Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xây dựng tình huống về đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong một doanh nghiệp và đề xuất giải pháp giải quyết tình huống đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.91 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----

BÀI THẢO LUẬN MÔN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài thảo luận: Xây dựng tình huống về đặc điểm và các quy luật tâm lý cá
nhân trong một doanh nghiệp và đề xuất giải pháp giải quyết tình huống đó.

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm 1
Mã lớp học phần: 2166TMKT0211

MỤC LỤC
1


LỜI MỞ ĐẦU
Con người vừa là nhân vừa là quả của các q trình, hoạt động xuất phát từ lịng
người, hợp lịng người thì thành cơng, ngược lại thì dễ thất bại. Bởi vậy, nguồn lực con
người đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một
quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một doanh
nghiệp quan tâm đến tâm lý con người thì hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động đạt
được sẽ cao hơn nhiều lần so với doanh nghiệp có chính sách thiếu quan tâm tới tâm lý
nhân viên. Chính vì thế, hơn bao giờ hết người ta càng thấy được mức độ cần thiết của
việc nghiên cứu thế giới nội tâm của con người (tâm lý) để có cơ sở khoa học cho việc
ứng dụng tâm lý vào quản lý, điều khiển hành vi và các hoạt động của con người. Khoa
học về tâm lý ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói tới kinh doanh và quản lý kinh doanh, là nói tới
hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, mọi hoạt động quản trị chính là quản
trị con người, nên yếu tố kinh doanh và tâm lý có mối quan hệ tác động qua lại hữu cơ
với nhau. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tồn bộ đất nước. Các nhà quản trị Việt Nam đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ của


mơi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường, họ đã nhận thức được rằng
nếu khơng có hiểu biết về con người nói chung và tâm lý con người nói riêng thì khơng
thể điều khiển cơng việc một cách trôi chảy cũng như không thể đạt được hiệu quả cao.
Thơng qua q trình nghiên cứu học phần tâm lý quản trị kinh doanh, nhóm chúng em đã
nhận thấy mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý trong kinh
doanh hiện nay, để có thể tìm hiểu sâu hơn lý thuyết và vận dụng vào tình huống thực tế,
chúng em đã xây dựng tình huống cụ thể nhằm nghiên cứu về nội dung đặc điểm và các
quy luật tâm lý cá nhân trong một doanh nghiệp và đề xuất giải pháp giải quyết tình
huống đó.
2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Đặc điểm tâm lý cá nhân
1.1.1 Xu hướng

a. Khái niệm
Xu hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành vi,
hoạt động và nhân cách con người. Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc đẩy bên
trong của mỗi cá nhân, biểu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thế
giới quan, niềm tin.

b. Biểu hiện
Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc Tính tâm lý của con người, là sự đòi
hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Theo A.G.Covaliop: “Nhu cầu là sự địi
hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định
để sống và phát triển”.
Hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, hiện tượng nào đó
vừa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống vừa mang lại khoái cảm cho họ trong hoạt

động cá nhân. Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Đầu tiên, hứng
thú tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh mọi hành vi, cử chỉ, ý nghĩ,
tình cảm...theo một chiều hướng xác định. Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự
say mê, hấp dẫn của đối tượng, do đó dù khó khăn vẫn cố gắng vượt qua.

3


Lý tưởng được biểu hiện thơng qua một hình ảnh mẫu mực, tương đối hồn chỉnh,
có tác động lơi cuốn cá nhân hành động để đạt được mục tiêu cao đẹp của con người. Lý
tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn và mang bản chất xã hội, lịch sử. Nhà
quản trị phải xây dựng những hình mẫu lý tưởng về một người nhân viên của doanh
nghiệp từ đó tạo động lực để nhân viên phấn đấu và ứng xử theo các chuẩn mực của
doanh nghiệp định hướng.
Thế giới quan là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con người,
giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của con
người. Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ
dẫn cách thức tư duy và hành động cá nhân. Nó đồng thời cũng thể hiện lý luận và khái
quát hóa các quan điểm của xã hội.
Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của các quan điểm, tri thức,
tình cảm, thái độ, ý chí được con người thử nghiệm trở thành chân lý bền vững trong mỗi
cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí vươn lên trong hoạt động để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
1.1.2 Tính khí (khí chất)

a. Khái niệm
Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân, chủ yếu do đặc điểm bẩm
sinh của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra. Nó gắn liền với
quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương (quá trình ức chế và quá trình hưng
phấn), chi phối hoạt động và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động cá

nhân. Tính khí cá nhân là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, khó thay đổi. Tuy nhiên
mỗi cá nhân đều có thể điều chỉnh tâm lý của mình thơng qua q trình rèn luyện, kinh
nghiệm và tuổi tác.

b. Các loại tính khí
Trên cơ sở khoa học, tính khí của con người được chia làm 4 loại như sau:


Tính khí nóng (người nóng tính)

Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh nhưng khơng cân bằng, q trình
hưng phấn và ức chế đều mạnh. Họ thường là người có năng lực làm việc và hoạt động
trong phạm vi rộng.
Ưu và nhược điểm:
4


-

-

Ưu điểm: Đây là những người thật thà, trung thực, có gì nói đó, có tính thương
người, dũng cảm, dám nghĩ, dám là kể cả những việc khó khăn nguy hiểm. Hăng
hái, nhiệt tình với cơng tác, với mọi người. Khi phấn khởi họ thường làm việc say
mê, nhiệt tình, hiệu quả và có khả năng lơi cuốn người khác.
Nhược điểm: Tính nóng nảy, hay nổi khùng, khó kiềm chế bản thân, nói năng
thiếu tế nhị, dễ làm mất lịng người khác. Họ dễ chán nản, kém nhiệt tình khi công
việc gặp trắc trở.

Đối với kiểu người này, nhà quản trị cần nhẹ nhàng trong giao tiếp, nặng khen, nhẹ

chê và chỉ phê bình riêng thì họ sẽ tiếp thu ngay và khơng có phản ứng. Khi họ nóng giận
nhà quản trị nên nín nhịn vì khi đó họ khơng đủ sáng suốt để điều khiển hành vi của mình


Tính khí hoạt (người hoạt bát)

Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh. Q trình hưng phấn và ức chế
mạnh, cân bằng và linh hoạt.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Họ thường năng động, tự tin, luôn lạc quan, u đời, dễ thích nghi với
hồn cảnh và hịa nhập với tập thể. Làm việc có tính sáng tạo và năng suất cao.
- Nhược điểm: Họ thường tư duy khơng sâu, lập trường ít kiên định. Nếu khơng chú
ý rèn luyện đạo đức, sống bng thả thì một số người có thể trở thành kẻ cơ hội,
hiếu danh, làm những việc khơng có lợi cho tập thể.
Đối với họ nhà quản trị nên sử dụng trong công tác ngoại giao, cơng việc mới mẻ vì
họ sẵn sàng ủng hộ và tiếp thu cái mới. Họ khơng thích hợp với những cơng việc ngồi
n, ít sự giao tiếp, cần tính cẩn thận và bảo mật.


Tính khí trầm (người điềm tĩnh)

Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và khơng linh hoạt.
Hai q trình hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa hai q trình
khơng linh hoạt nên ít năng động, sức ỳ nhiều hơn. Họ có tác phong khoan thai, điềm
tĩnh, ít bị môi trường kích động.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Họ là những người có tư duy sâu, làm việc gì cũng tính tốn kỹ càng, đa
mưu, ít mạo hiểm. Khi gặp khó khăn họ ln bình tĩnh tìm cách vượt qua khó
khăn. Họ là người chung thủy và ít thay đổi thói quen.
5



-

Nhược điểm: Khó thích nghi với mơi trường mới, thụ động, kém linh hoạt và có
khi cịn bảo thủ, dễ đánh mất cơ hội.

Nhà quản trị nên giao cho họ những công việc cần sự thận trọng (tổ chức, kế hoạch,
nhân sự), chín chắn, có tính chất ổn định, bảo mật và ít cần giao tiếp.


