UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: NGHIỆP VỤ CHẾ BIẾN MĨN ĂN
NGÀNH/NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐNĐL ngày …tháng…năm…
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt)
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Xuất xứ của giáo trình:
Giáo trình này được viết theo Dự án xây dựng chương trình đào tạo, giáo
trình theo Luật giáo dục Nghề nghiệp để làm tài liệu dạy nghề trình độ Trung cấp
nghề Nghiệp vụ nhà hàng tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt từ năm học 2017 –
2018.
Quá trình biên soạn:
Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về lĩnh vực văn hố, ẩm thực, chế
biến món ăn, kết hợp với thực tế nghề nghiệp và thực tế đời sống.
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giảo trình
Giáo trình Nghiệp vụ chế biến món ăn cung cấp các kiến thức sát với
chương trình đào tạo nghề Nghiệp vụ nhà hàng. Nghiệp vụ chế biến món là mơn
học quan trọng, thuộc môn học chuyên môn nghề Nghiệp vu nhà hàng.
Kết cấu của giáo trình được chia thành sáu bài. Mỗi bài đều có những nội
dung kiến thức lý thuyết và các bài tập thảo luận giúp người học áp dụng trong
thực tế.
Đà Lạt, ngày
tháng
năm
Chủ biên
Tăng Thị Cảnh Dung
2
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu ............................................................................................. 2
Bài 1: Thực phẩm dùng trong chế biến ................................................. 8
1. Giới thiệu chung ................................................................................... 8
2. Phân loại .............................................................................................. 8
3. Chất lượng và cách bảo quản .............................................................. 9
3.1 Đặc trưng chất lượng sản phẩm ........................................................... 9
3.2 Cách xác nhận chất lượng thực phẩm ................................................... 11
3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm ......................... 13
3.4 Phương pháp bảo quản thực phẩm ....................................................... 17
Bài 2: Các phương pháp cắt, thái, tỉa, chế biến và xốt cơ bản.............. 21
1 Các phương pháp cắt, thái, tỉa ................................................................ 21
1.1 Mục đích, yêu cầu của kỹ thuật cắt, thái, tỉa ......................................... 21
1.2 Các phương pháp cắt thái cơ bản .......................................................... 23
1.3 Các loại hình dạng cắt thái cơ bản ........................................................ 27
1.4 Các phương pháp tỉa. ........................................................................... 31
2 Các phương pháp chế biến cơ bản ......................................................... 33
2.1 Các phương pháp làm chín dùng nhiệt ................................................. 33
2.1.1 Luộc .................................................................................................. 33
2.1.2 Chần, nhúng, dội ............................................................................... 35
2.1.3 Nấu .................................................................................................... 37
2.1.4 Ninh, hầm ......................................................................................... 38
2.1.5 Kho, rim ............................................................................................ 40
2.1.6 Om .................................................................................................... 41
2.1.7 Hấp .................................................................................................... 42
2.1.8 Tần .................................................................................................... 43
2.1.9 Tráng ................................................................................................. 45
2.1.10 Rán .................................................................................................. 45
2.1.11 Chao mỡ .......................................................................................... 48
2.1.12 Quay ................................................................................................ 49
2.1.13 Xào .................................................................................................. 55
2.1.14 Nướng ............................................................................................. 56
3
2.1.15 Thui ................................................................................................. 58
2.1.16 Rang ................................................................................................ 59
2.1.17 Phương pháp dùng lị vi sóng .......................................................... 60
2.2 Các phương pháp làm chín không dùng nhiệt ...................................... 61
2.2.1 Phương pháp muối chậm (nén) .......................................................... 62
2.2.2 Phương pháp muối nhanh ................................................................. 63
2.2.3 Phương pháp trộn .............................................................................. 63
2.3 Các loại xốt cơ bản và ứng dụng ......................................................... 65
2.3.1 Thành phần cấu tạo của xốt cơ bản ................................................... 65
2.3.2 Kỹ thuật chế biến xốt cơ bản và ứng dụng ....................................... 65
2.3.2.1 Kỹ thuật chế biến xốt trắng Bechamel ........................................... 65
2.3.2.2 Kỹ thuật chế biến xốt trắng Veloute .............................................. 66
2.3.2.3 Kỹ thuật chế biến xốt nâu Demi glace ........................................... 66
2.3.2.4 Kỹ thuật chế biến xốt dầu Mayonnaise ........................................... 67
2.4 Kỹ thuật chế biến nước dư ................................................................... 68
2.4.1 Khái niệm, phân loại nước dư ........................................................... 68
2.4.2 Nước dư trắng ................................................................................... 68
2.4.3 Nước dư bê ........................................................................................ 69
2.4.4 Nước dư nâu ...................................................................................... 69
2.4.5 Nước dư cá ........................................................................................ 69
2.4.6 Nước dư rau củ, quả .......................................................................... 69
2.5 Kỹ thuật chế biến bột xào bơ ............................................................... 69
2.5.1 Kỹ thuật chế biến bột xào bơ trắng .................................................... 69
2.5.2 Kỹ thuật chế biến bột xào bơ nâu ..................................................... 70
2.5.3 Kỹ thuật chế biến bột xào bơ ngà ..................................................... 71
Bài 3: Kỹ thuật trình bày món ăn .......................................................... 75
1 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu ..................................................................... 75
1.1 Mục đích, ý nghĩa ................................................................................ 75
1.2 Yêu cầu ................................................................................................ 75
2 Các ngun tắc trang trí món ăn .............................................................. 76
2.1 Đảm bảo mĩ thuật ................................................................................. 76
2.2. Phù hợp với tính chất của món ăn: độ nóng, trạng thái... .................. 77
4
2.3 Phù hợp với đặc điểm của dụng cụ .................................................... 77
2.4.Phù hợp với tính chất của bữa ăn, tạo sự hấp dẫn cho người ăn về bữa
ăn và món ăn ............................................................................................... 77
2.5.Bảo đảm gọn gàng, vệ sinh, an toàn ..................................................... 77
Bài 4: Thực hành kỹ thuật cắt, thái, tỉa .................................................. 79
1 Thực hành cắt, thái .................................................................................. 79
2 Thực hành chặt, bằm ................................................................................ 81
3. Thực hành tỉa hình phẳng ..................................................................... 82
4 Thực hành tỉa hoa từ ớt, cà rốt ................................................................ 89
5 Thực hành tỉa hoa từ cà chua, dưa chuột ................................................ 92
6 Thực hành tỉa hoa khối ........................................................................... 95
7 Thực hành tỉa dưa hấu ............................................................................ 95
Bài 5: Thực hành chế biến món ăn Việt Nam cơ bản ............................ 98
1 Thực hành chế biến món Nem rán- dưa góp .......................................... 98
2 Thực hành chế biến món Gỏi cuốn ......................................................... 100
3 Thực hành chế biến món Bị nướng lá lốt ............................................... 101
4 Thực hành chế biến món Gà nấu nấm .................................................... 103
5 Thực hành chế biến món Ốc hấp lá gừng ............................................... 104
6 Thực hành chế biến món Cá kho tộ ........................................................ 106
Bài 6 Thực hành chế biến xốt Âu và các món Âu cơ bản ..................... 109
1 Thực hành chế biến nước dùng trắng ...................................................... 109
2 Thực hành chế biến xốt Bechamel ........................................................... 110
3 Thực hành chế biến nước dùng nâu ......................................................... 111
4 Thực hành chế biến xốt nâu ..................................................................... 112
5 Thực hành chế biến xốt Mayonaise ......................................................... 113
6 Thực hành chế biến xốt Tartare ............................................................... 114
7 Thực hành chế biến món Gà nấu vang đỏ ............................................... 116
8 Thực hành chế biến soup kem gà............................................................. 118
9 Thực hành chế biến món Salad khoai tây ................................................ 119
10 Thực hành chế biến beefsteak khoai tây ................................................ 121
11 Thực hành chế biến Cá sốt chanh bơ ..................................................... 122
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 125
5
GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ CHẾ BIẾN MĨN ĂN
Tên mơ đun: Nghiệp vụ chế biến món ăn
Mã mơ đun: MĐ 14
Vị trí, tính chất của mơ đun:
Vị trí:
+ Mơ đun nghiệp vụ chế biến món ăn là mơ đun chun ngành, được giảng
dạy sau mơn văn hố ẩm thực, và xây dựng thực đơn, được giảng dạy song song
với môn học Quản trị tiệc và nghiệp vụ thanh tốn.
