Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thi hết môn Pháp luật cộng đồng ASEAN. Nêu cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN. Phân tích nội dung yếu tố cơ bản tự do di chuyển lao động lành nghề của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng kinh tế ASEAN dưới c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.02 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................................1
I. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN...........................................................1
II. Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN......................1
1. Năm yếu tố cốt lõi của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN..........1
2. Hai thành phần quan trọng của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất...........2
III. Nội dung yếu tố tự do di chuyển lao động lành nghề của thị trường và cơ sở
sản xuất thống nhất trong ASEAN.........................................................................3
1. Cơ sở pháp lý....................................................................................................3
2. Mục tiêu............................................................................................................4
3. Phương thức thực hiện tự do hóa......................................................................5
4. Đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các
quốc gia thành viên....................................................................................................6
4.1. Những tác động của đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả hợp tác của các quốc gia thành viên...................................................................6
4.2. Những tác động của đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả hợp tác của các quốc gia thành viên...................................................................7
KẾT LUẬN..................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................9


MỞ ĐẦU
Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập với mục tiêu tạo ra "một khu vực kinh
tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu".1 Nhằm thực hiện mục tiêu trên, một trong những nội
dung của AEC chính là thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với yếu tố cốt lõi
không thể không kể đến là tự do di chuyển lao động lành nghề. Vậy cụ thể cấu trúc của
thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất là gì? Đồng thời qua đó làm rõ yếu tố tự do di
chuyển lao động lành nghề của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong AEC


dưới các góc độ: cơ sở pháp lý, mục tiêu, phương thức thực hiện tự do hóa và đặc biệt
là đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các quốc
gia thành viên.

NỘI DUNG
I. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Cộng đồng kinh tế ASEAN được chính thức thành lập ngày 31/12/2015, là sản
phẩm của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài gần bốn thập kỉ và sự phản ứng chính sách
của các nhà lãnh đạo ASEAN trước sức ép cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài cũng như
thực tế hợp tác kinh tế chưa hiệu quả trong khối. Có thể hiểu, "Cộng đồng kinh tế
ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cở sở một hệ thống thể chế và
thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cở sở sản xuất
thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành
viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu".2
II.Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN.
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất là một trong bốn nội dung được cụ thể
hóa nhằm thực hiện mục tiêu tổng thể của AEC tại khoản 5 Điều 1 Hiến chương
ASEAN và được nêu rõ tại Mục 8 Phần II Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015.
Theo đó, cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN sẽ gồm năm yếu
tố cốt lõi và hai thành phần quan trọng như sau3:
1. Năm yếu tố cốt lõi của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN.
Thứ nhất là tự do hóa thương mại hàng hóa. Thơng qua Khu vực thương mại
tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã đạt được những kết quả nhất định trong việc loại
bỏ thuế quan. Ngoài ra, tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN cịn được thực
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2020,
tr. 155.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 148.
3 Xem Điều 9 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015: />content/uploads/images/archive/5187-10.pdf

1



hiện thông qua việc dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, các biện pháp tạo thuận lợi thương
mại, thiết lập các quy tắc xuất xứ cũng như hài hịa hóa và nhất thể hóa hàng rào tiêu
chuẩn, kỹ thuật trong thương mại.
Thứ hai là tự do hóa thương mại dịch vụ. Theo đó, tự do hóa thương mại dịch
vụ sẽ được thực hiện thơng qua việc xóa bỏ có lộ trình cụ thể các hạn chế đối với
thương mại dịch vụ, đồng thời xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và tăng
cường phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ.
Thứ ba là tự do hóa đầu tư. Việc tự do hóa đầu tư sẽ thực hiện bằng cách mở
cửa đầu tư, xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư đồng thời dành chế độ đãi ngộ cho
các nhà đầu tư ASEAN, bảo hộ đầu tư cùng các hoạt động xúc tiến và thuận lợi hóa
đầu tư.
Thứ tư là tự do hóa dịng vốn. Tăng cường hội nhập và phát triển vốn của khu
vực cũng như cho phép di chuyển các khoản vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng chính là
cách ASEAN thực hiện tự do hóa dịng vốn trong khu vực.
Thứ năm là tự do di chuyển lao động lành nghề. ASEAN sẽ thực hiện tự do hóa
di chuyển lao động lành nghề thơng qua các biện pháp, cách thức liên quan đến việc di
chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao, tạo thuận lợi cho sinh viên và
cán bộ các trường đại học, nâng cao trình độ người lao động...
2. Hai thành phần quan trọng của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
Theo Điều 9 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015, hai thành phần quan trọng
của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN gồm:
Thứ nhất là các lĩnh vực hội nhập ưu tiên. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã xác
định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập và thực hiện thông qua việc rút ngắn lộ trình hội
nhập của các lĩnh vực đó, tiến hành đánh giá định kỳ lĩnh vực và xác định các dự án
hoặc các sáng kiến khu vực cụ thể.
Thứ hai là thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp. ASEAN sẽ tiến hành tăng
cường khả năng cạnh tranh thương mại đối với các sản phẩm này; đẩy mạnh hợp tác,
chuyển giao công nghệ cho các nước ASEAN và các nước, tổ chức quốc tế khác; đặc

