Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bao tang Phong Khong Khong Quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 11 trang )

BÀI THU HOẠCH
Danh sách thành viên:
1. Nguyễn Thu Trang
2. Nguyễn Thị Huyền Trang
3. Nguyễn Việt Trinh
4. Nguyễn Ngọc Phương Uyên
5. Hoàng Hải Vân


Chúng ta đang sống trong một xã hội hịa bình, độc lập tự do và hội
nhập. Một xã hội đã và đang mang lại cho mỗi người dân Việt Nam một
cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Để có được thành quả như ngày
hơm nay, đó là nhờ công lao to lớn, sự hi sinh cao cả của các bậc cha
ông, các anh hùng liệt sĩ đã sẵn sàng xả thân hi sinh để giành lại độc lập
cho đất nước. Những hình ảnh, những sự kiện về cuộc chiến tranh giải
phóng đất nước, chúng ta đã đều được nghe kể hoặc nhìn thấy qua sách
báo và trên phim ảnh,.., song những điều đó chưa thật sự tái hiện được
đầy đủ và sâu sắc những cuộc chiến khốc liệt của quân và dân ta.
Vừa qua, lớp C2017A, khoa GDTH, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã
tổ chức buổi tham quan “Bảo tàng Phịng Khơng – Khơng Qn Việt
Nam”. Đây là một dịp để chúng tơi tham quan, tìm hiểu lịch sử về quá
khứ hào hùng của dân tộc, đồng thời hịa chung khơng khí kỉ niệm 45
năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

Bảo tàng Phịng Khơng – Khơng qn Việt Nam
Bảo tàng Phịng khơng - Khơng qn trực thuộc Cục Chính trị, Qn
chủng Phịng khơng-Khơng qn, tiền thân là Phịng Truyền thống Bộ


đội Phịng khơng thành lập năm 1958. Bảo tàng được xếp hạng Hai
trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng mới vào


năm 2004, khánh thành ngày 28/8/2007, là nơi lưu giữ những hình ảnh,
tư liệu, hiện vật minh chứng cho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu,
trưởng thành và chiến thắng của Bộ đội PK-KQ Việt Nam.
Bảo tàng có 2 khu trưng bày chính: Bộ sưu tập hiện vật khối lớn ngoài
trời và phần trưng bày trong nhà. Các bộ sưu tập hiện vật khối lớn hấp
dẫn gồm 73 hiện vật khối lớn được trưng bày ngoài trời một cách khoa
học, giới thiệu các bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo về Bộ đội PK-KQ:
pháo cao xạ, rađa, không quân, tên lửa. Những vũ khí đã lập nhiều chiến
cơng xuất sắc: khẩu pháo 37 mm của khẩu đội Tô Vĩnh Diện tham gia
Chiến dịch Điện Biên Phủ; cuộc hành trình của khẩu pháo 90 mm do Mỹ
sản xuất tham gia chiến thắng trận đầu ngày 05/8/1964; Rađa phát sóng
quản lý bầu trời bằng sóng điện từ, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm
1972, bắt được tín hiệu máy bay chiến lược B-52 sớm 35 phút thông báo
cho quân và dân Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu; Bệ phóng tên lửa
lập cơng bắn rơi máy bay B-52 đầu tiên trong Chiến dịch “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không” tháng 12/1972; Máy bay MiG-21 bắn rơi máy bay
B-52 đêm 27/12/1972.

Máy bay Mig 21 “hạ đo ván” máy bay B-52


Ngồi ra, các bộ sưu tập hiện vật cịn có các loại máy bay MiG-17, MiG19, MiG-21, trực thăng vận tải, trực thăng săn ngầm và một số máy bay
cường kích thu được của Mỹ Ngụy, trong đó có máy bay A-37, Phi đội
Quyết Thắng đã sử dụng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần
giành thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...; một số loại vũ
khí, phương tiện mà đối phương đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Bãi xác máy bay
Phần trưng bày trong nhà gồm 6 đề mục lớn:
Đề mục 1: Bộ đội PK-KQ

trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
(những chiến công của
trung đoàn 367 tại chiến
dịch Điện Biên Phủ năm
1946 - 1954).


