Dị ứng mỹ phẩm và điều trị sẹo
I. Dị ứng mỹ phẫm
Cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm đẹp
ngày nay cũng có những bước phát triển đáng kinh ngạc trong thế giới của mỹ
phẩm, trong các cửa hiệu trang điểm, mỹ viện, việc sử dụng tia la-de chăm sóc làn
da Tất cả những thành tựu muôn màu sắc ấy nếu được sử dụng hợp lý đúng cách
sẽ giúp cải thiện phải đẹp ngày càng đẹp hơn. Tuy nhiên, đôi khi mỹ phẩm và cách
sử dụng không hợp lý khiến bạn gái phải chịu những tác hại không đáng có, mặc
dù tỷ lệ mỹ phẩm gây dị ứng không nhiều so với số lượng người sử dụng.
Theo một cuộc khảo sát quốc tế mới đây, trong số 1 triệu lượt dùng mỹ
phẩm có khoảng 680 lần bị phản ứng phụ. Tuy nhiên con số người dùng mỹ phẩm
bị dị ứng trên thực tế còn nhiều hơn thế, nhưng mức độ không đáng phải đến bác
sĩ điều trị. Thống kê của các phòng khám da liễu cho thấy có khoảng 10% người
mắc bệnh là do mỹ phẩm, có thể là do dùng quá liều lượng, dùng sai phương pháp
và mục đích, độ kiềm của mỹ phẩm, mỹ phẩm có nhiều chất bay hơi và vị trí sử
dụng mỹ phẩm vòng quanh mắt.
Ðiều mà các bạn nên biết về những trường hợp được coi là dị ứng với
mỹ phẩm là
-Triệu chứng mà người sử dụng mỹ phẩm tự cảm thấy được như đau rát,
ngứa theo từng đợt trong vòng 10 phút, thường mắc phải khi dùng mỹ phẩm trên
khuôn mặt.
-Mẩn ngứa, có thể lúc đầu mẩn ngứa ít rồi chuyển sang nhiều, thành những
nốt ban đỏ, mụn nước. Vùng mắt, nhất là quanh mắt thường bị hiện tượng này.
-Da mặt bị sưng tấy, đôi khi cảm thấy tức ngực khó thở như bị dị ứng thuốc
nhuộm.
-Trên da có vết nhám đen hoặc nhám trắng do một số hoá chất hay chất
chiết suất từ thực vật để lại dấu vết trên da khi phản ứng với ánh sáng. Một số
trường hợp nổi mụn trứng cá.
-Móng tay, móng chân bị tróc, thay đổi màu, viêm nhức do thuốc sơn
móng, rửa móng
-Tóc giòn, gãy, xơ cứng do các loại thuốc nhuộm tóc, uốn tóc
Ngoài ra còn có những tác hại đối với các bộ phận khác của cơ thể, đôi khi
để lại di chứng lâu dài.
Những loại mỹ phẩm thường gây ra dị ứng
Qua các thử nghiệm y học, loại mỹ phẩm dễ gây dị ứng nhất do các bạn gái
là nước hoa, thuốc mọc tóc, kem làm trắng da, kem chống nếp nhăn, thuốc nước
hoặc kem chống mọc lông. Tiếp đó thuốc làm đầu, nhuộm tóc, kem dưỡng tóc,
hoá trang mặt, kem trứng cá, kem lót khi trang điểm, son môi, thuốc vệ sinh, kem
tăm, thuốc chống nắng, thuốc khử mùi và giảm mồ hôi.
Ðiều bạn gái nên làm khi bị dị ứng mỹ phẩm
Nếu cảm thấy nghi ngờ mình bị bị ứng loại mỹ phẩm nào, điều đầu tiên là
bạn phải ngừng sử dụng ngay. Khi ngừng rồi mà triệu chứng dị ứng vẫn còn thì
phải ngừng tất cả các loại mỹ phẩm mà bạn đang dùng. Khi triệu chứng dị ứng
khỏi có thể dùng dần từng loại một để xác định "thủ phạm" gây dị ứng. Trong
trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng cần đến khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác
sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không cố tình sử dụng mỹ phẩm tiếp tục hoặc tự
chữa vì có thể gây nguy hiểm cho bạn. Đặc biệt, người có cơ địa dị ứng, sẩn ngứa,
mày đay, bị hen phế quản càng nên thận trọng khi dùng mỹ phẩm. Chúng ta
cũng không nên lạm dụng việc đắp mặt nạ thiên nhiên trong trường hợp này bởi vì
các hóa chất bảo quản sản phẩm, nhựa từ củ quả… đều có thể gây dị ứng cho da
nếu không được chế biến sạch.