Tính khí ưu tư (người ưu tư)

Là tính khí của những người có hệ thần kinh yếu, không cân bằng, không linh hoạt.
Loại người này thường sống thiên về cảm xúc nội tâm, dễ xúc động, là những người lao
động cần cù và cẩn thận, trong giao tiếp họ rất chu đáo, nhã nhặn, vị tha. Tuy nhiên họ
khó làm quen và thích nghi với môi trường mới, ngại giao tiếp, ngại va chạm, nhẹ dạ cả
tin, nhút nhát và thường sống hướng nội.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Là những người làm việc cần mẫn và cẩn thận, trong giao tiếp họ rất chu
đáo, nhã nhặn, rất nhân hậu và chung thủy.
- Nhược điểm: Khó thích nghi với mơi trường mới, họ rụt rè, tự ti và ngại giao tiếp.
Khi gặp các biến động của mơi trường và những kích thích mạnh họ thường có
trạng thái tâm lý căng thẳng, buồn phiền kéo dài.
Nhà quản trị cần đối xử với họ một cách nhiệt tình, tế nhị và nhẹ nhàng đặc biệt là
trong đánh giá. Họ cần được mọi người xung quanh động viên, giúp đỡ không nên cô lập
họ. Phân cho họ những cơng việc phù hợp với tính khí để họ phấn khởi làm việc, đạt
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
1.1.3 Tính cách


a. Khái niệm
Tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những đặc điểm tâm lý tương đối ổn định,
biểu hiện thường xuyên của cá nhân và được thể hiện tương đối có hệ thống trong hành
vi, cử chỉ, hoạt động của con người.

b. Cấu trúc của tính cách


Nội dung của tính cách: Là hệ thống thái độ của con người với thiên nhiên và với

-

xã hội. Hệ thống thái độ cá nhân bao gồm:
Thái độ đối với tập thể và xã hội thể hiện qua tính cách như lòng yêu nước, tinh
thần cộng đồng dân tộc.
6


-

-

Thái độ của lao động thể hiện với những nét tính cách như lịng u lao động, cần
cù, sáng tạo.
Thái độ đối với mọi người thể hiện qua lòng yêu thương con người quý trọng con
người, tính chân thành, thẳng thắn
Thái độ đối với bản thân thể hiện ở tính khiêm tốn, lịng tự trọng.




Hình thức của tính cách: Là sự biểu hiện ra bên ngồi của tính cách đó là hệ thống

-

hành vi, cử chỉ, nói năng của cá nhân. Hệ thống hành vi, cử chỉ, nói năng rất đa
dạng chịu sự chi phối của hệ thống thái độ nói trên.
Nhà quản trị cần nắm vững đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân để giao nhiệm vụ
phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể hạn chế những nét tiêu cực, hồn
thiện tính cách của mình và kết hợp hài hịa giữa các tính cách khác nhau.
1.1.4 Năng lực

a. Khái niệm
Năng lực là một thuộc tính tâm lý cá nhân, phản ánh khả năng của một người có
thể hồn thành một hoạt động nào đó với kết quả nhất định. Năng lực được hình thành,
thể hiện và phát triển trong hoạt động.

b. Phân loại năng lực


Năng lực được chia thành năng lực chung và năng lực riêng:
Năng lực chung bao gồm năng lực quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng...là



những điều kiện cần thiết cho một cá nhân hoạt động có hiệu quả.
Năng lực riêng là sự thể hiện độc đáo, cá biệt nhằm đáp ứng yêu cầu trong một số
lĩnh vực hoạt động cụ thể và hiệu quả cao.




Năng lực gồm có 4 mức độ:
Năng khiếu: là những mầm mống, dấu hiệu ban đầu, thuận lợi, phù hợp với một



hoạt động nào đó.
Năng lực: là mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hồn



thành có kết quả một hoạt động nào đó.
Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự biểu đạt được thành tích cao,



hồn thành một cách sáng tạo trong một hoạt động nào đó.
Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị ở mức độ kiệt xuất, hoàn chỉnh
nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
7


Trong doanh nghiệp, nhà quản trị phải biết rõ ràng năng lực của từng thành viên
dưới quyền để bố trí, sử dụng cho phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện cho thành viên phát triển khả năng của bản thân.
1.1.5 Cảm xúc và tình cảm

a. Khái niệm


Cảm xúc là những rung cảm diễn ra trong thời gian ngắn, biểu thị thái độ của con

người đối với xung quanh và được biểu hiện dưới dạng tích cực hoặc tiêu cực.
Cảm xúc tích cực thể hiện khi con người được thỏa mãn nhu cầu hoặc khi được
lãnh đạo đánh giá chính xác, động viên, khích lệ kịp thời. Trái lại sự thất bại trong
cuộc sống, xung đột trong tập thể, sự đánh giá, ứng xử thiếu công bằng… sẽ mang
lại những cảm xúc tiêu cực: buồn phiền, khổ tâm, ghen tức.



-

Tình cảm là quá trình tâm lý bền vững hơn cảm xúc, diễn ra trong một thời gian
dài, thể hiện thái độ và cách ứng xử của con người đối với một đối tượng nào đó
(người, vật,đồ vật, sự kiện). Tình cảm được hình thành dần dần thơng qua giao tiếp
với đối tượng trong một thời gian dài. Tình cảm được chia thành 3 nhóm chính:
Tình cảm đạo đức (điều chỉnh mối quan hệ người - người trong xã hội)
Tình cảm trí tuệ (biểu hiện thái độ yêu cái mới)
Tình cảm thẩm mỹ (thể hiện thái độ, cảm xúc trong cảm thụ cái đẹp của thiên
nhiên và cuộc sống, của các tác phẩm hội họa, nghệ thuật)

b. Vai trị
Tình cảm, cảm xúc đóng vai trị thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người tăng
sức mạnh tinh thần, có thể tạo nên trạng thái hưng phấn, sáng suốt, tạo nên cảm hứng
mạnh mẽ, hoạt bát nhưng cũng có thể làm con người mụ mẫm, chán nản, rũ rượi, mất hết
sức sống. Tình cảm là chỗ mạnh nhất nhưng cũng là chỗ yếu nhất của con người.
Nhà quản trị cần phải chú ý đến các q trình tâm lý nói trên để sử dụng chúng như
những đòn bẩy tâm lý tác động lên mỗi cá nhân, làm cho họ u thích cơng việc được
giao, có tình cảm với đồng nghiệp, chân thành hợp tác giúp đỡ nhau trong quá trình lao
động, làm việc nhằm đạt được những mục tiêu chung.

8



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Khái qt và tóm tắt tình huống
Nhung - cử nhân khoa marketing của đại học Thương Mại, bố mẹ cơ đều là nhà giáo
có thu nhập thấp, từ nhỏ Nhung đã được giáo dục hết sức kỹ càng. Tuy nhiên Nhung là
người hướng nội, cơ rất ngại giao tiếp và có ít bạn bè. Vào một ngày đẹp trời, Nhung
được nhận vào làm nhân viên marketing của cơng ty TNHH họa phẩm HĐA. Phịng làm
việc của Nhung có 8 người trong đó có chị Dương - quản lý, Ly - đồng nghiệp, cháu của
giám đốc cơng ty, học cùng khóa với Nhung tại trường đại học và rất ghét Nhung, cũng
được nhận vào làm cùng thời gian với Nhung. Ly sống trong gia đình khá giả, bố mẹ cơ ít
quan tâm đến và ln cho cô hưởng thụ mọi điều kiện tốt nhất. Tuy vào làm được 1 tháng
nhưng Nhung mới chỉ trao đổi với duy nhất chị Dương về vấn đề công việc, đối với
những đồng nghiệp khác thì Nhung rất kín tiếng và dường như chưa bao giờ đi ăn trưa
hay hội họp cùng. Trái lại với Nhung, Ly rất giỏi ăn nói và hoạt ngơn, chỉ đến buổi làm
việc thứ 3 là cô đã làm quen và giao tiếp được với hầu hết các nhân viên trong phòng.Thế
nhưng Ly cũng rất hay đi soi mói và nói xấu các đồng nghiệp. Hơm đó cấp trên bất ngờ
giao cho phịng marketing phải lên idea quảng cáo gấp cho một dự án quan trọng, ai hoàn
thành tốt sẽ được thưởng 10% lương. Nhung thấy rất hứng thú và háo hức bắt tay ngay
vào việc. Sau một tuần làm việc vất vả Nhung đã hoàn thiện xong bản kế hoạch được
giao, trong khi Ly chưa làm được việc gì hết. Với sự ganh ghét Nhung từ lâu, nên nhân
giờ ăn trưa, Ly đã truy cập máy tính cá nhân và sao chép tồn bộ ý tưởng của Nhung
đồng thời sửa bản kế hoạch trình lên sếp của Nhung. Đến buổi họp trình bày ý tưởng, ý
tưởng của Ly và Nhung trùng nhau khiến Nhung vô cùng bất ngờ và bức xúc, nhưng do
Ly đã chủ động xin được trình bày ý tưởng của mình trước nên đến lượt Nhung, cô chỉ
lắp bắp vài câu rồi xin phép dừng trình bày với lý do thấy cịn rất nhiều lỗ hổng và khơng
cịn phù hợp nữa, nhưng thật ra lúc đó cơ chỉ nghĩ đến việc mình đã bị mang tiếng ăn cắp
ý tưởng và chơi xỏ. Kết quả là bản kế hoạch của Ly được cấp trên khen nức nở và phê
duyệt ngay tại phòng họp. Sau buổi họp ấy, cả phòng marketing rất lấy làm lạ về sự thiếu
chu đáo của Nhung, Ly được đà đã đi nói xấu Nhung và kể lể rằng chính Nhung đã ăn