Đề mục II: Sự hình thành và phát triển các lực lượng PK-KQ chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1964);

Đề mục III: Bộ đội PK-KQ cùng với quân và dân miền Bắc đánh thắng
hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ra miền Bắc, đỉnh cao là
đập tan cuộc tập kích đường khơng chủ yếu bằng máy bay chiến lược
B52 vào Hà Nội và Hải Phòng (02/1965 - 01/1973);


Đề mục IV: Bộ đội PK-KQ chiến đấu trong đội hình quân binh chủng
hợp thành, Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào (1971),
Chiến dịch Quảng Trị (1972), Chiến địch Hồ Chí Minh lịch sử năm
1975;

Đề mục V: Chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc; Xây dựng và sẵn sàng
chiến đấu, quản lý vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, cùng cả
nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN (từ 1975 đến nay);


Đề mục VI: Trưng bày các chuyên đề về đoàn kết quốc tế, hợp tác vũ
trụ, đoàn kết quân dân, sức mạnh từ mặt đất.


Trưng bày trong nhà hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh đã tái tạo lại những
trang sử oai hùng của Bộ đội PK-KQ, mỗi hiện vật, hình ảnh trong hệ
thống trưng bày là huyền thoại về những chiến công xuất sắc của Bộ đội
PK-KQ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lập nên những
kỳ tích anh hùng đánh thắng không quân nhà nghề của nước có nền khoa
học kỹ thuật hiện đại đến nay vẫn còn là những điều hấp dẫn đối với
nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. Ngày nay, Quân chủng PKKQ là một Quân chủng lớn mạnh, với các trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại, không ngừng cải tiến kỹ thuật, luôn cảnh giác cao, sẵn sàng cùng
với các lực lượng vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ
vững chắc trời và biển Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Máy phát điện bằng tay
Một trong số hiện vật quý hiếm đó là chiếc ghế máy bay Mi-4 đã vinh
dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đi cơng tác; đặc biệt có bộ
sưu tập hiện vật về Ban Nghiên cứu Khơng qn, Trung đồn Pháo cao
xạ 367 với những chiến công xuất sắc tại mặt trận Điện Biên Phủ; Chiến
thắng tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hố), Khơng quân nhân dân Việt Nam
đã mở mặt trận trên không thắng lợi; Tư liệu hiện vật trận đầu đánh
thắng của Bộ đội Tên lửa Phịng khơng Việt Nam ngày 24/7/1965; Bộ
đội PK-KQ đánh thắng chiến tranh điện tử của đế quốc Mỹ; cùng quân
và dân miền Bắc bảo vệ Hà Nội - Hải Phòng năm 1967; Chiến đấu ở
chiến trường khu IV; bảo vệ tuyến vận tải chiến lược 559 (Đường Hồ
Chí Minh); Sa bàn điện tử chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” tháng 12/1972; Chiến đấu trong đội hình quân binh chủng hợp
thành; Quân chủng PK-KQ thường xuyên cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam XHCN; Đặc biệt, Bảo tàng
PK-KQ lưu giữ tư liệu hiện vật duy nhất về chuyến bay Hợp tác vũ trụ
quốc tế Việt Nam - Liên Xơ và có sưu tập tặng phẩm của các đoàn quốc

tế đến thăm và tặng Bộ đội PK-KQ…


Hiện tại, Bảo tàng PK- KQ đang lưu giữ trên 62.000 tư liệu, hiện vật gốc
quý hiếm về lịch sử oanh liệt của Bộ đội PK-KQ Việt Nam. Bảo tàng đã
đón tiếp nhiều đồn khách quốc tế, đặc biệt là đón các vị nguyên thủ
quốc gia, các tướng lĩnh của qn đội các nước, được đón tiếp các đồn
khách quan trọng của một số nước trên thế giới trong đó có các cựu phi
cơng Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quân
chủng PK-KQ đã bắn rơi 2.687 máy bay các loại, trong đó có 64 máy
bay chiến lược B-52; có 108 lượt đơn vị, 71 cá nhân được tuyên dương
danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương Sao vàng, 04 Huân
chương Hồ Chí Minh, 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất, hàng trăm
Huân chương Quân công, hàng ngàn Huân chương Chiến công các loại
và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Cùng với đó, chúng ta không thể không kể đến Chiến thắng “Hà Nội –
Điện Biên Phủ trên không”
Thắng lợi vĩ đại của quân và dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước được ví như một cuộc “chiến đấu thần kỳ” và trở
thành biểu tượng của lương tri và phẩm giá con người. Mỗi chiến công
trong cuộc chiến đấu ấy là một kỳ tích. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” 45 năm trước là một chiến công như thế - tiêu biểu cho khí
phách anh hùng, tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh.
Trong cuộc đụng đầu với khơng qn chiến lược Mỹ trên bầu trời thủ đô
Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Việt Nam chẳng
những không bị khuất phục trước sức mạnh “không thể tưởng tượng
nổi” của khơng lực Hoa Kỳ mà cịn làm cho hàng chục “pháo đài bay B52”, “con ma”, “thần sấm” phải phơi xác ngay trên mảnh đất thiêng