biệt là thực hiện phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong ASEAN.
III. Nội dung yếu tố tự do di chuyển lao động lành nghề của thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN.
1. Cơ sở pháp lý.
Các quốc gia ASEAN đã ký kết nhiều văn kiện pháp lý ở mức độ khác nhau điều
chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề tự do di chuyển lao động lành nghề. 4 Cụ thể:
4 Ngô Thị Trang, Khung pháp lý về tự do hóa lao động trong ASEAN: một số hạn chế và khuyến nghị, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 11/2016, tr. 78.

2


Thứ nhất là Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) năm 1945. Tuy không
quy định trực tiếp nhưng việc AFAS thiết lập các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đã
đóng vai trị tạo nền tảng pháp lý ban đầu cho hoạt động di chuyển lao động trong các
giai đoạn hợp tác sau này. 5 Tại khoản 1 Điều 5 AFAS quy định: "Mỗi quốc gia có thể
cơng nhận trình độ giáo dục, kinh nghiệm, các yêu cầu, giấy phép và chứng nhận
được cấp ở một nước khác với mục đích cấp phép và chứng nhận cho người cung cấp
dịch vụ".6
Thứ hai là "Tầm nhìn ASEAN năm 2020" năm 1997. Mặc dù chưa ghi nhận
chính thức hoạt động tự do di chuyển lao động, văn kiện cũng đã ghi nhận lao động có
tay nghề và kỹ năng là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của
ASEAN: "Tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế
thông qua việc giáo dục có chất lượng, nâng cao tay nghề, kỹ năng và huấn luyện".7
Thứ ba là Tuyên bố Bali II năm 2003.8 Điểm 3 Mục B của văn kiện có ghi nhận
hoạt động tự do di chuyển lao động là một trong những yếu tố chủ đạo của AEC:
"...tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các doanh nhân, lao động có kỹ năng và nhân
tài;...".
Thứ tư là Hiến chương ASEAN năm 2008. Tại khoản 5 Điều 1 Hiến chương
quy định: "Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sự ổn định, thịnh

vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và
đầu tư, bao gồm sự tự do di chuyển, tự do hàng hóa, dịch vụ và dịng đầu tư; di
chuyển thuận lợi của doanh nhân, những người có chun mơn cao, những người có
năng lực và lực lượng lao động và sự di chuyển tự do hơn các dịng vốn", qua đó tiếp
tục khẳng định về vấn đề tự do di chuyển lao động lành nghề trong ASEAN.
Thứ năm là Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015 năm 2007 và Kế hoạch
tổng thể xây dựng AEC 2025 năm 2015. 9 Tiểu mục A5 của AEC Blueprint 2015 đã
ghi nhận nội dung và chương trình hành động cụ thể về tự do di chuyển lao động lành
nghề, tuy nhiên các chương trình hành động được đề cập đến không phải ở cấp độ khu
vực mà là cấp độ quốc gia và liên quan đến hoạt động hài hòa hóa, tiêu chuẩn hóa
5 Bùi Thị Ngọc Lan, Pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động và thực tiễn thực hiện cam kết của Việt Nam,
Tạp chí Luật học, số 12/2018, tr. 12.
6 Xem Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) năm 1945: />7 Xem Tầm nhìn ASEAN năm 2020: />8 Xem Tuyên bố Bali II năm 2003: />9 Xem Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2025:
/>
3


nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển thể nhân. 10 Phạm vi tự do di chuyển lao động
trong AEC Blueprint 2015 cũng mới chỉ triển khai trong các ngành dịch vụ. 11
Kế thừa AEC Blueprint 2015, ASEAN đã tiếp tục triển khai AEC Blueprint 2025.
Tại điểm (v) Điều 6 của bản Kế hoạch đã quy định "Mở rộng kết nối nhân dân, thể chế
và hạ tầng ASEAN thông qua các dự án hợp tác ASEAN và tiểu vùng nhằm tạo thuận
lợi cho sự lưu chuyển của dòng vốn cũng như lao động kỹ năng và tài năng".
Thứ sáu là Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao
động di trú Cebu năm 2007.12 Tuyên bố Cebu năm 2007 đã trao quyền cho các thành
viên trong việc thúc đẩy việc bảo vệ lao động một cách cơng bằng và thích hợp về tiền
lương, sự tiếp cận hợp lý các điều kiện lao động và đời sống cho lao động di trú. 13
Thứ bảy là Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) năm 2012. Đây là
một thỏa thuận toàn diện về thương mại dịch vụ theo phương thức 4 và không thiết lập
việc di chuyển tự do của lao động; chỉ rõ sự di chuyển của bốn nhóm thể nhân có thể

được cam kết.14
Thứ tám, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs). Các nước ASEAN đã
ký kết các MRAs nhằm công nhận thẩm quyền, bằng cấp, chứng chỉ và trình độ của
lao động có tay nghề trong khu vực. Cho đến nay, các nước ASEAN đã ký kết được 08
thoả thuận công nhận lẫn nhau đối với 08 lĩnh vực dịch vụ.
2. Mục tiêu.
Hoạt động tự do di chuyển lao động lành nghề của Cộng đồng kinh tế ASEAN
nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, thúc đẩy tiến trình xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống
nhất. Có thể thấy, thực hiện tự do di chuyển lao động có kỹ năng là biện pháp cốt yếu
để hội nhập kinh tế, tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất 15, bởi bên cạnh
các yếu tố như tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn vốn thì lao động cũng là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường chung ASEAN.
Thứ hai, tự do di chuyển lao động nhằm mục tiêu hài hòa các tiêu chuẩn và
kỹ năng lao động, tạo dựng một thị trường lao động thống nhất và chất lượng cao,
khắc phục tình trạng chênh lệch lao động giữa các nước thành viên – một nguyên
10 Bùi Thị Ngọc Lan, Pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động và thực tiễn thực hiện cam kết của Việt
Nam, tlđd, tr. 15.
11 Lê Minh Tiến, Hỏi đáp về ASEAN và hệ thống văn bản pháp luật ASEAN, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016, tr. 97.
12 Xem Tuyên bố Cebu năm 2007: />13 Ngô Hữu Phước, Tự do di chuyển lao động có tay nghề của ASEAN – những thuận lợi và thách thức đối với
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2017, tr. 27.
14 Lê Minh Hạnh, Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn
đề đặt ra cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2019, tr. 70.
15 Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung, Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới Cộng
đồng kinh tế ASEAN năm 2015, nguồn: />%20-%20Tran%20Viet%20Dung.pdf

4


nhân dẫn tới sự khan hiếm lao động có tay nghề thấp hoặc trung bình tại các nước phát