cắp ý tưởng của mình nên lúc đó mới khơng dám trình bày. Chuyện đến tai chị Dương, từ
trước đến nay Dương là một người luôn nổi đóa với nhân viên chỉ vì những chuyện nhỏ
nhặt và rất thẳng tính, cơ chúa ghét những người gian dối, không trung thực trong làm
việc. Sau giờ họp, Dương đã phải nghe lời phàn nàn từ cấp trên về bài thuyết trình của
Nhung, đang sẵn cơn tức giận, Dương gọi Nhung đến phòng làm việc và khiển trách
9


Nhung thậm tệ khi chưa nghe một lời giải thích nào từ cô. Vài hôm sau, sự việc đã lắng
xuống nhưng Nhung vẫn bị mang tiếng xấu và bị đồng nghiệp xa lánh, dè bỉu. Từ ấy
Dương cũng hay chèn ép Nhung, giao cho cô số lượng công việc gấp 2, 3 lần người khác
trong khi ngày càng ưu ái và giúp đỡ Ly hơn trước. Thế nhưng, dù rất buồn và chán nản
nhưng Nhung cũng không dám lên tiếng, vì cơ sợ rằng giờ mà phản kháng chỉ làm cho
mọi việc tồi tệ hơn. Cách đó vài hơm, Nhung cũng biết chuyện chính Ly là người nói xấu
mình với các đồng nghiệp nên càng khó có thể chấp nhận và giảng hòa với Ly. Giữa 3
người Nhung, Ly và Dương đã xảy ra mâu thuẫn ngầm. Do tính Nhung khơng muốn lớn
chuyện, cơ giữ nỗi ủy khuất trong lịng và mang bộ mặt khó chịu đến cơng ty mỗi ngày.
Các nhân viên trong phòng thường bị áp lực lại thêm khuôn mặt của Nhung làm mất hết
hứng thú làm việc, khiến họ càng thêm ghét bỏ Nhung, suốt ngày họ chỉ ngồi nói xấu và
bàn tán sau lưng cơ. Điều này lại một lần nữa làm chị Dương rất khó chịu và ngày càng
có định kiến xấu về Nhung. Vì vậy, có một lần phịng hồn thành bản báo cáo chưa tốt,
chị Dương đã trực tiếp phê bình Nhung và cho rằng chính Nhung đã đem đến mơi trường
làm việc không tốt ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của phịng.
Nếu là Nhung bạn sẽ làm gì để mọi chuyện sáng tỏ và giải quyết mâu thuẫn ngầm
giữa 3 người?
2.2. Phân tích đặc điểm tâm lý cá nhân
2.2.2. Nhân vật Nhung

• Nhung là người như thế nào :
Về tính khí, bản thân Nhung vốn là người rất hướng nội, rụt rè, ngại giao tiếp và

có ít bạn bè. Chính vì vậy, dù vào cơng ty được 1 tháng, Nhung cũng chưa hề giao lưu
với các đồng nghiệp khác, chưa bao giờ đi ăn cùng họ mà mới chỉ giao tiếp duy nhất với
chị Dương về vấn đề công việc. Và nhất là sau vụ việc bị Ly sao chép tồn bộ ý tưởng,
Nhung cũng khơng hề lên tiếng, vẫn chọn cách giữ im lặng và ln mang trong mình
trạng thái căng thẳng, chán nản và mặc cảm kéo dài.Với tính cách này đã khiến Nhung bị
mọi người trong phịng cảm thấy khó chịu và hiểu lầm. Tuy nhiên, ưu điểm của Nhung đó
là: cơ là một nhân viên cần cù và chăm chỉ. Mọi công việc cấp trên giao cơ đều hồn
thành xuất sắc đúng hạn.
Về tính cách, vì bố mẹ cô đều là nhà giáo nên Nhung được dạy dỗ vơ cùng kĩ
càng. Cơ mang trong mình tính kỉ luật, tính nguyên tắc và tinh thần trách nhiệm cao với
công việc. Qua sự việc bị đánh cắp ý tưởng, Nhung chọn im lặng bởi cô không muốn làm
10


to chuyện, không muốn xảy ra mâu thuẫn nội bộ trong công việc, cách cô đối mặt với sự
việc này cho thấy được sự giáo dục hết sức kỹ càng của gia đình Nhung, thường thì các
gia đình có phụ huynh là nhà giáo sẽ rất quan tâm đến giáo dục phẩm chất con cái. Tuy
nhiên xét về mặt khách quan ta cũng thấy cách xử lí này chưa hẳn tốt vì nhìn vào tình
huống, Nhung phải hứng chịu các xung đột tâm lý cịn mọi người thì vẫn hiểu lầm cô. Sự
việc chưa hề được giải quyết triệt để.

 Kết luận: Qua phân tính tính cách và tính khí của Nhung, cho thấy Nhung là người
mang tính khí ưu tư (người ưu tư), là người cần cù chịu khó, vị tha. Tuy nhiên
sống thiên về cảm xúc nội tâm, hơi thu mình, khơng cân bằng, khơng linh hoạt,
điều này đã khiến Nhung bị mang tiếng xấu và dần bị mất thiện cảm trong mắt
đồng nghiệp.


Nhung muốn gì:


Dù mới vào làm nhưng Nhung ln hồn thành tốt các cơng việc được giao. Khi
được cấp trên giao cho ý tưởng và nói ai làm tốt sẽ được thưởng 10% lương, Nhung thích
thú và bắt tay ngay vào việc. Cho thấy yếu tố đầu tiên khiến Nhung hứng thú đó là yếu tố
lương thưởng, sau đó là niềm tin của sếp và sự tín nhiệm của mọi người.

 Như vậy, có thể thấy Nhung có nhu cầu thể hiện bản thân, có chí tiến thủ trong
cơng việc, có nhu cầu hưởng đãi ngộ tốt, muốn được cống hiến và được nhìn nhận.

• Nhung có thể làm được những gì:
-

Kiến thức chun mơn: Nhung tốt nghiệp bằng cử nhân đại học Thương Mại nên
cơ có đầy đủ kiến thức, kĩ năng để đảm nhiệm vai trị nhân viên marketing của
cơng ty. Bên cạnh đó, sau vụ việc bị Ly ăn cắp ý tưởng và được cấp trên khen nức
nở đã chứng tỏ được năng lực chuyên môn của cô.

