Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Phòng tránh tai nạn té ngã ở người cao tuổi (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.67 KB, 9 trang )

Phòng tránh tai nạn té ngã
ở người cao tuổi (Kỳ 2)

II. 6 cách để tránh té ngã
Té ngã là chuyện thường tình, ai mà không có lần té ngã. Nhưng đối với
người lớn tuổi, trên 65, té ngã rất quan trọng vì nó là nguyên nhân dẫn đầu của
thương tích, và tử vong vì thương tích ở người già. Người ta ước tính mỗi năm
trên nước Mỹ cứ 3 người già trên 65 thì có 1 người bị ngã. Càng lớn tuổi chúng ta
càng dễ bị té ngã do cơ thể yếu đi cùng với các bệnh tật đi kèm. Các loại thuốc
đang dùng điều trị bệnh cũng có thể làm ta mất thăng bằng và té ngã.
Sau đây là 6 cách để phòng tránh té ngã, giảm thiểu nguy cơ bị những
thương tích nặng dẫn đến tử vong cho người lớn tuổi.
1. Gặp bác sĩ
Nếu đã lâu bạn chưa gặp bác sĩ, đây là thời điểm để thực hiện kiểm tra sức
khỏe tổng quát. Trong thăm khám, bạn nên yêu cầu bác sĩ dành thời giờ tìm hiểu
kỹ về bạn, từ môi trường bạn đang sống, sức khỏe của bạn đến những loại thuốc
bạn đang dùng. Từ những chi tiết đó, bác sĩ sẽ có thể tiên lượng được nguy cơ té
ngã của bạn. Những câu hỏi bác sĩ có thể đặt ra là:
-Bạn đang dùng những thuốc gì? Ðem theo tất cả những thuốc, kể cả thuốc
mua tự do không toa, cùng liều lượng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại hết các thuốc và cho
biết về những phản ứng phụ của thuốc có thể khiến bạn bị té ngã. Nếu cần, bác sĩ
sẽ hướng dẫn bạn giảm dần rồi ngừng hẳn một vài loại thuốc có tác dụng phụ nguy
hiểm, thí dụ như thuốc an thần và thuốc ngủ.

- Bạn đã bị té ngã lần nào chưa? Nên ghi chép lại những chi tiết những lần
té ngã: giờ nào, ở đâu và ngã như thế nào. Kể ra cả những lần suýt ngã nhưng
gượng lại hoặc vịn vào chỗ nào đó được.
- Có phải tình trạng sức khỏe đã gây ra cái té ngã đó không? Bác sĩ sẽ kiểm
tra mắt, tai bạn xem có vấn đề nào khiến gây ra té ngã không. Hãy kể rõ nếu bạn bị
chóng mặt, đau khớp xương, tê chân, khó thở. Bác sĩ cần kiểm tra sức mạnh, thăng
bằng và dáng đi đứng của bạn.


2. Tiếp tục duy trì vận động
- Nên vận động thân thể thường xuyên. Tập những môn thể dục nhẹ nhàng
như đi bộ, vận động dưới nước, thái cực quyền Những môn vận động này giúp
bạn mạnh mẽ lên, thăng bằng tốt hơn, dẻo dai hơn. Trước khi luyện tập môn gì,
nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu bạn nghĩ tập thể dục có thể làm bạn té ngã, nên nói với bác sĩ. Có thể
bạn cần gặp chuyên viên vật lý trị liệu để giúp bạn vận động.
3. Mang giày tốt
Mang giày cao gót hay giầy lẹp xẹp có đế trơn đều có thể làm bạn té ngã.
Nên theo những chỉ dẫn sau đây:
- Ðo số giầy cẩn thận để mang cho vừa
- Chọn giầy chắc chắn, đế không trợt
- Không mang giày có đế quá dày
- Mang giày có quai gài chặt, đừng đi dép xỏ
- Nếu phụ nữ có bàn bàn chân rộng bề ngang, có thể dùng giày của đàn ông.
4. Dẹp những chướng ngại nguy hiểm trong nhà
Nhìn kỹ trong nhà của bạn, từ phòng khách đến phòng ăn, phòng tắm
Những vật dụng quá nhiều và những vật dụng trang trí có thể làm bạn vấp ngã.
Nên theo lời khuyên sau đây:
- Dọn dẹp hết thùng giấy, báo, dây điện, dây diện thoại nơi những hành
lang.
- Dọn dẹp bàn thấp, giá đựng tạp chí, giá bày cây cảnh khỏi những nơi
thường qua lại.
- Những tấm thảm rời cần được dán dính chặt vào sàn bằng băng keo hai
mặt, hoặc phải mua thảm có mặt dưới không trợt.
- Chùi ngay những chất lỏng đổ ra sàn nhà
- Chùi sàn nhà bằng dầu không trợt
- Những chỗ sàn hay thảm long ra phải được sửa ngay
- Ðể những vật dụng cần thiết ở chỗ thấp, dễ lấy
- Ðể những miếng cao su không trợt trong bồn tắm hay vòi sen

