Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.71 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MƠ

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG VIỆC ỨNG PHĨ VỚI COVID 19
Lớp: K56H3
Nhóm: 4
Giáo viên hướng dẫn:

1


MỤC LỤC
ST
T

Nội dung

Trang

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4



2

A. LÝ THUYẾT

6

I. Khái niệm, mục tiêu và cơng cụ của chính sách tiền tệ
1. Khái niệm chính sách tiền tệ
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ
3. Cơng cụ của chính sách tiền tệ
II.
Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
3

B. THỰC TRẠNG
I. Tổng quan về ảnh hưởng của Covid 19 đến doanh nghiệp ở Việt
Nam
II.

11

Tác động về phía cung

III. Tác động về phía cầu
4

C. CHÍNH SÁCH

15


1. Chính sách tiền tệ của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp và tác
dụng đến doanh nghiệp như thế nào?
2. Dấu ấn điều hành CSTT năm 2020
3. Các CSTT để hỗ trợ doanh nghiệp
4. Chính sách tiền tệ đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế
nào
5. Thành cơng trong điều hành chính sách tiền tệ
5

D. KẾT LUẬN

29

6

PHỤ LỤC

33

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34
2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu chữ viết tắt

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

CSTT
KTVM
NHNN
NHTM
LTCƯ
CMCN
TCTD
TTTD
NHCSXH
DNTN

Chữ viết đầy đủ
Chính sách tiền tệ
Kinh tế vĩ mơ
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại

Lượng tiền cung ứng
Cách mạng công nghiệp
Tổ chức tín dụng
Tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng Chính sách xã hội
Doanh nghiệp tư nhân

3


LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2020, kinh tế toàn cầu trải qua những cú sốc lớn. Đại dịch Covid-19 bùng phát,
nhanh chóng lan rộng và trở thành đại dịch toàn cầu; ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng
chảy thương mại, đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu, làm suy giảm tổng cầu, kinh tế của hầu
hết các quốc gia rơi vào suy thối. Dễ thấy nhất là có rất nhiều doanh nghiệp đứng trước
bờ vực lao đao, thậm chí là đóng cửa.
Trong bối cảnh đầy rủi ro và bất trắc đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương
(NHTW) các nước đã nhanh chóng, đưa ra hàng loạt các chương trình, giải pháp kích
thích kinh tế “chưa từng có tiền lệ” (giải pháp tài khóa, tiền tệ) nhằm hỗ trợ nền kinh tế
vượt qua khó khăn, tập trung vào nhóm đối tượng và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi đại dịch. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách thông qua việc sử
dụng linh hoạt các công cụ của từng chính sách sẽ giúp chính phủ các quốc gia đạt được
những mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mơ như tăng trưởng hay kiểm sốt lạm phát.
Ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết hai chính sách nói trên sẽ làm
giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bất
ổn kinh tế vĩ mơ. Để hạn chế những tác động bất lợi đòi hỏi cả hai chính sách này phải
nhất quán về mục tiêu, tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong q trình thực thi.
Có thể nói chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai cơng cụ
quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý kinh tế vĩ mơ của mọi quốc gia. Trong bối
cảnh chính sách kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới thì việc phối

hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để giảm thiểu ảnh hưởng bất
lợi mà dịch Covid-19 gây ra cho Việt Nam là cần thiết.
Dịch COVID-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những
khó khăn vơ cùng to lớn đối với tồn bộ nền kinh tế. Trong thời gian qua Chính phủ đã có
những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan bùng phát của đại dịch
COVID-19. Đó là thành quả rất đáng tự hào. Tuy nhiên, để có thể chiến thắng dịch bệnh
trên mặt trận kinh tế bên cạnh việc hạn chế dịch bệnh, cần có những chính sách hợp lý
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó,khơi phục,phát triển nền sản xuất.Vậy chính phủ đã
có những chính sách tiền tệ như thế nào?Tác động của nó đến các doanh nghiệp ra sao?
Đó là vấn đề đang được nhiều người quan tâm đến nên đề tài ‘Tác động của chính sách
tiền tệ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng phó bới Covid 19’ trở
thành một vấn đề cấp thiết.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót, chúng em kính mong
sự góp ý chân thành của thầy cơ và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


A. LÝ THUYẾT
I. Khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ được thực hiện bởi
NHTW. Chính sách tiền tệ liên quan đến quản lý về mức cung tiền và lãi suất được Chính
phủ của một quốc gia sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng, lạm phát…
Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa : “ Chính sách tiền tệ quốc gia là các
quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết
định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chi tiêu lạm phát, quyết định sử
dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.

2.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ .

