Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÁO cáo dự án THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO học SINH TRƯỜNG THTP về các QUY ĐỊNH của PHÁP LAUTTJ và tác hại của rượu BIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 15 trang )

I. TĨM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Mục đích dự án
Khảo sát, đánh giá được thực trạng sử dụng rượu, bia của HS trường
THPT Sốp Cộp; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của HS trường
THPT ....về tác hại, những quy định của Pháp luật phòng chống tác hại của rượu,
bia.
2. Trình tự tiến hành
Nhóm dự án đã tiến hành các hoạt động chính của dự án như sau:
* Giai đoạn 1: Điều tra thực trạng sử dụng rượu, bia của HS, nhận thức
về tác hại và các văn bản pháp luật phòng chống rượu, bia ( phiếu khảo sát số 1).
Lựa chọn ngẫu nhiên 02 nhóm các bạn HS thuộc các lớp khác nhau (nhóm đối
chứng, nhóm thực nghiệm). Tiến hành khảo sát, phỏng vấn, thu thập kết quả;
phân tích kết quả khảo sát; xây dựng giải pháp.
* Giai đoạn 2: Tiến hành tổ chức các hoạt động thực hiện giải pháp: phát
triển trang facebook thi tìm hiểu trực tuyến, thi vẽ tranh, các hoạt động sinh hoạt
lớp, sinh hoạt dưới cờ… Thảo luận, so sánh với thực trạng sử dụng rượu, bia của
học sinh thanh niên trên tồn quốc; phân tích, đánh giá mức độ thay đổi nhận
thức của HS về tác hại và các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại
rượu bia (Phiếu khảo sát số 2).
3. Dữ liệu và kết quả
Trường THPT Sốp Cộp, năm học 2020-2021 có 1337 HS. Trong đó 489
HS nữ. Nhóm dự án chọn ngẫu nhiên mẫu điều tra. Chọn mẫu là 300 HS ( Cả hệ
THPT và hệ GDTX) chiếm tỉ lệ 22.5% tổng số HS toàn trường.
Kết quả nổi bật của dựán: Qua khảo sát, đánh giá cho thấy tỉ lệ uống rượu,
bia là 97,66 %. Trong đó nam là 98%, HS nữ là 97% . Tỉ lệ HS say ít nhất một
lần là 72%. Về độ tuổi uống rượu, bia cũng khá thấp (HS 10 tuổi đã uống rượu,
bia).
Việc áp dụng các giải pháp đã làm thay đổi nhận thức về mức độ "Khơng
ảnh hưởng" giảm 16%, mức độ "ít ảnh hưởng" giảm 32.7% đồng thời nhận thức
về mức độ "ảnh hưởng" tăng 23.7% và ảnh nhận thức về mức độ "ảnh hưởng
nghiêm trọng" tăng 25%. Đối với nhận thức về các văn bản pháp luật phòng


chống rượu, bia: mức độ nhận thức "Khơng hiểu biết" giảm 20%, "Hiểu biết
chút ít" giảm 25.3%, mức nhận thức "Có hiểu biết" tăng 30%, "Rất hiểu biết"
tăng 15.3%.
Kết quả kiểm định Paired-Samples T-Test trong SPSS cho thấy P = 0.000 (
P<0.5). Kết luận: Có sự khác biệt về nhận thức của HS về tác hại, các quy định
pháp luật phòng chống tác hại rượu, bia khi áp dụng các giải pháp. Việc áp dụng
các giải pháp của nhóm dự án đã giúp nhận thức của HS cao hơn khi chưa áp
dụng các giải pháp.
4. Các ứng dụng của nghiên cứu
1


Với các giải pháp nhóm dự án đã đề xuất và áp dụng, dự án có thể áp dụng
cho các đối tượng HS các trường PTDTNT THCS, THPT, HS THPT trên toàn
tỉnh.
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 . Bối cảnh nghiên cứu.
1.1. Lí do chọn đề tài
Sử dụng rượu, bia làm đồ uống có từ rất lâu đời. Trên thế giới hầu như
khơng có quốc gia nào người dân không sử dụng rượu, bia. Ở Việt Nam, một đất
nước có 54 dân tộc với nhiều phong tục, tập quán, nét văn hóa khác nhau trong
sử dụng rượu, bia. Rượu, bia được uống nhiều trong dịp tết Nguyên đán, tết độc
lập, tân gia, cưới xin, ma chay…
Việc sử dụng rượu bia đó đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hại đối
với bản thân người uống, với gia đình và cả tồn xã hội. Theo như nhiên cứu của
các nhà khoa học: Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp 30 bệnh, nguyên nhân
gián tiếp của 200 bệnh. Là một trong 15 yếu tố gây ung thư. Người uống rượu
trước tuổi 15 khả năng phát sinh các vấn đề liên quan tới rượu bia cao gấp 5 lần
so với người 21 tuổi mới uống. Khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần. Khả năng
bạo lực sau khi uống rượu, bia cao gấp 6 lần. Khả năng tai nạn giao thông cao