-

Kỹ năng xã hội: Dựa vào tình huống trên cho thấy kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử
lý tình huống của Nhung vẫn cịn rất hạn chế. Cơ khơng giao lưu hay nói chuyện
cùng với mọi người khiến cho khi sự việc xảy ra, cơ khơng có ai để tâm sự và chia
sẻ cùng, phải một mình chịu ấm ức. Và ngay cả khi biết chính Ly đã ăn cắp ý
tưởng và nói xấu mình, Nhung vẫn khơng có phản ứng gì, chỉ biết im lặng và tự
hành hạ bản thân. Cho thấy Nhung chưa thực sự linh hoạt trong việc xử lý tình
huống, cô chưa khéo léo trong ứng xử và giao tiếp, khiến bản thân dễ bị mất điểm
trong mắt mọi người.
11


 Kết luận: Nhung có kiến thức chun mơn tốt, cơ có đủ khả năng để làm tốt các

nhiệm vụ được giao, nhưng thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống
hay cụ thể hơn là kỹ năng mềm cịn hạn chế. Vì thế Nhung khó hội nhập với môi
trường làm việc. Đối với những nhân viên như Nhung thì có thể làm việc cá nhân
rất tốt nhưng để phát triển về lâu dài, Nhung cần được tạo điều kiện tham gia các
hoạt động tập thể nhiều hơn để có thể mở lịng và hịa nhập.
2.2.2. Nhân vật Ly
Phân tích nhân vật Ly: Ly sống trong gia đình khá giả, bố mẹ cơ ít quan tâm đến
và luôn cho cô hưởng thụ mọi điều kiện tốt nhất. Ly rất giỏi ăn nói và hoạt ngơn, chỉ đến
buổi làm việc thứ 3 là cô đã làm quen và giao tiếp được với hầu hết các nhân viên trong
phòng. Thế nhưng Ly cũng rất hay đi soi mói và nói xấu các đồng nghiệp. Về thực lực thì
Ly khơng bằng được mọi người nhưng cơ lại có những chiêu trị rất mánh khóe như đánh
cắp tài liệu của nhân viên trong cơng ty.

• Ly là người như thế nào?: Để trả lời câu hỏi này ta đi phân tích hành vi tâm lý cá
nhân của Ly. Mà các hành vi này lại được quy định bởi tính khí và tính cách của
mỗi con người. Chính vì vậy, để hiểu Ly là con người như thế nào, ta phải đào sâu
tính khí và tính cách của cơ.
Về tính khí: Qua tình huống ta nhận định rằng Ly là người có tính khí hoạt. Cơ
ln nhiệt tình, sơi nổi trong các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp và đặc biệt rất có tài ăn
nói. Minh chứng ở chỗ, dù vào cùng thời điểm với Nhung nhưng chỉ sau 3 buổi làm, cơ
đã thành cơng làm quen với đồng nghiệp, hịa nhập với mơi trường mới. Đây cũng chính
là đặc trưng của người mang tính khí này, khi họ dễ dàng thích nghi với mơi trường và
hịa nhập với tập thể. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm của tính khí này, nhược điểm
của một số người mang loại tính khí này cũng được thể hiện qua nhân vật Ly: cơ hội, háo
danh, toan tính để đạt được mục đích. Có thể thấy trong tình huống, khi khơng làm được
việc, Ly sẵn sàng ăn trộm bản kế hoạch của Nhung và chủ động xin trình bày ý tưởng
trước để dồn Nhung vào thế bí, sau đó cịn nói xấu là Nhung ăn cắp ý tưởng của mình với
mọi người. Điều này giúp Ly thỏa mãn được lòng hiếu thắng của bản thân, vượt lên trên
Nhung- người mà cô vốn ganh ghét từ trước. Chung quy lại, Ly là đặc trưng cho kiểu
người mang tính khí hoạt, các hành vi của cơ ln bám sát và được hình thành trên cơ sở

tính khí cá nhân.

12


Về tính cách: Nếu như tính khí là đặc điểm tâm lý mang tính bản chất cá nhân,
thường được hình thành do bẩm sinh là chính thì tính cách lại được hình thành chủ yếu
qua giáo dục và sự tác động của môi trường sống tạo nên, đặc biệt là thơng qua gia đình
và các nhóm xã hội. Quay trở lại với hồn cảnh của Ly, từ nhỏ cơ được sống trong sự khá
giả, được cung cấp mọi điều kiện tốt nhất, tuy nhiên lại ít có sự quan tâm của bố mẹ. Do
thiếu đi sự rèn giũa và giáo dục đạo đức của gia đình, Ly liền bộc lộ hết các mặt xấu của
tính khí hoạt. Từ nhỏ đã được sống sung túc và ko phải chịu vất vả, chính vì vậy Ly
khơng hiểu được ý nghĩa cơng sức của người khác mà cho rằng đó là điều hiển nhiên, cô
sẵn sàng hưởng thụ thành quả của Nhung mà không chút áy náy, vui vẻ trên kết quả
không phải do bản thân tạo ra, thậm chí khơng xấu hổ mà còn vu ngược lại cho Nhung ăn
cắp ý tưởng của mình. Qua đó, có thể thấy rằng Ly mang nhóm tính cách tiêu cực: lười
biếng, hiếu thắng và ích kỉ.

 Kết luận: Ly là điển hình của một người mang tính khí hoạt: giảo hoạt, sơi nổi, dễ
làm thân, dễ hịa nhập với mơi trường mới. Tuy nhiên, vì thiếu sự rèn luyện đạo
đức, buông thả bản thân mà trở thành người lười biếng và chỉ thích hưởng thụ,
khơng quan tâm đến cảm xúc người khác. Kiểu người như Ly là kiểu người cơ hội,
làm những việc khơng có lợi cho tập thể, cũng khó khiến các nhà quản trị có thể
quản lý một cách có hiệu quả.

• Ly muốn gì? : Để làm rõ câu hỏi này ta đi phân tích động lực tâm lý cá nhân của
Ly (nhu cầu, mục đích, động cơ, niềm tin,...)
Đối với Ly mà nói, vì được sống sung túc từ nhỏ và ít được quan tâm, điều này
khiến Ly không cảm nhận được sự kì vọng hay bất kì động cơ gì để tự thân cố gắng.
Cũng chính vì vậy, Ly khơng quá có nhu cầu về vật chất. Tuy nhiên, với xu hướng luôn

muốn thể hiện bản thân - đặc trưng của người tính khí hoạt, nhu cầu xã hội cao của Ly
được thể hiện ở việc mong muốn mọi người cơng nhận mình, được hưởng sự khen ngợi
của cấp trên và sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp. Mặt khác, việc ăn cắp bản kế hoạch của
Nhung không chỉ đáp ứng nhu cầu của Ly mà nó cịn nhằm mục đích hạ bệ Nhung, xuất
phát từ động cơ ganh ghét và mâu thuẫn từ trước của hai người, từ đó giúp Ly được thỏa
mãn tâm lý.

• Ly có thể làm được những gì?: Câu hỏi này liên quan đến năng lực tâm lý cá nhân,
bao gồm kiến thức, kỹ năng…

13


Thơng qua tình huống có thể thấy, dù kiến thức và kinh nghiệm trong công việc
của Ly không tốt khi phải đi ăn cắp bản kế hoạch của Nhung, nhưng khơng thể phủ nhận,
với tính khí hoạt của mình, khả năng hòa nhập và giao tiếp tốt, cũng như sự tự tin khi chủ
động đề nghị thuyết trình trước dù ý tưởng khơng phải của mình, thì đây cũng là một
điểm mạnh trong kỹ năng mềm của Ly. Tuy nhiên, đây chỉ là trong một thời gian ngắn
ban đầu, còn về lâu dài thì Ly và các đồng nghiệp cũng khơng thể tiếp tục hịa hợp nếu Ly
vẫn giữ các tính cách như hiện tại, Ly có thể trả thù Nhung chỉ vì mâu thuẫn q khứ thì
cơ cũng có thể làm điều đó với các đồng nghiệp khác. Cơng việc giao cho Ly cũng khó có
thể hồn thành tốt nếu vẫn luôn lười biếng và không chịu học hỏi thêm.

 Vì vậy, ở vị trí là một người nhân viên, thì các nhà quản trị cần địi hỏi khơng chỉ
là kỹ năng, kiến thức mà còn cần sự trung thực, khả năng làm việc tích cực để tạo
ra một mơi trường tập thể làm việc tốt nhất. Do đó, Ly không phải là một lựa chọn
tốt cho các nhà tuyển dụng.
2.2.3. Nhân vật Dương
Phân tích nhân vật Dương: Dương là quản lý phịng Marketing, một người ln
nổi đóa với nhân viên chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt và rất thẳng tính, cơ chúa ghét những

người gian dối, khơng trung thực trong làm việc.