Mục tiêu của CSTT luôn gắn liền với mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Mục tiêu
kinh tế vĩ mơ của Nhà nước được thực hiện bằng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước, CSTT là một trong các chính sách đó nên ngồi mục tiêu phục vụ mục tiêu chung
thì nó cịn có những mục tiêu cụ thể của nó. Bao gồm:
- Mục tiêu kiểm sốt lạm phát và ổn định đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có
thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn
định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và
dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại
tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền khơng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát
bằng khơng, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh
tế trì trệ thì kiểm sốt lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích
thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
- Mục tiêu công cụ việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp: CSTT mở rộng hay thắt chặt
có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản
xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ
thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế ln là mục tiêu của mọi
chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mơ của mình, để giữ cho nhịp
5


độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó
thể hiện lịng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết
quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
- Ổn định thị trường tài chính :Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm
khả năng của thị trường tàichính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu

tư vào sản xuất, qua đó làmgiảm quy mô hoạt động kinh tế. Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống
tài chính ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng
của NHTW.
- Ổn định thị trường hối đoái : Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối
đoái trong thương mại quốc tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của CSTT.
Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước so
với nước ngoài. Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi
hàng hố với nước ngồi dễ dàng lập kế hoạch hơn.
- Ổn định thị trường lãi suất : Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định
trong nền kinh tế và khó khăn trong lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất
ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả
năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
3. Công cụ của chính sách tiền tệ
Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ
thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
- Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện việc tái
cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có
giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
- Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có
diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ
giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác

6


- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN cơng bố tỷ giá hối

đối, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
- Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực
hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD
và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định việc trả
lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình
TCTD đối với từng loại tiền gửi.
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua
việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao
dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
II. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ sẽ tác động đến khối lượng tiền của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến
mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Lãi xuất là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
đầu tư của khu vực doanh nghiệp và tiêu dùng của khu vực hộ gia đình. Việc mở rộng hay
thu hẹp đầu tư này đến lượt nó lại ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
- Vì CSTT làm thay đổi mức lãi suất cân bằng nên trong ngắn hạn CSTT chủ yếu tác
động đến chi tiêu (AE) thông qua ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng, đầu
tư và xuất khẩu rịng. Từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế.
 Cơ chế tác động của CSTT thu hẹp
Giả định rằng kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao. Mục tiêu điều chỉnh của CSTT là
kiềm chế lạm phát, giảm tăng trưởng nóng. Chính sách mà chính phủ có thể sử dụng là
CSTT thu hẹp. Khi đó cung tiền giảm, lãi suất cân bằng tăng dẫn đến giảm cầu đầu tư (I), do
vậy tổng cầu chi tiêu dự kiến (AE) giảm. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm sản lượng (GDP
thực) và mức giá chung (P). Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng làm giảm cầu chi tiêu hộ gia
đình (C) và xuất khẩu rịng ( NX).
Ta có thể minh họa tác động của giảm cung tiền đến cầu đầu tư như hình 1 dưới đây.
Ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E 1 là giao điểm của đường cung tiền MS1 với
đường cầu tiền(P). Tại E1, chúng ta có mức lãi suất cân bằng là r 1 và mức đầu tư tương
ứng là I1. Khi chính phủ giảm cung tiền sẽ khiến đường cung tiền dịch chuyển sang trái
từ đường MS1 sang đường MS2. Thị trường tiền tệ đạt cân bằng mới tại điểm E 2 là giao
7



điểm của đường MS2 với đường cầu tiền (LP). Tại E2 lãi suất cân bằng là r2. Khi lãi suất
cân bằng tăng từ r1 đến r2, mức cầu đầu tư trong nền kinh tế giảm từ I1 về I2.

Hình 1. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp đến cầu đầu tư
Hình 2 minh họa tác động của sự thay đổi cầu đầu tư đến tổng chi tiêu dự kiến và do đó
tác động đến tổng cầu, sản lượng cân bằng và mức giá chung. Với mức đầu tư trong nền kinh
tế là I1, tổng cầu của nền kinh tế là AD 1 và nền kinh tế cân bằng tại điểm E 1 với mức sản
lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y 1 và P1. Khi mức cầu đầu tư giảm từ I 1
xuống I2 do tác động của sự thay đổi lãi suất tổng cầu AD sẽ giảm tại mọi mức giá chung cho
trước và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái từ AD 1 đến AD2. Điểm cân bằng của nền
kinh tế dịch chuyển từ E1 tới điểm E2. Tại trạng thái cân bằng mới, mức sản lượng và mức
giá chung cân bằng tương ứng là Y * và P2. Như vậy, CSTT thu hẹp có tác động làm giảm sản
lượng qua đó kiềm chế tăng trưởng nóng và giảm mức giá chung (giảm lạm phát). Do đó, khi
nền kinh tế có lạm phát cao, chính phủ cần sử dụng CSTT thắt chặt nhằm giảm tổng cầu và
hạ thấp lạm phát.

