Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc KHMER trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠ CƠNG ĐỨC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
THIẾT KẾ TRANG PHỤC DÂN TỘC KHMER
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TẠI TỈNH TRÀ VINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 4 1 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠ CƠNG ĐỨC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
THIẾT KẾ TRANG PHỤC DÂN TỘC KHMER
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TẠI TỈNH TRÀ VINH

CHUYÊN NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 601401



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠ CƠNG ĐỨC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
THIẾT KẾ TRANG PHỤC DÂN TỘC KHMER
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TẠI TỈNH TRÀ VINH

CHUYÊN NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 601401

Hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Văn Bình

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. Lý LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Ngơ Cơng Đức

Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh: 25/6/1980


Nơi sinh: Trà Vinh

Quê quán: Nhị Trường - Cầu Ngang - Trà Vinh

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở hiện nay: Khóm 10 - Phường 9 - TP. Trà Vinh - Trà Vinh
Email:

Điện thoại: 0918.875.113

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Tại chức tập trung

Thời gian đào tạo: 2000 đến 2005

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ thuật cơng nghiệp (KCN) Thi tốt nghiệp: Học và thi 03 môn
2. Sau đại học
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2012 đến 2014

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC
Thời gian


Công việc đảm nhiệm và nơi công tác

Năm 2005-2009

Cán bộ phụ trách phòng Đào tạo - Trung tâm dạy nghề
huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Chuyên viên phòng Quản lý dạy nghề thuộc Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

Năm 2009-2014

Phụ trách hướng dẫn các trường trung cấp nghề và trung
tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xây dựng chương
trình, giáo trình dạy nghề theo qui định của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 27 tháng 8 năm 2014

Ngô Công Đức

ii



LỜI CẢM ƠN
Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp
Cao học ngành Giáo dục học khóa 2012-2014 và cán bộ quản lý Viện sư
phạm kỹ thuật, Phòng đào tạo và Bộ phận sau đại học Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp học, giúp đở
trong quá trình khảo sát, tổ chức hội thảo và tham khảo ý kiến đánh giá
tính khả thi của đề tài .
Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên của các sở ban ngành tỉnh Trà
Vinh như Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ban dân tộc tỉnh Trà Vinh, Đồn sân
khấu nghệ thuật Ánh Bình Minh, Trường đại học Trà Vinh đã hỗ trợ tạo
điều kiện cho người nghiên cứu trong quá trình khảo sát và tham khảo ý
kiến đánh giá tính khả thi của đề tài. Các bạn học viên lớp Cao học ngành
Giáo dục học khóa 2012-2014, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
người nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Lãnh đạo, cán bộ quản lý và quý thầy cô ở các cơ sở dạy nghề trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghiên cứu trong
quá trình thực hiện đề tài. Các nghệ nhân và chuyên gia trong lĩnh vực
nghề may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer trên địa bàn tinh Trà Vinh,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau... đã hỗ trợ cung cấp thông tin và đánh giá
về mặt chuyên môn của đề tài.
Tiến sĩ Ninh Văn Bình, Giảng viên trường Đại học Sài Gịn đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài đồng thời cung
cấp những kinh nghiệm, kiến thức quý báo để nghiên cứu thực hiện hồn
thành luận văn.
Ơng Dương Quang Ngọc, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho người

nghiên cứu tham gia lớp học và định hướng đề tài để làm luận văn, đồng
thời chủ trì hội thảo DACUM phân tích nghề và tạo điều kiện thuận lợi để
người nghiên cứu nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa
Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................... i
Lời cam đoan............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Tóm tắc luận văn ...................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt........................................................................................ xii
Danh sách các biểu đồ.............................................................................................. xiii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xv
Danh sách các sơ đồ ................................................................................................. xvi
Danh sách các hình ảnh............................................................................................ xvi
Phần A: Mở Đầu..................................................................................................... 01
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 01
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 06
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................. 06
3.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................ 07
3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 07
4. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 07
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 07

6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài ........................................................... 07
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 08
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................................... 08
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................... 08
7.3. Phương pháp thống kê tốn học........................................................................ 08
8. Giá trị đóng góp của đề tài ................................................................................ 08
8.1. Tính thực tiển .................................................................................................... 08
8.2. Tính hiệu quả về kinh tế - xã hội ...................................................................... 09
8.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế ........................................................ 09

viii


9. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 09
Phần B: Nội Dung................................................................................................... 10
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang
phục dân tộc Khmer............................................................................................... 10
1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu........................................................................ 10
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 10
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 11
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................. 14
1.2.1. Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề .......................................... 14
1.2.2. Một số khái niệm và thuật ngữ về xây dựng chương trình ........................... 15
1.2.3. Một số khái niệm và thuật ngữ về trang phục............................................... 18
1.2.4. Một số khái niệm về trang phục dân tộc ....................................................... 19
1.3. Một số mơ hình xây dựng chương trình đào tạo nghề ............................... 20
1.3.1. Mơ hình hệ thống cơng nghệ đào tạo ............................................................. 20
1.3.2. Mơ hình phát triển chương trình đào tạo........................................................ 22
1.3.3. Mơ hình xây dựng chương trình đào tạo nghề ............................................... 25
1.3.4. Mơ hình hệ thống xây dựng chương trình giảng dạy..................................... 27