triển, nhưng lại dư thừa lao động có tay nghề thấp hoặc trung bình, thiếu hụt lao động
có tay nghề cao tại các nước kém và đang phát triển trong khu vực ASEAN. Do đó,
chính sách mở cửa cho lao động có kỹ năng được tự do di chuyển trong khối chính là
hướng tới mục tiêu giải quyết thực trạng trên.
Thứ ba, tự do di chuyển lao động lành nghề để tiến tới mục tiêu tăng trưởng
kinh tế đồng đều giữa các nước thành viên. Việc tạo ra được một thị trường lao động
thống nhất sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc
làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khu
vực.
Thứ tư, tự do di chuyển lao động lành nghề sẽ gián tiếp thực hiện mục tiêu hỗ
trợ xây dựng ASCC và APSC.16 Bởi tự do di chuyển lao động lành nghề sẽ góp phần
xây dựng thành cơng AEC và từ đó trở thành điều kiện quan trọng trong việc xây dựng
thành công các cộng đồng khác. Liên kết kinh tế, mà cụ thể ở đây là về lao động, sẽ
tạo ra sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế dẫn tới thúc đẩy các thành
viên phải giải quyết xung đột thơng qua biện pháp hịa bình. Đồng thời cịn thúc đẩy
một ASEAN hài hòa, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực và đạo đức chung để làm
tiền đề cho sự phát triển kinh tế ổn định của khu vực.
3. Phương thức thực hiện tự do hóa.
Thứ nhất, tạo điều kiện thông qua: (1) Cho phép nhập cảnh, tạo điều kiện thuận
lợi trong cấp thị thực (visa) và di chuyển của các chuyên gia, lao động có tay nghề cao;
(2) Tăng cường hợp tác giữa các thành viên Mạng lưới các trường đại học ASEAN để
tạo thuận lợi cho sinh viên, cán bộ các trường đại học trong đi lại, học tập và làm việc
trong khu vực; (3) Phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kĩ năng của các giảng
viên đại học trong các nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập và các
lĩnh vực dịch vụ khác; (4) Tăng cường khả năng nghiên cứu các quốc gia thành viên
về nâng cao trình độ và kĩ năng của người lao động; (5) Phát triển mạng lưới thông tin
thị trường lao động giữa các nước thành viên ASEAN.
Thứ hai, ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chất lượng (MRAs).
Hiện tại, ASEAN đã ký được 08 MRAs trong các lĩnh vực gồm tư vấn kỹ thuật, kiến
trúc, kế toán, du lịch, điều dưỡng, hành nghề y, hành nghề nha khoa và khảo sát. Đặc

biệt nếu cần thiết sẽ tiến hành cải thiện các MRAs hiện tại và bổ sung thêm MRAs
16 Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN, nội dung và lộ trình, Nxb. Khoa học xã học, Hà Nội, 2009, tr.
25

5


mới. Tùy thuộc từng ngành nghề, ASEAN sẽ thiết kế MRAs sao cho phù hợp với
ngành nghề đó.
Thứ hai, thơng qua Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF). ASEAN sẽ
xây dựng AQRF nhằm hỗ trợ việc học tập suốt đời, khuyến khích phát triển các cách
tiếp cận ở cấp độ quốc gia để có thể đánh giá kết quả học tập bên ngồi hệ thống giáo
dục chính quy, thúc đẩy và khuyến khích tính di động của giáo dục và người học, hỗ
trợ quá trình dịch chuyển lao động, nâng cao hiểu biết về hệ thống trình độ, thúc đẩy
chất lượng của các hệ thống trình độ đào tạo.17
Thứ ba, ký kết Hiệp định tự do di chuyển thể nhân MNP. Việc ký kết MNP
hướng tới thiết lập cơ chế tự do hóa và thuận lợi hóa hơn đối với dịng di chuyển tự do
của lao động có kỹ năng. Trên cơ sở nội dung của Hiệp định, các quốc gia thành viên
sẽ đưa ra biểu cam kết cụ thể đối với việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân.
4. Đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của
các quốc gia thành viên.
4.1. Những tác động của đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả hợp tác của các quốc gia thành viên.
Thứ nhất, dịch Covid 19 tác động đến việc tăng cường hợp tác đào tạo, nâng
cao kỹ năng cho người lao động giữa các quốc gia thành viên để đáp ứng được
những thách thức mới. Cụ thể, ngày 16/9/2020, tại "Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao
động và Giáo dục ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang
thay đổi", bà Chihiko Asada-Miykawa thuộc Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho
rằng, các quốc gia ASEAN cần linh hoạt hơn trong một thế giới đang thay đổi về cách
thức làm việc, theo đó cần tăng cường cho cơng tác đào tạo, nâng cao kỹ năng cho