• Dương là người như thế nào?
Thứ nhất là về tính khí, Dương là một người ln trong trạng thái nóng giận, đối
với từng lỗi nhỏ của nhân viên cũng có thể làm cơ nổi cáu và bực bội. Chính vì vậy có thể
suy ra rằng Dương là một người khá cầu tồn trong cơng việc và khơng được lịng nhân
viên cấp dưới. Nhất là khi xảy ra tình huống với Nhung, Dương cũng bộc lộ ra bản tính
đặc trưng của một người mang tính khí nóng, cơ khơng hề nghe lời giải thích từ nhân
viên, thay vào đó là nổi khùng và trách mắng Nhung thậm tệ. Tuy vậy ưu điểm của những
người mang tính khí nóng thường rất nhiệt tình, hăng hái trong cơng việc, rất ngay thẳng
và dám nghĩ dám làm. Các ưu điểm này cũng rất phù hợp với một người quản lý như
Dương.
Thứ hai là về tính cách, từ các hành vi đối đãi với nhân viên, cách giải quyết mâu
thuẫn với Nhung, cho ta thấy Dương là một người rất thẳng tính, cơ khơng sợ mất lịng
người khác mà rất thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai của họ. Ngoài ra, ta cũng thấy được tính
cách này qua cách Dương trù dập Nhung và ưu ái Ly, Dương là người nghĩ gì làm đấy,
yêu ghét rất rõ ràng. Tuy nhiên, hành vi này chưa hẳn là tốt bởi lẽ, trong môi trường làm
14


việc, với vai trị người quản lý, Dương khơng nên công khai trù dập hay ưu ái một cá
nhân trước sự chứng kiến của tập thể, điều này đồng thời nói lên sự thiếu tinh tế trong
quan hệ với cấp dưới của Dương.

 Kết luận: Qua phân tích tính khí và tính cách của Dương, cho thấy đặc điểm tâm lý
của cơ mang những nét đặc trưng của người có tính khí nóng nảy, rất hăng hái,
nhiệt tình, có chút bốc đồng, thẳng thắn, luôn bộc lộ cảm xúc của mình ra bên
ngồi. Đồng thời cũng hay nổi cáu, khó kiềm chế bản thân và bị cảm xúc chi phối
hành vi. Cùng với cách xử lý tình huống thiếu tinh tế, Dương đã khiến hình ảnh
của mình trong mắt mọi người trở nên đáng sợ và khơng mấy thiện cảm.


• Dương có thể làm những gì?
-

Kiến thức chun mơn: Từ tình huống ta thấy Dương là một nhà quản lý nên cơ có
kiến thức đầy đủ để làm việc, trao đổi với Nhung và nhân viên của cô. Từ đây ta
có thể khẳng định Dương có đầy đủ các kiến thức về chuyên môn để thực hiện
công việc quản lý trong cơng ty.

-

Kỹ năng xã hội: Tình huống trên cho thấy kỹ năng mềm của Dương còn nhiều hạn
chế, nhất là trong xử lý tình huống. Minh chứng là khi bị cấp trên phàn nàn,
Dương đã để cảm xúc này trong lịng và mang đến cho Nhung, cơ trách mắng
Nhung khơng hồn thành cơng việc mà chưa tìm hiểu rõ lý do. Bên cạnh đó, cơ
thường nổi đóa với nhân viên cho thấy các hành vi, ứng xử của cô không khéo léo
dẫn đến mối quan hệ không tốt giữa cơ và nhân viên cấp dưới. Thêm vào đó việc
trù dập Nhung bằng cách giao cho cô khối lượng công việc nặng, hay việc cho
rằng Nhung là nguyên nhân của kết quả làm việc sụt giảm cũng nói lên một điều
rằng Dương vẫn cịn thiếu kỹ năng phân tích tình huống và hơi chủ quan duy trí.

-

Kỹ năng chun mơn: Tình huống thể hiện Dương đã khơng làm tốt trong công tác
quản lý công việc của nhân viên nên đã để xảy ra việc Ly lấy cắp ý tưởng của
Nhung. Hay chính việc chất lượng làm việc của cả phịng marketing bất ngờ sụt
giảm khơng rõ ngun nhân thì cũng phần nào khẳng định kỹ năng quản lý và
giám sát cơng việc của Dương là chưa hồn thiện.

 Kết luận: Dương có kiến thức chun mơn, tuy nhiên thiếu kỹ năng phân tích tổng

thể, kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp kém. Ngoài ra, kỹ năng quản lý, đánh
giá và giám sát cơng việc cũng cịn khá hạn chế.
15


2.3. Phân tích các quy luật tâm lý cá nhân
2.3.1. Quy luật tâm lý hành vi
Thơng qua tình huống có thể thấy, quy luật tâm lý hành vi được thể hiện rất nhiều
ở cả 3 nhân vật Nhung, Ly và Dương rằng cùng đặt trong 1 tình huống, 3 người có tính
khí khác nhau sẽ có những hành vi và cách xử lý khác nhau:


Ly có động cơ hưởng thụ nhưng có thể thấy động cơ này ở Ly là khơng trong sáng.
Đầu tiên nó thể hiện ở tính khí của cơ, cơ là người thuộc kiểu tính khí linh hoạt,
hơi toan tính và thảo mai, từ nhỏ đã quen hưởng thụ mà không được giáo dục về
sự nỗ lực và ý chí tự lực làm việc. Tiếp theo, động cơ khơng trong sáng cịn bộc lộ
qua ý thức của Ly về công việc, cô không thèm cố gắng làm việc và ỷ lại sự quen
biết, sau 1 tuần vẫn khơng cho ra bản kế hoạch của riêng mình. Từ những đặc
điểm tâm lý ấy đã hình thành nên hành vi đánh cắp tài liệu và chơi xỏ sau lưng của
Nhung để đạt được mục đích hưởng thụ, và sau khi thỏa mãn mục đích đó, Ly
càng được đà và q đáng hơn khi nói xấu và bơi nhọ Nhung.



Nhung có động cơ được tự thể hiện bản thân và động cơ này là trong sáng. Điều
này thể hiện trước hết qua ý thức của cô, cô xuất phát từ một gia đình có thu nhập
thấp, được giáo dục tốt về việc phải nỗ lực để thể hiện năng lực của bản thân và
được mọi người nhìn nhận vào thực lực của cơ, tơn trọng cơ. Và điều này cịn
được thể hiện qua chi tiết khi nhận được công việc giao từ cấp trên để chọn ra ý
tưởng hay nhất, cô đã rất hứng thú và bắt tay vào làm việc rất chăm chỉ. Nhờ động

cơ đã thúc đẩy, khuyến khích Nhung cố gắng, có động lực làm việc hơn. QLTL
hành vi còn được thể hiện qua cách Nhung tiếp nhận và xử lý rắc rối của bản thân,
khi biết chuyện bị ăn cắp ý tưởng mà mọi việc do Ly làm, thay vì chọn nói ra và
kiên quyết địi cơng bằng thì cơ đã lựa chọn im lặng và chịu đựng, những hành vi
này của Nhung là do tính khí của Nhung quyết định bởi cơ là người có tính khí ưu
tư, nên rất nhân hậu, vị tha và khi xảy ra mâu thuẫn hay bị sếp chỉ trích, cơ lo sợ
rất nhiều điều, vì vậy cơ đã chấp nhận chịu đựng. Tuy nhiên, việc mọi người đều
chỉ trích và ghét cơ, làm khó khăn cho cơ sau khi bị hiểu lầm đã khiến cho mọi
nhu cầu của cô đều không được đáp ứng, khiến cô mất hết động cơ hoạt động, thể
hiện qua thái độ bực bội, tiêu cực của Nhung mang đi làm mỗi ngày sau đó.



Dương là người có tính khí nóng nảy, nên cơ rất thẳng tính và hay nổi đóa với
nhân viên khác, ln muốn mọi người trong phòng phải làm việc thật tốt, đặc biệt
16


là cơ rất ghét người gian dối, vì vậy mà cô rất ghét Nhung khi hiểu lầm Nhung là
người gian dối, khiến cấp trên phàn nàn. Từ những đặc điểm tâm lý trên đã dẫn
đến hành động ln phê bình trực tiếp, gây khó dễ và chèn ép Nhung ngay khi
chưa nghe bất kì lời giải thích nào từ cơ. Thêm nữa là hành động bộc phát, hay bị
cảm xúc chi phối trong hành vi: khi cơ thiên vị thì rất đề cao, nếu ghét thì trù dập,
cơ đã gọi Nhung lên chỉ để chỉ trích và trách mắng cũng là một hành vi chỉ có ở
người tính khí nóng nảy.
2.3.2. Quy luật tâm lý lợi ích

a. Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích chung, lợi ích vật chất và tịnh thần.
Thơng qua tình huống trên, có thể thấy mỗi một xu hướng hành vi đều xuất phát từ
một hoặc nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu mọi người đều quan tâm nhiều nhất

đến lợi ích cá nhân và vì đó mà xung đột:


Thứ nhất, Ly có hành vi ăn cắp ý tưởng chơi xỏ Nhung là vì lợi ích cá nhân, cụ thể
ở đây là lợi ích vật chất là được thưởng, lợi ích tinh thần là hả dạ, vì vốn có tư thù
với Nhung từ trước.