1.3.5. Qui trình xây dựng một chương trình ............................................................ 29
1.3.6. Các xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo ................................................. 30
1.3.7. Đặc trưng chương trình đào tạo nghề theo mơ đun........................................ 31
1.4. Khái qt về chương trình đào tạo nghề sơ cấp........................................... 32
1.4.1. Chương trình đào tạo...................................................................................... 32
1.4.2. Đặc điểm chương trình đào tạo sơ cấp nghề .................................................. 34
1.5. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo nghề theo phương pháp
DACUM...............................................................................................................34
1.5.1. Sơ lược về xây dựng CTĐT nghề theo phương pháp DACUM .................... 34
1.5.2. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo....................................................... 39
1.5.3. Đánh giá đào tạo nghề.................................................................................... 41
Kết luận chương I................................................................................................... 43

ix


Chương II: Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế
trang phục dân tộc Khmer .................................................................................... 44
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đào tạo nghề tại tỉnh
Trà Vinh...............................................................................................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh ................................................................... 44
2.1.2. Kinh tế -xã hội tỉnh Trà Vinh......................................................................... 45
2.1.3. Tình hình đào tạo nghề tại tỉnh Trà Vinh....................................................... 48
2.2. Thực trạng ngành may tại Trà Vinh ............................................................. 56
2.2.1. Thực trạng ngành may tại tỉnh Trà Vinh........................................................ 56
2.2.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành may........................................ 57
2.3. Thực trạng về nhu cầu sử dụng và nhu cầu đào tạo nghề thiết kế trang phục
dân tộc Khmer tại Trà Vinh.................................................................................. 58
2.3.1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát ....................................................................... 58
2.3.2. Chọn mẫu khảo sát ......................................................................................... 60

2.3.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 60
2.4. Đánh giá chung về thực trạng chương trình đào tạo nghề may và nghề thiết
kế trang phục dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh hiện nay ................................. 73
2.4.1. Nhựng thuận lợi và khó khăn .....................................................................73
2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng .......................................................................... 75
Kết luận chương II ................................................................................................. 77
Chương III: Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc
Khmer tại tỉnh Trà Vinh ....................................................................................... 78
3.1. Định hướng chung và các nguyên tắc khi xây dựng chương trình............. 78
3.1.1. Định hướng chung.......................................................................................... 78
3.1.2. Các nguyên tắc khi xây dựng chương trình ................................................... 79
3.2. Phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer theo phương pháp
DACUM................................................................................................................... 80
3.2.1. Tiến trình thực hiện phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer........ 80
3.2.2. Kết quả phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer theo phương pháp
DACUM ................................................................................................................... 81

x


3.3. Thiết kế nội dung chương trình nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer 81
3.3.1. Cấu trúc mô đun của chương trình................................................................. 82
3.3.2. Nội dung từng mơ đun ................................................................................... 85
3.4. Xây dựng đề cương chương trình thiếtt kế trang phục dân tộc Khmer .... 87
3.4.1. Thơng tin chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer..87
3.4.2. Thông tin mô đun ........................................................................................... 90
3.5. Đánh giá về chương trình ............................................................................... 103
3.5.1. Cách thực hiện................................................................................................ 104
3.5.2. Cách chọn mẫu ............................................................................................... 104
3.5.3. Nội dung tiến trình thực hiện ......................................................................... 104

3.5.4. Kết quả khảo sát ý kiến đóng góp của các chuyên gia về chương trình đào tạo
nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer .................................................................. 104
Kết luận chương III ............................................................................................... 109
Phần C: Kết luận - Kiến Nghị ............................................................................... 110
1. Kết luận ............................................................................................................... 110
2. Những giá trị đóng góp của luận văn ............................................................... 112
3. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................. 113
4. Kiến nghị ............................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 116
PHỤ LỤC

xi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang địi hỏi bứt
xúc nhu cầu về nguồn nhân lực, một lực lượng lao động đơng đảo có đủ kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong giai đoạn nước ta là
thành viên tổ chức thương mại Thế giới (WTO ). Đảng và Nhà nước ta đã có những
chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển và đổi mới tồn diện q trình
giáo dục và đào tạo, chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Muốn đạt được các chiến lược nêu trên điều
quan trọng nhất là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất
lượng cao vì đây là“ Nguồn ngun khí của quốc gia”.
Khi nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chúng ta thì sẽ
thấy cịn nhiều bất cập, tình trạng thất nghiệp vẫn đang được báo động. Một trong
những nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được địi hỏi mà
những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và q trình phát triển cơng nghệ.

