Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích nội dung biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y sinh học, cho ví dụ cụ thể về tội phạm hiếp dâm (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn). (Môn Xã hội học pháp luật 9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.64 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
Đề mục
I. Mở đầu
1. Tình thế cấp thiết của đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
II. Nội dung
1. Khái niệm chung về sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm
2. Biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học trong phòng
chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm
2.1. Biện pháp áp dụng hình phạt
2.2. Biện pháp tiếp cận y - sinh học
2.3. Biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học trong phòng
chống tội phạm hiếp dâm
3. Kiến nghị một số giải pháp tăng cường trong phòng chống sai lệch chuẩn mực
pháp luật và hiện tượng tội phạm
III. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
1
1
1
1
2
3
5


5
6


I. MỞ ĐẦU:
1. Tình thế cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng với thế giới, xã hội ngày càng phát
triển, những hiện tượng, quan hệ xã hội cũng theo đó mà ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp
hơn. Pháp luật do đó cần phải khơng ngừng hồn chỉnh để quản lý hiệu quả hơn mọi mặt của
đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật trong đời sống, dù vơ tình hay
cố ý cũng khơng thể tránh khỏi những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và xuất hiện các
hiện tượng tội phạm. Chính vì vậy, các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật
và hiện tượng tội phạm là rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay. Đặc biệt là biện pháp áp dụng
hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học đã góp phần quan trọng trong cơng tác phịng
chống này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu, đánh giá về biện pháp áp dụng hình phạt và
biện pháp tiếp cận y - sinh học, trên cơ sở đó cho ví dụ cụ thể về tội phạm hiếp dâm.
Để đạt được mục đích trên việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu về sai lệch chuẩn
mực pháp luật và hiện tượng tội phạm, biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y sinh học, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) và các văn pháp luật có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học.
Do giới hạn của bài tiểu luận nên việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận về
sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm, nội dung biện pháp áp dụng hình phạt và
biện pháp tiếp cận y - sinh học và về tội phạm hiếp dâm.
II. NỘI DUNG:
1. Khái niệm chung về sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm:
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật). 1
Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lí ln ở trạng thái động, xuất hiện

trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong một xã hội nhất
định và ở một thời kì nhất định, có các ngun nhân các đặc điểm định lượng (thực trạng) và
định tính (tính chất, cơ cấu) của nó, đồng thời, có tính độc lập tương đối. 2
2. Biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học trong phòng chống
sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm:
Cơng tác phịng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nói chung và tội phạm nói
riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỉ cương an
tồn xã hội.
2.1. Biện pháp áp dụng hình phạt:
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp, 2018, tr. 335
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp, 2018, tr. 352

2


Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong
BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó (Điều 30
BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lí hình
sự trong đấu tranh phòng, chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật hình sự, tức là các
hành vi phạm tội cụ thể. Nó được áp dụng đối với những người, pháp nhân thương mại có
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, có lỗi và do đó, bị đe dọa phải chịu
một hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng có tính mạnh mẽ và
nghiêm khắc nhất trong trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội.
Việc truy tố, xét xử và buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu một hình phạt
nhất định có tác dụng rất quan trọng trong phòng, chống tội phạm. Ngoài việc trực tiếp trừng
trị người, pháp nhân thương mại phạm tội, cải tạo, cảm hóa họ trở lại con đường hướng thiện,
trở thành cơng dân, pháp nhân có ích cho xã hội; hình phạt cịn có ý nghĩa giáo dục, ngăn
ngừa, răn đe, tác động tới những người, pháp nhân thương mại khác, khiến cho họ phải từ bỏ
những ý định phạm tội, thậm chí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành một tội phạm nào đó.

