Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và đánh giá hiệu quả điều trị tại trại lương khắc thảo, xã nghĩa ninh, TP đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.11 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn ni Thú y

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và đánh giá hiệu quả
điều trị tại trại Lương Khắc Thảo, xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu Tài
Lớp: Thú y 50 GF
Thời gian thực hiện: tháng 8/2020 – tháng 1/2021
Địa điểm thực hiện: xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Phước
Bộ môn: Thú y

HUẾ, NĂM 2021


Lời Cảm Ơn !
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa đã tận
tình giảng dạy và quan tâm giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, cùng gia đình chủ
trại, anh kỹ thuật và tất cả các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi


Lương Khắc Thảo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực tập tại trại.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn - TS Lê
Văn Phước, Bộ môn Thú y, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nơng
Lâm - Đại học Huế đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên khích lệ tơi trong
suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và kiến thức, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của
thầy cơ giáo để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Cuối cùng tơi xin kính chúc q thầy cơ, gia đình và các bạn luôn sức khỏe
và thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 05, tháng 5, năm 2021
Sinh viên
Trần Hữu Tài


DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ

AD

Aujeszky Disease

ASF


African swine fever

CFS

Classical Swine Fever

C. perfringens

Clostridium perfringens

CPU

Colonial forming unit

Cs

Cộng sự

E. coli

Escherichiae coli

FMD

Foot And Mouth Disease

Ha

Hecta


Acid HCL

Acid hydrochloric

Kg

Kilogam

LCTs

Large clostridial toxins

m

met

ml

mililit

NXB

Nhà xuất bản

PCV 2

Pocine circovirus loại 2

PIC


Pig Improvement Company

PRRS

Porcine reproductive and
respiratory syndrome


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự tại trại Lương Khắc
Thảo...........................................................................................................................9
Bảng 1.2. Cơ cấu đàn qua các năm.................................................................................10
Bảng 1.3. Diện tích các khu chăn ni...........................................................................12
Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng một số loại
cám sử dụng tại trại................................................................................................13
Bảng 1.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức tại trại...............................................................................................14
Bảng 1.6. Chương trình cám cho nái ở Lương
Khắc Thảo................................................................................................................16
Bảng 1.7. Chương trình vaccine phịng bệnh nái
mang thai tại trại Lương Khắc Thảo.......................................................................22
Bảng 1.8. Chương trình vaccine phịng bệnh cho
nái ni con.............................................................................................................23
Bảng 1.9. Chương trình vaccine phịng bệnh cho
heo con theo mẹ và heo cai sữa...............................................................................23
Bảng 1.10. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất..........................................................24
Bảng 2.1. Phác đồ điều trị heo con theo mẹ tiêu
chảy..........................................................................................................................44
Bảng 2.2. Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy..................................................................45
Bảng 2.3. Tình hình heo tiêu chảy và chết theo độ

tuổi............................................................................................................................ 46
Bảng 2.4. Kết quả theo dõi hiệu quả của phác đồ
điều trị tại trại.........................................................................................................49
Bảng 2.5. Tỷ lệ chết và tái phát sau khi điều trị...........................................................51



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4
PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT......................................................................................7
1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP..........................................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................7
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trại....................................................................8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động..............................................................................8
1.1.4. Quy mô, cơ cấu đàn và sản phẩm.......................................................................8
1.1.5. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải......................................9
1.1.6. Đánh giá chung................................................................................................13
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT............................................................................14
1.2.1. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc......................................................................14
1.2.2. Vệ sinh phòng bệnh..........................................................................................20
1.3. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất....................................................................22
1.3.1. Nội dung công việc thực hiện tại trại................................................................22
1.3.2. Kết luận............................................................................................................23
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............................................................................25
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................25
2.1.1. Tính cấp thiết....................................................................................................25
2.1.2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................26
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................27
2.2.1. Đặc điểm sinh lý heo con.................................................................................27
2.2.2. Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy heo con.................................................................30