Vấn đề này đặt ra cho công tác dạy nghề phải không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như là một tất yếu khách quan, một u cầu
hết sức cấp thiết. Nó khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân
lực mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Để phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng ( tháng 01 năm 2011 ) xác định là một
khâu đột phá chiến lược để bảo đảm đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một nhiệm vụ rất cơ bản đồng thời cũng
rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, từ
những người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cho đến các chuyên gia, các
nhà quản lý (quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước) đến các nhà hoạch định chính
sách ở tầm vĩ mô, sự phát triển của nguồn nhân lực ở các cấp ấy là điều kiện tiên

1


quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta hiện nay. Để cụ thể hóa
Nghị quyết ngày 29 tháng 5 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược
phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu “ Dạy nghề phải đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và
trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát
triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao
động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội ” 1.
Công tác đào tạo nghề được xem là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển
nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và góp phần phát triển xã hội trên nhiều
phương diện. Tuy nhiên, ngày nay giáo dục nghề của Việt Nam, cũng như của nhiều
nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế tồn cầu hố
kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực

xun quốc gia. Trong hồn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ
cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó địi hỏi những người tốt nghiệp nghề
phải có những phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp và kiến thức, kỹ năng
thực hành tốt, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày
càng sôi động như hiện nay.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp
dạy nghề đã và đang được phục hồi, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao của thị trường lao động. Tuy nhiên, trong công tác
đào tạo nghề vẫn cịn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn
xã hội, do thiếu quy hoạch cho nên đào tạo nghề hiện nay hầu như là tự phát, cơ cấu
ngành nghề và dạy nghề mất cân đối, phân tán, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế,
không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ
biến, hơn nữa đào tạo nghề chưa thích ứng với thị trường lao động, chất lượng và
1

Thủ tướng chính phủ. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2013, Quyết định phê
duyệt ngày 29/5/2012.

2


số lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu, cụm công
nghiệp - khu chế xuất, lạc hậu so với các nước trong khu vực, chưa có chính sách
thu hút trọng dụng người tài, chưa tạo môi trường cạnh tranh, công bằng lành mạnh.
Thực trạng trên cho thấy sự nghiệp dạy nghề đang đứng trước những cơ hội và
thách thức lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong
nước và quốc tế, dạy nghề cần được phát triển trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện
theo hướng tiếp cận với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi
nhanh chóng của kỹ thuật, cơng nghệ và hội nhập. Lĩnh vực dạy nghề cần tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: Quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở

dạy nghề, mở rộng quy mô đào tạo, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình dạy
nghề, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề,
tăng cường quản lý chất lượng, xây dựng và ban hành các quy chế chính sách cụ thể
để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Để cụ thể hóa các thực trạng nêu trên ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số: 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ”. Đối với
công tác đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long,
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra “nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững của vùng và cả nước” 2.
Do chuyển dịch cơ cấu lao đông từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày
càng nhiều từ đó tạo nên đa dạng quá các ngành nghề trong lao động cũng như
trong sản xuất trong đó có ngành cơng nghiệp dệt may. Ngành cơng nghiệp dệt may
được xem là một ngành nghề truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành
quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người, giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Xu thế tồn cầu hóa có tác động
đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự

2

Thủ tướng Chính phủ. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Quyết
định phê duyệt ngày 27/11/2009

3


liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ. Với khoảng hơn
2000 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mơ vừa và nhỏ với những hạn chế nhất
định về khải năng tài chính, trình độ cơng nghệ tay nghề của đội ngũ lao động, trình