gấp 6 lần [1].
Tuy nhiên nhận thức về tác hại cũng như các quy định của pháp luật liên
quan tới rượu, bia của đại bộ phận thanh niên, HS THPT cịn rất hạn chế. Chính
vì vậy chúng em lựa chọn dự án: "Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận
thức của HS trường THPT ....về tác hại, các quy định của pháp luật phòng
chống tác hại của rượu bia".
1.2. Cơ sở khoa học
* Thông tin chung về rượu bia
- Đồ uống có cồn: là đồ uống có chứa ethanol, được tạo ra chủ yếu qua
quá trình lên mem của củ quả cây trồng. Đồ uống có cồn chủ yếu là bia, rượu
vang và rượu mạnh. Bia có độ cồn dao động từ 0.4% đến 14%; rượu vang có
nồng độ cồn từ 10%-14%; rượu mạnh thường có nồng độ cồn trên 30% [2]
- Đơn vị cồn, cách tính đơn vị cồn: 01 đơn vị cồn bằng 10 gam cồn
nguyên chất trong đồ uống. Cách tính đơn vị cồn: 01 đơn vị cồn = Dung tích
( ml) x với nồng độ còn (%) x 0.79 ( Hệ số quy đổi) [3].
- Các nguy cơ và tác hại khi sử dụng rượu, bia: Sử dụng rượu bia đến mức
có hại là gây ảnh hưởng tới sức khỏe và xã hội của người uống. Mức độ có hại ở
mỗi người là khác nhau, không ai giống ai. Mức nguy cơ thấp: nam giới uống 02
đơn vị cồn/ngày, nữ giới uống 01 đơn vị cồn/ngày và khơng q 5 ngày/tuần.
Mức nguy cơ có hại: là sử dụng rượu, bia đến mức có hại cho sức khỏe, làm gia
tăng nguy cơ mắc bệnh, có hành vi vi phạm pháp luật... Mức nguy hại: ảnh
hưởng về sức khỏe, tinh thần ( ung thư, trầm cảm...) và xã hội (gây ra tai nạn
thương tích, bạo lực, bạo hành...). Mức nghiện: Bị phụ thuộc, mất kiểm soát...[4]
* Nhận thức và nhận thức về tác hại của rượu, bia
2


- Nhận thức: "Nhận thức là một hoạt động quan trọng của con người, là
khởi nguồn của mọi sự hiểu biết. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và
ngược lại, nghĩa là nhận thức định hướng cho mọi hành động của con người.

Theo Từ điển Triết học: nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực trong tư duy
của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền,
không tách rời thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, hướng tới chân lí
khách quan " [5]
- Các giai đoạn của nhận thức: Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu của
nhận thức, sử dụng giác quan để nhận thức cuộc sống. Bao gồm các giai đoạn:
cảm giác, tri giác và biểu tượng. Nhận thức lí tính: là giai đoạn phản ánh gián
tiếp, trừu tượng, khái quát sự vật, hiện tượng. Bao gồm các hình thức khái niệm,
phán đốn, suy luận.
- Nhận thức về tác hại của rượu, bia: hình thành cho HS những hiểu biết
về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an tồn
giao thơng, trật tự, an tồn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác; hiểu biết về
kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp
người say, người nghiện rượu, bia; hiểu biết về những chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia...
1.3. Cơ sở chính trị:
Tại Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng
nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng,
đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực,
trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị quyết số 25NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ
thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”. Như vậy có thể thấy
cơng tác giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ luôn được Đảng ta quan tâm, chú
trọng. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước, các tổ chức đồn thể-xã hội đẩy mạnh
cơng tác giáo dục pháp luật cho thanh niên, HS.
1.4. Cơ sở pháp lý:
- Luật số 44/2019/QH14 của Quốc hội Việt Nam ngày 14 tháng 06 năm
2019 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nghị định số 24/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số

điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nghị định 100/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2019
về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và
đường sắt. Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/09/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Kế hoạch số: 131/KH-UBND Ngày 08/6/2020, UBND tỉnh ban hành về
triển khai thi hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Sơn
La. Kế hoạch số: 20-/KH-SGDĐT ngày 20/01/2020 của Sở G &ĐT Sơn La về
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá được thực trạng sử dụng rượu, bia của HS trường
THPT Sốp Cộp; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của HS trường
THPT ....về tác hại, những quy định của Pháp luật phòng chống tác hại của rượu,
bia.
3. Giả thuyết khoa học
HS tại trường THPT ....có uống rượu, bia khơng? Tỉ lệ HS uống rượu, bia
có cao hơn tỉ lệ uống rượu, bia của HS, thanh niên toàn quốc?
Nhận thức về tác hại, những quy định của pháp luật về phòng chống tác
hại rượu, bia của HS như thế nào? Có thể nâng cao nhận thức của HS trường
THPT ....về tác hại, những quy định của pháp luật về phòng chống rượu bia
không?
4. Kết quả mong đợi.
- Đánh giá được tình trạng sử dụng rượu, bia của HS trường THPT Sốp
Cộp.
- Đưa ra được những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc nâng cao
nhận thức của HS về tác hại và các quy định của của pháp luật về phòng chống
tác hại rượu, bia.

III. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
HS trường THPT ....(Bao gồm HS lớp 10, lớp 11, lớp 12); các hoạt động
giáo dục nâng cao nhận thức của HS trường THPT ....về tác hại và các quy định
của của pháp luật về phòng chống tác hại rượu, bia.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Về chọn mẫu điều tra
Trường THPT Sốp Cộp, năm học 2020-2021 nhà trường có 1337 HS.
Trong đó 489 HS nữ. (khối 10 có 201 HS, khối 11 có 156 HS, khối 12 có 132
HS). HS dân tộc 1275 HS (chiếm 95.5%), nữ dântộc 453 HS ( chiếm 93,4%).
Nhóm dự án chọn ngẫu nhiên mẫu điều tra. Chọn mẫu là 300 HS (Cả hệ
THPT và hệ GDTX)chiếm tỉ lệ 22.5% tổng số HS toàn trường.
2.2. Biến nghiên cứu:
Biến phụ thuộc: Nhận thức của HS về tác hại và các quy định pháp luật
phòng chống tác hại của rượu, bia.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được nhóm dự án thiết kế. Đối với phiếu điều
tra thì các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời sẵn. Lựa chọn trả lời 1 hoặc
nhiều đáp án. Bộ câu hỏi khảo sát gồm 15 câu. Các câu hỏi được xây dựng trên
phần mềm google Forms.
Quy trình thu thập thơng tin: Nhóm nghiên cứu triển khai, hướng dẫn HS
tham gia khảo sát trong tiết chào cờ, thời gian 15 phút truy bài, 15 phút ra
4


chơi…Các bạn HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính để bàn, laptop thực
hiện trả lời phiếu khảo sát. Có thể trả lời trên lớp, hoặc thực hiện ở nhà.
Bộ câu hỏi được thiết kế thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu, tất cả
thông tin đều rõ ràng, bộ câu hỏi dễ sử dụng và bố trí hợp lý. Nhóm nghiên cứu

kết quả tổng hợp trên phần mềm google Forms để đưa ra nhận xét và bàn luận.
2.3.2. Phân tích số liệu
Sau khi lấy đủ số HS cần khảo sát, nhóm dự án tiến hành làm sạch phiếu
khảo sát (kiểm tra tính hợp lệ và được chỉnh sửa, bổ sung những thông tin thiếu,
sai …). Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu.
Thống kê mô tả trong nghiên cứu bao gồm tần số và tỷ lệ phần trăm. Thực
hiện kiểm định Paired-Samples T-Test trong SPSS.
3.Trình tự
Bước 1: Chọn mẫu, khảo sát.
Bước 2: Đánh giá kết quả khảo sát: tỉ lệ HS sử dựng rượu, bia; độ tuổi sử
dụng, mức độ, cường độ sử dụng; nhận thức về tác hại, các quy định của pháp
luật phòng chống tác hại rượu, bia.
Bước 3: Thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại, các quy
định của pháp luật phòng chống tác hại rượu, bia.
Bước 4: Đánh giá sau thực hiện các giải pháp, xử lý số liệu, kết luận.
IV. KẾT QUẢ
1. Thực trạng sử dụng rượu, bia của HS trường THPT Sốp Cộp
1.1. Về độ tuổi, giới tính sử dựng rượu bia.
Về độ tuổi uống rượu, bia: khảo sát 300 HS cho thấy có 293 HS đã từng
uống rượu bia ít nhất một lần (chiếm 97,66 %). Độ tuổi trung bình của HS đã
từng sử dụng rượu bia là 15.08 tuổi.
Trong đó, uống rượu từ 10 tuổi có 5
HS (chiếm 1,7%), uống rượu từ 11 có 02
HS (chiếm 0.07%), uống rượu từ 12 tuổi
có 14 HS (chiếm 4.7%), uống rượu từ 13
tuổi có 11 HS (chiếm 3.7%), uống rượu
từ 14 tuổi có 33 HS (chiếm 11.0%), uống
rượu từ 15 tuổi có 94 HS (chiếm 31.3%),
uống rượu từ 16 tuổi có 114 HS (chiếm
38.0%), uống rượu từ 17 tuổi có 20 HS

(
chiếm 6.7%). Chỉ có 07 HS chưa uống rượu bao giờ (chiếm 2.3%). Như vậy có
thể thấy tỉ lệ đã sử dụng rượu bia ít nhất một lần của HS là rất cao.
Về giới tính, khảo sát cho thấy, trong 200 bạn HS nam được khảo sát có
196 HS đã uống rượu, bia ít nhất một lần (chiếm 98%), đối với HS nữ trong 100
HS được hỏi có 97 HS đã từng uống rượu, bia ít nhất mơt lần (chiếm 97%).
1.2. Về tần số, mức độ sử dụng rượu bia
HS THPT uống rượu, bia như thế nào? Nhóm dự án đã tiến hành khảo sát
nhận thấy: có 49.2% HS rất ít khi uống rượu, bia, có 45.1% HS làít khi, 4% là
5


uống rượu, bia thường xuyên, 1.7%
HS là uống rượu bia rất thường
xun. Qua tìm hiểu, nhóm uống
rượu, bia rất thường xuyên chủ yếu là
HS hệ GDTX.
Khảo sát về mức độ sử dựng
rượu bia cho thấy có tới 72.9% đã
từng say ít nhất một lần, trong đó
thỉnh thoảng 39.5%, say ít nhất một
lần 31,4%. Tỉ lệ HS đã từng say ít
nhất một lần đối với nam là 77%, nữ 73%.
1.3. Về mức độ hiểu biết tác hại, các quy định của pháp luật liên quan
tới phòng chống tác hại của rượu, bia
Nhận thức về tác hại của rượu,
bia là những hiểu biết của HS về các
tác hại, những ảnh hưởng của rượu,
bia đến sức khỏe, tâm lí, tinh thần,
ảnh hưởng phát triển trí tuệ, thể chất,