2.2.3. Cơ chế gây bệnh...............................................................................................35
2.2.4. Triệu chứng khi mắc bệnh................................................................................36
2.2.5. Bệnh tích..........................................................................................................36
2.2.6. Biện pháp phịng bệnh......................................................................................37
2.2.7. Điều trị bệnh.....................................................................................................38
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................39
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................39


2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................39
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu....................................................39
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................40
2.4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................42
2.4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ ở trại Lương Khắc
Thảo........................................................................................................................... 42
2.4.2. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ theo độ tuổi
................................................................................................................................... 44
2.4.3. Hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ.....................47
2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................49
2.5.1. Kết luận............................................................................................................49
2.5.2. Kiến nghị..........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................50


MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, là một giai
đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của
thực tập là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết, vận
dụng tổng hợp những lý thuyết đã học được trên giảng đường một cách có khoa học và
sáng tạo với mơi trường thực tiễn bên ngồi. Nội dung của chương trình thực tập nhằm

rèn luyện cho sinh viên có khả năng độc lập trong tư duy, rèn luyện tính tự chủ và tinh
thần trách nhiệm trong cơng việc.
Sau khi hồn tất đợt thực tập, sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt được những quy
định về năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Hơn thế, sinh viên có dịp học hỏi
và trao dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau này.
Đây chính là bước khởi đầu, là tiền đề cho hành trang vào đời của sinh viên.
Trong q trình học tập tại trường, tơi đã tham gia chương trình đào tạo hợp tác giữa
Khoa Chăn ni - Thú y, trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế và cơng ty cổ phần
GreenFeed Việt Nam. Qua đó tôi đã được tạo điều kiện để tham gia thực tập tại trại chăn
nuôi Lương Khắc Thảo tại xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là một trại
khách hàng của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam. Tại đây tơi đã hồn thành đợt thực
tập tốt nghiệp và được học hỏi nhiều điều từ thực tế thông qua sự hướng dẫn từ các anh
chị kỹ thuật của công ty.
Heo là ngành hàng chính trong chăn ni, quan trọng trong nơng nghiệp và có vai trị đảm
bảo an ninh thực phẩm cho đất nước. Tuy nhiên dịch bệnh hàng năm cũng gây khơng ít
khó khăn cho người chăn ni nhất là bệnh ở heo con. Ở hội chứng tiêu chảy, bên cạnh
những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc ni dưỡng kém,... thì vai trị
gây bệnh của các vi khuẩn đường ruột là yếu tố đóng vai trị rất quan trọng với sự hình
thành bệnh. Trong đó tiêu chảy ở heo con theo mẹ gây ra những thiệt hại không hề nhỏ
cho các cơ sở chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng đàn heo. Khi mắc bệnh, tỷ lệ chết mặc
dù không cao nhưng sau khi điều trị khỏi bệnh heo con còi cọc, chậm sinh trưởng và tăng
trọng kém. Xuất phát những vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình
tiêu chảy ở heo con theo mẹ và đánh giá hiệu quả điều trị tại trại Lương Khắc Thảo,
xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.


PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Vị trí địa lý
Trại Lương Khắc Thảo nằm ở vị trí rìa phía Bắc thành phố Đồng Hới, khu vực

trung tâm Quảng Bình, trên đại bàn xã Nghĩa Ninh. Trại nằm lùi sâu được bao bọc bởi
rừng thông và xung quanh khu vực trang trại dân cư sinh sống ít và cách xa.

Hình 1.1. Sơ đồ Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Vị trí tiếp giáp của xã như sau:
-

Phía tây và phía bắc tiếp giáp với phường Đơng Sơn thành phố Đồng Hới
Phía nam tiếp giáp với huyện Quảng Ninh
Phía đơng tiếp giáp với xã Đức Ninh thành phố Đồng Hới

Trại nằm ở khu vực cao ráo không bị ngập lụt vào mùa mưa và hệ thống giao
thông thuận lợi cách xa khu dân cư, đảm bảo an tồn về yếu tố dịch tễ. Ngồi ra khí hậu ở
đây cũng thuận tiện cho việc chăn nuôi, là một khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nhiều nắng
gió, khơng q nóng, khơng khơ hạn, nguồn nước dồi dào cả mùa nắng, hạn chế dịch
bệnh,…