độ quản lý và uy tín thương hiệu, ngành dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Ngành dệt
may Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị tồn cầu của ngành dệt
may thế gới nhưng mới dừng lại ở khâu gia công. Hiện nay, Việt Nam đã thâm nhập
ngày càng sâu vào thị trường thế giới, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi
rất nhiều nơi và Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên
thế giới từ đó thu về một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có khoảng 65 cơng ty, doanh nghiệp sản
xuất hàng may mặc và cơ sở may gia công, thu hút hơn 24.500 thợ may làm việc,
nhưng trong đó chỉ có rất ít các cơ sở may trang phục dân tộc Khmer. So với mật độ
dân số, số lượng người dân tộc Khmer và nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc của
người dân trên địa bàn tỉnh thì cho thấy rất cần nhiều thợ may trang phục dân tộc
Khmer nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong tỉnh và các tỉnh lân
cận.
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, Đồng bằng sơng Cửu Long đã có nhiều cộng đồng
dân tộc sinh sống. Trong đó, người dân tộc Khmer đã có mặt từ rất sớm. Trong q
trình tìm đất định cư, bà con Khmer đã chọn những vùng đất giồng cát cao dọc theo
bờ sông Tiền, sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên để trồng tỉa và sinh sống.
Người Khmer đã quần tụ nhiều trong những phum sóc trên những giồng đất ở Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang. Người dân tộc Khmer hiền hòa, hiếu
khách, sống bằng nghề làm ruộng thâm canh, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ, người Khmer tuy sống giữa cộng đồng người Việt hàng chục thế kỷ,
nhưng họ ln giữ bản sắc văn hố truyền thống của dân tộc mình, được thể hiện
qua chữ viết Paly, các lễ hội, trang phục cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác.
Đa phần người dân tộc Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, có những hình thức sinh
hoạt văn hóa độc đáo thể hiện qua ca múa, lễ hội... người dân tộc Khmer có nhiều lễ

4



hội bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Phật như Tết Chôl Chnăm Thmây (Mừng năm mới)
với nghi lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm; Lễ đôlta ( Báo hiếu-xá tội vong nhân );
Lễ hội Ĩoc Oom Bóc (Cúng trăng); Lễ hội Dâng bông (Dâng Phước) khi dự các lễ
họ mặc những bộ trang phục rất đẹp, mang bản sắc riêng của dân tộc Khmer.
Nhìn chung, các loại trang phục truyền thống của người Khmer vừa kín đáo
vừa trang trọng và có phần lộng lẫy với trang trí và màu sắc sặc sỡ, rất duyên dáng
và xinh đẹp. Trang phục truyền thống của người Khmer thể hiện đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer. Mặc dù có sự cộng cư lâu đời với người Việt, người Hoa
nhưng người Khmer ngày nay vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống
của dân tộc mình. Trong lĩnh vực trang phục, do quá trình làm ăn và sinh sống với
người Việt, người Khmer đã thích nghi với cách mặc gần giống người Việt. Tuy
nhiên, trong các dịp lễ hội, đám cưới… thì yếu tố văn hóa truyền thống trong trang
phục vẫn còn đậm nét, người dân tộc Khmer quan niệm, trang phục khơng chỉ đơn
giản là để mặc mà cịn phải thỏa mãn cả về mỹ thuật, tín ngưỡng, tâm linh và quyền
tự hào dân tộc. Tùy theo từng hoàn cảnh sinh hoạt, nghi lễ khác nhau mà người dân
tộc Khmer lựa chọn cho mình những bộ trang phục khác nhau, tạo nên tính đa dạng
và phong phú trong việc thiết kế trang phục 3.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển đồng bằng sơng Cửu Long, có hơn 30% là
đồng bào dân tộc Khmer trong tổng số 1,2 triệu dân. Trước đây kinh tế của đồng
bào dân tộc Khmer gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua Đảng và
Nhà nước cùng địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào
dân tộc Khmer. Đặc biệt gần đây Chính phủ có thêm nhiều chương trình, dự án đầu
tư trong vùng đồng bào dân tộc Khmer như chương trình 135; chính sách hỗ trợ hộ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách trợ giá, trợ cước... từ các
chương trình, chính sách nêu trên tạo nên bước đột phá mới đã và đang phát huy
hiệu quả, tạo nên những chuyển biến trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh nói chung và của vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng. Do
3