ảnh hưởng đến kết quả học tập, khả
năng lao động của HS. Về vấn đề này
có 17.3% HS cho rằng "Khơng ảnh
hưởng", có 38.0% HS cho rằng sử
dụng rượu, bia "Ít ảnh hưởng" đến
sức khỏe, có 34.0% HS cho rằng có
"Ảnh hưởng" và 10.7% cho rằng "Ảnh hưởng nghiêm trọng".
Đối với mức độ hiểu biết các quy định của pháp luật phòng chống tác hại
rượu, bia: Khảo sát cho thấy tỉ lệ HS "Không hiểu biết" là 21.7% , "hiểu biết
chút ít" là 47.0%, "Có hiểu biết" là 27.3%, "Rất hiểu biết" là 4.0%.
1.4. Nguyên nhân
- Đối với HS, chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt
(Các hoạt động ma chay, cưới xin, về nhà mới… đều có uống rượu). Một
nguyên nhân nữa là do quan niệm về việc uống rượu, bia. Có 63.9% HS cho
rằng khơng nên uống rượu, bia trước 18 tuổi, 21.6% HS cho là bình thường, chỉ
có 13.5% HS cho rằng việc uống rượu, bia cho là xấu, vi phạm pháp luật. Một
nguyên nhân khác là ý thức tự tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng
chống tác hại của rượu, bia cũng chưa được cao. Khảo sát cũng cho thấy có
59.3% HS rất ít khi tìm hiểu, có 12.8% HS chưa bao giờ tự tìm hiểu về tác hại
của bia, rượu. Có thể thấy đây là thực trạng chung về ý thức tự tìm hiểu pháp
luật của HS tại nhà trường.
- Đối với gia đình, việc quản lý giáo dục con cái trong phòng chống tác
hại của rượu, bia chưa được thường xuyên, chưa đúng mức. Khảo sát HS về sự
quan tâm của gia đình, giáo dục khi thấy con uống rượu bia có 85.1% phụ
huynh mới dừng lại ở mức nhắc nhở, có tới 6.5% là bình thường, khơng nhắc
6


nhở gì, chỉ có 8.4% là phản đối quyết liệt. Về giáo dục phịng chống tác hại của
rượu bia có 53.7% cha mẹ thỉnh thoảng nói chuyện, 8.4% là chưa bao giờ.

- Đối với nhà trường, công tác giáo dục pháp luật đã được quan tâm,
nhưng chủ yếu tập trung vào giáo dục luật giao thơng đường bộ, trong đó có nội
dung uống rượu, bia khi tham gia giao thơng. Cơng tác giáo dục phịng chống
tác hại rượu, bia chưa xây dựng thành các chuyên đề, chủ đề đồng bộ, chuyên
sâu nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Các hoạt động NGLL, sinh hoạt dưới cờ,
sinh hoạt lớp GVCN thường lựa chọn những chủ đề quen thuộc vẫn thực hiện
hàng năm, các chủ đề, nội dung mới thường ít GVCN xây dựng, thực hiện.
2. Giải pháp nâng cao nhận thức của HS về tác hại và các quy định
của pháp luật phòng chống tác hại rượu, bia
Từ khảo sát thực trạng và phân tích ngun nhân nêu trên, nhóm nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp và áp dụng tại trường THPT ....như sau:
2.1. Giải pháp xây dựng, phát triển trang facebook "Người ....khỏeđẹp"
- Mục đích: Duy trì và phát triển trang facebook "Người ....khỏe-đẹp",
phát triển thành viên nhóm từ 640 thành viên lên khoảng 1600 thành viên Sử
dụng trang facebook làm kênh tuyên truyền các nội dung, hoạt động của dự án.
- Cách thực hiện: Nhóm dự án giới thiệu trang facebook "Người ....khỏeđẹp" trong hoạt động chào cờ, các hoạt động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt lớp;
các hoạt động khảo sát, thi trực tuyến, bình chọn tranh vẽ tuyên truyền và nhiều
hoạt động khác được thực hiện trên trang facebook "Người ....khỏe-đẹp"
- Kết quả: Phát triển thành viên từ 640 thành viên nên hơn 1700 thành
viên( tăng 265%). Trang facebook "Người ....khỏe-đẹp" đã đăng tải các hoạt
động khảo sát, thi trực tuyến, bình chọn tranh vẽ tuyên truyền và nhiều hoạt
động khác. Trong thời gian thực hiện dự án đã có 23.900 bài viết, bình luận, bày
tỏ cảm xúc.

Hình ảnh: Trang facebook "Người ....khỏe-đẹp"

2.2. Giải pháp xây dựng cuốn cẩm nang "Kỹ năng phòng chống tác tại
hại của rượu, bia"
- Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về tác hại, các quy định của
pháp luật cũng như các kỹ năng cơ bản phòng chống tác hại của rượu, bia cho

các bạn HS. Xây dựng Cẩm nang "Kỹ năng phịng chống tác hại của rượu,
bia" có nội dung ngắn gọn, biên tập, trình bày dễ hiểu, hấp dẫn.
- Cách thực hiện: Xây dựng đề cương cuốn cẩm nang có 7 phần: Thơng tin
chung về rượu bia; ảnh hưởng của rượu, bia tới tâm trí cơ thể con người; các
7


bệnh liên quan tới rượu, bia; Các quy định mức xử phạt của pháp luật phòng
chống rượu, bia; những cảnh báo, điều nên làm đối với người uống rượu, bia; kĩ
năng từ chối rượu, bia. Biên tập nội dung theo đề cương. Xin ý kiến của giáo
viên hướng dẫn, nhóm cố vấn, ý kiến của các bạn HS lớp 12B1. In, photo gửi tới
các lớp. Tuyên truyền cho HS cách sử dụng để phát huy hiệu quả cao nhất của
cuốn cẩm nang.
- Kết quả: Xây dựng được cuốn Cẩm nang "Kỹ năng phòng, chống tác
hại của rượu, bia" Cuốn cẩm nang thiết kế hình thức hấp dẫn. Qua khảo sát có
96% HS nhà trường tiếp cận, đọc cuốn Cẩm nang này.