Thứ hai, việc Dương khiển trách Nhung và chèn ép Nhung cũng vì lợi ích cá nhân,
cụ thể là lợi ích tinh thần, điều đó khiến Dương thấy thoải mái tinh thần sau khi
vừa bị cấp trên la rầy mà không thể bày tỏ cảm xúc buộc phải đè nén, đồng thời
các hành động của cô cũng xuất phát từ lợi ích nhóm bởi Dương cho rằng chính
Nhung là người không chịu làm việc, chỉ biết đi sao chép và lý do khiến cho chất
lượng làm việc của phòng đi xuống, cơ khơng muốn cả phịng lại vướng vào rắc
rối vì Nhung. Để bảo tồn lợi ích cho phịng marketing, Dương đã trừng phạt
Nhung để cô rút ra bài học và làm việc chăm chỉ hơn nhưng điều này vơ tình gây
ra tác dụng ngược. Vì khi Nhung bị chèn ép, tâm lý của cô ngày càng tồi tệ, nó
khiến cho cả phịng bị ảnh hưởng và lợi ích nhóm bị đe dọa nhiều hơn trước.



Thứ ba, việc Nhung chăm chỉ hăng say làm việc một phần vì lợi ích cá nhân đồng
thời vì lợi ích chung của phịng:

Lợi ích cá nhân:
+ Vật chất: lương thưởng 10%
+ Tinh thần: được mọi người nhìn nhận về thực lực, được tơn trọng và vốn là người say
mê với công việc nên nó cũng mang lại lợi ích tinh thần cho chính cô
-


17


Lợi ích nhóm:
+ Cả phịng sẽ được đánh giá làm việc tốt vì đưa được ra ý tưởng cho cơng ty.
Thêm vào đó, hành vi của Nhung là cam chịu và giữ kín xung đột cũng nhằm lợi ích cá
nhân ở đây là cả lợi ích tinh thần và vật chất đó là khơng muốn rây vào rắc rối lớn hơn để
rồi tâm lý bản thân bị ảnh hưởng và xa hơn là có thể mất việc, lúc ấy mất ln nguồn tài
chính duy trì cho cuộc sống bản thân, đồng thời nhắm đến lợi ích chung của cả phịng, cơ
khơng muốn vì xung đột với Ly và Dương mà cả phòng bị cấp trên khiển trách lần nữa
-

 Kết luận: Ở đây xảy ra mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm, thể hiện
qua hành vi và cách cư xử ở cả 3 người:
Ở Ly, chỉ vì muốn đạt được lợi ích cá nhân cơ sẵn sàng xâm hại lợi ích của người
khác và lợi ích chung của phịng, cơ chơi xỏ đồng nghiệp, nói xấu là tạo ra sự chia rẽ,
mâu thuẫn giữa mọi người trong phịng, khiến cho mọi người phải chịu chỉ trích và kết
quả làm việc của phòng bị kéo xuống.
Ở Dương, chỉ vì muốn thỏa mãn lợi ích tinh thần của bản thân và duy trì lợi ích
nhóm, cơ khơng ngần ngại trút giận lên nhân viên, mặc dù động cơ vốn khơng xấu là
muốn tốt cho cả phịng, nhưng hành động nổi đóa và chèn ép của cơ đã khiến cho khơng
khí làm việc của phịng trở nên căng thẳng và khó chịu, nó vơ tình xâm hại đến lợi ích cá
nhân của Nhung và lợi ích chung của phòng Marketing.
Ở Nhung, mặc dù những hành động ở trên là vì lợi ích cho cả phịng và cả bản
thân cơ, nhưng cuối cùng cả 2 lợi ích đó đều khơng trọn vẹn, và kết quả theo hướng
ngược lại.

b. Lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài:
Lợi ích trước mắt được thể hiện qua việc Ly đã bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa của

mình để được hưởng lợi từ công sức của Nhung, Ly sẵn sàng ăn cắp ý, nói xấu Nhung mà
khơng suy nghĩ đến việc liệu có bị Nhung vạch trần hay mọi việc sau này bị bại lộ, cô
cũng không quan tâm đến những hệ lụy khác của việc sao chép ý tưởng và gây chuyện ở
công ty sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của phịng.
Bên cạnh đó, việc Dương hành động chèn ép Nhung và gây khó chịu cho nhân
viên cũng là hành động vì lợi ích trước mắt là được trút giận lên người khác, mà khơng
suy tính về lợi ích lâu dài là thái độ và kết quả làm việc của phòng.

18


Lợi ích lâu dài thể hiện qua việc Nhung chịu đựng uất ức không làm lớn chuyện
mặc dù biết bị Ly đứng sau chơi xỏ, và khi bị Dương chèn ép cơ ln muốn duy trì lợi ích
lâu dài của bản thân và cả phịng, bởi vì Nhung muốn được yên ổn làm tiếp công việc
này, nếu cô phản kháng sẽ có nhiều nguy cơ cịn phải chịu phản ứng gay gắt khi khơng ai
tin lời cơ nói, và cịn có nguy cơ bị đuổi việc.
2.3.3. Quy luật tâm lý nhu cầu:
Thơng qua tình huống có thể thấy, quy luật tâm lý nhu cầu chủ yếu được thể hiện
thông qua diễn biến tâm lý của 2 nhân vật Nhung và Ly qua các nhu cầu sau: nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân
Thứ nhất, nhu cầu thể hiện bản thân được biểu hiện ở cả hai nhân vật là Nhung và
Ly. Với Nhung, cô tỏ ra rất hứng thú khi cấp trên giao cho phòng marketing phải lên ý
tưởng quảng cáo gấp cho một dự án quan trọng và dành ra 1 tuần vất vả để hồn thành
cơng việc. Điều này cho thấy, Nhung có nhu cầu được thể hiện bản thân, được nêu ra ý
tưởng và được cấp trên cơng nhận. Cịn đối với Ly, biểu hiện của nhu cầu thể hiện ở chỗ,
cô rất muốn được thể hiện bản thân, xin được trình bày ý tưởng trước, bất chấp việc phải
trộm ý tưởng của Nhung để nổi bật trước cấp trên.
Thứ hai, đó là nhu cầu an toàn trong diễn biến tâm lý của nhân vật Nhung. Nhu
cầu này được thể hiện ở mâu thuẫn của Nhung với hai nhân vật Dương và Ly. Trước hết
là mâu thuẫn với Dương, dù bị mắng oan và bị Dương chèn ép ra mặt, cơ cũng chỉ cam

chịu vì sợ nếu phản kháng sẽ tiếp tục vướng vào các mâu thuẫn khác, hoặc tệ nhất là có
thể bị đuổi việc, từ đó mất an tồn về tài chính. Cịn về mâu thuẫn với Ly, nhu cầu an toàn
của Nhung càng thể hiện rõ nét khi biết Ly là người ăn trộm ý tưởng đồng thời nói xấu
mình, cơ cảm thấy rất ấm ức và khó chịu, nhưng vẫn khơng dám trực tiếp nói thẳng hay
chỉ trích Ly mà vẫn giữ im lặng. Cô lo sợ nếu vạch mặt Ly, việc này có thể khiến mọi
chuyện rắc rối hơn, cơ sẽ phải tranh cãi với Ly, đồng thời cũng có thể khiến Ly ơm hận,
từ đó khiến tâm lý bản thân càng mất cảm giác an toàn hơn.
Thứ ba, Nhung cịn thể hiện nhu cầu được tơn trọng thơng qua việc cô cảm thấy
rất buồn và chán nản khi các đồng nghiệp và chị Dương khơng tin cơ mà cịn xa lánh và
dè bỉu cơ.
Cuối cùng, ở đây cịn có sự xuất hiện của nhu cầu xã hội xuất phát từ nhân vật Ly.
Có thể thấy, Ly là người có nhu cầu xã hội khá mạnh khi chỉ đến buổi thứ 3, cô đã làm
19