5


kinh tế gia đình của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên, nhu cầu “ ăn no, mặc
đẹp ” thẩm mỹ về trang phục ngày càng gia tăng, từ đó địi hỏi phải có nhiều cơ sở
may trang phục dân tộc và nhiều thợ giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Thời gian qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có mở các lớp
đào tạo nghề may, nhưng chủ yếu là các nghề may dân dụng, may âu y phục, may
công nghiệp, may giầy da....Chương trình đang đào tạo được chỉnh sửa từ các
chương trình khung của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành; Các CTĐT
do cơ sở dạy nghề tự biên soạn thì khơng khảo sát nhu cầu thực tế của xã hội hoặc
giáo viên tự biên soạn để giảng dạy. Trong các chương trình đào tạo nghề may đã
được xây dựng nhưng chưa có CTĐT nghề may và thiết kế trang phục dân tộc
Khmer. Bên cạnh đó các cơ sở may mặc và may trang phục dân tộc Khmer trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh chưa có chương trình đào tạo hay tài liệu hướng dẫn cụ thể nào
về nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer người thợ may chỉ may theo kinh
nghiệm sẳn có và mang tính tự phát, chưa có tính khoa học. Chính vì vậy, người
nghiên cứu thiết nghĩ phải có một CTĐT nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ về trang phục, tín ngưỡng tơn giáo, tâm linh, quyền
tự hào dân tộc và phát triển bền vững nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam và
các nước lân cận như Campuchia, Lào, Thái Lan…Đồng thời góp phần phát triển
nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và làm giàu cho quê hướng đất nước đáp ứng các mục tiêu,
phương hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu sống trên quê hương Trà
Vinh, tỉnh có trên 30% dân số là người dân tộc Khmer, đã mạnh dạn làm luận văn
với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh Trà Vinh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xây dựng được chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh Trà Vinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

6


3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Chương trình đào tạo nghề may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer tại
tỉnh Trà Vinh.
- Thợ may tại các cơ sở may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer.
- Người dân tộc Khmer có nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc Khmer.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại Trà Vinh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu tiếp cận và xây dựng được chương trình đào tạo nghề phù hợp thì sẽ góp
phần nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer và
góp phần giải quyết việc làm cho lao động Khmer tại địa phương.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề.
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng về nhu cầu sử dụng và nhu cầu học nghề
Thiết kế trang phục dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề cho tỉnh Trà Vinh.
6. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện thực tế nghiên cứu chỉ thực hiện một số nội dung trong
phạm vi như sau:
Khảo sát về nhu cầu sử dụng và nhu cầu học nghề thiết kế trang phục dân tộc
đối với người dân Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Khảo sát thực trạng đào tạo nghề May và thiết kế trang phục dân tộc Khmer
tại các cơ sở may và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Xây dựng đề cương chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer trình độ sơ cấp ở mức thiết kế nội dung chương trình nhưng khơng qua thực
nghiệm. Trong đó phát triển đề cương chi tiết một mơ-đun trọng tâm gồm các cơng
việc có liên quan đến thiết kế trang phục dân tộc Khmer.

7


7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây
trong việc thực hiện đề tài:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu cơ sở pháp lý của đề tài, các mơ hình xây dựng chương trình đào
tạo nghề tiêu biểu, và phương pháp tiếp cận đào tạo theo mô-đun.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở
để phát triển cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu nội dung về thiết kế thời trang,
thời trang dân tộc để xây dựng chương trình thiết thực.
7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi: Thông qua nghiên cứu thực
trạng các điều kiện thực tế, người nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá và thiết
kế các bảng hỏi để thu nhận thông tin nhằm đánh giá về thực trạng chương trình đào
tạo, đánh giá nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc của người dân trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
Phương pháp quan sát: Quan sát, trao đổi trực tiếp về nhu cầu trang phục
dân tộc Khmer với người dân lao động nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua mơt số chương trình đào tạo
về lĩnh vực may và thiết kế thời trang để tham khảo và tổng hợp ý tưởng.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia bằng phiếu hỏi và

phỏng vấn trực tiếp.
Hội thảo chuyên đề: Hội thảo phân tích nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả
khảo sát.
8. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Tính thực tiễn: Khi đề xuất và xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế
trang phục dân tộc Khmer trình độ sơ cấp có hiệu quả thì góp phần giải quyết việc
làm cho lao động tại địa phương, hoàn thành mục tiêu đào tạo nghề cho lao động

8


nơng thơn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ; Giúp cho các cơ sở dạy nghề,
cơ sở may có nguồn tài liệu tham khảo, áp dụng, sáng tạo, thiết kế các mẫu thời
trang, đào tạo nghề cho người học để nâng cao hiệu quả việc làm cho nhân lực tỉnh
Trà Vinh.
8.2. Tính hiệu quả về kinh tế - xã hội: Góp phần bảo tồn và phát triển nghề may
truyền thống, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ trang phục cho người dân tộc Khmer tại
Trà Vinh, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh,
quyền tự hào dân tộc của người Khmer Nam bộ.
8.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế: Các kết quả nghiên cứu đề tài có
khả năng ứng dụng vào thực tế, cụ thể là đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc
Khmer cho các cơ sở dạy nghề tại tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận có đơng đồng
bào dân tộc Khmer sinh sống như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang và
Cà Mau…
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm 03 phần:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung (gồm có 03 chương)

