Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

đề cương hướng dẫn học sinh tự học tuần 9 từ ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.63 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC TUẦN 9 MÔN NGỮ VĂN 6
Bài: 3. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ ĐA NGHĨA, TỪ MƯỢN, TỪ ĐỒNG ÂM.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: VĂN BẢN THỜI THƠ ẤU CỦA HON - ĐA

VIẾT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ ĐA NGHĨA, TỪ MƯỢN, TỪ ĐỒNG ÂM.
I. CÂU HỎI:
Câu 1: Thế nào là từ đa nghĩa, từ đồng âm, Từ mượn? Cho ví dụ ?
Câu 2: Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
* Chân:
a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)
b)
Dù ai nói ngả, nói nghiêng
Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)
* Chạy:
a) Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)
b) Xe chạy chậm chậm. (Nguyên Hồng)
c) Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
d) Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)
Câu 3: Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của
chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật) ?
Câu 4: Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a) Chín:
Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học, hây hây má tròn.
(Tố Hữu)
Một nghề cho chín cịn hơn chín nghề.
(Tục ngữ)
b) Cắt:


Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Sự tích Hồ
Gươm)
Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tơi đã mịn.
Bài viết bị cắt mất một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê)
Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được. (Tơ Hồi)
II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1: Khái niệm:
*Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
VD: Từ "ăn" có hơn 10 nghĩa, trong đó có các nghĩa như: a) đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng
(ăn cơm); b) ăn uống nhân dịp gì đó (ăn Tết); c) máy móc phương tiện giao thơng tiếp nhận
nhiên liệu (tàu ăn than)......
*Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác
nhau.
VD: đường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm với đường có
nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).


* Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng,
đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
VD: + Từ mượn tiếng Hàn (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hịa bình,...
+ Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phịng, mùi soa, pa nơ, áp phích,...
Câu 2: Xác định nghĩa của các từ chân, chạy
* Chân:
a. ->Từ chân chỉ bộ phận cơ thể người.
b. -> Từ chân chỉ bộ phận đồ vật.
c. -> Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền.
Chạy:
a. -> Từ chạy chỉ hành động con người.
b. -> Từ chạy chỉ hoạt động của xe.

c. -> Từ chạy chỉ hành động lo (cho) tiền tàu.
d. -> Từ chạy chỉ độ dài của bãi cát.
Câu 3: Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của
chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).
- Mặt: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn,...
- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tủ,...
- Miệng: miệng chén, miệng bát, miệng chum,...
Câu 4: Từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a) Chín:
- Từ “chín” chỉ trạng thái đã sẵn sàng thu hoạch của quýt.
- Từ chín thứ nhất chỉ sự thành thạo, chuyên nghiệp, lành nghề. Từ chín thứ hai chỉ số đếm.
b) Cắt:
- Từ cắt chỉ loài chim.
- Từ cắt chỉ một hành động dùng kéo/ liềm/...để dọn sạch cỏ.
- Từ cắt chỉ hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn.
- Từ cắt chỉ sự phân công, phân chia, thay phiên.
III. Bài tập vận dụng:
Viết một đoạn văn (Khoảng 4- 5 dòng). Trong đó có sử dụng tư đa nghĩa. Gạch chân ở những
từ đa nghĩa đó.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: VĂN BẢN THỜI THƠ ẤU CỦA HON - ĐA
I. CÂU HỎI:
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hon - đa Sô-i-chi-rô?
Câu 2: Nêu xuất xứ, thể loại, các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản ?Câu
Câu 3: Tìm trong văn bản những thơng tin nêu lên hồn cảnh xuất thân, Gia đình, Sở thích từ
nhỏ của Hon –đa Sơ-i-chi-rơ?
Câu 4: Tìm những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất u thích máy móc, với kĩ
thuật ? (Khi chưa đi học, khi đi học, kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay đáng nhớ ) ? Nhận xét
của em về các chi tiết đó ?
Câu 5: Trình bày khái qt nội dung của văn bản thời thơ ấu của Hon - đa ?
II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. Tác giả:
- Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 - 1991)
- Quê quán: làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành phố Hamamatsu,
tỉnh Shizouka, Nhật Bản.
- Là người sáng lập ra hãng xe Honda.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích từ Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tơi).