9


1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trại
Trại được xây dựng và đưa vào sản xuất chính thức vào năm 2005 với quy mô ban
đầu nhỏ lẻ chỉ vài chục nái. Trải qua nhiều biến động cho đến hiện tại trại đã phát triển
với quy mô gần 200 nái.
Các năm gần đây trại không ngừng phát triển và dần dần ổn định về quy mô thể
hiện qua năng suất và chất lượng mà trại đạt được.
Trại có tổng diện tích gần 1,6 ha trong đó diện tích chăn ni là 3.200 m² và diện
tích đát tự nhiên khơng chăn nuôi là 7.800 m².
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Chủ trang trại là ông Lương Khắc Thảo, quản lý trực tiếp điều hành là ơng Trần

Văn Hịa. Tổng số cán bộ công nhân và sinh viên thực tập đến nay là 8 người.
Hoạt động của trại nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của bộ phận lãnh đạo, quản lý
của công ty và nhân viên kỹ thuật của công ty cổ phần Green Feed Việt Nam.
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự tại trại Lương Khắc Thảo
Chức vụ

Họ và tên

Quản lý trang trại

Trần Văn Hòa

Kỹ thuật trang trại ( trại bầu)

Nguyễn Huy Thông

Trưởng khu đẻ

Phùng Thùy

Trưởng khu thịt

Trần Tùng

Trưởng khu cai sữa

Lê Bảo Nam

Nấu ăn


Phan Sánh

Sinh viên thực tập

Trần Hữu Tài và Phan Văn Sinh

1.1.4. Quy mô, cơ cấu đàn và sản phẩm
Tính đến tháng 01/2021 cơ cấu đàn của trại được trình bày như sau

Bảng 1.2. Cơ cấu đàn qua các năm

10


Đối tượng heo

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nái sinh sản

148

162


176

185

Đực thí tình

2

2

2

2

Heo con theo mẹ

232

268

292

284

Heo cai sữa

462

518


725

664

Heo thịt

436

507

734

776

Tổng đàn

1.280

1.457

1.929

1.881

(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Những năm gần đây với quy mô gần 200 nái sinh sản, đưa ra thị trường hơn 250
con heo thịt hàng tháng tương đương khoảng 25 – 30 tấn thịt heo.
Thịt heo được đưa ra thị trường không tồn dư kháng sinh và khơng chất kích thích
sinh trưởng.
Thị trường của trại chủ yếu cung cấp thịt heo ra các xã (phường) xung quanh và

khu vực miền trung, các mối thương lái trong và ngoài khu vực thu mua với cả số
lượng lớn và nhỏ lẻ.
1.1.5. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải
a. Cơ sở vật chất
Trại được xây dựng theo hệ thống khép kín, xung quanh trại được bao bởi hệ thống
tường rào vững chắc. Tất cả các khu chăn nuôi được xây dựng theo mơ hình chuồng lạnh
kín, tiểu khí hậu chuồng ni được kiểm sốt thơng qua dàn lạnh ở đầu khu và dàn quạt
thơng gió ở cuối khu chuồng. Vị trí, số lượng cửa sổ kính được thiết kế để nhận được ánh
sáng chiếu vào, đảm bảo độ sáng trong chuồng, ban đêm có bóng đèn thắp sáng.
Tuy quy mơ của trại không quá lớn nhưng thiết kế rất đầy đủ và khoa học có hố sát
trùng, phịng sát trùng và phịng thay đồ của cơng nhân, khách tham quan, nhà ăn, nhà
nghỉ cho cán bộ công nhân và sinh viên đảm bảo an tồn sinh học.