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer” cho tỉnh Trà Vinh
Phần C: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


NỘI DUNG
Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHỀ THIẾT KẾ TRANG PHỤC
DÂN TỘC KHMER
1.1. LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu của nước ngồi
Trên thế giới có rất nhiều mơ hình và phương pháp xây dựng chương trình đào
tạo nghề nhưng tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo và từng giai đoạn phát triển của
xã hội các nhà quản lý đã có những cách tiếp cận, áp dụng và điều chỉnh các
phương pháp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 mơ hình phát triển hệ thống giáo
huấn nổi bật được chấp nhận rộng rãi để thiết kế các chương trình huấn luyện trong
nhiều cơ sở quân đội ở Mỹ. Đến năm 1980 mô hình hệ thống cơng nghệ đào tạo
được Richard Swanson triển khai và sàng lọc lại vào những năm sau đó. Thời gian
gần đây việc cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo hướng CDIO

là một đề xướng cải cách lớn của quốc tế, và đề xướng CDIO đến nay đã có khoảng
60 trường đại học thành viên trên khắp thế giới đang áp dụng.
Trong các phương thức đào tạo hiện nay trên thế giới thì phương thức đào tạo
nghề theo mơ đun có nhiều ưu việt và hiệu quả nên đã được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới trong tất cả lĩnh vực có liên quan đến đào tạo đặc biệt là đào tạo công
nhân, kỹ thuật viên và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ. Việc xây dựng chương trình
đào tạo theo mơ đun là bước vơ cùng quan trong nó quyết định rất lớn đến kết quả
của công tác dạy nghề.
Ở Mỹ đào tạo theo mô đun được thực hiện vào năm 1920; ở Pháp được thực
hiện từ sau thế chiến thứ hai; ở Úc từ năm 1975; ở Liên Xô ( cũ) từ năm 1970 và

10


nhiều nước khác như Nam Hàn, Thái Lan, Philippin, … cũng đã áp dụng chương
trình đào tạo nghề theo mơ đun. Gần đây nhiều nước như New Zealand, Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan, … cũng đưa vào chương trình học chính khóa của các trường
trung học phổ thơng chương trình đào tạo nghề theo mơ đun.
Chương trình đào tạo nghề theo mô đun được xuất phát từ việc áp dụng
phương pháp phân tích nghề DACUM, đây là phương pháp tiên tiến trong việc xây
dựng chương trình dạy nghề. Năm 1969 DACUM được sử dụng rộng rãi ở nhiều
trường đại học tại Canada, năm 1976 DACUM được tổ chức tại Hoa Kỳ, tháng
12/1982 Hoa Kỳ tiến hành hội thảo về DACUM, tháng 1/1983 hội thảo DACUM
tiến hành tại Venezuela, tháng 11/1983 tiến hành hội thảo DACUM tại Indonesia.
Trong vòng 10 năm từ năm 1976 đến 1985 đã có hơn 125 cuộc hội thảo về
DACUM và hình thành hàng vạn biểu đồ phân tích nghề, trong đó có nhiều nghề
liên quan trực tiếp với công nghệ hiện đại và đang áp dụng để giảng dạy hiện nay.
Bên cạnh đó, trước những năm 1980, Tổ chức lao động quốc tế (gọi tắt là ILO
) đã có ý định xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo theo mơ đun hồn chỉnh.
ILO đặt nhiệm vụ “quốc tế hóa” các mơ đun đào tạo. Tuy nhiên, do trình độ kỹ

thuật cơng nghệ mà cơng cụ lao động ở mỗi nước có sự khác nhau. Cho nên vấn đề
“quốc tế hóa” các tài liệu học tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, các đơn vị học
tập cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước, còn các nghề đặc thù
phải tự biên soạn giảng dạy chứ không thể theo một nước nào.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, năm 1986 viện nghiên cứu khoa học dạy nghề với sự tài trợ của
UNESCO (Tổ chức Khoa học và Giáo dục quốc tế) đã tổ chức hội thảo về phương
pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề, trong đó đề cập đến kinh nghiệm đào tạo
nghề theo mô đun ở một số nước. Đến năm 1990, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức
cuộc hội thảo dưới sự tài trợ của ILO để tìm hiểu khả năng ứng dụng của phương
thức đào tạo nghề theo mô đun ở Việt Nam. Tháng 5/1992 Trung tâm phương tiện
kỹ thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức hội thảo về phương pháp tiếp cận
đào tạo nghề theo theo mô đun dưới sự tài trợ của UNDP và sau đó thì các trung