quen với tất cả mọi người trong phòng, thể hiện rõ mong muốn được hịa nhập với mơi
trường làm việc, với các đồng nghiệp trong phòng.
2.3.4. Quy luật tâm lý tình cảm
Quy luật tâm lý tình cảm trong tình huống được biểu hiện thơng qua quy luật lây
lan tình cảm, quy luật tương phản và quy luật di chuyển.
Đầu tiên, ta thấy quy luật lây lan tình cảm ở đây đã có sự ảnh hưởng đến khơng
chỉ chị Dương mà còn là các cá nhân trong phòng Marketing. Quy luật biểu hiện ở chỗ
Ly ghét Nhung và nói xấu cơ khiến mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý của Ly và có
ấn tượng khơng tốt với Nhung. Vì chịu ảnh hưởng đó nên chị Dương thường hay chèn ép
Nhung và giao nhiều việc cho cô, các đồng nghiệp cũng bài xích và cơ lập cơ. Ngồi ra,
quy luật này cịn được biểu hiên ở việc khi bị cơ lập, Nhung thường mang tâm trạng
khơng vui và khó chịu khi đi làm, tâm lý chán nản đấy cũng tạo hiệu ứng lan truyền khiến
mọi người mất hứng thú làm việc.
Thứ hai, đó là quy luật tương phản có sự tác động đến chị Dương trong tình huống
này. Vì khơng vừa lịng với Nhung nên chị Dương sẽ có sự so sánh ngầm giữa hai nhân

viên mới và cảm thấy Ly có vẻ tốt hơn, dù có thể năng lực của Ly biểu hiện ra khơng q
cao, từ đó tăng cường một cảm xúc đối lập dành cho Ly, khiến Ly ngày càng được ưu ái
và nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ cơ.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của quy luật di chuyển tình cảm cũng được thể hiện rõ
thông qua diễn biến tâm lý của nhân vật Dương. Quy luật thể hiện ở hai chi tiết: khi bị
cấp trên phàn nàn và khi nhận thấy kết quả làm việc của cả phòng sụt giảm . Khi bị cấp
trên phàn nàn về bài thuyết trình của Nhung, chị Dương đã cảm thấy tức giận và khó chịu
dồn nén sẵn trong người, vì vậy, đã có sự di chuyển cảm xúc này sang Nhung, cô trách
mắng Nhung thậm tệ mà khơng cần nghe một lời giải thích nào từ Nhung. Quy luật di
chuyển tiếp tục chi phối tâm lý Dương, khi cả phòng làm việc chưa tốt, chị Dương đã có
thái độ “giận cá chém thớt”, cơ đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu Nhung, mặc định Nhung là
nguyên nhân gây ra sự sụt giảm chất lượng làm việc của cả phòng Marketing.

20


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC RÚT RA
3.1. Đề xuất giải pháp giải quyết cho Nhung

• Đối với bản thân Nhung
Đầu tiên, Nhung phải xác định được là bản chất của việc nói xấu, đặt điều về
người khác là xuất phát từ tính ganh ghét, đố kị và tranh đua khơng lành mạnh. Họ sẽ cố
dìm và hạ thấp giá trị của những người giỏi hơn họ, xinh hơn họ hay được người khác
yêu mến nhiều hơn họ. Bởi trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại sự ích kỷ, so sánh
lẫn nhau nhưng nếu khơng thể kiểm sốt thì sẽ trở thành những vị đồng nghiệp tâm tính,
thích lấy niềm vui từ sự thất bại của người khác.
Đối mặt với vấn đề khó xử và nan giải này, là nạn nhân trong tình huống. Trước
hết, Nhung phải giữ được sự bình tĩnh và im lặng nhất định, điều này giúp Nhung tránh
được những xung đột khơng đáng có có thể xảy ra. Mặc dù khơng thể tránh khỏi việc bực
tức, mất niềm tin khi bị đánh cắp ý tưởng hay tổn thương, thất vọng khi nghe được những

lời nói xấu sau lưng mình. Nhung phải mạnh mẽ đối mặt bởi thị phi ở khắp muôn nơi nên
việc giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, tỉnh táo là quan trọng nhất. Chỉ có như vậy,
Nhung mới nhìn nhận được tồn cảnh sự việc và đưa ra cách giải quyết thông minh nhất.
Đầu tiên, Nhung cần phải hiểu lý do tại sao Ly lại đặt điều nói xấu về mình.
Những lời nói xấu này đã được phóng đại và biến tướng như thế nào. Có bao nhiêu phần
trăm đúng sự thật để từ đó Nhung có thể nhìn nhận lại về bản thân một lần nữa, xem
những ưu lẫn khuyết điểm của bản thân và tìm cách cải thiện nếu những lời nói xấu đó dù
chỉ có vài phần trăm đúng với con người thật của Nhung. Bởi đây cũng là một cách giúp
Nhung không ngừng hồn thiện chính mình.

• Giải quyết mẫu thuẫn với Ly
Đối với Ly, Nhung nên hẹn một buổi gặp mặt giữa hai người để nói chuyện trực
tiếp để làm rõ hiểu lầm ngày xưa và vấn đề đang xảy ra. Bởi, chính những hiểu lầm cũ
giữa hai người từ thời sinh viên đã làm nền móng tạo nên sự việc hết sức nghiêm trọng
của hiện tại. Những cái nhìn khó chịu từ đồng nghiệp hay cách đối xử cảm tính của chị
Dương đối với Nhung đã cho thấy điều đó. Nhung không thể im lặng hơn được nữa và
phải thẳng thắn trao đổi vấn đề này với Ly. Cuộc nói chuyện cần phải thẳng thắn dựa trên
tinh thần thiện chí và bình tĩnh. Bởi Ly là người thù dai và cũng rất giảo hoạt, thảo mai,
tuy nhiên người có tính khí hoạt như Ly khi phải đàm phán trực tiếp với Nhung thì cũng
21


không thể loại trừ trường hợp cô cảm thấy xấu hổ và từ đó thay đổi hành vi của bản thân
nên ở đây sẽ có 2 tình huống có thể xảy ra:
Nếu như Ly hồn tồn tiếp thu lời nói của Nhung và nhận ra cái sai của mình, thú
nhận lỗi lầm mà mình gây ra và nói lời xin lỗi chân thành tới Nhung thì lúc này mọi
chuyện hồn tồn có thể kết thúc trong êm đẹp. Nhung và Ly tháo gỡ được khúc mắc, nỗi
lịng của nhau, có thể Ly sẽ đi thú nhận với mọi người trong phịng hoặc khơng. Nhưng
trước hết, mâu thuẫn giữa hai người đã được giải quyết và những tình huống tương tự sẽ
khơng cịn xảy ra.

Nhưng nếu như Ly hồn tồn phớt lờ lời nói của Nhung mà có thể biến tướng sự
việc nghiêm trọng hơn. Khi Ly càng trở nên quá quắt thì Nhung cần sử dụng phương
pháp là “ Tìm kiếm sự trợ giúp của cấp trên”. Bởi khi mọi chuyện đã đi quá xa và danh
dự, nhân phẩm của Nhung đã bị bôi nhọ nghiêm trọng, Nhung không thể thanh minh hay
làm mọi người người tin Nhung, thì tốt nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ của cấp trên. Một
đồng nghiệp tâm cơ và lắm trị có thể khiến nội bộ lục đục và ảnh hưởng đến hoạt động
của cơng ty. Vì vậy, cấp trên của Nhung và Ly sẽ đồng ý giải quyết, nếu Nhung trình bày
được độ nghiêm trọng của vấn đè. Đồng thời, Nhung cũng cần nhấn mạnh với họ rằng
mình muốn mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa, thoải mái nhất có thể.