Hình ảnh: Học sinh đọc cuốn cẩm nang kỹ năng phòng chống tác hại rượu, bia

2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức của HS về tác hại của rượu, bia
qua hoạt động "Sinh hoạt dưới cờ", "Hoạt động ngoại khóa" tuyên truyền
giáo dục pháp luật
- Mục đích: Tuyên truyền tới HS trong toàn trường, những tác hại của
rượu, bia đến sức khỏe con người, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những
quy định của Pháp luật phòng chống tác hại của rượu, bia; hình thức tuyên
truyền hấp dẫn như sân khấu hóa, các cuộc thi ngắn, giao lưu với khán giả…
- Cách thực hiện: Nhóm dự án kếp hợp cùng với GVCN, cán sự các lớp
thực hiện tiết "Sinh hoạt dưới cờ": Xây dựng nội dung chương trình; xây dựng
kịch bản sân khấu hóa nội dung tuyên truyền…, xin ý kiến phê duyệt của Ban
giám hiệu; luyện tập, chuẩn bị các nội dung; tiến hành tổ chức theo kế hoạch.

Đối với hoạt động ngoại khóa: Nhóm dự án xây dựng kế hoạch, xin ý kiến
Ban giám hiệu, Ban Chấp hành đoàn TN nhà trường để phối hợp với Đoàn TN
CS Hồ Chí Minh Cơng an huyện tổ chức ngoại khóa giáo dục pháp luật trong đó
có giáo dục phong chống tác hại của rượu, bia.
- Kết quả thực hiện: Đã tổ chức thành công buổi Sinh hoạt dưới cờ, buổi
hoạt động ngoại khóa. Các hoạt độngđã tạo được hứng thú cho HS trong học
tập, lĩnh hội kiến thức khơng gị ép; tạo sân chơi bổ ích cho HS, giúp HS rèn
luyện, tự khẳng định mình trước mọi người, thêm phấn khởi, vui tươi mỗi ngày
đến trường với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”. Các hoạt động thu hút hơn
97% HS nhà trường tham gia.

8


Hình ảnh: Ngoại khóa; Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: Phòng chống tác hại rượu, bia

2.4.Giải pháp nâng cao nhận thức của HS về tác hại của rượu, bia qua
hoạt động "Sinh hoạt lớp"
- Mục đích: Tổ chức tiết sinh hoạt vui vẻ, hấp dẫn, sáng tạo và mới mẻ,
phát huy được tính tự giác. Với chủ đề: kỹ năng phòng chống tác hại của rượu,
bia HS được tham gia các trò chơi, được thảo luận, trao đổi các kỹ năng phịng
chống tác hại của rượu bia. Qua đó hình thành nhận thức, các phẩm chất, năng
lực cho HS.
- Cách tiến hành: Nhóm dự án trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, thống
nhất kế hoạch tổ chức; dự kiến thời gian tổ chức, các nội dung của buổi sinh
hoạt: Giới thiệu chủ đề, thành phần tham dự, giới thiệu tác hại của rượu, bia đối
với sức khỏe con người; trao đổi thảo luận về tác hại rượu bia, thảo luận về kĩ
năng từ chối, kĩ năng xử lí khi say rượu, ý kiến của nhóm tư vấn, các hoạt động
trò chơi, kết thúc tiết học; báo cáo, xin ý kiến Ban giám hiệu; tiến hành tổ chức.
- Kết quả: Nhóm dự án đã tổ chức mẫu một buổi sinh hoạt, các lớp đã

triển khai kế hoạch tổ chức. GVCN và HS tham gia buổi sinh hoạt hết sức hào
hứng, có những trải nghiệm, chia sẻ thú vị. Từ đó đã hình thành được các kỹ
năng phịng chống tác hại của rượu, bia.

Hình ảnh: Sinh hoạt lớp với chủ đề: phòng chống tác hại rượu bia tại lớp 12B1

2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức của HS về tác hại của rượu, bia
qua hoạt động "Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật phòng chống tác hại của
rượu, bia"
- Mục đích: Cuộc thi tạo sân chơi hữu ích giúp các HS có niềm vui lành
mạnh. Đồng thời đa dạng hóa hình thức tun truyền về phịng, chống tác hại
của rượu, bia; thu hút đông đảm HS tham gia.
- Cách tiến hành: Phối hợp với Đồn TN CS Hồ Chí Minh nhà trường xây
dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi: xây dựng bộ câu hỏi trên phần mềm google
9


Forms; phát động, tuyên truyền về cuộc thi; đăng tải đường link cuộc thi trên
trang facebook "Người ....khỏe-đẹp"; HS sử dụng điện thoại di động thơng minh,
máy tính bảng, máy tính bần, máy tính xách tay… có kết nối mạng internet để
tham gia cuộc thi. HS kích vào đường link, tới trang thi, điền thông tin họ tên,
lớp, trả lời 20 câu hỏi, dự đoán số người trả lời đúng 20 câu, gửi bài dự thi; Ban
tổ chức tổng hợp kết quả; tổng kết trao giải.
- Kết quả: Nhóm dựánđã phối hợp vớiĐoàn TN, giáo viên chủ nhiệm các
lớp tổ chức thành cơng cuộc thi. Cuộc thi có 1.429 lượt HS tham gia. Trong đó
có327 lượt trả lờiđúng 100% câu hỏi; Ban tổ chứcđã trao 01 giải nhất, 03 giải
nhì, 04 giải ba, 10 giải khuyến khích.
Cuộc thi đã tạo một sân chơi giúp cho HS nâng cao hiểu biết về những
quy định mới của pháp luật, nâng cao kiến thức, góp phần tun truyền pháp
luật đến HS trong tồn trường.