11


tâm dạy nghề cả nước tiến hành biên soạn bộ tài liệu đơn nguyên học tập dùng làm
tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy nghề.
Việc tiếp cận đào tạo nghề theo mô đun chỉ thật sự phát triển khi có Dự án
tăng cường các Trung tâm Dạy nghề (viết tắc là SVTC) được thực hiện vào tháng
10/1994 theo Hiệp định song phương giữa hai chính phủ Việt Nam và Thụy Sĩ.
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, Hợp tác phát
triển Thụy Sĩ (SDC) là đơn vị tài trợ đã ủy nhiệm cho Tổng cục dạy nghề và tổ chức
Swisscontact quản lý và thực hiện Dự án. Mục tiêu của Dự án là nhằm tăng cường
năng lực cho các trung tâm dạy nghề trong việc cung cấp kỹ năng nghề để người
học có nhiều cơ hội hơn khi tham gia thị trường lao động. [4]
Các mơ đun ln có tính độc lập tương đối, tạo khả năng thiết kế các chương
trình đào tạo mềm dẻo và linh hoạt cao, với quan điển đào tạo theo năng lực thực
hiện (Competency based training) mô đun học tập trong chương trình đào tạo kỹ

năng hành nghề (MES) có các đặc điểm sau:
- Hướng vào mục tiêu thực hành tạo cho học viên có được năng lực thực hiện
công việc (hay năng lực hành nghề) sau khi hồn thành mơ đun tương ứng.
- Khái qt trọn vẹn một vấn đề, có tính độc lập tương đối của từng mô đun
trong CTĐT và giải quyết một vấn đề quan trọng trong lao động nghề nghiệp.
- Tích hợp hai nội dung lý thuyết và thực hành trong một mô đun, giữa lý
thuyết chuyên môn và thực hành nghề theo các công việc (task).
- Đào tạo theo điều kiện, thời gian và nhịp độ của người học. Thể hiện khả
năng cá nhân hố người học trong q trình đào tạo. Người học có thể lựa chọn khối
lượng, tốc độ học tập theo nguyện vọng và khả năng của mình.
- Thực hiện đánh giá liên tục và kiểm tra kết quả. Thực hiện đánh giá trước,
trong và sau khi kết thúc q trình học tập của từng mơ đun bằng nhiều hình thức và
kỹ thuật khác nhau.
- Có khả năng kết hợp đa dạng và phát triển. Đáp ứng với nhu cầu thay đổi của
kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất và thị trường lao động do có khả năng lựa
chọn hoặc thay đổi các mơ đun thích ứng rất dễ dàng.

12


Trong những năm qua ngoài sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngồi về xây dựng
chương trình theo mơ đun thì tại Khoa sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật Thành phố HCM cũng đã có những cơng trình, đề tài nghiên cứu của các
giảng viên và học viên sau đại học về xây dựng CTĐT nghề theo mô đun nhằm làm
sáng tỏ các khái niệm, quá trình xây dựng và một số nội dung chương trình:
Năm 2008, Phó giáo sư, tiến sĩ Võ Thị Xn và Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
công tác tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã viết một số tài liệu về
phát triển chương trình đào tạo nghề.
Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Phương Dung, năm 2004 “ Nghiên cứu phát triển
chương trình đào tạo ngành cơng nghệ cắt may tại trường Cao đẳng công nghiệp

thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đã khảo sát thực trạng ngành cơng
nghệ cắt may tại Thành phố Hồ Chí Minh và trình độ tay nghề các kỹ sư cơng nghệ
cắt may đã qua đào tạo đang làm việc cho các cơng ty, xí nghiệp may, từ sơ đồ phân
tích nghề kết hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp tác giả đã xây dựng được cấu
trúc chương trình đào tạo ngành công nghệ cắt may tại trường Cao đẳng cơng
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huệ, năm 2009, “ Xây dựng CTĐT nghề
thiết kế trang phục cơng sở trình độ sơ cấp tại trung tâm kỹ thuật Tổng hợp hướng
nghiệp tỉnh Long An” tác giả đã đề xuất xây dựng CTĐT nghề thiết kế trang phục
công sở và xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động mang tính lý luận, qua
khảo sát thực tế, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác qua
phương pháp phân tích nghề DACUM, nội dung của CTĐT được xây dựng một
cách khách quan trên bảng danh mục công việc và nhiệm vụ của biểu đồ, với sự
đánh giá của các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong chun mơn giảng dạy
và đề xuất các tiêu chí đánh giá tính khả thi của nội dung, thời lượng và mục tiêu
của chương trình.
Luận văn thạc sĩ của Duy Đặng Huỳnh Hồng Nga, năm 2010, “ Xây dựng
chương trình đào tạo nghề chế biến kẹo dừa trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh Bến Tre”
tác giả đã đề xuất xây dựng CTĐT nghề chế biến kẹo và xây dựng trên cơ sở khảo