người lao động.18 Bởi dịch bệnh đã đặt ra nhiều kỹ năng mới mà lao động cần có, tư
duy làm việc cũng cần thay đổi để giải quyết khó khăn một cách sáng tạo.
Đặc biệt, Việt Nam đã khẳng định sẽ cùng các nước ASEAN chú trọng việc xây
dựng và triển khai hiệu quả nhiều hình thức quan hệ đối tác về phát triển lao động có
kỹ năng, thúc đẩy công nhận tay nghề lẫn nhau, từng bước khắc phục ảnh hưởng của
dịch bệnh đến người lao động trong khu vực.
Thứ hai, dịch Covid 19 thúc đẩy các quốc gia thành viên ASEAN tăng cường
hợp tác mạng lưới thơng tin, ứng dụng cơng nghệ và số hóa – nhân tố quan trọng
17 Bùi Thị Ngọc Lan, Tự do di chuyển lao động ASEAN: Ưu điểm, hạn chế và một số khuyến nghị, Tạp chí Luật
học, số 6/2020, tr. 46.
18 Nguyễn Lại Thìn, Đại dịch Covid – 10: Thách thức và cơ hội cho lao động ASEAN, Tạp chí Lao động và xã
hội online, 18/9/2020, nguồn: />
6


trong việc nâng cao năng suất và phát triển lao động có kỹ năng trong khu vực. Bởi
trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, các quốc gia đều phải thực hiện biện pháp "giãn cách
xã hội" ở các mức độ khác nhau, dẫn đến nhiều lao động phải "làm việc từ xa" qua các
phương tiện công nghệ. Các quốc gia ASEAN sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số như
phương tiện truyền thông và tư vấn trong bối cảnh hạn chế di chuyển tạm thời ở nhiều
quốc gia để tăng cường hợp tác khu vực và ứng phó quốc gia trước những tác động
của đại dịch đối với lĩnh vực lao động và việc làm.19
Thứ ba, các quốc gia ASEAN tăng cường đối thoại về những vấn đề như tiền
lương, thu nhập, việc làm, an toàn và sức khỏe cho người lao động di chuyển trong
khu vực. Để đối phó với dịch bệnh, các nước thành viên đã thảo luận để đưa ra giải
pháp hỗ trợ phù hợp cho những người lao động di chuyển trong khu vực liên quan đến
các vấn đề nêu trên. Qua "Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng lao động ASEAN đặc biệt về
ứng phó với tác động của đại dịch Covid 19 đối với lao động và việc làm" được tổ
chức ngày 14/5/2020, các quốc gia đã chia sẻ thực tiễn và bài học tốt nhất về biện pháp
giúp đỡ và cam kết hỗ trợ cho người lao động di cư.

4.2. Những tác động của đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả hợp tác của các quốc gia thành viên.
Dịch bệnh Covid 19 đã có những ảnh hưởng làm giảm hiệu quả hợp tác về tự do
di chuyển lao động lành nghề giữa các quốc gia thành viên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dịch bệnh Covid 19 khiến các quốc gia ASEAN phải thực hiện
nhiều biện pháp hạn chế di chuyển, cản trở sự hợp tác trong tự do di chuyển của
lao động lành nghề. Để kiểm soát dịch bệnh, các nước thành viên buộc phải siết chặt
hoạt động nhập cảnh, thậm chí thực hiện biện pháp "đóng cửa", khiến cho lao động có
kỹ năng gặp khó khăn trong việc di chuyển sang các nước thành viên khác làm việc.
Không những vậy, các chuyên gia, người lao động nếu được nhập cảnh cũng phải thực
hiện các biện pháp cách ly trong một khoảng thời gian nhất định, làm chậm tiến độ
làm việc và ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Thứ hai, dịch Covid 19 khiến cho chi phí sử dụng lao động nước ngoài tăng
làm hạn chế khả năng tiếp nhận lao động có trình độ. Các doanh nghiệp muốn sử
dụng các chuyên gia, người lao động lành nghề di chuyển đến từ một quốc gia khác
trong khu vực ASEAN sẽ gặp khó khăn bởi dịch bệnh làm chi phí sử dụng lao động
trong thời kỳ này cao hơn khi doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát
19 Xem Mục 6 Tuyên bố chung về Ứng phó với các tác động của dịch bệnh Covid 19 đối với lĩnh vực lao động
và việc làm năm 2020, nguồn: />
7


khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn lao động để tránh lây nhiễm vi-rút. 20 Như vậy,
việc gặp khó khăn trong khả năng tiếp nhận lao động sẽ làm hạn chế sự hợp tác tự do
di chuyển lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