Tính chất:
+ Nghiệp vụ chế biến món ăn là mơ đun lý thuyết và thực hành.
+ Đánh giá kết quả bằng hình thức kiểm tra hết mơ đun.
Ý nghĩa và vai trị của môn học:
Môn học cung cấp kiến thức liên quan đến lý thuyết chế biến món ăn cũng
như phương pháp thực hành chế biến các món ăn. Cung cấp những kiến thức giúp
sinh viên có đủ kỹ năng để thực hiện các thao tác cắt thái, tỉa, chế biến các món ăn
Việt, Âu.
Mục tiêu mơ đun:
Về kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức về nguyên liệu động thực vật dùng trong
chế biến các món ăn; cắt thái, trình bày món ăn.
- Phân biệt được các phương pháp chế biến.
- Mô tả và thực hiện được các phương pháp chế biến, kỹ thuật chế biến một
số loại nước dùng, xốt cơ bản.
- Trình bày được các lưu ý khi trang trí dĩa thức ăn.
Về kỹ năng:
- Lựa chọn được các loại thực phẩm đạt yêu cầu.
- Sơ chế được các loại thực phẩm
- Tỉa được một số mẫu tỉa đơn giản
- Chế biến được các món ăn Á cơ bản
- Chế biến được các loại xốt Âu cơ bản
- Chế biến được các món ăn Âu cơ bản
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
6
- Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan đến mơn học
- Có khả năng tìm hiểu tài liệu để thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Có khả năng vận dụng các kiến thức liên quan vào các mơn học tiếp theo.
- Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tự rèn luyện tác phong làm
việc công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành
Nội dung của môn học/mô đun
7
BÀI 1: THỰC PHẨM DÙNG TRONG CHẾ BIẾN
Giới thiệu
Nguyên liệu được sử dụng trong chế biến món ăn thường là các loại thực
phẩm động thực vật ở dạng tươi sống, phơi sấy khô, bảo quản lạnh hay đã qua chế
biến. Các loại thực phẩm này phát triển trong tự nhiên hay trong bảo quản thường
có những phần khơng sử dụng được hoặc có lẫn những tạp chất, những chất độc
hại gây ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể con người. Do vậy khi sử dụng cần
phải loại bỏ kỹ những yếu tố trên để nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến đảm
bảo vệ sinh tinh khiết hoàn toàn.
Mục tiêu
-
Phân loại được các loại thực phẩm thường dùng trong chế biến.
Trình bày được các yêu cầu về chất lượng và cách bảo quản thực phẩm.
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chât lượng thực phẩm.
Cẩn thận trong sử dụng và bảo quản thực phẩm.
Nội dung chính:
1. Giới thiệu chung
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm
chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc
nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, mục đích cơ bản là thu
nạp các chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng cơ thể hay vì sở thích.
Quan trọng nhất khái niệm thực phẩm lại tùy thuộc vào mỗi vùng miền mỗi
con người. Có những thứ nới này được coi là thực phẩm nhưng nơi khác thì khơng.
Ví dụ: ở phương Tây họ khơng xem lục phủ ngũ tạng là thực phẩm nhưng người
phương Đông lại xem đó là nguồn thực phẩm tuyệt vời
2. Phân loại
Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có
nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có
nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực
phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị.
Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trong các bữa ăn
hàng ngày như thực phẩm chính, thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột
như lúa, ngô, sắn, bột mỳ, khoai tây…Thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo,
nước ngọt,…
Ngồi ra cịn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế
biến sẵn, hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn…
8
Có rất nhiều cách phân loại thực phẩm nhưng dù là cách phân loại nào đi
nữa thì thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có chung một nguồn gốc và mục
đích đó là duy trì sự sống cho con người.
3. Chất lượng và cách bảo quản
3.1. Đặc trưng chất lượng thực phẩm
Đối với thực phẩm, hệ thống những đặc trưng chất lượng của sản phẩm bao gồm
giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và tính vệ sinh.
Giá trị dinh dưỡng:
Đây là đặc trưng quan trọng nhất về chất lượng hàng thực phẩm. Nó nói lên khả
năng cung cấp các thành phần dinh dưỡng, độ đồng hoá và năng lượng cung cấp
cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Thành phần hoá học: là yếu tố có ý nghĩa quyết định giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm. Trong thực phẩm nếu chứa hàm lượng các thành phần có ích cho cơ thể
như: protein, gluxit, lipit, vitamin… có 3 tác dụng đối với cơ thể như sau:
+ Cung cấp nhiệt lượng
+Duy trì sự sinh trưởng và bổ sung các tế bào
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất và bảo vệ các tổ chức trong cơ thể
- Độ tiêu hoá: là tỷ lệ thức ăn được cơ thể hấp thụ so với lượng thức ăn đi vào cơ
thề. Như vậy độ tiêu hoá của thực phẩm đặc trưng cho mức độ sử dụng thức ăn của
cơ thể:
Độ tiêu hoá % =
Lượng thức ăn cơ thể hấp thụ
𝑥 100
Lượng thức ăn đi vào cơ thể
Độ tiêu hoá phụ thuộc vào:
+ Loại thực phẩm: nếu thực phẩm có chứa nhiều gluxit như glucoza,
fructoza dễ tiêu hoá hơn saccaroza, mantoza, tinh bột… Thực phẩm có chứa nhiều
protit đơn giản dễ tiêu hoá hơn protit phức tạp như nước đường, trứng, sữa dễ tiêu
hơn rau, thịt, cá, lạc, đỗ tương,…
+Trạng thái và cách chế biến: thực phẩm nấu nhừ, thái nhỏ dễ tiêu hố hơn
thực phẩm thái to, chín tái. Khi nấu thức ăn có mùi vị thơm ngon, hình thức đẹp,
hấp dẫn sẽ tiêu hoá tốt hơn.