8


Hình 2. tác động của CSTT thu hẹp

 Chính sách tiền tệ mở rộng
Giả định rằng nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, sản lượng thấp và thất nghiệp cao.
Mục tiêu điều chỉnh của chính sách là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng, giảm thất nghiệp.
Chính sách có thể sử dụng là CSTT mở rộng. Khi đó cung tiền tăng, lãi suất cân bằng giảm
dẫn đến tăng cầu đầu tư (I), và tổng chi tiêu dự kiến ( AE) tăng. Điều này sẽ dẫn đén tăng sản
lượng (GDP thực) và mức giá chung (P). Ngoài ra, lãi suất giảm cũng làm tăn tiêu dùng và
xuất khẩu rịng.

Ta có thể minh họa tác động của giảm cung tiền đầu tư trên hình 3. Ban đầu thị trường
tiền tệ cân bằng tại E1 là giao điểm của đường cung tiền MS1 với đường cầu tiền (LP) . tại E1,
chúng ta có mức lãi suất cân bằng là r 1 và mức đầu tư tương ứng là I 1. Khi chính phủ tăng
cung tiền sẽ khiến cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải từ đương MS 1 sang đường
MS2. Thị trường tiền tệ đạt cân bằng mới tại điểm E 2 là giao điểm của đường MS2 với đường
cầu tiền (LP). Tại E2, lãi suất cân bằng là r2. Khi lãi suất cân bằng giảm từ r 1 lên r2 mức cầu
đầu tư trong nền kinh tế tăng từ I1 đến I2

9


Hình 3. Tác động của CSTT mở rơng tác động đến cầu đầu tư
 Hình 4. minh họa tác động của sự thay đổi cầu đầu tư đến tổng chi tiêu dự kiến và qua đó
đến tổng cầu, sản lượng cân bằng và mức giá chung. Với mức cầu đầu tư trong nền kinh
tế là I1, tổng cầu của nền kinh tế là AD1 và nền kinh tế cân bằng tại điểm E 1 vơí mức sản
lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y 1 và P1. Khi mức cầu đầu tư tăng từ I1
lên I2 do tác động của thay đổi lãi suất, tổng cầu AD sẽ tăng tại mọi mức giá chung cho
trước và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải rừ AD 1 đến AD2. Điểm cân bằng của nền
kinh tế dịch chuyển từ điểm E1 tới điểm E2. Tại mức cân bằng mới, mức sản lượng và
mức giá chung cân bằng tương ứng là Y* và P2

Hình 4. Tác động của CSTT mở rộng

10


Như vậy, khi nền kinh tế có suy thối, mức sản lượng dưới mức sản lượng tiềm năng,
thất nghiệp cao thì chính phủ cần sử dụng chính dách tiền tệ mở rộng nhằm tăng tổng cầu,
giảm tỷ lệ thất nghiệp.
B. THỰC TRẠNG

I. Tổng quan về ảnh hưởng của Covid 19 đến doanh nghiệp ở Việt Nam
Dịch Covid-19 bùng phát đã dây ra khơng ít thiệt hại về mặt kinh tế cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Nhất là khi dịch Covid-19 chính thức “bước chân” vào Việt Nam. Tác
động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam vô cùng nặng nề. Khơng ít các
doanh nghiệp đã “khốn đốn”, phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí là tuyên bố phá sản .
Theo Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, do VCCI
phối hợp với WB thực hiện, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy
87,2% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, chỉ có 11% khơng ảnh hưởng gì,
và gần 2% vẫn kinh doanh tốt.
Trong số 8.633 doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia khảo sát có 87,1% doanh
nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng tiêu cực, 11% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng, 2% doanh
nghiệp hoạt động tích cực.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là may mặc (97% doanh nghiệp), thông tin, truyền
thông (96% doanh nghiệp), thiết bị điện (94% doanh nghiệp), sản xuất xe có động cơ (93%
doanh nghiệp)…
Tương tự, kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9%
chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% khơng ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh
doanh tốt.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 35% doanh nghiệp tư nhân trong nước, 22% doanh
nghiệp FDI cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động
buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp

11


Biểu đồ trịn về làm sóng cắt giảm lao động
II. Tác động về phía cung
Để có thể đưa ra chính sách đúng đắn giúp nền kinh tế tránh được những tác động
tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 thì điều quan trọng là cần xác định được dịch bệnh này

sẽ gây ra cú sốc về phía cung hay cầu? Theo Cochrane (2020) thì đây sẽ là cuộc khủng
hoảng từ phía cung .Có thể thấy tác động của đợt dịch virus corona (Covid-19) đối với
phía cung giảm rất rõ ràng.Tác động covid ảnh hưởng lớn đến cả cung nền kinh tế ,khiến
cho nền kinh tế bị giảm .Thứ nhất Trung Quốc là đối tác quan trọng ,là nơi cung cấp
lượng hàng hóa lớn cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã đóng cửa hoặc hoạt
động cầm chừng . Trung Quốc nằm ở vị trí khởi đầu của chuỗi cung ứng nguyên liệu sản
xuất, thực sự là công xưởng của thế giới, là trung tâm của mạng lưới cung ứng toàn cầu
nên việc tạm dừng sản xuất do dịch bệnh không chỉ doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng
mà ngay cả các doanh nghiệp lớn mang tầm quốc tế cũng không nằm ngồi tác động. Vì
vậy, sẽ tạo ra cú sốc cung lần 2 đối với các khu vực sản xuất ở hầu hết các nước.
Khơng phải mọi việc có thể làm từ xa ,sự xuất hiện của nhân viên công ty là rất cần
thiết, nhất là các công việc liên quan đến sản xuất và cung cấp hàng hóa hữu hình . Bên
cạnh đó ,việc đóng cửa trường học cũng sẽ có tác động gián tiếp ,do các bậc phụ huynh
phải nghỉ làm ở nhà trông con hoặc đi làm trong tình trạng khơng tập trung vào cơng việc
do lo cho con cái ở nhà .
12


III.Tác động về phía cầu
Cầu trong nước giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tác động hiện nay. Nguyên nhân
trực tiếp của nhu cầu của nền kinh tế là do dịch covid 19 .Do các hoạt động giãn cách xã
hội, giảm thiểu các nhu cầu vui chơi giải trí ….Một số công ty cho nhân viên nghỉ việc
không lương dẫn đến khơng có thu nhập ,chi tiêu người tiêu dùng giảm. Ngồi ra, các
doanh nghiệp cịn bị thanh tốn chậm, hủy đơn hàng, nhưng nguyên nhân chính vẫn là là
lượng các đơn hàng mới bị giảm.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, người tiêu dùng được khuyến cáo
tránh những nơi tập trung đông người như các trung tâm mua sắm, siêu thị, hay chợ. Điều
này là giảm nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng. Trong các cuộc khủng
hoảng trong quá khứ - như cuộc khủng hoảng năm 2008 - 2009, người dân và các cơng ty
đã dừng mua sắm hàng hóa và trì hỗn các hoạt động đầu tư. Điều này đang diễn ra tại

Việt Nam khi các trung tâm thương mại phải đối mặt với tình cảnh thưa thớt khách hàng.
Một số đơn vị kinh doanh mặt bằng trung tâm thương mại tại Tp. HCM cho biết lượng
khách đến mua sắm giai đoạn này giảm tới hơn 60%, đối với các siêu thị lượng khách
giảm tới 40%.
Cầu thế giới giảm tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp của Việt Nam .Để ngăn chặn
sự lây lan dịch bệnh, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã đóng cửa biên giới, hạn chế đi
lại, thực hiện cách ly người di chuyển từ hoặc đi qua vùng dịch. Điều này làm cho ngành
dịch vụ cũng đối mặt với suy giảm nghiêm trọng lượng khách, đặc biệt ngành du lịch.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), trong 4 tháng đầu năm, khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam từ các nước Châu Á đã giảm gần 40,3%.
Những tác động này ảnh hưởng đến nhiều DN ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. —
> Tác động lớn đối với doanh nghiệp :
 Phong toả và trì trệ kinh tế có thể làm giảm cầu nội địa và nước ngoài, gây đứt gãy
nguồn cung ứng đầu vào và giảm tính thanh khoản.
 Doanh số giảm sút
 Sự giảm cầu và suy giảm dòng tiền
 Khi cầu sụt giảm sức ép về thanh khoản gia tăng Nền kinh tế suy thoái , thất
nghiệp gia tăng
13


Biểu đồ tròn về dòng tiền của doanh nghiệp
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể thấy
được những cơ hội để phát triển và cải thiện năng lực. Việc đẩy lùi được dịch bệnh giúp
nước ta trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến tiềm năng, an
tồn cho sự phân bổ lại dịng vốn đầu tư trên thế giới, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch
nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn trên thế giới.
Với lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng khá tốt, vị trí địa
lý gần Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các tập đồn có nhu cầu dịch chuyển ngày càng
chú ý hơn. Giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp

kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về
thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó
cải tiến mơ hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững. Ảnh hưởng của
dịch Covid-19 còn tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội
gia nhập các thị trường ngoài thị trường truyền thống cho doanh nghiệp Việt Nam có thể
tận dụng. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình thành chuỗi giá
trị mới, đặc biệt cần tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
C. CHÍNH SÁCH
1. Chính sách tiền tệ của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp và tác dụng đến doanh
nghiệp như thế nào?
14