KẾT LUẬN
Tóm lại, tự do di chuyển lao động có kỹ năng là một trong những yếu tố cốt lõi
của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy dòng di chuyển lao động của ASEAN lại chủ yếu là lao

động khơng có kỹ năng hoặc lao động có kỹ năng thấp. 21 Đặc biệt trong bối cạnh đại
dịch Covid 19, ngoài những tác động có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hợp tác, hoạt
động tự do di chuyển lao động có kỹ năng của ASEAN vẫn còn những hạn chế nhất
định. Trong tương lai, các quốc gia thành viên ASEAN cần khắc phục những hạn chế
đó nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, nâng tầm ASEAN hơn nữa trên trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2020.
II. Văn bản pháp luật.
2. Hiến chương ASEAN năm 2008.
3. Hiệp định khung ASEAN

về

dịch

vụ

(AFAS)

năm

1945,

(truy cập ngày 9/7/2021)
4. Tầm nhìn ASEAN 2020, (truy cập ngày 9/7/2021)
5. Tuyên bố Bali II năm 2003, (truy cập ngày 9/7/2021)
6. Tuyên

bố
Cebu
năm
2007,
/>
(truy

cập

ngày

9/7/2021)
7. Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015, (truy cập ngày 9/7/2021)

20 Nguyễn Quang Thuấn, Tác động của đại dịch Covid 19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong
giai đoạn tới, Tạp chí Cộng sản, 23/9/2020, nguồn: />21 Nguyễn Bá Ngọc, Hà Thị Minh Đức, Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách đối với di chuyển lao động kỹ
năng theo các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN, Tạp chí Khoa học lao động và Xã hội, số 48/2016,
tr. 14.

8


8. Kế

hoạch

tổng

thể


xây

dựng

AEC

2025,

(truy cập ngày
9/7/2021)
9. Tuyên bố chung về Ứng phó với các tác động của dịch bệnh Covid 19 đối với
lĩnh vực lao động và việc làm năm 2020, (truy cập ngày 9/7/2021)
III. Sách tham khảo, tạp chí khoa học, luận án và các tài liệu tham khảo
khác.
10. Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN, nội dung và lộ trình, Nxb.
Khoa học xã học, Hà Nội, 2009.
11. Lê Minh Tiến, Hỏi đáp về ASEAN và hệ thống văn bản pháp luật ASEAN,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016.
12. Ngơ Thị Trang, Khung pháp lý về tự do hóa lao động trong ASEAN: một số
hạn chế và khuyến nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2016.
13. Nguyễn Bá Ngọc, Hà Thị Minh Đức, Cơ hội, thách thức và hàm ý chính
sách đối với di chuyển lao động kỹ năng theo các thỏa thuận công nhận lẫn nhau
trong ASEAN, Tạp chí Khoa học lao động và Xã hội, số 48/2016.
14. Ngô Hữu Phước, Tự do di chuyển lao động có tay nghề của ASEAN – những
thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2017.
15. Bùi Thị Ngọc Lan, Pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động và thực
tiễn thực hiện cam kết của Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12/2018.
16. Bùi Thị Ngọc Lan, Tự do di chuyển lao động ASEAN: Ưu điểm, hạn chế và
một số khuyến nghị, Tạp chí Luật học, số 6/2020.
17. Lê Minh Hạnh, Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng

đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà
Nội, 2019.
18. Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung, Việt Nam với q trình tự do hóa thương
mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, nguồn:
(truy cập ngày 9/7/2021)
19. Nguyễn Lại Thìn, Đại dịch Covid – 10: Thách thức và cơ hội cho lao động
ASEAN,

Tạp

chí

Lao

động





hội

online,

18/9/2020,

nguồn:

(truy cập ngày 9/7/2021)


9


20. Nguyễn Quang Thuấn, Tác động của đại dịch Covid 19 và một số giải pháp
chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới, Tạp chí Cộng sản, 23/9/2020, nguồn:
(truy cập ngày 9/7/2021)

10



×