Hình ảnh: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật phòng chống táchại rượu, bia

2.6. Giải pháp nâng cao nhận thức của HS về tác hại của rượu, bia
qua hoạt động "Thi Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu,
bia"
- Mục đích: Hướng HS tìm hiểu các tác hại của rượu, bia. Tạo sân chơi bổ
ích, nhằm khơi dậy trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của HS; Qua đó, bồi
dưỡng nâng cao ý thức phịng chống tác hại rượu, bia; tuyên truyền giáo dục mọi
người cùng chung tay bảo vệ sức khỏe, giữ cho cuộc sống bình yên.
- Cách tiến hành: Phối hợp với Đoàn TN CS Hồ Chí Minh nhà trường xây
dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi; phát động cuộc thi trong tiết chào cờ. Cuộc thi
có 02 vịng. Vịng 1: chấm sơ khảo chọn ra các tranh xuất sắc nhất vào vòng 02.
Vòng 2: Chụp ảnh các tranh xuất sắc; đăng lên trang facebook Người ....khỏeđẹp; trang Fanpage Đồn Thanh niên cơng sản Hồ Chí Minh trường
THPT ....để các bạn HS bình chọn tính giải (1 comment = 1 điểm, 1 Like = 2
điểm, 1 Share = 3 điểm). Điểm tính giải là tổng điểm bình chọn của cả hai trang
trên. Tổng hợp điểm, trao giải.
- Kết quả: Cuộc thi vẽ tranh truyên truyền phịng chống tác hại rượu bia
đã thu hút đơng đảo HS tham gia. Kết thúc vịng 01 có 127 HS gửi tranh tham
dự. Ban tổ chức đã chấm và chọn ra được 18 tranh vào vòng 2. Ở vòng 2, tranh
có số lượng người u thích cao nhất là 624 lượt, có 12.548 lượt bình luận, có
10.854 lượt chia sẻ. Cuộc thi có sức hút mạnh mẽ, có sức lan tỏa rộng rãi trong
HS tồn trường và có tác động ảnh hưởng tích cực tới bạn bè, người thân của
các em HS dự thi.
10


Hình ảnh: Cuộc thi Vẽ tranh tun truyền phịng chống tác hại rượu, bia

2.7. Giải pháp nâng cao nhận thức cho HS về tác hại của rượu, bia

qua hoạt động "Biên tập bài viết, xây dựng các video tuyên truyền"
- Mục đích: Thơng qua việc biên tập, xây dựng các video có nội dung
tuyên truyền phù hợp với đối tượng HS, nhóm dự án đăng tải lên trang facebook
Người ....khỏe-đẹp; trang Fanpage Đồn Thanh niên cơng sản Hồ Chí Minh
trường THPT Sốp Cộp. Qua đó tuyên truyền, giáo dục tác hại cũng như các văn
pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia.
- Cách tiến hành: Nhóm dự án tham khảo các bài viết có nội dung tốt, phù
hợp với đối tượng HS, trao đổi, thảo luận, thống nhất, đăng tải trên trang
facebook "Người ....khỏe-đẹp"; trang Fanpage Đoàn Thanh niên cơng sản Hồ
Chí Minh trường THPT ....để tun truyền, giáo dục. Ngồi ra nhóm dự án sử
dụng điện thoại quay video các hoạt động của dự án, phỏng vấn các bạn HS,
thầy cô giáo, người dân về tác hại của rượu bia đối với HS; sử dụng phần mềm
CapCut, phần mềmInShot để biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện; đăng tải trên trang
facebook, trang Fanpage để tuyên truyền.
- Kết quả: Nhóm dự án đã biên tập được bài viết, xây dựng được 14
video. Các bài viết, video được có chất lượng tốt, phù hợp với nội dung tuyên
truyền của dự án, thu hút được đông đảo HS theo dõi, yêu thích, bình chọn.

Hình ảnh: Các Video tun truyền phịng chống tác hại rượu, bia

2.8. Giải pháp nâng cao nhận thức cho HS về tác hại của rượu, bia
qua "Hình ảnh trực quan: tranh vẽ, Pano áp phích"
- Mục đích: Nhằm thu hút sự quan tâm của HS thơng qua hình ảnh, thông
điệp ngắn gọn, những nội dung quan trọng dễ dàng ghi nhớ.
- Cách tiến hành: Lựa chọn những khẩu hiệu ngắn gọn, tranh vẽ hài hước,
hình ảnh sinh động có tính tun truyền cao; in khổ lớn; lựa chọn vị trí thích hợp
để treo tuyên truyền.
11



- Kết quả: Đã lựa chọn được 02 pano, áp phích; 02 tranh vẽ đạt giải trong
hội thi vẽ tranh để tun truyền. Nhóm dự án chọn vị trí cổng trường để đặt áp
phích, tranh tun truyền.