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Thắng lợi giòn giã của quân và dân
Việt Nam làm nức lòng bạn bè quốc tế, khiến cho dư luận thế giới ngỡ


ngàng, thán phục và liên tưởng đến một “Điện Biên Phủ thứ hai - Điện
Biên Phủ trên không”. Như vậy, Mỹ cũng như Pháp 18 năm trước đó (51954), dù đã đẩy nỗ lực quân sự lên mức cao nhất nhằm cứu vãn tình thế
trong cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng cuối cùng, phải chịu thất bại
trước ý chí, quyết tâm ngoan cường, trí tuệ, sức sáng tạo và bản lĩnh của
quân và dân Việt Nam. Thắng lợi của 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” cùng với thắng lợi trên chiến trường cả nước đã buộc đế
quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân viễn chinh về nước, làm
thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ chiến lược để toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chiến công oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã cách đây
bốn thập kỷ. Tuy nhiên, độ lùi thời gian chẳng thể làm mờ ký ức của
một thời lửa đạn, mà càng làm cho chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn,
sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử trọng đại này; về những nhân tố làm nên
một trong những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vừa
là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại chiến công hào hùng của quân và
dân ta, đồng thời, thêm một lần khẳng định tầm nhìn chiến lược của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo
của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đặc
biệt, đây cũng là dịp để chúng ta đi sâu tìm tịi, nghiên cứu về những
nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói
chung, cuộc đọ sức 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
cuối năm 1972 nói riêng; qua đó, làm sáng tỏ thêm sức mạnh của cuộc
chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, sức mạnh của khối

đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại mới, mà nhân lõi của nó được biểu
hiện bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Kết thúc cuộc chiến chỉ toàn là những đau thương mất mát cho cả hai
bên tham chiến. Nagy cả Tổng thống Mỹ Nixon trong qun hồi kí của
mình cũng phải thừa nhận: “Chiến tranh Việt Nam thực sự là một sai
lầm khủng khiếp…”


Đất nước chúng ta trong bối cảnh thanh bình và hội nhập, mỗi người
chúng ta phải biết trân trọng nền hịa bình độc lập mà lớp lớp ơng cha ta
đã phải đánh đổi bằng chính xương máu của mình. Chúng ta cần ra sức
phấn đấu học tập, làm việc có ích, xây dựng lại đất nước ngày càng vững
mạnh hơn, mang lại cuộc sống ấm no cho toàn dân tộc. Đây là những
việc làm thiết thực để tưởng niệm những người đã hi sinh cho dân tộc
Việt Nam. Hiện nay, nước Việt nam đang phát triển trong quá trình hội
nhập, ta cần gác lại những hận thù để bắt tay vào hợp tác phát triển với
Mỹ, điều đó mang lại cho đất nước chúng ta những lợi ích tốt đẹp. Nói
nhưu thế khơng có nghĩa chúng ta được phép lãng quên quá khứ, quay
lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn cịn phải gánh chịu đến ngày hơm
nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, một tiếng nói bênh vực nạn
nhân chất độc màu da cam,.. là những nghĩa cửa cao đẹp của thế hệ trẻ
hôm nay và ngày mai.
Qua chuyến đi này, trong chúng tơi đã có thêm những cảm xúc và sự
hiểu biết về chiến tranh và tinh thần bất khuất anh hùng của dân tộc Việt
Nam. Là những thanh niên, đoàn viên trường ĐH Thủ Đô Hà Nội,
những sinh viên khoa GDTH, chúng tôi nguyện học tập tốt, rèn luyện
thật tốt để góp phần xây dựng đất nước, đào tạo, giảng dạy những thế hệ
trẻ, những mầm non tương lai của đất nước phát huy những phẩm chất
tốt đẹp, giữ vững và xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×