+ Trạng thái sinh lý cơ thể người ăn: cùng một loại thức ăn độ tiêu hoá sẽ
cao hơn đối với thanh niên, những người khoẻ mạnh, và độ tiêu hoá thấp dối với
người ốm yếu, người cao tuổi…
- Độ sinh nhiệt: là lượng nhiệt sinh ra của 100g sản phẩm được tính bằng Kcal
9
Cơ thể người ta cần nhiệt lượng để cân bằng nhiệt độ của cơ thể, duy trì sự sống và
hoạt động. Nhiệt lượng đó được chất béo, gluxit, protein trong thực phẩm cung cấp.
1g gluxit cung cấp 4,1 Kcal
1g protein cung cấp 4,1 Kcal
1g Lipit cung cấp 9,3 Kcal
VD: sữa bị tươi có 3,9%P, 4,8%G, 4,4%L
Độ sinh nhiệt: = (3,9 x 4,1) + (4,8 x 4,1) + (4,4 x 9,3) = 76,59Kcal
Độ sinh nhiệt thực tế = Độ sinh nhiệt lý thuyết x Độ tiêu hoá
= 76,59 x 96%
Độ sinh nhiệt càng cao thì giá trị dinh dưỡng càng cao
Giá trị cảm quan
Các yêu cầu về cảm quan như màu sắc, mùi vị, trạng thái, hình dạng…
Các yêu cầu này thể hiện thành phần của sản phẩm. Nếu yêu cầu cảm quan thay
đổi thì thành phần của thực phẩm cũng thay đổi do đó chất lượng thực phẩm cũng
thay đổi.
VD: nước mắm có chất lượng tốt có màu đặc trưng (cánh dán đến màu vàng rơm),
mùi thơm đặc trưng. Nếu nước mắm chuyển sang màu xanh đen, mùi hôi thối
chứng tỏ thành phần nước mắm đã bị thay đổi (các axit amin bị phân giải) chất
lượng nước mắm kém, có thể bị hư hỏng hồn tồn.
Tính khơng độc hại
Theo các chuyên gia của tổ chức Lương Thực và tổ chức Y tế Thế Giới
(FAO/WHO) đã định nghĩa “Vệ sinh an tồn thực phẩm là việc đảm bảo thực
phẩm khơng gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm
không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất
quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có
thể gay hại cho sức khoẻ người sử dụng”
Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm như: tác nhân sinh học, tác nhân hoá học và
các độc tố có sẵn trong thực phẩm.
Tác nhân sinh học gây ngộ độc cho thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm mốc,
kí sinh vật.
- Vi khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp
tính. Ví dụ: vi khuẩn Salmonella, tụ cầu khuẩn staphylococcus areus, Clostridium
botulinum (ngộ độc thịt), Escherichia coli gây tiêu chảy là các hiện tượng ngộ độc
phổ biến.
10
- Virus: virus rota gây tiêu chảy, tập quán ăn các loại nhuyễn thể như hàu, trai,
sị chưa nấu chín là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc dovirus Rota
- Nấm mốc: phát triển trong môi trường thực phẩm có khả năng sinh độc tố vi
nấm nguy hiểm đặc biệt aflatoxin được sinh trong ngô, các loại hạt đỗ đặc biệt là
lạc do nấm aspegillus flavus và a parasiticus có thể gây nên ung thư gan.
- Kí sinh vật: như amip, Entamoeba histolytical có trong thực phẩm gây đi ngoài
ra máu. Đa số trường hợp nhiễm giun sán đều do vệ sinh cá nhân kém, thực phẩm
chưa được nấu chín hoặc rau quả ăn sống khơng rửa sạch. Ví dụ ấu trùng sán dây
trong thịt bò, thịt lợn gạo, cá nước ngọt…
Tác nhân hoá học gây ngộ dộc thực phẩm như thuốc bảo vệ thực vật, kim
loại nặng: asen (thạch tín), thuỷ ngân, chì… và một số loại phụ gia thực phẩm như
chất màu auramin, đỏ scarlet, sudan III, rhodamin.
Các độc tố có sẵn trong thực phẩm như solanin có trong mầm khoai tây,
cyanogen glucosit có trong sắn và một số lồi nấm độc.
Tính khơng độc hại của thực phẩm được biểu hiện bằng các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn này quy định hàng thực phẩm khơng có
hoặc có với mức độ cho phép những tác nhân có hại đến sức khoẻ của người sử
dụng như muối kim loại nặng, các độc tố, các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời quy
định việc sử dụng chất màu, chất thơm, chất tạo vị, thời hạn sử dụng thực phẩm,
tính độc hại.
Chỉ tiêu vệ sinh đối với thực phẩm thường do cơ quan y tế quy định.
3.2.
Cách xác nhận chất lượng thực phẩm
Chất lượng của thực phẩm được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu cảm quan
và chỉ tiêu lý hoá. Các chỉ tiêu lý hố. Các chỉ tiêu đó được xác dịnh bằng các
phương pháp cảm quan, phương pháp thí nghiệm.
Phương pháp cảm quan
Xác định chất lượng thực phẩm bằng các cơ quan cảm giác (khứu giác, xúc giác, vị
giác, thị giác, thích giác) gọi là phương pháp cảm quan.
Bằng phương pháp cảm quan có thể xác định được các tiêu chí chất lượng thực
phẩm như: hình dạng, màu sắc, trạng thái bề mặt, mùi, vị và độ cứng của thực
phẩm.
- Vị và mùi là hai chỉ tiêu quan trọng của thực phẩm.
Vị của thực phẩm được xác định bằng lưỡi. Để xác định vị, người ta phân
biệt 4 vị cơ bản là: đắng, chua, mặn, ngọt. Việc xác định vị tiến hành ở nhiệt độ đã
quy định trong tiêu chuẩn, nếu không thì tiến hành ở nhiệt độ 15-220oC. Khi tăng
nhiệt độ từ 10-20oC sự nhạy cảm về vị tăng lên gấp đôi, nhưng khi nhiệt độ tăng
11
tới 35-40oC, ở 50oC thì giảm xuống mạnh rồi sau đó mất hẳn. Sự nhạy cảm đối với
vị mặn tốt nhất là ở 18-20oC và đối với vị đắng là 10oC. Khi thử vị không nên thử
lâu trong miệng và thời gian không quá 1 phút.
Mùi của thực phẩm được xác định bằng mũi. Khi xác định mùi của thực
phẩm, người ta phân biệt mùi sẵn có trong thực phẩm với mùi lạ như mùi khét do
chất béo bị hư hỏng, mùi hôi do nấm mốc phát triển và mùi thối do protein phân
huỷ. Thực phẩm tốt có mùi đặc trưng, mùi của thực phẩm thay đổi là do chất lượng
thay đổi.