5. Bật đèn sáng
Càng lớn tuổi, ánh sáng sẽ đến hậu phòng (phần sau) của mắt ít hơn khiến
bạn không cảm nhận được mầu và chuyển động. Nên dùng bóng điện sáng để
tránh bị vấp những vật dụng bạn không nhận ra được. Tuy nhiên không nên dùng
bóng quá công suất an toàn cho một vật dụng nào đó vì có thể gây hỏa hoạn.
Ngoài ra, nên:
- Ðể một ngọn đèn gần giường, tay có thể với tới được để phòng khi dậy
ban đêm.
- Dọn chỗ trống để đi tới chỗ công tắc đèn dễ dàng nếu nó không nằm ngay
cửa. Dùng công tắc có ánh sáng lân tinh để phát sáng trong đêm.
- Gắn đèn đêm nhỏ trong phòng ngủ, phòng tắm hay hành lang
- Bật đèn trước khi lên hay xuống thang lầu. Gắn công tắc ngay đầu hay
chân cầu thang.
- Cất giữ đèn pin chỗ dễ tìm.
6. Dùng những dụng cụ trợ giúp
Nếu bạn đi không vững, bác sĩ có thể khuyên dùng thêm gậy hay khung xe
tập đi “walker”. Nên thử dùng những thứ sau:
- Gắn tay vịn vào tường trong phòng tắm, ngay ngoài cửa bồn tắm hay vòi
sen
- Gắn bồn cầu cao hay có chỗ dựa tay để ngồi cho vững
- Ðặt một ghế thật chắc và vững trong bồn tắm hay dưới vòi sen để ngồi khi
cần. Dùng vòi sen di động được để có thể tắm ngồi.
- Cầu thang phải có tay vịn hai bên.
- Nấc thang phải không trơn
Nếu cần, bạn có thể phải đầu tư vào những vật dụng giúp an toàn trong nhà.
Nếu bạn dự định ở lâu một chỗ nào đó, chuyện phải tốn tiền cho những vật dụng
này là điều đáng làm.

III. Hậu Quả của Té Ngã ở Người Cao Tuổi
Sự tin tưởng vào khả năng hoạt động của người già có thể mất đi nhanh

chóng nếu họ bị ngã. Nỗi lo sợ sẽ bị ngã nữa sẽ làm cho họ hạn chế hoạt động, họ
sẽ ở lỳ trong nhà vì cho rằng đi ra là quá nguy hiểm và kết cục là gây nhiều hậu
quả về sinh hoạt thường ngày cũng như về mặt xã hội. Ngay trong nhà họ cũng
hạn chế hoạt động tới mức tối thiểu, ngồi nhiều, bỏ mặc cho nhiều việc không
được lưu tâm tới. Sự lo sợ bị ngã trong nhà tắm, nhà vệ sinh có thể dẫn tới sự sao
nhãng vệ sinh cá nhân.
Tổn hại do ngã có thể rất nghiêm trọng đặc biệt khi ngã ở cầu thang, gần
lửa hoặc gần bếp lò. Nhưng ngay cả những tổn thương bầm giập, run rẩy sau ngã
cũng có thể làm cho người già chỉ muốn ở trên giường không muốn làm bất cứ
việc gì khác. Đôi khi, những đau đớn về ngã không nghiêm trọng lắm, nhưng
người già không tự dậy được, bắt buộc phải nằm tại nơi ngã cho đến khi có người
đến giúp. Trong những trường hợp này nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tăng
lên, viêm phổi, hoặc hạ nhiệt độ cơ thể đột ngột, có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn







×