Hình ảnh: Học sinh đọc thơng tin truyền phịng chống tác hại rượu, bia trên pano, áp phích

V. PHÂN TÍCH, THẢO LUẬN
1. Thảo luận, phân tích về thực trạng sử dụng rượu, bia của HS
trường THPT Sốp Cộp
1.1. Về độ tuổi, giới tính sử dụng rượu bia
Từ kết quả khảo sát 300 HS cho thấy có 97,66 % HS đã từng uống rượu
bia ít nhất một lần. So với tỉ lệ thanh niên toàn quốc năm 2013, độ tuổi từ 12-18
tuổi có 52.7%[6] (cao hơn 44.97%). Như vậy, có thể thấy tỉ lệ HS đã sử dụng
rượu bia ít nhất một lần tại trường THPT ....rất cao.
Đối với tỉ lệ uống rượu bia theo giới tính, khảo sát cho thấy tỉ lệ HS nam
uống rượu, bia ít nhất một lần là 98%, đối với HS nữ là 97%. So với tỉ lệ uống
rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên trên toàn quốc năm 2013 là 79,9% đối
với nam và 36,5% đối với nữ [7] thì tỉ lệ HS ở trường THPT có tỉ lệ cao hơn
nhiều (nam cao hơn 18.1%, nữ cao hơn 60.5%).
1.2. Về tần số, mức độ sử dụng rượu bia
Khảo sát về mức độ sử dựng rượu bia cho thấy có tới 72.9% HS đã từng
say ít nhất một lần. Tỉ lệ HS đã từng say ít nhất một lần đối với nam là 77%, nữ
73%. So với tỉ lệ toàn quốc năm 2008: nam là 60,5%, nữ là 22% [8] thì tỉ lệ HS
ở trường THPT ....có tỉ lệ cao hơn nhiều (nam cao hơn 16.5%, nữ cao hơn 51%).
1.3. Đối với mức độ hiểu biết về tác hại, các quy định của pháp luật liên
quan tới phòng chống tác hại của rượu, bia
Với mức độ hiểu biết về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe cho thấy có
17.3% HS cho rằng sử dụng rượu, bia "Không ảnh hưởng" đến sức khỏe; 38%
HS cho rằng " Ít ảnh hưởng"; 34% HS cho rằng có "Ảnh hưởng" và 10.7% cho
rằng có "Ảnh hưởng nghiêm trọng".

Đối với mức độ hiểu biết về quy định của pháp luật phòng chống tác hại
rượu, bia. Khảo sát cho thấy tỉ lệ HS "Khơng hiểu biết" là 21.7%, "Hiểu biết
chút ít" là 47.0%, có "Hiểu biết" là 27.3%, "Rất hiểu biết" là 4.0%.
2. Thảo luận, phân tích kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao nhận
thức củaHS trường THPT ....về phòng chống tác hại của rượu, bia
Các giải pháp nhóm dự án thực hiện đã phát huy kết quả. Nhận thức của
HS về tác hại, các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia
12


đã thay đổi. Khảo sát, đánh giá của nhóm dự án sau khi tiến hành các giải pháp
cho thấy:
Sau khi triển khai các giải pháp tuyên truyền, giáo dục tác hại của rượu,
bia. Nhóm dự án đã tiến hành khảo sát đối với 300 HS (của cả 03 khối, hệ THPT
và hệ GDTX). So sánh với kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các giải pháp. Kết
quả như sau:
2.1. Về nhận thức tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người:

STT

1
1
2
3
4

Mức độ hiểu
biết

2

Khơng ảnh
hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nghiêm trọng

Trước
khi
tiến
hành
dự án
(%)

Sau khi
tiến
hành
dự án
(%)

Độ
chênh
lệch
5=4-3
(+ Tăng,
- Giảm)

3

4


5

17.3

1.3

-16.0

38.0
34.0

5.3
57.7

-32.7
+23.7

10.7

35.7

+25.0

Biểu đồ nhận thức về tác hại
của rượ u bia

Trước
Sau


38.0

35.7

34.0

17.3
1.3

10.7

5.3

Khơng ảnh hưởng

Ảnh57.7
hưởng

Có thể thấy tỉ lệ nhận thức về mức độ "không ảnh hưởng" giảm 16%, mức
độ "ít ảnh hưởng" giảm 32.7%, đồng thời nhận thức về mức độ "ảnh hưởng"
tăng 23.7% và nhận thức về mức độ "ảnh hưởng nghiêm trọng" tăng 25%.
Thực hiện kiểm định Paired-Samples T-Test trong SPSS. Cho kết quả:
Giá trị Mean - Giá trị trung bình nhận thức tác hại: trước khi thực hiện dự
án 2.38; sau khi khi thực hiện dự án 3.28. Mức độ chênh lệch là 3.28-2.38=0.9
Paired Samples Statistics
Mean
Pair 1

N


Std. Deviation

Std. Error Mean

KQNT THT

2,38

300

,893

,052

KQNT THS

3,28

300

,623

,036

Giá trị Sig. Giá trị tương quan nhận thức về tác hại của rượu, bia trước và
sau khi thực hiện dự án:
Paired Samples Test
Paired Differences
Mean


t

Std.