Muốn nhận biết được mùi, mũi phải hít được ít nhất 50cm3 khơng khí có
chất gây mùi.
Vì cảm giác của mùi được lưu lại trong mũi nên khi kiểm tra nhiều mẫu, cần
phân loại sơ bộ, nên thử gián đoạn, giữa hai lần thử nên hít thở khơng khí trong
sạch.
- Thính giác và xúc giác có tác dụng rất hạn chế khi tác dụng bằng cảm quan các
chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm.
Ưu nhược điểm: Cho kết quả nhanh, cơ động, đơn giản và ít tốn kém. Song nhược
điểm chủ yếu là kết quả đánh giá phụ thuộc vào ý chủ quan, kinh nghiệm và kỹ
năng của người kiểm tra nên kết quả cho độ chính xác khơng cao.
Phương pháp thí nghiệm
Là phương pháp xác định thành phần, cấu tạo, tính chất, chất lượng hàng
hố bằng máy móc hay hoá chất (các chỉ tiêu thuộc bản chất của thực phẩm).
-
Phương pháp thí nghiệm gồm:
+ Phương pháp phân tích vi sinh vật để xác định nấm mốc, nấm men, vi
khuẩn…
+ Phương pháp phân tích hố học để xác định độc tố có trong thực phẩm
gây ngộ độc cho người tiêu dùng, các thành phần hoá học của thực phẩm.
+ Ưu nhược điểm: với phương pháp này thường cho kết quả khách quan,
chính xác nhưng tốn kém vì địi hỏi các phương tiện, trang thiết bị máy móc hoặc
hố chất và sau khi thí nghiệm mẫu hàng thường bị phá huỷ toàn phần hoặc từng
phần.
Các căn cứ để kiểm tra chất lượng thực phẩm
- Căn cứ vào các văn bản tiêu chuẩn: TCVN, TCN, TC là các căn cứ để kiểm tra
chất lượng hàng hoá. Đối chiếu với các tiêu chuẩn đó kết luận về chất lượng hàng
hố một cách có căn cứ, có khoa học, đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý
chất lượng.
12
- Căn cứ vào quy trình kỹ thật. Mỗi hàng hố đều có quy trình kỹ thuật sản xuất,
người kiểm tra chất lượng căn cứ vào đó để tìm ra ngun nhân hàng hố khơng
đảm bảo chất lượng hoặc biến chất hư hỏng.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế: trong các hợp đồng kinh tế có hợp đồng mua bán
hàng hoá.
- Căn cứ vào mẫu hàng: để chào hàng với khách hàng các doanh nghiệp phải dùng
mẫu hàng đề giới thiệu và quảng cáo cho lô hàng.
- Căn cứ vào chế độ thể lệ hiện hành về chất lượng: Trong từng giai đoạn nhà
nước có thể có những quy định mới về vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hố, vì vậy
cần căn cứ vào các chế độ thể lệ hiện hành về chất lượng để kiểm tra về chất lượng.
3.3.
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Yếu tố vật lý như khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng
- Khơng khí tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm cho một số thành phần của thực
phẩm như chất béo, chất màu, vitamin bị oxy hóa. Oxy khơng khí thúc đẩy hoạt
động của các vi sinh vật và côn trùng phá hoại thực phẩm.
- Độ ẩm của thực phẩm
Khi bảo quản loại thực phẩm chứa nhiều nước, lượng nước đó dễ hao hụt; ngược
lại, loại thực phẩm khơ dễ hút ẩm từ khơng khí.
- Độ ẩm của khơng khí
o Khơng khí ln chứa hơi nước và mức độ khơ ẩm của khơng khí được đặc trưng
bằng độ ẩm tương đối.
o Độ ẩm tương đối của không khí là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
của khơng khí ở cùng một nhiệt độ và biểu thị bằng %
Nếu độ ẩm tuyệt đối của khơng khí kí hiệu là a (g/m3)
Độ ẩm cực đại của khơng khí kí hiệu là A (g/m3) ở cùng nhiệt độ với a thì độ ẩm
!
tương đối của khơng khí là φ = ! 100%
Độ ẩm tương đối của khơng khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thực
phẩm trong quá trình bảo quản.
o Khi độ ẩm tương đối của khơng khí cao thực phẩm sẽ hút ẩm, hàm lượng ẩm
trong hàng hóa sẽ tăng lên làm chất lượng giảm, là điều kiện thuận lợi cho nấm
mốc phát triển (chè, thuốc lá bị mốc, đường chảy nước, bột gạo bị ẩm mốc…)
o Khi độ ẩm không khí thấp, hàng hóa sẽ nhả ẩm, độ ẩm trong hàng hóa giảm làm
chất lượng hàng hóa cũng thay đổi: rau quả bị khơ héo, quả xanh khơng chín…
Vậy đối với thực phẩm chứa nhiều nước như rau, quả, thịt, cá cần bảo quản trong
điều kiện độ ẩm tương đối của khơng khí cao (80-90%) để tránh bị khơ héo.
13
Những thực phẩm chứa ít nước như đường, gạo, bột, mộc nhĩ, nấm hương…cần
bảo quản trong điều kiện độ ẩm tương đối của khơng khí thấp (70-75%).
- Nhiệt độ của khơng khí
Nhiệt độ của khơng khí tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến chất lượng của thực
phẩm vì hoạt động của q trình hóa học, sinh hóa và sự phát triển của các loài vi
sinh vật phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Sự biến đổi nhiệt độ sẽ dẫn đến sự biến đổi độ ẩm tương đối của không khí, do đó
độ ẩm của thực phẩm cũng biến đổi theo và làm biến đổi chất lượng của thực phẩm.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi trạng thái của thực phẩm (rắn,
lỏng), đến quá trình hút, nhả hơi nước và các khí khác.
Do đó, hầu hết các loại thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp và tương đối thấp
- Ánh sáng có tác dụng thúc đẩy nhiều quá trình xảy ra ở thực phẩm và làm cho
thực phẩm bị hư hỏng như dầu mỡ bị ôi, phomat, lạp xưởng thay đổi màu sắc, mùi
vị.
Các q trình hóa học
Các q trình hóa học xảy ra làm biến đổi chất lượng của thực phẩm như quá trình
oxy hóa dầu mỡ và những sản phẩm giàu chất béo, sự phân hủy vitamin và một số
biến đổi ở đồ hộp như màu sắc, mùi vị của thực phẩm.
Các q trình sinh hóa
Có thể xảy ra ở thực phẩm dưới tác dụng của enzim sẵn có trong thực phẩm và
enzim do vi sinh vật tiết ra.
Dưới ảnh hưởng của enzim, ở thực phẩm có thể xảy ra q trình tự phân giải, hô
hấp.