Cổng
vào
Khu ni bị
11


Phòng trực

Nhà sát trùng

Khu heo thịt

Khu heo bầu

Khu heo
thịt


Khu
heo
đẻ

Khu heo cai sữa

Biogas

Khu ni gà
Sân bóng

Vườn rau
Kho cám

Khu xử lý rác
thải chăn nuôi
Khu nhà ở

Hồ cá
Sơ đồ 1. Sơ đồ hệ thống trang trại (theo mơ hình VACB)

Bảng 1.3. Diện tích các khu chăn nuôi

12


b. Hệ thống xử lý chất thải, phân:
Phân khu bầu, đẻ sẽ được cào thu gom vào bao và chở ra hố phân mỗi ngày, có xe
đến chở ra ngồi trại.
Heo loại thải, xác heo chết, nhau thai sẽ cho vào kho riêng xử lý nhiệt nấu chín,

cho cá ăn.
Phân khu cai sữa, thịt và nước thải các khu thông qua hệ thống ống dẫn được chảy
ra hầm biogas sau đó được bơm qua hồ lắng đọng tiếp tục được chảy qua hệ thống xử
lý nước thải và được chảy ra hồ chứa nước và nước sau khi xử lý được dùng để tưới
các cây trong trại.
c. Con giống
Con giống: Hiện tại trại đang sử dụng heo nái GF24
do công ty cổ phần Green Feed cung cấp và sử dụng
dòng tinh: GF 399.
d. Thức ăn
Thức ăn sử dụng cho heo trong trại 100% là thức ăn do
công ty GreenFeed sản xuất.
Các loại cám sử dụng trong chăn nuôi heo tại trại
như sau:

Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng một số loại cám sử dụng tại trại
Mã cám

GF
01

07

08

9014
Plus

HP
024


034

104

Cai
sữa từ
13 kg
đến
25 kg

Heo
thịt từ
15 kg
đến
30 kg

Heo thịt từ
30 kg đến
xuất bán

19

17

16

Đối tượng sử
dụng


Tập
ăn
đến 8
kg
hoặc
35
ngày
tuổi

Nái
mang
thai

Nái
nuôi
con

Tập ăn
đến 8
kg

Từ 8
kg
đến
15 kg

Protein thô (min)

21


16

16,5

20

20

204

13


(%)
Độ ẩm (max) (%)

14

14

14

14

14

14

14


14

Xơ thô (max) (%) 5

10

6

6

5

5

6

8

Methionien +
Cystine (%)

0,75

0,5

0,55

0,75

0,7


0,7

0,6

0,5

Năng lượng trao
đổi (min)
(kcal/kg)

3.400

3.000

3.200

3.300

3.200

3.150

3.030

3.030

Ca (%)

0,75 1,2


0,9
-1,5

0,9 1,5

0,7-1,5

0,7 1,2

0,8
-1,3

0,8
-1,3

0,8 -1,2

P (%)

0,6
-1,2

0,6 1,2

0,6 1,2

0,6 -1,2

0,5 1,2


0,6
-1,3

0,6
-1,3

0,6 -1,2

Lysine tổng số
(min) (%)

1,5

0,8

0,95

1,5

1,3

1,25

1,1

0,7

Kháng sinh


-

-

-

-

-

-

-

-

(Nguồn: Kỹ thuật trại)
1.1.6. Đánh giá chung
Qua quá trình thực tập tại trang trại Lương Khắc Thảo tơi nhận thấy hiện nay trại
có những điểm mạnh, những hạn chế, cơ hội và thách thức được trình bày chi tiết ở bảng
1.5.
Bảng 1.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại trại
Điểm mạnh:

Điểm yếu:

a, Vị trị địa lý

- Hệ thống chuồng trại còn hạn chế,
- Thuận lợi, đất đai rộng rãi,cao ráo không không dáp ứng nhu cầu cho chăn ni

thường xun thiếu hụt chuồng, bên
bị ngập lụt.
cạnh đó hệ thống chuồng trại lâu năm
- Nguồn nước dồi dào, không bị thiếu hụt nên đã xuống cấp, hư hỏng nhiều gây
vào mùa khơ.
khó khăn trong cơng tác chăn ni.
- Giao thông đi lại thuận tiện, mua bán vận - Người và phương tiện xe cộ ra vào
14


chuyển dễ dàng.
b, Nhân lực

trại thường xuyên dễ mang mầm bệnh
vào trại.