Std. Error

95% Confidence Interval

Deviation

Mean

of the Difference
Lower

Pair 1

KQNT THT KQNT THS

-,897

,554

,032

13

-,960

df


Sig. (2tailed)

Upper
-,834

-28,029

299

,000


Sig. = 0.000; Sig.< 0.5. Như vậy có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê về
hai trị trung bình nhận thức tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người.
2.2. Về nhận thức các quy định của pháp luật trong phịng chống tác
hại của rượu bia:

1.7

-20.0

47.0

21.7

-25.3

27.3


57.3

+30.0

4.0

19.3

+15.3

27.3

21.7

21.7

19.3
4.0

1.7
út
í
ch

Hi
ểu

biế
t


hi
ểu

ng
K

biế
t

Rất hiểu biết

21.7

Sau

hi
ểu

Có hiểu biết

Trước

47.0

5

biế
t

4


Hiểu biết chútít

57.3

Rấ
t

3

Khơng hiểu biết

(+ Tăng,
- Giảm)

biế
t

2

4

Biểu đồ về nhận thức pháp luật
phòng chống tác hại rượu, bia

iểu

1

3


2

Độ
chênh
lệch

t

1

Mức độ hiểu
biết

Sau
khi
tiến
hành
dự án
(%)


h

STT

Trước
khi
tiến
hành

dự án
(%)

Bảng số liệu nhận thức về các quy định của pháp luật phòng chống tác hại
của HS trường THPT ....như sau: mức độ nhận thức "Không hiểu biết" giảm
20%, "Hiểu biết chút ít" giảm 25.3%, mức nhận thức "Có hiểu biết" tăng 30%,
"Rất hiểu biết" tăng 15.3%.
Thực hiện kiểm định Paired-Samples T-Test trong SPSS. Cho kết quả:
Giá trị Mean - Giá trị trung bình nhận thức tác hại rượu, bia: trước khi
thực hiện dự án 2.14; sau khi khi thực hiện dự án 2.94. Mức độ chênh lệch là
2.14-2.94=0.8
Paired Samples Statistics
Mean
Pair 1

N

Std. Deviation

Std. Error Mean

KQNTPLT

2,14

300

,796

,046


KQNTPLS

2,94

300

,689

,040

Giá trị Sig. - Giá trị tương quan về nhận thức trước và sau khi thực hiện
dự án:
Paired Samples Test
Paired Differences
Mean

t

Std.

Std. Error

95% Confidence Interval

Deviation

Mean

of the Difference

Lower

Pair 1

KQNTPLT
- QNTPLS

-,807

,396

,023

14

-,852

df

Sig. (2tailed)

Upper
-,762

-35,321

299

,000



Sig.= 0.000. Sig. < 0.5. Như vậy, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê về
hai trị trung bình nhận thức các quy định của pháp luật trong phòng chống tác
hại của rượu, bia.
VI. KẾT LUẬN
1. Kết luận về thực trạng sử dụng rượu, bia của HS tại trường THPT
Sốp Cộp
HS trường THPT ....có tỉ lệ uống rượu, bia là 97,66 %. Trong đó nam là
98%, HS nữ là 97%. Tỉ lệ HS say ít nhất một lần là 72%. Tỉ lệ HS đã từng say ít
nhất một lần đối với nam là 77%, nữ 73%. Về độ tuổi uống rượu, bia cũng khá
thấp (có HS 10 tuổi đã uống rượu, bia).
2. Kết luận về thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức của HS
trường THPT ....về phòng chống tác hại của rượu, bia
Các giải pháp nhóm dự án thực hiện đã phát huy kết quả. Nhận thức của
HS về tác hại, các quy định của pháp; luật về phòng chống tác hại của rượu, bia
đã thay đổi.
Đối với nhận thức về tác hại của rượu, bia kiểm định Paired-Samples TTest trong SPSS cho thấy P = 0.000 ( P<0.5). Kết luận: Có sự khác biệt về nhận
thức của HS về tác hại của rượu, bia khi áp dụng các giải pháp. Việc áp dụng các
giải pháp của nhóm dự án đã giúp nhận thức của HS cao hơn khi chưa áp dụng
các giải pháp.
Đối với nhận thức các quy định pháp luật phòng chống tác hại của rượu,
bia kiểm định Paired-Samples T-Test trong SPSS cho thấy P = 0.000 ( P<0.5).
Kết luận: Có sự khác biệt về nhận thức của HS về các quy định pháp luật phòng
chống tác hại của rượu, bia khi áp dụng các giải pháp. Việc áp dụng các giải
pháp của nhóm dự án đã giúp nhận thức của HS cao hơn khi chưa áp dụng các
giải pháp.
3. Khả năng áp dụng
Với các giải pháp nhóm dự án đã đề xuất và áp dụng tại trường THPT Sốp
Cộp, dự án có thể áp dụng cho nhiều đối tượng HS các trường PTDTNT THCS,
THPT, HS THPT trên toàn tỉnh

4. Hướng phát triển của dự án
Để cơng tác tun truyền, giáo dục phịng chống tác hại rượu, bia có hiệu
quả, việc xây dựng nội dung chương trình, xây dựng các nguồn tài liệu phù hợp
với đối tượng HS cần tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung, hồn thiện. Cần có sự
thống nhất trong xây dựng chủ đề giáo dục pháp luật của nhà trường, tạo được
sự đồng bộ trong triển khai thực hiện.
5. Kiến nghị
Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, xã hội, các cơ quan chức
năng tăng cường các giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức của HS nhằm hạn
chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và kết quả học tập của HS từ tác hại của
rượu bia.
15



×