Theo đánh giá của chuyên gia SSI, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một
năm 2019 ghi dấu trong điều hành chính sách tiền tệ. Khác với xu hướng tăng khi
bước vào mùa cao điểm, tỷ giá và lãi suất trong tháng cuối năm 2019 khá bình lặng.
Dịng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước quay trở về hệ thống ngân hàng và các giao dịch
bán ngoại tệ đã mang đến nguồn cung VND dồi dào cho các ngân hàng thương mại.

Tăng trưởng tín dụng 3 năm gần đây. Nguồn: Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt
Nam (SSI)
Với sự vào cuộc quyết liệt, tinh thần đoàn kết, đồng lịng của hệ thống chính trị, nước ta
đã khắc phục khó khăn để vươn lên mạnh mẽ, thực hiện thành cơng “mục tiêu kép” vừa
phịng chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Nền tảng vĩ mơ ổn
định, lạm phát được kiểm sốt, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng
trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng cao nhất khu vực và thế giới
trong bối cảnh thế giới suy thối nghiêm trọng. “Chính sách tiền tệ tạo đà phục hồi cho
nền kinh tế” nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách
tài chính, tiền tệ quốc gia về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong gần 6 tháng

đầu năm 2020.
2. Dấu ấn điều hành CSTT năm 2020
Bằng sự đóng góp lặng lẽ, nói ít làm nhiều của ngành Ngân hàng. Các giải pháp tiền
tệ, tín dụng hỗ trợ ứng phó với các cú sốc nêu trên đã được NHNN chủ động triển khai
quyết liệt, kịp thời, góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng vĩ mơ, duy
trì mơi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ đà phục hồi tăng trưởng.

15


NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm
soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị
trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ,
lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh
khoản hệ thống. Công cụ tái cấp vốn được điều hành phù hợp với diễn biến vĩ mô, tiền tệ,
nhu cầu vốn của TCTD và chủ trương của Chính phủ, như: tái cấp vốn đối với TCTD để
thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trong đó
có tái cấp vốn dự án ngập triều tại Tp.HCM, sẵn sàng giải ngân tái cấp vốn đối với Ngân
hàng Chính sách xã hội trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người
sử dụng lao động vay với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc do tác động của dịch
Covid-19 theo Thông tư số 05/2020/TT-NHNN ngày 07/5/2020); tái cấp vốn hỗ trợ cơ
cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu.
Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho
các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm sốt tiền
tệ, khơng tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường.
Nhờ đó, dù Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm
soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội;
lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng
góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình qn chung trong khi vẫn có dư địa

hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của
cộng đồng đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI.
3. Các CSTT để hỗ trợ doanh nghiệp:
Thứ nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các cơng cụ CSTT để kiểm sốt tiền tệ,
thực hiện mục tiêu lạm phát đặt ra
Các công cụ CSTT được điều hành chủ động, linh hoạt,đồng thời, phối hợp nhịp nhàng
trong kiểm soát tiền tệ; CSTT phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác để điều
tiết thanh khoản, điều chỉnh các mức giá do Nhà nước quản lý nhằm đạt được mục tiêu
lạm phát đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu)
được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng
lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối
hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các TCTD theo các
16


chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… Kết quả cho thấy, tổng
phương tiện thanh toán (M2) giai đoạn này được kiểm soát hợp lý, hàng năm chỉ tăng
trong khoảng 12,21 - 15%, qua đó ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1,41 - 2,31%
(năm 2019 là 2,01%). Năm 2020, dù Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng
lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục
tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ bản bình qn đạt 2,43% tạo dư địa để Chính phủ điều
chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ Nhà nước quản lý mà vẫn nằm trong mục tiêu kiểm
soát lạm phát Quốc hội đặt ra, đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong
kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất
thị trường. Lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức 2,31% (năm 2019 là 2,01%) cho
thấy sự phù hợp của công tác điều hành CSTT, đóng góp tích cực đến việc ổn định lạm
phát bình quân chung. Lạm phát được kiểm soát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc,
duy trì niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với mơi trường kinh doanh Việt Nam,
góp phần thu hút đầu tư nước ngoài. (Đồ thị 2)


Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô, lạm phát, hài hịa lợi ích
của doanh nghiệp và người gửi tiền
NHNN ban hành Thông tư 01 cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn
giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho các DN gặp khó khăn do tác động của dịch
Covid-19. Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm giúp đỡ các DN tồn tại, ổn định trong
mùa dịch bệnh. Cho đến nay, số DN được hưởng chính sách tái cấu trúc nợ là khá lớn, có
thể lên xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là áp lực rất lớn cho tài chính ngân hàng
trước mắt cũng như trong tương lai. Vì các khoản giãn nợ, khoanh nợ biến tài sản có sinh
lời thành khơng sinh lời, làm tăng tài sản không sinh lời, đồng nghĩa với việc tăng khả
17


năng lỗ của các NHTM trước mắt trong những tháng tới. Đồng thời tạo áp lực rất lớn cho
các NHTM tăng dự phịng rủi ro, các khoản tài chính đệm dự phịng đảm bảo nền tảng tài
chính vững chắc.
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN;
giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm
trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí
vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất
cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi
suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người
dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những
nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%;
Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%)
Cụ thể, liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn, để hỗ trợ
nền kinh tế. Ngày 06/8, NHNN đã giảm thêm một số lãi suất điều hành với mức điều
chỉnh 0,2 - 0,5% một năm. Đây là lần thứ ba trong năm 2020, NHNN giảm các loại lãi
suất điều hành. Tính chung trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, NHNN đã điều

chỉnh giảm 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành. Sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện
cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi
suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn
hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp,
người dân. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng
lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để
giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua
khó khăn. Bên cạnh đó, NHNN cũng quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng
đồng Việt Nam (VND) của các tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới
1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ
hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân,
Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
18


từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. So với
các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều
hành mạnh nhất. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất thị trường giảm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối
đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD giảm 1,5%/năm so với cuối năm
2019 (cuối năm 2020 là 4,5%/năm); lãi suất cho vay bình quân của các NHTM áp dụng
cho các khoản vay mới phát sinh giảm hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm
0,07%/năm đến hết tháng 01/2021. (Đồ thị 3)

Thứ ba, đảm bảo cung ứng đủ tín dụng an tồn, hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế
nhưng không chủ quan với lạm phát, kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho người vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
NHNN thể hiện điều hành tín dụng linh hoạt, an tồn, hiệu quả, tập trung vào SXKD,
lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín

dụng đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm sốt chặt chẽ
tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... từ đó kiểm sốt tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ
tăng trưởng bền vững. Các chương trình, chính sách tín dụng khuyến khích phát triển
nơng nghiệp cơng nghệ cao, nơng nghiệp sạch, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp,
cho vay hỗ trợ nhà ở... đạt kết quả khả quan, góp phần phục hồi tăng trưởng bền vững và
an sinh xã hội.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, chương
trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời.
Nhờ đó, mặc dù cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19,
19


nhưng từ tháng 9.2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10.12.2020, tín dụng tồn hệ thống
tăng 9,02% so với cuối năm 2019.
NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về
việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi,
phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, tạo
hành lang pháp lý, cơ chế đột phá để các TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách
hàng (cơ cấu lại nợ gốc và lãi, khơng chuyển nhóm nợ, khơng tính lãi phạt, miễn, giảm
lãi, phí), đồng thời liên tục tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên
toàn quốc, khảo sát thực địa, tiếp nhận và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của
người dân, doanh nghiệp. Đến ngày 28/12/2020, tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm
trước và tăng 11,65% so với cùng kỳ 2019, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi kinh tế trong
đại dịch. Trên cơ sở đó, hệ thống ngân hàng thương mại đã dành khoản tiền 300 nghìn tỷ
đồng để cho vay với lãi suất thấp và hỗ trợ 920.000 khách hàng dưới hình thức cơ cấu lại
nợ, hỗn, miễn, và giảm lãi suất. Các tổ chức tài chính cũng giảm và miễn các khoản phí.
Các cơng ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi từ Ngân
hàng Chính sách xã hội Việt Nam để trả lương cho công nhân của họ, những người tạm
thời nghỉ việc mà không phải trả lãi. Tổng giá trị khoản vay ước tính là 16,2 nghìn tỷ

đồng (khoảng 0,2% GDP). Đến 22/02/2021, hệ thống các TCTD đã: (1) Cơ cấu lại thời
hạn trả nợ cho 265.191 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với dư nợ
366.309 tỷ đồng; (2) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 625.064 khách hàng với dư nợ
1.061.522 tỷ đồng; (3) Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến
22/02/2021 đạt 2.655.887 tỷ đồng cho 426.134 khách hàng. Ngồi ra, Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 169.770 khách hàng với dư nợ 4.230
tỷ đồng, cho vay mới đối với 2.258.413 khách hàng với số tiền 81.000 tỷ đồng. (Bảng 1)

