marketing
Tổ chức Marketing: lợi thế chủ yếu của công ty trong việc tổ chức theo mơ
hình này là sự đơn giản về mặt hành chính, nhưng hình thức này sẽ mất đi tính
hiệu quả khi sản phẩm và thị trường của công ty tăng lên. Trước hết là việc
hoạch định đối với những sản phẩm và thị trường cụ thể không sát với thực tế,
không gắn trách nhiệm với từng thị trường tiêu thụ.
Kiểm tra hoạt động Marketing Để theo dõi kiểm tra các hoạt động
Marketing được thiết kế, thực hiện đến đâu và vướng mắc, trở ngại ở khâu nào,
công ty luôn vạch quá quá trình kiểm tra hoạt động Marketing do Phó Giám đốc
phụ trách tiêu thụ và Marketing tiến hành theo các kế hoạch Marketing.

12


13




×