13


sát, phân tích thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh và nghề chế biến kẹo dừa trên địa
bàn Bến Tre, qua khảo sát thực tế, xuất phát từ nhu cầu phát triển của nghề chế biến
kẹo dừa. Mặt khác qua phương pháp phân tích nghề DACUM, nội dung của chương
trình được xây dựng một cách khách quan trên bảng danh mục công việc và nhiệm
vụ của biểu đồ, với sự đánh giá của các lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo viên dạy
nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và truyền nghề làm kẹo dừa.
Luận văn thạc sĩ của Liêu Thị Mỹ Hồng, năm 2013 “ Xây dựng CTĐT sơ cấp

nghề may thời trang áo dài tại trường trung cấp nghề Bạc Liêu” tác giả đã khảo sát
thực trạng ngành công nghệ cắt may, nhu cầu sử dụng áo dài tại tỉnh bạc Liêu và
khảo sát, phân tích thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh và trường TCN Bạc Liêu tiến
hành xây dựng sơ đồ phân tích nghề và kết hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp,
đã xây dựng được CTĐT nghề may thời trang áo dài tại trường TCN Bạc Liêu.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Trà Vinh nói riêng có rất nhiều đề
tài nghiên cứu có liên quan đến thiết kế thời trang và may mặc trang phục, tuy
nhiên, chưa có một cơng trình hay đề tài nào nghiên cứu đến vấn đề xây dựng
chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer trình độ sơ cấp nghề.
Đây là đề tài nhằm đào tạo nghề cho người lao động vừa là bảo tồn nghề truyền
thống của dân tộc, nhằm đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ trang phục dân tộc Khmer
cho người dân tại Trà Vinh, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng
tơn giáo, tâm linh, quyền tự hào dân tộc của người Khmer Nam bộ.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề
 Giáo dục: Theo từ điển bách khoa, giáo dục là một quá trình tác động có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm tới học
sinh nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, phát triển trí tuệ và những
năng lực cần thiết.[6]
 Nghề nghiệp (Occupation): Tên chung đặt cho một nhóm cơng nhân thực
hiện các nhiệm vụ và công việc tương tự nhau với mục đích hành nghề để kiếm
sống và thăng tiến. [4]

14


 Nghề (Job): Là nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu.[4]
 Giáo dục nghề nghiệp (Technical and Vocational Education): Được sử
dụng như một thuật ngữ toàn diện về các khía cạnh của q trình giáo dục, bổ sung
vào nền giáo dục nói chung, bao gồm việc nghiên cứu những cơng nghệ và các mơn

khoa học có liên quan, việc đạt được kỹ năng thực hành, thái độ, sự hiểu biết và
kiến thức liên quan đến nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
và xã hội. Giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật cịn có thể được hiểu thêm như sau:
- Một phần khơng thể thiếu của nền giáo dục nói chung;
- Một phương tiện (hoặc cách thức) nhằm chuẩn bị cho các lĩnh vực nghề
nghiệp và tham gia hiệu quả vào lĩnh vực việc làm;
- Một khía cạnh của học tập suốt đời và chuẩn bị cho tinh thần trách nhiệm
công dân;
- Một công cụ cho việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và tồn diện về mơi
trường;
- Một phương pháp để tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo.[44]
 Dạy nghề (Vocational Training): Hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được
việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi được đào tạo.[13. điều 5]
1.2.2. Một số khái niệm và thuật ngữ về xây dựng chương trình4
 Các thành tố của chương trình (Curriculum elements): Một dạng thơng tin
cụ thể dưới hình thức của một trong các sản phẩm thuộc về chương trình.
 Chuyên gia (Expert): Người có năng lực sâu trong một lĩnh vực kiến thức
và kỹ năng nghề cụ thể.
 Công việc (Task): Một đơn vị việc làm cụ thể, có thể quan sát được của
một việc làm đã hồn tất (có một khởi điểm và một kết thúc xác định), có thể chia
nhỏ thành 2 hay nhiều bước và được thực hiện trong một khoảng thời gian hữu hạn;
4

Tổng cục Dạy nghề, 2004, trang ix-xii. Dự án “Tăng cường các trung tâm dạy
nghề”(SVTC). Sổ tay xây dựng chương trình, tài liệu chuyển giao cho hệ thống dạy nghề.

15



×