Trong hệ thống pháp luật, chỉ có BLHS quy định về tội phạm và hình phạt. BLHS năm 2015
của Nhà nước ta quy định hai nhóm hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình
phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù
chung thân và tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài
sản; phạt tiền, khi khơng áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi khơng áp dụng là hình phạt
chính. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị
áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội: Hình phạt chính bao gồm: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi khơng áp dụng là hình phạt chính. Đối với
mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị
áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.1
2.2. Biện pháp tiếp cận y - sinh học:
Trong cơng tác phịng, chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm, biện
pháp tiếp cận y - sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như y tế, điều tra, giám
định, chuyên gia tâm thần học… thực hiện đối với những người có hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật và phạm tội. Mục đích của biện pháp này là nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những
khuyết tật về thể chất, như mù, câm, điếc…; những khuyết tật về trí lực, như mắc các chứng
bệnh hoang tưởng, bệnh tâm thần hoặc phạm pháp, phạm tội trong trạng thái say rượu, nghiện
ma túy… Những khuyết tật đó làm cho người vi phạm khơng có, mất một phần hoặc tồn bộ
khả năng tự kiềm chế, kiểm sốt hành vi của bản thân, do đó, bị mất năng lực chịu trách nhiệm
hành vi. Còn từ chỗ mất năng lực trách nhiệm hành vi mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp khác hay khơng cịn tùy thuộc vào các nguyên tắc, quy
định của pháp luật hình sự. Biện pháp tiếp cận y - sinh học có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp
phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và hành vi
phạm tội, giải thích cơ chế tâm lí của những hành vi đó. Biện pháp này cũng góp phần nâng
cao đáng kể hiệu quả của hoạt động xét xử tội phạm trên nguyên tắc không xử oan người vô
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp, 2018, tr. 370


3


tội, người được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời cũng không dễ lọt lưới kẻ phạm
tội, đảm bảo tính cơng bằng và nghiêm minh của pháp luật. 1
2.3. Biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học trong phòng
chống tội phạm hiếp dâm:
Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 BLHS 2015, cụ thể đó là hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân trái ý muốn của họ .
Theo đó, cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm địi hỏi người phạm tội phải có hành vi giao cấu
hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Cụ thể tại Điều 3
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có giải thích “Giao cấu … là hành vi xâm nhập của bộ phận
sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào” và “Hành vi quan
hệ tình dục khác… là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ
phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi,…), dụng cụ
tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức
độ xâm nhập nào”.2
Với biện pháp áp dụng hình phạt: Tội hiếp dâm là một loại tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm lớn cho xã hội do đó theo quy định của BLHS 2015 thì hình phạt chính là hình
phạt tù có thời hạn với các khung hình phạt như sau: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với người
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội trong các trường hợp có tổ
chức; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;… Phạt
tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp là gây
thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;… Phạm tội đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thị bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 141 BLHS 2015, thì bị xử

phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. Về hình phạt bổ sung của loại tội phạm
này, Điều luật quy định đó là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định tư 01 năm đến 05 năm (khoản 4 Điều 141 BLHS 2015). 3
Như vậy, có thể thấy, với các hình phạt áp dụng đối với tội phạm hiếp dâm, BLHS 2015 đã
xóa bỏ hồn tồn hình phạt tử hình như quy định tại tại khoản 3 Điều 111 BLHS 1999: “Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình” 4. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trong nhiều thập kỷ qua cho
thấy, hình phạt này đã đem lại những tác dụng nhất định trong việc trừng trị và giáo dục người
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp, 2018, tr. 372
2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,142,143,144,145,
146, 147 của bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
3 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4 Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999

4


khác tơn trọng pháp luật. Nhưng do tử hình là hình phạt tước đi quyền sống - quyền quan trọng
nhất của con người, tước bỏ cơ hội tái hoà nhập cộng đồng của người bị kết án cũng như loại
trừ khả năng khắc phục sai lầm có thể xảy ra trên thực tế, vì vậy, việc xóa bỏ hình phạt tử hình
phạt này là hồn tồn phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay, đồng thời, cũng là
địi hỏi cấp thiết của việc hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự. BLHS 2015 với hình phạt cao
nhất là tù chung thân cùng các hình phạt bổ sung áp dụng cho tội phạm hiếp dâm, nhà nước ta
đã vẫn có thể trừng trị nghiêm khắc loại tội phạm này cũng như ngăn ngừa, răn đe với những
người khác, khiến họ phải từ bỏ ý định phạm tội của mình.
Với biện pháp tiếp cận y - sinh học: Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm
hình sự của người đó. Trường hợp “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng khả năng
điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự” 1 (Điều 21 BLHS