- Thể loại: Hồi kí.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Câu 3: hoàn cảnh xuất thân, Gia đình, Sở thích từ nhỏ của Hon –đa Sơ-i-chi-rơ:
- Hồn cảnh: Sinh ra và lớn lên ở Làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành
phố Hamamatsu, tỉnh Shizouka.
- Gia đình:Cha là Gihei, làm nghề thợ rèn, nhà rất nghèo, đời ông làm nông., là trưởng nam
trong gia đình, hàng ngày phải cõng em gái đến trường, giúp cha đạp ống thổi lửa.
- Sở thích từ nhỏ: Từ nhỏ đã được tiếp xúc với máy móc, kĩ thuật nên có hứng thú từ sớm:
(Lớn lên trong tiếng phì phị thổi của ống thổi lị, với âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng
búa. Hay được ông cõng đến tiệm xay lúa chơi. Thể hiện sự hứng thú với kĩ thuật, máy móc từ
rất sớm)
Câu 4: Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất u thích máy móc, với kĩ
thuật (Khi chưa đi học, khi đi học, kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay đáng nhớ ):
a. Thuở thơ ấu:
- Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì những tơi rất thích thú với cơng
việc đập búa "chùm cheng", sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
- Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
- Bị lôi cuốn bởi âm thanh "bùm chát" của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy.
- Cách đó khơng xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ "bùm bùm" và bánh răng cưa
quay tít, tơi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng [...] tôi cũng thấy sung sướng
không diễn tả được.

b. Khi đi học:
Càng trưởng thành thì đam mê, hứng thú với máy móc, kĩ thuật càng lớn. Có ước mơ mong
muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe:
- Thời gian đi học, lên lớp 6 thích thú khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm, máy
móc.
- Khi xem ti vi bằng tai và mắt thì cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn. Cịn nhỏ khi làng có điện,
cảm phúc những chú thợ điện với túi đồ nghề trèo lên cột điện nối dây cáp.
- Năm lớp 2 hoặc lớp 3, khi thấy oto liền bám theo, phần khích. Dí mũi xuống mặt đất, ngửi
khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vào đầy lồng ngực. Nảy ra ước mơ
sau này làm một chiếc xe. Sau đó, cứ đi học lại cõng em đi xem ôto.
- Khi học lớp 2, đi 20 km xem biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.
c. Kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay đáng nhớ của Hon-đa
- Thời gian: mùa thu 1914.
- Sự kiện: cách nhà 20 ki-lơ-mét có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.
- Diễn biến:
+ Chuẩn bị: trước đó vài ngày, lén lúc cả nhà không để ý, lấy 2 xu làm tiền lộ phí.
+ Lén gia đình đi: Đến ngày đó, lấy xe đạp cha đạp đến, trốn học, đạp xe không dễ dàng.
+ Khi gặp khó khăn: khơng đủ tiền vé vào cửa, trèo lên cây thông lớn, bẻ cành để ngụy trang
phía dưới.
+ Khi về, vì q ấn tượng nên xin cha mua cho chiếc mũ kết, tự tay làm cặp kính, gắn quạt gió
lên xe đạp, bắt chước phi cơng.
- Cảm xúc:
+ Khi nhìn thấy doanh trại Liên đội thì tim đập liên hồi khơng ngừng.
+ Vơ cùng cảm kích khi thấy chiếc Neils Smith bay lên.
+ Trên đường về đạp xe khơng biết mệt. Ấn tượng với hình ảnh người phi công hùng dũng.
-> Sự hứng thú đã dần trở thành đam mê, ước mơ.
=> Hon-đa là cậu bé có ước mơ, có nỗ lực và khơng chịu khuất phục bởi hoàn cảnh. Lý giải
cho sự nghiệp và sự thành công sau này của ông.



Câu 5. Nội dung: Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của
Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một
trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.
III. Bài tập vận dụng: (HS tự hoàn thành)
Qua những dịng hồi kí về kỉ niệm thơ ấu của cậu bé Hon - đa, em hãy nếu suy nghĩ về ý nghĩa
của ước mơ đối với mỗi người và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện
thực.
VIẾT:
I. CÂU HỎI:
* Định hướng
Câu 1: Em hiểu kỉ niệm là gì?
Câu 2: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân nghĩa là em làm gì?
Câu 3: Nêu các bước chuẩn bị trước khi viết bài văn?
*Thực hành:
Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
Câu 4: Nêu các bước tiến hành thực hành kể lại một kỉ niệm ?
II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
* Định hướng:
Câu 1: Kỉ niệm là những câu chuyện cịn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người.
Câu 2: Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về
một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và trải nghiệm. Trong bài viết, người kể sử
dụng ngôi thứ nhất, thường xưng "tôi".
Câu 3: Các bước chuẩn bị trước khi viết bài văn:
- Bước1:Tìm hiểu đề
- Bước 2:Tìm ý- Lập dàn ý
- Bước 3:Viết bài
- Bước4: Đọc lại bài - soát lỗi - sửa lỗi.
* Thực hành:
Câu 4: Các bước tiến hành:
- Bước 1: Tìm hiểu đề .

- Bước 2: Tìm ý- lập dàn ý
* Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi.
+ Đó là kỉ niệm gì?
+ Xảy ra vào thời điểm nào?
+ Diễn biến của câu chuyện như thế nào?
+ Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?
- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn. (HS
tự lập dàn ý)
a. Mở bài:
b. Thân bài
c. Kết bài
- Bước 3: Viết bài dựa vào dàn ý.
- Bước 4 : Kiểm tra, chỉnh sửa
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG: HS tự hoàn thành bài viết với đề bài phần thực hành.




×