Tốt nhất, các bạn nên tới bác sỹ da liễu để thăm khám và điều trị bằng các
loại thuốc thích hợp. Việc điều trị muộn sẽ làm tình trạng dị ứng nặng nề hơn, khó
chữa hơn và để lại dấu vết trên da, gây mất thẩm mỹ.
Cách lựa chọn mỹ phẩm thích hợp
Hiện nay nghệ thuật quảng cáo mỹ phẩm đạt đến trình độ rất cao, dễ làm
xiêu lòng bạn gái. Nhưng các bạn nên làm theo lời khuyên trung thực của các
chuyên gia về y tế và thẩm mỹ:
- Chọn mua những loại mỹ phẩm mà bạn quen dùng,có nguồn gốc sản xuất
rõ ràng, chất lượng tin cậy được và không hề gây dị ứng. Không mua theo người
khác hoặc sự giới thiệu của họ.Trường hợp chọn dùng một loại mỹ phẩm mới phải
bôi thử một ít trên một phần da (sau vành tai chẳng hạn) trong vòng ít nhất 24 giờ.
Nếu thấy an toàn mới có thể mua sử dụng tiếp.
-Nên mua mỹ phẩm có dung lượng lớn, dùng được tương đối lâu nhưng
trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cẩn thận, tránh ánh nắng và
nhiệt độ cao. Khi dùng xong, nhớ đóng nắp thật chặt và nên thường xuyên vệ sinh
các dụng cụ như bông phấn, chổi kẻ môi, mắt… để đảm bảo vi khuẩn không phát
triển gây nhiễm trùng da bạn.
- Không dùng chung mỹ phẩm với người khác.
Cuối cùng, điều mà bạn cần nhớ nhất là mỹ phẩm chỉ đem đến vẻ đẹp tạm
thời bên ngoài. Muốn có một làn da đẹp, khoẻ, tươi tắn, bạn hãy chăm chỉ tập thể
dục, giữ vệ sinh da tóc, uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, trái cây, thức ăn chứa
nhiều vitamin C, E.
II. ĐIỀU TRỊ SẸO
Một vết sẹo, dù nằm ở vị trí nào trên cơ thể cũng gây ra những vấn đề về
mặt thẩm mỹ phải giải quyết. Sẹo được hình thành từ một vết thương (có thể do tai
nạn : phỏng té ngã, chấn thương; vết mổ hay bệnh tật: sẹo lõm do mụn trứng cá,
do thủy đậu, do zona, sẹo bầm, seo thâm sau gãi, sau viêm da dị ứng, sau điều trị
bằng tia lasers hay đốt điện…).
Vết thương càng lớn thì thời gian lành sẹo càng lâu. Nhiều vết sẹo có nguy
cơ trở thành sẹo lồi (nhất là đối với những người có cơ địa sẹo lồi). Ở những phần
hở (mặt, tay ) sẹo thường gây mất thẩm mỹ làm cho người bệnh mặc cảm. Đối
với các vết sẹo tăng trưởng bất thường, tạo sẹo lồi, sẹo có dạng nốt màu vàng nâu
hoặc đậm màu cần phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám xét để có chẩn đoán
chính xác, loại trừ những trường hợp ác tính và có hướng điều trị.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo. Tùy từng vị trí, kích thước,
độ nông, sâu của sẹo mà thầy thuốc chọn phương pháp điều trị thích hợp như:
phẫu thuật chỉnh sửa sẹo, bào mòn da, dùng tia lasers, liệu pháp lạnh, dùng các chế
phẩm bôi tại chỗ Các chế phẩm bôi tại chỗ được bào chế dưới dạng thuốc mỡ,
gel, kem. Các hoạt chất thường được sử dụng là heparin, allantoin (contractubex),
các sản phẩm thiên nhiên như dẫn xuất cepae (cepae extract) Khi dùng thuốc nên
dùng đều đặn, đúng chỉ định, đúng phương pháp để bảo đảm hiệu quả điều trị. Tuy
nhiên, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào từng cá nhân người bệnh. Trong quá trình
dùng thuốc cần thận trọng, đặc biệt nếu bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần
nào của thuốc, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng.
BS. LÊ ĐỨC THỌ
Khoa Da Liễu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.