2015). Theo đó đối với tội hiếp dâm, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào
từng vụ việc, biện pháp tiếp cận y - sinh học là rất cần thiết để xác định được năng lực trách
nhiệm hình sự của người đó bởi có những trường hợp phạm tội, trong lúc thực hiện hành vi
giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác, người phạm tội do mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác mà mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Do đó, cơ quan tố
tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hành vi đó. Cụ
thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 447 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) “Khi có căn
cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khơng có năng lực trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 21 của BLHS thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.” 2. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều
451 BLTTHS 2015 cũng quy định “Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo
khơng có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tịa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần” 3. Căn
cứ vào kết luận giám định, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với
người thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác đó. Như vậy, biện pháp y
- sinh học có vai trị vơ cùng quan trọng, giúp xác định được người phạm tội có bị mất năng
lực trách nhiệm hình sự hay khơng để áp dụng các hình phạt thích hợp cũng như khơng xử oan
người được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên việc pháp luật quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như vậy, trên
thực tế đây được xem như một “lỗ hổng” để cho những kẻ phạm tội lợi dụng, giả mắc bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác để được loại trừ trách nhiệm hình sự. Do đó, với biện pháp y sinh học các cơ quan nhà nước sẽ phát hiện được những trường hợp cố ý muốn thoát tội để
trừng trị một cách công bằng và nghiêm minh. Bên cạnh đó, để biện pháp này thực sự phát huy
được hiệu quả của nó, Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2020 đã quy định một trong các hành vi
1 Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
2 Khoản 1 Điều 447 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
3 Khoản 1 Điều 451 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

5


bị nghiêm cấm đó là “Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật” 4. Ngoài ra theo

BLTTHS 2015, người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà khơng
vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của BLHS2. Những quy định nhằm ngăn ngừa hành vi gian dối, câu kết với tội
phạm để trục lợi của người giám định vì kết luận giám định có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc giải quyết vụ án, trừng trị kẻ phạm tội, do đó việc giám định rất cần được thực hiện một
cách trung thực và nghiêm minh.
3. Kiến nghị một số giải pháp tăng cường trong phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp
luật và hiện tượng tội phạm:
Bên cạnh các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm,
em xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm tăng cường trong phòng chống sai lệch chuẩn mực
pháp luật và hiện tượng tội phạm: Một là, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong
phịng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm. Hai là, chú trọng tăng cường, nâng
cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa sai lệch chuẩn mực pháp
luật từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Đẩy nhanh q trình “xã hội hóa” cơng tác phịng,
chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm. Ba là,
từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các
lực lượng chuyên trách. Bốn là, tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng,
chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS, BLTTHS,… pháp luật về
tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về các biện pháp phịng, chống tội phạm và một số
đạo luật có liên quan. Năm là, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường
hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm.
III. KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn nền kinh tế mở như hiện nay, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp và các
hiện tượng tôi phạm ngày càng diễn biến phức tạp và gây nguy hiểm cao cho xã hội. Với ví dụ
về tội phạm hiếp dâm, ta có thể thấy biện pháp áp dụng pháp luật và biện pháp tiếp cận y - sinh
học khi được áp dụng đã đem lại hiệu quả vô cùng cao trong phòng, chống sai lệch chuẩn mực
pháp luật và hiện tượng tội phạm. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, vẫn cần nhiều hơn nhận
thức và các giải pháp phòng, chống đến từ mỗi cá nhân, tổ chức để có thể hướng tới một xã hội
văn minh hơn, hạn chế tối thiểu được các hành vi sai lệch và tội phạm.
Trên đây là những phân tích, đánh giá của em về đề tài “Phân tích nội dung biện pháp áp

dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận y - sinh học, cho ví dụ cụ thể về tội phạm hiếp dâm” . Vì
kinh nghiệm cịn thiếu, tầm hiểu biết cịn hạn hẹp mà phạm vi đề tài lại khá rộng nên trong bài
làm của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, rất mong thầy cơ đóng góp ý
kiến để bài làm của em được thêm hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Khoản 2 Điều 6 Luật Giám định tư pháp năm 2020
2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

6


1. Luật Giám định tư pháp năm 2020
2. Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều
141,142,143,144,145, 146, 147 của bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục
người dưới 18 tuổi
3. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
5. Bộ luật Hình sự năm 1999
6. Trường Đại học Luật Hà Nội (Chủ biên TS. Ngọ Văn Nhân), Giáo trình Xã hội học pháp
luật, NXb Tư pháp, 2018
7. Thúy Hà, Hoàng Giang (2021), “Giám định pháp y tâm thần: Khơng để tội phạm lợi dụng
thốt tội”, Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, truy cập lần
cuối ngày 10/07/2021, < >
8. Tuấn Nam (2018), “Người mắc bệnh tâm thần phạm tội xử lý thế nào?”. Báo Điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 10/07/2021, < >

7




×