- Tự phân giải:
Tự phân giải là sự phân giải các thành phần của thực phẩm dưới tác dụng của
enzim có trong tế bào, làm thay đổi vị và độ cứng của thực phẩm.
o Sự phân giải protein: theo sơ đồ sau dưới tác động của enzim proteaza
Protein ! pepton ! polipeptit ! axit amin ! xetoaxit, hợp chất amin, NH3, CO2
và các chất có mùi hơi thối (indon, skaton, mecaptan)
o Sự phân giả chất béo:
Dưới tác dụng của enzim lipaza chất béo bị phân hủy thành axit béo và glyxerin,
nếu tiếp tục quá trình phân giả thì các sản phẩm cuối cùng sẽ là CO2 và H2O.
Tự phân giải có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thực phẩm như chất lượng của
thịt và cá chín tới, sự chín của bột mì, sự hình thành mùi thơm của bia, thuốc lá,
chè…
14
- Sự hô hấp
Một số loại thực phẩm như rau, quả, hạt, trứng trong thời gian bảo quản là những
cơ thể sống nên vẫn tiếp tục q trình hơ hấp.
Bản chất của hiện tượng hơ hấp là q trình oxy hóa những hợp chất hữu cơ (chủ
yếu là gluxit) để cung cấp nhiệt lượng cho sự sống của tế bào.
Có 2 dạng hơ hấp:
o Hơ hấp hiếu khí: xảy ra khi có đủ oxy khơng khí, chất hữu cơ bị oxy hóa hồn
tồn cho những sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic, hơi nước và nhiệt lượng.
o Hơ hấp yếm khí: xảy ra khi thiếu hoặc khơng có oxy khơng khí, chất hữu cơ
khơng bị oxy hóa hồn tồn mà tạo thành những sản phẩm trung gian và tỏa ít
năng lượng hơn q trình hơ hấp hiếu khí.
Cường độ hơ hấp mạnh hay yếu được biểu hiện bằng lượng khí cacbonic thoát ra
từ một đơn vị sản phẩm trong một đơn vị thời gian của q trình hơ hấp. Các yếu
tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp.
o Nhiệt độ: trong một giới hạn nhất định, nhệt độ tăng lên thì cường dộ hơ hấp
tăng lên. Cường độ hơ hấp mạnh nhất ở 45-50oC, nhiệt độ cao hơn thì cường độ hô
hấp giảm dần.
o Độ ẩm sản phẩm càng lớn thì sự hơ hấp càng mạnh.
o Ánh sáng: ánh sáng có tác dụng kích thích q trình hơ hấp.
Q trình hô hấp làm giảm lượng các chất dinh dưỡng; thay đổi thành phần khơng
khí; tăng nhiệt độ và độ ẩm môi trường; làm thay đổi mùi vị sản phẩm, nếu lượng
rượu vượt quá 0,3% làm tế bào rau quả bị thối nhũn.
Để hạn chế ảnh hưởng của q trình hơ hấp có thể hạ thấp nhiệt độ và độ ẩm của
thực phẩm trong thời gian bảo quản
- Sự nảy mầm:
Sự nảy mầm là đặc trưng của một số loại thực phẩm như rau, quả, hạt trong q
trình bảo quản.
Ví dụ khoai tây mọc mầm lượng tinh bột bị hao hụt và tích lũy solanin là chất có
hại đến cơ thể. Do vậy khi sơ chế khoai tây phải loại bỏ hết mầm. các loại hạt khi
nảy mầm tinh bột mất khả năng hồ hóa, sản phẩm chế biến bị sượng, do đó nên
bảo quản nhiệt độ thấp để hạn chế sự nảy mầm.
Các quá trình vi sinh vật
Những quá trình vi sinh vật như sự lên men, sự thối rữa, sự mốc xảy ra ở thực
phẩm trong thời gian bảo quản dưới tác động của vi sinh vật làm giảm chất lượng
và dẫn đến thực phẩm hư hỏng hoàn toàn.
15
Các quá trình vi sinh vật gồm:
- Sự lên men
Sự lên men là sự phân giải yếm khí gluxit dưới tác động của những enzim do vi
sinh vật tiết ra. Chẳng hạn như quá trình lên men rượu, lên men lactic, lên men
butiric.
o Sự lên men rượu thường xảy ra ở thực phẩm chứa nhiều gluxit và ẩm ướt. Khi
đó tinh bột biến thành đường và biến thành rượu dưới tác dụng của vi sinh vật làm
cho một số hạt và rau quả bị hỏng. Nhiệt độ thích hợp cho sự lên men là 30-35oC
o Sự lên men lactic tạo ra axit lactic thường xảy ra ở sữa và các sản phẩm chế biến
của sữa: với rau, bánh mì, làm cho các loại thực phẩm đó bị chua và có thể bị hỏng.
o Sự lên men butiric tạo thành axit butiric làm cho rau quả thối, dưa khú, bơ, sữa,
pho mat bị ôi, đồ hộp bị phồng.
o Sự lên men axetic xảy ra do các loại vi khuẩn axetic trên bề mặt những loại đồ
uống có cồn.
Khi bảo quản rượu, bia sự lên men axetic sẽ làm chua và giảm chất lượng của rượu
bia. Do đó trong q trình bảo quản cần chú ý sự lên men để giữ gìn chất lượng
thực phẩm.
- Sự thối rữa
Là quá trình phân giải sâu xa của protein tạo thành những chất độc và có mùi khó
chịu như indon, scaton, mecaptan…Những thực phẩm thường bị thối rữa là những
thực phẩm chứa nhiều protein và nước (như thịt, cá, trứng, sữa) và sẽ mất giá trị
thực phẩm không sử dụng được nữa.
- Sự mốc
Là do loại nấm xuất hiện trên bề mặt thực phẩm thường có trắng, xanh, vàng, nâu,
đen làm cho chất lượng thực phẩm giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
thối rữa hoạt động, thực phẩm có thể khơng sử dụng được nữa.
- Sự phá hỏng thực phẩm do các loại côn trùng và chuột
Như phá hoại gạo, bột, rau quả khô gây hao hụt về số lượng và giảm chất lượng
của thực phẩm trong bảo quản.
- Ảnh hưởng của bao bì và vật liệu bao gói
Bao bì và vật liệu bao gói có tác dụng ngăn cản sự hao hụt về số lượng, giữ gìn
chất lượng, tránh ảnh hưởng của các tác động cơ học, đảm bảo các điều kiện vệ
sinh cần thiết, thuận lợi cho vận chuyển và bảo quản. Mỗi loại thực phẩm cần được
chứa đựng trong bao bì riêng. Đối với dầu mỡ phải bảo quản trong bao bì chống
thấm, các loại đồ hộp cần bao bì kín, rau quả khi bảo quản cịn diễn ra các q
trình sinh hóa cần để trong ba bì thơng khí được.
16
Bao bì phải có độ bền chắc phù hợp để tránh tác động cơ học, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chất xếp, bốc dỡ. Bao bì phải sạch khơ, khơng có mùi và chất lượng
cần được tiêu chuẩn hóa.
3.4.