20


Bảng kết quả các giải pháp tín dụng ứng phó với dịch covid – 19
Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực giảm tiền thưởng và tiền lương, cắt
giảm chi phí hoạt động khác, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời (bao gồm không
trả cổ tức bằng tiền mặt) và sử dụng các nguồn lực tiết kiệm để giảm lãi. NHNN tuyên bố
rằng họ sẵn sàng bơm thanh khoản thông qua các cửa sổ tái cấp vốn cho VBSP và các
TCTD khác để thực hiện các chương trình của Chính phủ và giúp các TCTD giải quyết
nợ xấu. NHNN đã ban hành thông tư tái cấp vốn cho VBSP lên tới 16 nghìn tỷ đồng với
lãi suất 0%.
Ngay khi đại dịch xảy ra và có dấu hiệu tác động tiêu cực đến nền kinh tế, Chính
phủ đưa ra gói hỗ trợ tài chính trị giá 279 nghìn tỷ đồng (3,7% GDP) để hỗ trợ nền kinh
tế. Các biện pháp bao gồm trả chậm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và
phí thuê đất trong 5 tháng, hoãn trả thuế thu nhập cá nhân đến cuối năm (số tiền thanh
tốn trả chậm là 180 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,4% GDP). Các biện pháp mới được
phê duyệt bao gồm hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước, giảm tiền
thuê đất, cắt giảm hoặc miễn các loại phí và lệ phí khác nhau, cắt giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và tăng khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân.

21



Chính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân và DN bị tác động của COVID-19
Thứ tư, trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế suy yếu do tác động tiêu cực
của dịch bệnh Covid-19, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện
quy trình, thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, giảm lãi
suất cho vay và lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng; đồng thời, NHNN chủ động thường
xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở
rộng tín dụng an tồn, lành mạnh. Với việc triển khai kịp thời các giải pháp đồng bộ,
quyết liệt của NHNN cùng sự tích cực, chủ động vào cuộc của hệ thống các TCTD, chia
sẻ khó khăn với nền kinh tế, song song với sự phục hồi nhanh của nền kinh tế, tín dụng
ngân hàng tăng nhanh hơn từ giữa quý III/2020. Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng tồn
hệ thống tăng 12,17% so với cuối năm 2019, ngày 08/3/2021 tiếp tục tăng 0,61% so với
cuối năm 2020, tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu định hướng, khả năng
hấp thụ vốn của nền kinh tế, đi đơi với chất lượng tín dụng. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự
điều chỉnh tích cực, tín dụng có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực có đóng góp và là
động lực của tăng trưởng kinh tế như lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên;
trong khi đó, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được hệ thống các TCTD kiểm soát
chặt chẽ.
Thứ năm, điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhằm ổn định niềm tin
của nhà đầu tư và người dân, chống đơ-la hóa, nâng cao uy tín quốc gia
NHNN cũng điều hành, cơng bố tỉ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng ngày,
phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu
22


CSTT; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thụ các cú sốc đối
với nền kinh tế. Đồng thời, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ
động truyền thông, điều chỉnh tỉ giá mua/bán và sẵn sàng mua/bán ngoại tệ với TCTD để
bình ổn thị trường và kinh tế vĩ mơ.

Nhờ đó, cuối năm 2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23.131 VND/USD, giảm -0,1%
cuối năm 2019; tỷ giá bình quân liên ngân hàng khoảng 23.090 VND/USD, giảm -0,35%
so với cuối năm 2019. Thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được
đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao giúp gia tăng tiềm lực tài
chính và củng cố uy tín quốc gia. Thị trường ngoại tệ duy trì ổn định trong những tháng
đầu năm 2021, theo đó ngày 11/3/2021, tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng
0,32% so với mức cuối năm 2020; tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051
VND/USD, giảm -0,17% so với cuối năm 2020.
NHNN tiếp tục duy trì một chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm sốt nhằm ổn định
giá trị đồng tiền, ổn định giá cả và duy trì dự trữ ngoại tệ khơng bị suy giảm mạnh. Đây là
chính sách tiền tệ khá đặc biệt trong bối cảnh nhiều NHTW nới lỏng tiền tệ vơ tiền
khống hậu. Như chúng ta thấy các gói nới lỏng định lượng của Mỹ lên tới trên 3.000 tỷ
USD, Nhật Bản cũng xấp xỉ 2.000 tỷ USD; châu Âu xấp xỉ 1.500 tỷ EUR, Trung Quốc và
các nước khác đều có gói nới lỏng định lượng. Rất may, NHNN Việt Nam chưa phải làm
điều đó. Đây cũng là thành cơng lớn trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Nhưng cũng có một thuận lợi nữa cho hệ thống ngân hàng là Chính phủ kiểm sốt dịch
bệnh tốt và nhanh nên kinh tế khơng rơi vào suy thối. Theo đó, tín dụng ngân hàng
khơng bị suy kiệt và đặc biệt DN không bị phá sản hàng loạt nên giữ được lòng tin của
người gửi tiền.
Ngồi ra, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt có nhiều bước phát triển rõ
rệt. 5 tháng đầu năm 2020, giao dịch thanh toán qua thẻ tăng 19,5% về số lượng và tăng
8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua
Internet tăng 37,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch thanh toán
nội địa qua điện thoại di động tăng 161,8% về số lượng và 149,2% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2019. Số liệu cho thấy sự dịch chuyển và tăng trưởng mạnh mẽ trên điện thoại di
động, ảnh hưởng giao dịch của các pháp nhân trên internet do dịch Covid-19.
Thứ sáu, CSTT cũng được điều hành phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách khác. NHNN thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với
23