- Trại có truyền thống chăn ni lâu năm - Bên cạnh chăn ni heo trại cịn ni
nên có nhiều kinh nghiệm trong chăn ni. nhiêu lồi động vật khác như gà, vịt,
chó, bị, cá, chim…dễ xảy ra dịch bệnh
- Đội ngũ quản lý: có trình độ chun mơn và khó kiểm sốt.
cao, có kinh nghiệm trong vận hành công
- Trong trại trồng nhiều hoa, cây ăn
việc trại.
quả dễ thu hút các lồi chim, chuột,
- Kỹ thuật viên: có tay nghề cao, có kinh dơi, cơn trùng… các động vật trung
nghiệm,trách nhiệm cao trong công việc.
gian truyền bệnh.
- Đội ngũ công nhân: lành nghề, năng động, - Khâu quản lý giám sát chưa chặt chẽ,
nhiệt tình trong cơng việc.
nghiêm ngăt gây lãng phí điện, nước,

- Con người đồn kết, biết giúp đỡ, chia sẻ thuốc,… trong quá trình sử dụng.
trong công việc và cả trong đời sống.
- Trại hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ
nghiêm ngặt của quản lý trại và lãnh đạo
của công ty GreenFeed.
c, Cơ sở vật chất
- Thức ăn, nước uống đảm bảo.
- Con giống, vaccine tốt, chất lượng cao, vệ
sinh an toàn sinh học tốt.
- Hệ thống chăn ni khép kín, chuồng lạnh
phù hợp với chăn ni heo cơng nghiệp.
Chăn ni khép kín quay vịng theo mơ
hình VACB ( Vườn- Ao - chuồng Biogas).
Tiềm năng, cơ hội:

Rủi ro, thách thức:

- Sở hữu các giống heo có năng suất và chất - Đầu tư và phát triển chăn ni theo
lượng cao.
hướng an tồn sinh học thường địi hỏi
- Áp dụng cơng nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ vốn đầu tư khá lớn.
sinh an toàn thực phẩm.

- Nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn tiềm
- Tạo nền nơng nghiệp chăn ni khép kín ẩn nhiều rủi ro, nhận thức còn hạn chế
15


quay vịng dựa vào việc nâng cấp mơ hình về các biện pháp chăn ni an tồn
VACB.

sinh học. Cơng tác vệ sinh môi trường
- Mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển và phòng bệnh còn nhiều bất cập, chưa
trang trại theo hướng công nghệ tiên tiến, chủ động được vaccine phịng bệnh,
an tồn sinh học khắc phục được rủi ro, đặc biệt bệnh Dịch tả heo châu Phi
chưa có vắc xin để phịng bệnh.
kiểm sốt dịch bệnh.
- Nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt ngày
càng tăng cao, với thị trường trên 97 triệu
dân và khoảng 15 triệu khách du lịch, thịt
heo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
đây là thị trường có nhu cầu thịt lớn rất lớn,
giá tiêu thụ cao.

- Thị trường cạnh tranh khốc liệt “Bão
giá heo” như cuộc thanh lọc, rớt giá.
- Giá cả các sản phẩn chăn nuôi biến
động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của
người chăn nuôi, thị trường sản phẩm
chăn nuôi không ổn định, giá giống và
vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thú y
còn cao, làm ảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm chăn ni.

1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc
1.2.1.1. Phương thức ni dưỡng
Nái mang thai, nái đẻ ăn theo giai đoạn. Heo cai sữa, heo thịt cho ăn tự do.
Phương thức cho ăn thủ công, công nhân trực tiếp đổ cám vào máng ăn.
Bảng 1.6. Chương trình cám cho nái ở Lương Khắc Thảo
Mã cám


Số lượng
(kg/con/ngày)

Thời gian
cho ăn

GF07

2

2 lần/ngày

Sau 2 ngày

Tự do (ít nhất
3,6 kg)