Phương pháp bảo quản thực phẩm
Các phương pháp bảo quản thực phẩm chủ yếu nhằm điều khiển hoặc loại trừ các
quá trình sinh hóa và các q trình khác ra dưới tác động của enzim và vi sinh vật;
đồng thời tránh ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường nhằm giữ gìn giá trị thực
phẩm và chất lượng của thực phẩm đó.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp
Đây là phương pháp bảo quản tốt nhất, vì chất lượng của thực phẩm ít bị biến đổi
nhất. Căn cứ vào tính chất của thực phẩm và thời hạn bảo quản ngắn hay dài mà sử
dụng phương pháp bảo quản lạnh hay bảo quản lạnh đông.
- Bảo quản lạnh thực phẩm
Là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp nhưng không thấp hơn nhiệt độ đóng băng
của dịch tế bào (từ 0-5oC).
Khi thực phẩm được làm lạnh và bảo quản lạnh, hoạt động của enzim và vi sinh
vật bị giảm đi, quá trình oxy hóa bị chậm lại, nên thực phẩm có thể kéo dài thời
hạn bảo quản. Bảo quản lạnh được sử dụng để bảo quản rau quả tươi, trứng, sữa,
thịt, cá.
Ưu điểm: thực phẩm bảo quản bằng phương pháp này thì những tính chất ban đầu
của nó được duy trì tốt.
Nhược điểm: thời hạn bảo quản không được dài.
- Bảo quản lạnh đông thực phẩm
Là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng của dịch tế bào
Khi làm lạnh đông và bảo quản lạnh đông, nước trong thực phẩm kết tinh thành
băng, là điều kiện không thuận lợi cho các hoạt động của enzim và của vi sinh vật.
Nhiệt độ làm lạnh đông từ -18oC đến -25oC và bảo quản ở nhiệt độ <-18oC.
Ưu điểm: thực phẩm bảo quản lạnh đơng có khả năng ức chế hoạt động của vi sinh
vật, các q trình sinh hóa đều bị đình chỉ nên thực phẩm bảo quản được lâu hơn
so với bảo quản lạnh.
Nhược điểm: thực phẩm lạnh đông khi muốn sử dụng phải làm tan đá nên chất
lượng bị thay đổi do những biến đổi vật lý, hóa học… xảy ra trong q trình bảo
quản đơng lạnh thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm bằng tác dụng của nhiệt độ cao
Bảo quản thực phẩm bằng tác dụng của nhiệt độ cao là sự khử trùng và tiệt trùng.
17
Cơ sở của phương pháp khử trùng và tiệt trùng là do nhiệt độ cao có tác dụng tiêu
diệt vi sinh vật và làm đình chỉ hoạt động của enzim.
- Khử trùng thực phẩm: thường tiến hành ở nhiệt độ dưới 100oC với thời gian
phù hợp (63-80oC trong 10-40 phút hoặc 85-95oC từ vài giây đến 15 phút). Để bảo
quản thực phẩm trong thời gian dài nên dùng phương pháp khử trùng nhiều lần.
Phương pháp khử trùng có thể áp dụng để bảo quản sữa, nước quả, bia, mứt đông.
Ưu điểm của khử trùng chất lượng ít biến đổi.
- Tiệt trùng thực phẩm chính là việc chế biến thực phẩm trong hộp kín ở nhiệt độ
113-120oC trong thời gian xác định.
Ưu điểm của phương pháp này có thể tiêu diệt vi khuẩn và bào tử của chúng nên
sản phẩm bảo quản được lâu. Phương pháp được ứng dụng trong việc sản xuất các
loại đồ hộp thịt, cá, sữa, rau quả…
Nhược điểm: giá trị dinh dưỡng và màu sắc bị biến đổi.
Bảo quản thực phẩm bằng muối và đường
Phương pháp này dựa trên cơ sở: hầu hết vi sinh vật không phát triển được ở
những sản phẩm có nồng độ muối và đường cao.
- Dùng muối: khi nồng độ muối là 10% thì sự phát triển của vi khuẩn thối rữa bị
đình chỉ, từ 20-25% kiềm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Ướp muối là phương pháp phổ biến để bảo quản một số loại thực phẩm như ướp
muối ướt (ngâm thực phẩm trong dung dịch muối), ướp muối khô (sát muối lên bề
mặt thực phẩm) và ướp muối hỗn hợp.
- Dùng đường: khi nồng độ đường cao (60-70%) gây ra áp suất thẩm thấu lớn ức
chế sự phát triển của vi sinh vật như chế biến các loại bánh ngọt, mứt, si-rô…
Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp làm khơ (phơi sấy)
Mục đích của phương pháp này là hạ thấp độ ẩm của thực phẩm tới mức cần thiết
bằng các phương pháp sấy khô và phơi khô.
Thực phẩm có hàm lượng nước 3% thì vi sinh vật khơng phát triển được. Khi sấy
thực phẩm, lượng nước trong thực phẩm giảm tới 75% hạn chế được hoạt động của
vi sinh vật, enzim và côn trùng, thuận lợi cho việc bao gói, vận chuyển và bảo
quản.
Muối chua
Muối chua là phương pháp được áp dụng rộng rãi để bảo quản rau quả. Cơ sở của
phương pháp này dựa trên sự hình thành axit lactic do đường trong thực phẩm
chuyển hóa thành axit lactic dưới tác động của vi khuẩn lên men lactic (trong điều
18
kiện yếm khí). Axit lactic hình thành làm cho sản phẩm có mùi vị thích hợp, bảo
vệ được vitamin C, ức chế vi khuẩn thối rữa và vi khuẩn gây bệnh.
Ngâm giấm
Ngâm giấm là phương pháp bảo quản thực phẩm dựa trên cơ sở là axit của môi
trường bảo quản có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Trong thành phần
của giấm, ngoài axit axetic (0,5-2%) cịn có muối, gia vị và đường. Sản phẩm
ngâm giấm nên bảo quản trong điều kiện khơng có oxy khơng khí và nhiệt độ thấp
(0oC) hoặc đóng gói trong bao bì thủy tinh rồi khử trùng và bảo quản trong điều
kiện thường.
Xơng khói
Phương pháp này thường được sử dụng để bảo quản thịt cá. Tác dụng của phương
pháp này là do muối đưa vào sản phẩm trước khi xơng khói và các chất sát trùng
có trong khói (phenol, fufurol, axit, adehit, rượu…) có tác dụng ức chế sự phát
triển của
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung đánh giá:
+ Phân loại thực phẩm
+ Chất lượng và cách bảo quản thực phẩm
+ Đặc trưng chất lượng thực phẩm
+ Cách xác nhận chất lượng thực phẩm
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
+ Phương pháp bảo quản thực phẩm
Cách thức và phương pháp đánh giá: Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ.
Gợi ý tài liệu học tập:
- Giáo trình nghiệp vụ nấu ăn của dự án VIE002.
- Giáo trình hóa sinh của trường Đại học Thương Mại.
- Giáo trình Cơ sở lý thuyết chế biến sản phẩm AU của trường ĐH Thương
Mại.
- Nguyễn Quang Khải(2001), Tập tục và kiêng kỵ (sưu tầm giới thiệu), NXB
văn hoá dân tộc.