các bộ, ngành trong công tác điều hành CSTT, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát;
đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong trao đổi thơng tin về tiền gửi có kỳ
hạn của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng, qua đó ổn định thanh khoản hệ thống,
kiểm soát tiền tệ, tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính phủ khoảng 0,78 1,41%/năm ở các kỳ hạn 5 - 30 năm so với cuối năm 2019 và kéo dài kỳ hạn phát hành
(tập trung ở kỳ hạn 10 - 15 năm, chiếm khoảng 80% khối lượng phát hành) trong năm
2020. Tình hình thực tế trong 2 tháng đầu năm 2021 cho thấy, mặt bằng lãi suất trái phiếu
chính phủ tiếp tục xu hướng giảm khoảng 0,1 - 0,19%/năm ở các kỳ hạn; đến cuối tháng
2/2021, lãi suất kỳ hạn 5 năm là 1,03%/năm; 10 năm là 2,17%/năm; 15 năm là 2,4%/năm;
20 năm: 2,89%/năm; 30 năm là 3,01%/năm.

Chính sách tiền tệ trong năm 2020 đã giúp nhiều doanh nghiệp duy trì được sản xuất
trước đại dịch COVID-19. Ảnh: Hải Nguyễn
Một số biện pháp khác như: Miễn thuế cho thiết bị y tế; giảm phí đăng ký kinh doanh
có hiệu lực từ ngày 25/2 (miễn thuế một năm của các thuế đăng ký kinh doanh đối với
doanh nghiệp hộ gia đình mới thành lập; miễn thuế đăng ký kinh doanh 3 năm đầu tiên
cho các doanh nghiệp nhỏ); cho phép các công ty và người lao động chậm nộp bảo hiểm
xã hội (tối đa 12 tháng) mà khơng bị phạt lãi (tổng đóng góp chậm được ước tính là 9,5
nghìn tỷ đồng hoặc 0,1% GDP). Chính phủ cũng đã thực hiện trợ cấp trực tiếp bằng tiền
mặt trị giá 65 nghìn tỷ đồng cho các cơng nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh. Hơn 10% dân số ước tính sẽ được hưởng lợi từ chương trình này. Chính phủ cũng

24


đang thúc đẩy mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư cơng trị giá 686 nghìn tỷ đồng hoặc
gần 9% GDP (trong đó 225 nghìn tỷ đồng được thực hiện từ các năm trước).
4. Chính sách tiền tệ đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào ?
 Phân tích:
Giả định ban đầu nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng trước đại dịch. Với mức giá

cân bằng là P0 và mức sản lượng cân bằng là Q0.
Sau khi đại dịch covid 19 xuất hiện làm ảnh hưởng đến cầu của nền kinh tế. Vì chi
tiêu của hộ gia đình giảm xuống (C giảm) và đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
của các nhà đầu tư (I giảm). Ta có AD = C+I +G. Khi C giảm và I giảm, dẫn đến AD
giảm. Làm cho tổng sản lượng của nền kinh tế giảm xuống. Minh họa trên đồ thị đường
cầu giảm từ AD0 xuống AD1. Lúc này, tại điểm cân bằng mới với mức sản lượng P 1 < P0
và mức sản lượng Q1 < Q0.

Như vậy, sau khi đại dịch covid xuất hiện khiến nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy
thoái, sản lượng thấp và thất nghiệp cao.
Mục tiêu điều chỉnh của chính sách là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng, giảm thất
nghiệp. Chính sách có thể sử dụng là CSTT mở rộng.

25


×