Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong Luật điều ước quốc tế năm 2016 so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.98 KB, 7 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hiện nay, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, các quốc gia
trên thế giới ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua các chương trình hợp
tác cũng như đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế với nhau. Từ khi bắt đầu công
cuộc đổi mới đất nước cho đến nay, Việt Nam ln trú trọng vấn đề tồn cầu hóa
hội nhập quốc tế, có rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt
Nam đã ký kết và trong tương lai, một điều chắc chắn rằng sẽ có nhiều hơn nữa
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời trong các điều ước quy
định cụ thể, rõ rang về đàm phán, quá trình đàm phán là một quá trình giúp đỡ rất
nhiều để ta đạt được những mong muốn mà ta đặt ra, bên cạnh đó nó là một cơng
cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam với
các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trong đó vấn đề đàm
phán trong luật điều ước quốc tế rất quan trọng do đó nó đã được sửa đổi bổ sung
qua để làm sao phù hợp nhất, đúng nhất , nhanh chóng nhất. Vì vậy hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề này em xin chọn đề tài số 07: “Phân tích những điểm mới
về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong Luật điều ước quốc tế năm 2016
so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.” Để đi
sâu và hiểu rõ hơn.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm và đặc điểm của điều ước quốc tế và đàm phán.
1. Khái niệm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Công ước viên năm 1969 về Luật điều ước
quốc tế “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh, khơng phụ thuộc việc thỏa
thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều văn kiện


có quan hệ với nhau, cũng như khơng phụ thuộc vào tên gọi của các văn kiện đó”.
Là thành viên của Công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế khái niệm
điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam cũng tương đồng với khái niệm điều
ước quốc tế trong luật quốc tế: “ Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản


được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật
quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,
thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên
gọi khác.” (khoản 1 Điều 2 Luật điều ước quốc tế năm 2016)
2. Đặc điểm.
Từ khái niệm trên về điều ước quốc tế, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của
điều ước quốc tế như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của điều ước quốc tế: Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ
thể của luật quốc tế, chính các chủ thể của luật quốc tế (cơ bản là các quốc gia) là
chủ thể đã cùng nhau thỏa thuận và xây dựng nên các điều ước quốc tế.
Thứ hai, về hình thức của điều ước quốc tế: Hình thức của điều ước quốc tế
được tồn tại dưới hình thức văn bản, tùy thuộc vào nội dung điều ước điều chỉnh,
tên gọi của điều ước quốc tế rất đa dạng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên
tham gia.
Thứ ba, về nội dung của điều ước quốc tế: Nội dung của điều ước quốc tế là
các điều khoản quy định những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên, phản ánh
sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí.
3. Khái niệm đàm phán


Đàm phán là một khái niệm rộng, Xét về mặt ngơn từ trong tiếng Vệt, đàm phán có
nghĩa là thảo luận (đàm) và ra quyết định chung thân (phán). Trong tiếng anh, từ
đàm phán (negotiation) là một từ gốc La tinh, có nghĩa là trao đổi, kinh doanh.
Có thể hiểu đàm phán kí kết điều ước quốc tế khác với đàm phán thơng thường ở
chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật
quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết…)
về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương với mục
đích thỏa thuận nhất trí đi đến ký kết điều ước quốc tế nhằm thiết lập các quan hệ

hợp tác giữa các bên hoặc để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Với tư cách là một hiện tượng phổ biên trong xã hội, tại sao các bên lại cần đàm
phán? Các bên tiến hành hồn tốn khơng đơn giản chỉ vì các bên muốn giải quyết
một vấn đề nào đó mà cao hơn cịn là việc các bên vừa có lợi ích chung thống nhất
vừa có lợi ích riêng mâu thuẫn với nhau (có sự xung đột lợi ích). Thiếu một trong
hai yếu tố này đàm phán không diễn ra.
II. Những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong luật điều ước
quốc tế năm 2016 so với Luật kí kết,gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
năm 2005.
1. Luật điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu quan điểm
và những yêu cầu cơ bản sau.
Một là, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đối ngoại, đặc
biệt là chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Luật ĐƯQT phải tạo được
khung pháp lý vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện
ĐƯQT phù hợp với lợi ích của đất nước. Quyền chủ động của các cơ quan trong đề
xuất ký kết và triển khai thực hiện các ĐƯQT phải đi kèm với trách nhiệm, có cơ
chế phân cơng, phối hợp, kiểm tra.


Hai là, triển khai thực hiện các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, bổ sung,
điều chỉnh các nội dung về thẩm quyền cũng như thủ tục, quy trình để thực hiện
thẩm quyền hiến định của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ trong lĩnh vực ĐƯQT, tơn trọng và góp phần triển khai thực hiện, bảo
vệ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc dân
chủ, pháp quyền đã được nêu bật trong Hiến pháp năm 2013.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhằm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết
quốc tế của Việt Nam, thực hiện quy định tại Điều 12 Hiến pháp: “Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam… tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Hình thành một
quy trình nhất quán, liên tục giữa ký kết và thực hiện ĐƯQT, theo đó làm rõ trách

nhiệm của cơ quan đề xuất và các cơ quan khác xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị,
tổ chức đàm phán tới chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT và tổ chức thực hiện
ĐƯQT.
Bốn là, nội dung của Luật phải phù hợp với luật pháp quốc tế và các luật liên quan;
kế thừa, tiếp tục hoàn thiện và phát triển những quy định của Luật ĐƯQT hiện
hành còn phù hợp với thực tế; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp
luật; có tham khảo pháp luật và thực tiễn các nước.
2. Bố cục
Luật ĐƯQT năm 2016 gồm 10 Chương với 84 Điều, tăng 01 Chương và giảm 23
Điều so với 9 Chương, 107 Điều của Luật ĐƯQT năm 2005.
Cụ thể vấn đề đàm phán năm ở Chương 2: Ký kết điều ước quốc tế, gồm 07 Mục,
39 Điều (từ Điều 8 đến Điều 46), cụ thể như sau:


+ Mục 1. Đàm phán điều ước quốc tế: gồm 05 Điều (từ Điều 8 đến Điều 12) quy
định về thẩm quyền đề xuất đàm phán ĐƯQT; chuẩn bị đàm phán ĐƯQT; thẩm
quyền quyết định đàm phán ĐƯQT; hồ sơ trình về việc đàm phán ĐƯQT; tổ chức
đàm phán ĐƯQT;.
Trong đó luật điều ước quốc tế vẫn cơ bản thừa kế vấn đề đàm phán của luật điều
ước quốc tế 2005. Nhưng một số điều đã được loại bỏ, rút gọn hơn so với luật điều
ước quốc tế 2005.
3. Nội dung
Để khắc phục bất cập của Luật ĐƯQT năm 2005, trong đó quy trình, thủ tục đàm
phán, ký được quy định như nhau, dẫn đến các bước thích hợp đối với thủ tục ký
ĐƯQT lại khơng thích hợp trong khâu đàm phán và ngược lại, thủ tục cồng kềnh,
kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu đối ngoại, Luật ĐƯQT năm 2016 đã bổ sung
một mục (Mục 1 Chương II) về Đàm phán ĐƯQT gồm 5 điều, tách riêng với Mục
Đề xuất ký ĐƯQT. Quy trình đàm phán ĐƯQT theo mục này là một quy trình
chuẩn, gồm các bước từ chuẩn bị đàm phán (Điều 9) đến tổ chức đàm phán (Điều
12).

Trong các quy định mới về đàm phán ĐƯQT, Luật ĐƯQT năm 2016 quy định
quyền chủ động đi đôi với trách nhiệm của cơ quan đề xuất từ giai đoạn chuẩn bị
đàm phán đến tổ chức đàm phán, đồng thời có cơ chế phân cơng, phối hợp lấy ý
kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trước khi trình Chính phủ về việc
đàm phán (từ Điều 8 đến Điều 12). Kế thừa Luật ĐƯQT năm 2005, Luật ĐƯQT
2016 quy định các cơ quan liên quan phải được lấy ý kiến trước mỗi giai đoạn then
chốt của q trình ký kết. Trước khi trình Chính phủ về việc ký, gia nhập thì
ĐƯQT phải được Bộ Ngoại giao kiểm tra, Bộ Tư pháp thẩm định, kể cả trường
hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn.


So sánh giữa Trách nhiệm đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế thì luật quốc tế
năm 2016 đã loại bảo một số khoản của luật điều ước quốc tế năm 2005 cụ thể là
bỏ khoản 2 đoạn 1 và khoản 3,4. Điều đó loại bỏ phần kí kết làm cho luật năm
2016 cụ thể, rõ ràng, đồng thời tại khoản 1 đã bổ sung, xóa bỏ kí kêt ở trong luật cũ
thay vào đó là một quy định riêng cho đàm phán làm cho dễ hiểu hơn.
Theo điều 10 luật điều ước quốc tế 2005 thì có quy định Trách nhiệm của Bộ
Ngoại giao trong việc kiểm tra đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế, nhưng đến
luật 2016 đã loại bỏ hoàn toàn vấn đề đàm phán và chuyển qua mục kí kết ở điều
18. Điều đó khơng cịn Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra
đề xuất đàm phán. Thay vào đó sau điều Trách nhiệm đề xuất đàm phán điều ước
quốc tế thì tiếp đó luật 2016 đã bổ sung thêm điều 9 quy định về Chuẩn bị đàm
phán điều ước quốc tế điều này cho thấy có sự bổ sung về vấn đề đàm phán có
chuẩn bị một cách hợp lí và có khoa học trong đó quy định “1. Cơ quan đề xuất có
trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công việc sau
đây: a) Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và
các tác động khác của điều ước quốc tế;
b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh
với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;

c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan
trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều
ước quốc tế.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý
kiến.”


C. KẾT LUẬN
Từ việc phân tích ta có thể thấy rằng vị trí và tầm quan trọng của đàm phán trong
hệ thống pháp luật nước ta đã được xác định rõ thông qua quy định của pháp luật.
Đây là một bước tiến quan trọng trong, vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong
luật điều ước quốc tế năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung, một cách hợp lí, chính
xác, phù hợp với hiện nay so với luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
năm 2005, nhìn chung chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc đàm phán các
vấn đề cam kết quốc tế và đạt được những thành tựu to lớn. Cuối cùng cần phải
khẳng định rằng vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong luật điều ước quốc tế giữ
một vị trí quan trọng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Vì vậycác nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện điều
ước mà mình là thành viên , một cách tận tâm, trách nhiệm và thiện chí, để đạt
được kết quả cao.



×