- Sauces của nhà xuất bản Konemann.
- The theory of catering của Kinton ceserani & Foskett.
- Hoàn Thị Như Huy (2006), Nghệ thuật ẩm thực Huế, NXB Thuận Hóa.
19
- Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (2005), Kỹ thuật chế biến món
ăn, NXB Thanh niên.
Ghi nhớ
- Chất lượng và cách bảo quản thực phẩm
- Phương pháp bảo quản thực phẩm
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1
1. Hãy nêu khái niệm thực phẩm. Cách phân loại thực phẩm?
2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm?
3. Hãy nêu các phương pháp bảo quản thực phẩm?
20
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT, THÁI, TỈA VÀ CHẾ BIẾN XỐT
CƠ BẢN
Giới thiệu
Nguyên liệu động thực vật sau khi sơ chế cịn ở dạng cả con, cả củ, cả
quả…Khơng thể mang nguyên liệu ở dạng trên vào chế biến món ăn, do đó cần
phải làm biến đổi hình dạng, kích thước nguyên liệu để phù hợp với yêu cầu chế
biến món ăn. Việc biến đổi về hình dạng, kích thước của ngun liệu chính là qúa
trình cắt thái - tạo hình nguyên liệu.
Nước dùng là 1 loại bán thành phẩm có trạng thái lỏng, trong và có hương vị
thơm ngon tự nhiên của các loại nguyên liệu thực phẩm dùng để chế biến các món
ăn: ăn sáng, ăn chính….Đặc biệt, trong ăn Âu, nước dùng đóng vai trị quan trọng
và nó là thành phần chủ yếu để chế biến nước sốt, súp và nhiều món ăn khác.
Sốt là bán thành phẩm chế biến ở trạng thái sánh hoặc đặc sánh dùng để ăn
kèm, trộn lẫn, dội lên món ăn hay làm nguyên liệu để chế biến món ăn khác. Có
tác dụng làm tăng giá trị cảm quan, tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn đồng thời
kích thích tiêu hoá tăng khả năng hấp thụ thức ăn. Trong ăn Âu sốt đóng vai trị rất
quan trọng phần nhiều các món ăn đều có sự tham gia của sốt.
Mục tiêu
-
Mơ tả được các phương pháp cắt, thái, tỉa.
Mô tả được các phương pháp chế biến cơ bản.
Phân biệt được các loại xốt cơ bản
Trình bày được các loại nước dư và cách chế biến bột xào bơ.
Nội dung chính
1 Các phương pháp cắt, thái, tỉa.
1.1 Mục đích, yêu cầu của kỹ thuật cắt, thái, tỉa.
Mục đích
- Cắt thái nhằm mục đích biến đổi hình dạng ban đầu của các ngun liệu
động thực vật thành nhiều hình dạng khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu chế
biến và nâng cao chất lượng cảm quan cho món ăn.
- Nguyên liệu được cắt thái nhỏ, mỏng sẽ tăng thêm bề mặt tiếp xúc nên dễ
dàng ngấm gia vị trong quá trình tẩm ướp và chế biến.
Ví dụ: Thịt bê được tẩm ướp gia vị cho món bê xào sả ớt.
Thịt lợn được tẩm ướp gia vị trong món thịt lợn nướng.
- Làm cho các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu dễ dàng chuyển vào
môi trường nước nấu
21
Ví dụ: Trường hợp ninh xương, nguyên liệu dạng cứng không thể hấp thụ
được nhưng khi ninh mềm môi trường nước trở nên ngọt và cơ thể có thể hấp thụ
được dễ dàng.
- Việc làm nhỏ lại cho phép các ngun liệu có trạng thái, kích thước khác
nhau có thể điều chỉnh kích thước bằng nhau hay phù hợp nhau về độ chín.
Ví dụ: Khi cắt thái su hào, cà rốt trong món xào thập cẩm.
- Q trình cắt thái ngun liệu khơng những làm cho ngun liệu thay đổi
kích thước đồng thời cũng làm cho nguyên liệu trở nên đẹp hơn, làm tăng thêm
tính thẩm mỹ cho các món ăn.
Ví dụ: Su hào, cà rốt được tạo hình dáng hoa văn trước khi cho vào xào,
nấu….
Yêu cầu
* Các hình dạng cắt thái phải phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật chế biến
món ăn.
Mỗi một món ăn khác nhau được chế biến từ nhiều phương pháp khác nhau
và thời gian chế biến cũng khác nhau nên khi cắt thái phải luôn luôn linh hoạt để
cho sản phẩm ăn uống đạt chất lượng cao.
- Đối với những món ăn có thời gian chế biến lâu như: ninh, hầm, om, kho...
yêu cầu nguyên liệu phải cắt thái ở dạng: miếng to, dày và chọn loại nguyên liệu
chắc, già để khi chế biến nguyên liệu không bị nát, nhừ.
- Đối với những món ăn có thời gian chế biến nhanh như: chần, nhúng, dội,
xào, nấu canh... Yêu cầu nguyên liệu phải cắt thái ở dạng: mỏng, nhỏ, to bản và
chọn loại nguyên liệu non, ngon, mềm để khi chế biến nguyên liệu dễ ngấm gia vị
và nhanh chín.
* Các phương pháp cắt thái phải phù hợp với tính chất của nguyên liệu.
Nguyên liệu đưa vào chế biến rất đa dạng và phong phú, tính chất của
nguyên liệu phụ thuộc vào loại nguyên liệu, vào nguồn gốc sinh trưởng, vào điều
kiện nuôi dưỡng và thời gian thu hoạch. Có thể chia nguyên liệu theo tính chất
như: loại ngun liệu có xương, loại ngun liệu đã lọc hết xương, loại nguyên liệu
giòn, loại dai, loại cứng, loại mềm….Vì vậy phải biết áp dụng các thao tác cắt thái
thích hợp với từng loại nguyên liệu. Đồng thời các miếng ngun liệu phải rời
nhau, khơng dính nhau kéo thành dây dài sẽ khó trong q trình chế biến và sử
dụng món ăn.
* Cắt thái phải dảm bảo tính thẩm mỹ góp phần nâng cao giá trị cho món ăn.
22
Kỹ thuật cắt thái tạo hình ngun liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo
nên những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người
tiêu dùng. Chính vì vậy cắt thái cần:
- Các sản phẩm cắt thái cần phải sắc nét, thể hiện đúng hình dạng, đường nét
của từng mẫu hình và phải sinh động, hấp dẫn.
- Trong cùng một món ăn thì các miếng ngun liệu phải đều nhau để có độ
chín đồng đều.
- Cắt thái cần phải gọn gàng, nhát cắt dứt khốt, khơng để miếng nọ dính
vào miếng kia.
* Cắt thái phải đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu.
Trong chi phí cho mỗi món ăn thì chi phí cho ngun liệu là chi phí lớn nhất.