• Với đồng nghiệp trong phòng ban
Đối với đồng nghiệp, Nhung nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo để tìm kiếm
đồng minh, cho dù tính cách có trầm hay hướng nội đi chăng nữa. Bởi kỹ năng giao tiếp
khéo léo sẽ giúp Nhung tạo được thiện cảm, niềm yêu mến đối với đồng nghiệp, tránh
gây ra những mâu thuẫn hay khó chịu với nhau. Nhung nên lựa chọn những chủ đề thích
hợp khi trị chuyện, khơng đặt cái tơi q cao và q thể hiện bản thân mình. Nhung tuyệt
đối khơng nên để bản thân bị cô lập trong một tập thể mà phải tìm kiếm một hoặc một vài
người bạn để tán gẫu mỗi lúc nghỉ giữa giờ, tan ca hay các buổi party của phịng ban hoặc
của cơng ty. Hay ngay chính những lúc có những tin đồn, lời nói xấu về Nhung, thì chính
những đồng nghiệp tin tưởng Nhung sẽ đứng ra phủ nhận, phản bác ngay tin đồn và bảo
vệ cho Nhung. Chính bởi sự cơ lập, dị biệt mà sẽ bị người khác dễ để ý, nhìn vào điểm
yếu và bới móc mình.

• Giải quyết mâu thuẫn với chị Dương

22


Với chị Dương – Chị quản lý đang có sự hiểu lầm lớn đối với Nhung và có cái tơi
lớn, nóng tính và làm việc có chút cảm tính. Lúc này, Nhung khơng nên vội vàng gặp mặt

giải thích ở cơ quan, cơng ty nơi đơng người. Thay vào đó, Nhung cần bình tĩnh và nhanh
chóng xin một cuộc gặp riêng với chị Dương để trình bày những quan điểm của mình. Và
Nhung cần lưu ý là phải hết sức cẩn trọng, ln tỏ thái độ ơn hịa trong suốt cuộc nói
chuyện để chị Dương có thể mở lịng và sẵn sàng nhận sai về mình, từ đó minh oan cho
bản thân. Quan trọng hơn là sau lần nói chuyện này, chị Dương sẽ có cái nhìn nhẹ nhàng,
tốt đẹp hơn với Nhung và sẽ rút ra được kinh nghiệm, xem xét kỹ vấn đề trước khi quyết
định phê bình nhân viên.
Hoặc, thay vì giải quyết một cách trực tiếp, Nhung có thể nhờ đồng nghiệp, đồng
minh của mình qua các cuộc nói chuyện với chị Dương có thể giải thích, minh oan cho
mình. Bằng cách này, chị Dương sẽ nhận thông tin về sự việc một cách khách quan nhất
và sẽ có những điều chỉnh trong cách hành xử của mình đối với Nhung. Sau khi biết được
sự thật, chị Dương cũng sẽ có những biện pháp xử lý nhất định dành cho Ly.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất ở Nhung là trút bỏ hết những tiêu cực, thái độ ác
cảm, khơng thoải mái, cơ nên tập trung hồn thành tốt công việc được giao để cả chị
Dương cũng như những đồng nghiệp khác nhận ra và công nhận năng lực, sự quan trọng
của Nhung ở cơng ty. Ngồi ra, sau tất cả, nếu như Nhung cảm thấy môi trường làm việc
tại phịng ban khơng cịn phù hợp với bản thân thì cơ nên xin phép chị Dương để được
chuyển cơng tác tới một chi nhánh khác để có thể bắt đầu với mơi trường mới giúp
Nhung có nhiều động lực, năng lượng làm việc và hoàn thiện bản thân hơn. Đồng thời có
thể tránh mặt Ly trong một khoảng thời gian để cả hai có thể bình tĩnh và chấp nhận mọi
chuyện đã qua, đồng thời sẽ tránh những mâu thuẫn khơng đáng có nếu trong trường hợp
Ly bỏ ngoài tai lời đàm phán và tiếp tục giữ thái độ như trước với cô.
3.2. Bài học rút ra từ tình huống
Qua tìm hiểu phân tích và đánh giá ngun nhân trong tình huống, ta có thể rút ra
một số bài học sau:
Khi phân tích nhân vật Nhung và tình huống đặt ra, cho ta bài học về kỹ năng ứng
xử nơi công sở và kỹ năng giao tiếp, kiểm sốt cảm xúc: Khi đến mơi trường làm việc
mới cần giao tiếp, cởi mở hơn đối với đồng nghiệp. Giao tiếp và ứng xử nơi công sở tốt
giúp tạo thiện cảm tốt, thúc đẩy các mối quan hệ, tạo cái nhìn khách quan hơn về sau này,
tránh được những sự việc như Nhung gặp phải, chỉ vì khơng nói chuyện được với mọi

23


người mà gây ra ấn tượng xấu, tạo điều kiện cho những lời mỉa mai và nhìn nhận sai lầm
về con người Nhung của mọi người.
Thêm vào đó, ta học được kỹ năng xử lí tình huống và kiếm chế cảm xúc ở nhân
vật Nhung. Từ việc cô phải suy nghĩ về lợi ích dài hạn của bản thân và mọi người dẫn
đến quyết định không phản kháng và tự mình chịu đựng cho thấy kiềm chế cảm xúc nơi
cơng sở chưa hẳn là phương án tối ưu. Nó có thể tạm thời kiềm chế sự kích động tâm lý
đám đơng nhưng sự kiềm chế đó đơi khi là giả tạo, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chứ
bản chất các mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Có thể thấy rõ điều này ở sự
dằn vặt và chán nản trong cảm xúc của Nhung, sự chán ghét và phẫn nộ của Dương và
những nhân viên trong phòng đối với Nhung vẫn khơng biến mất, nó chỉ đơn giản là
được kìm hãm lại tạm thời. Vì vậy, để có thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn tâm lý, cần
tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và phân tích tâm lý từng đối tượng, sau đó mới
có thể ra giải pháp phù hợp đối với từng tính khí khác nhau.
Ở Ly và Nhung ta thấy được bài học về sự trung thực và trách nhiệm trong công
việc: Trong công việc, yếu tố thái độ quyết định đến 70% sự thành cơng, trong khi đó
năng lực và kinh nghiệm chỉ được xếp sau. Sự trung thực trong công việc thể hiện một
thái độ làm việc hết sức cơ bản mà một nhân viên phải có, bởi lẽ, nó giúp con người có
được lịng tin, sự tín nhiệm của cấp trên cũng như đồng nghiệp. Không những vậy, trung
thực còn làm nên giá trị của bản thân. Trong cơng việc có sự trung thực và trách nhiệm
thì chắc chắn sẽ được nhận lại những thành quả xứng đáng.
Khi phân tích hai nhân vật Ly và Nhung, ta cịn thấy được bài học về sự tham
vọng và đừng nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài : Tham vọng khơng phải xấu,
ngược lại nó cịn khiến người ta có thể phát triển bản thân hơn nếu làm chủ được nó, tuy
nhiên ranh giới của tham vọng và tham lam rất mong manh, khi để tham vọng lấn át và
trở thành cơ sở cho mọi hoạt động vì mục đích tư lợi, tham vọng sẽ biến chất ngay thành
tham lam, Ly là người bộc lộ rõ nhất sự mất kiểm soát về động cơ và hành vi, để rồi biến
tham vọng thành tư lợi cá nhân.

Ngồi ra ở tính cách hai nhân vật này cũng là minh chứng rất rõ ràng cho câu nói :
“Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong” hay “ Thấy vậy mà khơng phải vậy”. Nhung tuy rụt
rè, ít nói và có hơi lầm lì nhưng chưa chắc đã xấu, còn Ly hoạt náo, hòa đồng nhưng chưa
chắc đã giản đơn, tốt bụng như những gì cơ biểu hiện trước mặt mọi người.

24


Ở nhân vật Dương cho ta bài học về tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý
nhân viên: Khi đã là nhà lãnh đạo, việc nắm bắt được tâm lý nhân viên cấp dưới là hết
sức quan trọng. Nó không chỉ giúp cho bản thân người lãnh đạo được nhân viên yêu quý
mà còn cải thiện được đời sống tinh thần của nhân viên, giúp cho những người cấp trên đi
sâu hơn vào thế giới nhu cầu và mong muốn của cấp dưới. Để từ đó, phát huy tối đa năng
lực, sự sáng tạo của nhân viên, xóa đi khoảng cách vơ hình về cấp bậc, củng cố niềm tin
và động lực cống hiến của nhân viên đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu
tâm lý nhân viên cịn thể hiện tư duy và góc nhìn bao qt của nhà quản trị trong việc
điều hành cấp dưới.

25


×