Do đó muốn hạ giá thành sản phẩm ăn uống tốt nhất là hạ giá thành chi phí cho
nguyên liệu. Việc hạ giá thành chi phí nguyên liệu chỉ có thể thực hiện được do:
- Giá mua nguyên liệu đầu vào hạ ( ít khi xảy ra vì thường giá ngun liệu
được tính theo giá thị trường ).
- Tiết kiệm nguyên liệu hợp lý khi chế biến: để làm được điều này khi tiến
hành cắt thái cần phải căn cứ vào hình dạng nguyên liệu mà cắt thái cho phù hợp
tránh lãng phí nguyên liệu, mặt khác cần tính tốn chính xác ngun liệu để sử
dụng nguyên liệu một cách hợp lý, tận dụng các phần khi sơ chế nguyên liệu, kể cả
những phần không sử dụng vào món ăn trực tiếp.
Ví dụ: Phần cịn lại sau khi tỉa hoa từ củ quả có thể tận dụng để chế biến
nước dùng rau, củ quả cho người ăn kiêng và ăn chay…
1.2 Các phương pháp cắt thái cơ bản
Gọt
- Gọt là phương pháp dùng để làm sạch vỏ các loại củ, quả.
- Dụng cụ thường sử dụng các loại dao nhỏ hoặc dụng cụ chuyên dùng.
- Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho nguyên liệu củ quả…
- Khi gọt phải phối hợp nhịp nhàng hai tay để cầm giữ, chuyển động và gọt
đều.
Có 2 cách gọt:
* Gọt xuôi dao: Lưỡi dao đưa ngang về trước mặt, sống dao ở phía trong
người gọt. Tay trái cầm nguyên liệu, tay phải cầm dao, ngón tay cái làm lực đẩy,
ngón tay trỏ dịch chuyển trên nguyên liệu. Thường áp dụng cho các phương pháp
gọt của người châu Á.
23
* Gọt ngược dao: Ngược lại với xuôi dao. Lưỡi dao đưa về phía trong
người gọt, sống dao phía ngồi. Ngón tay trỏ đẩy và ngón cái dịch chuyển trên
nguyên liệu. Thường áp dụng cho các phương pháp gọt của người châu Âu.
Thái
- Thái là phương pháp dùng dao lưỡi mỏng để chia nguyên liệu ra làm
nhiều miếng mỏng, nhỏ theo yêu cầu của món ăn.
- Phương pháp này áp dụng cho những ngun liệu mềm khơng có xương
như thịt, cá, rau, củ, quả.
- Dụng cụ thường sử dụng là các loại dao mỏng như dao bài to, dao phở,
dao phay và thớt.
- Khi thái cần chú ý lưỡi dao ln tạo với mặt phẳng thớt một góc vng
hay nhọn đều nhau.
- Thái có nhiều cách thái khác nhau như: thái vát, thái đứng dao, thái
nghiền…
* Thái vát
Là phương pháp thái mà lưỡi dao chuyển động từ trên xuống dưới, hơi đưa
về phía trước và chếch từ trái sang phải. Khi thái mặt phẳng của dao luôn tạo với
mặt phẳng của thớt một góc nhọn. Có thể đặt nguyên liệu chéo với sống dao nhưng
lưỡi dao vẫn vng góc với mặt phẳng thớt. Mục đích thái vát tạo cho tiết diện mặt
cắt của ngun liệu có diện tích lớn hơn bình thường.
* Thái đứng dao
Là phương pháp thái mà lưỡi dao chuyển động từ trên xuống dưới, mặt
phẳng của dao ln tạo với mặt phẳng của thớt một góc vng. Phương pháp này
thường áp dụng cho các nguyên liệu dày, có độ cứng nhất định.
* Thái nghiền
Là phương pháp khi thái mũi dao để cố định tại một điểm trên mặt thớt lưỡi
dao di chuyển thành hình cánh cung, đưa đi, đưa lại làm nhỏ nguyên liệu. Hai động
tác nhấc dao và tịnh tiến dao phải phối hợp nhịp nhàng. Phương pháp này thường
áp dụng cho các nguyên liệu mỏng, nhỏ, bé khó cầm như: ớt, tỏi, sả, gừng…
Lạng
- Lạng là phương pháp cắt thái khá tỉ mỉ đòi hỏi phải có kỹ thuật tương đối
cao. Lạng làm cho nguyên liệu ở dạng mềm, khơng xương thành những miếng có
tiết diện rộng hơn, mỏng hơn.
- Dụng cụ để lạng thường dùng dao lưỡi mỏng, sắc và thớt đủ rộng.
- Lạng có nhiều cách: lạng xi, lạng ngược, lạng ngang và lạng giắt dây.
24
* Lạng xi
Lưỡi dao đặt nghiêng hướng ra phía trước và tạo góc nhọn nhỏ với bề mặt
thớt. (Khi lạng một tay luôn tỳ vào nguyên liệu và tay kia thì đẩy dao).
* Lạng ngược
Lưỡi dao đặt nghiêng hướng vào phía trong và tạo góc nhọn nhỏ với bề mặt
thớt.
* Lạng ngang
Lưỡi dao luôn song song với mặt phẳng của thớt. Một tay tì lên nguyên liệu,
một tay cầm dao đưa từ ngoài vào trong, mỗi lần tách ra được một miếng nguyên
liệu.
* Lạng dắt dây
Lưỡi dao luôn song song với mặt phẳng của thớt hoặc tạo với mặt phẳng của
thớt một góc nhọn nhỏ cố định. Mỗi lát nguyên liệu khơng đứt mà cịn dính vào
nhau thao tác bằng cách lạng gần đứt lát thứ nhất nhấc dao xoay nguyên liệu 1800
xoay và làm như vậy từ hai, ba, bốn lần tùy theo yêu cầu của món ăn. Phương pháp
này thường áp dụng cho các món Âu có kích thước to bản (theo xuất) hoặc tạo ra
những nguyên liệu có kích thước rộng để làm vỏ bao gói ngun liệu khác.
Khía
- Khía là phương pháp cắt thái khơng làm cho nguyên liệu đứt hẳn mà chỉ
tạo cho thực phẩm có những rãnh nhỏ trên bề mặt để thực phẩm nhanh chín, ngấm
đều gia vị và tăng hình thức đẹp cho nguyên liệu.
- Dụng cụ thường sử dụng là dao mỏng hoặc dao mũi nhọn.
- Khía thường áp dụng đối với ngun liệu mềm, khơng có xương như cá,
mực, bầu dục...
- Khía có thể khía đứng dao hoặc khía nghiêng dao nhưng chỉ khía đứt
khoảng 1/2 ngun liệu. Khơng được khía q cạn hoặc q sâu. Khía cạn khơng
có tác dụng, khía sâu sẽ làm đứt nguyên liệu.
* Khía đứng dao
Thường áp dụng đối với những ngun liệu có kích thước dày và có thể tạo
vết khía thành hình chữ thập, song song, mắt võng.
Ví dụ: Khía cá….
* Khía nghiêng dao
Thường áp dụng đối với những ngun liệu có kích thước mỏng và có thể
tạo vết khía thành hình vẩy rồng.
25