7h và 14h

Phối - 7 ngày

2

8 - 28 ngày

2,4

29 - 90 ngày


1,9

Giai đoạn

Nái cai
sữa
Nái
mang
thai

Ngày cai sữa thứ nhất và hai

16


Nái đẻ

91 - 112 ngày

2,8

Sau 112 ngày mang thai

2

Sắp đẻ và đang đẻ

Không cho ăn

Sau khi đẻ - ngày thứ 5


GF08

Sau đẻ 5 ngày

6

4 lần/ngày
4h, 9h,
15h30 và
21h

7

(Nguồn: Kỹ thuật trại)
1.2.1.2. Quy trình chăm sóc nái mang thai
a. Phát hiện động dục
Phát hiện động dục rất quan trọng trong quản lý sinh sản, để xác định thời gian dẫn
tinh thích hợp từ đó tăng tỷ lệ đậu thai và số con sinh ra cũng như để hạn chế hết mức
những ngày khơng sản xuất của nái.
Trình tự của phát hiện động dục: Hậu bị cần được kiểm tra động dục đầu tiên vì
chu kỳ động dục ngắn hơn; Những nái cai sữa kiểm tra thứ 2; Nhóm đã được phối 21
ngày kiểm tra thứ 3; Sau đó kiểm tra các nái cơ hội như cai sữa trễ và sẩy thai.
b. Dấu hiệu nái động dục
Khi động dục nái có các biểu hiện như:
Vẩy đuôi lên xuống, không yên, phá chuồng.
Đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của nọc.
Âm hộ sưng, đỏ, chảy dịch trong, thời điểm mê ì dịch có thể kéo thành sợi.
Thử heo 1 lần/ngày vào thời điểm mát mẽ và yên tỉnh. Sau khi phát hiện nái phê ta
đánh dấu lại và lùa đến khu chờ phối, sắp xếp nái ở khu phối ít nhất 60 phút sau mới thực

hiện phối giống. Việc này giúp nái có thời gian bình tĩnh lại và vượt qua giai đoạn ù lì của
nái, tránh nhốt chung hậu bị với những nái già/hung dữ.
c. Thời điểm thích hợp để phối giống
Phương thức phối nhiều lần được áp dụng để bảo đảm tinh trùng gặp trứng và sẵn
sàng cho quá trình thụ tinh ở thời điểm phù hợp. Một lần phát hiện nái phê được phối
giống trong ngày và phối lại những ngày sau đến khi nái không động dục nữa.
d. Quy trình thụ tinh nhân tạo
Quy trình bao gồm các bước sau:
17


Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm ống dẫn tinh (sử dụng ống thụ tinh mới, dùng một
lần cho mỗi lần phối, bỏ ống thụ tinh nếu bị dơ hoặc lỡ để chạm sàn, nái hoặc
chuồng), giấy lau, gel bôi trơn, kìm bấm bịch tinh, cây chắn nái.
Bước 2: Chuẩn bị tinh, bảo vệ tinh dịch khỏi ánh sáng và không chứa tinh trong
thùng lạnh nhiều hơn lượng cần thiết trong vòng 1 giờ.
Bước 3: Chuẩn bị nái, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi phối.
+ Không dùng nước và thuốc sát trùng để tắm rửa cho nái trước khi phối vì
sẽ mang ơ nhiễm vào đường sinh dục hoặc giết tinh trùng.
+ Vệ sinh nái trước phối: Lau môi âm hộ với giấy sạch dùng 1 lần để loại bỏ
bụi bặm, lau từ ngoài vào trong.
+ Dùng cây chắn nái để giữ nái trong quá trình phối.
Bước 4: Phối
+ Cho nọc đứng trước tiếp xúc mũi - mũi với nái phối, một nọc đứng trước
3 - 5 nái.
+ Bôi gel bôi trơn lên đầu ống phối, chú ý không làm bịt đầu ống bằng gel.
+ Nhẹ nhàng mở hai mơi của âm hộ bằng ngón cái và ngón trỏ và đưa ống
thụ tinh vào theo góc 45˚ từ dưới lên xuyên âm đạo vào cổ tử cung.
+ Lấy tinh từ hộp trữ lạnh, lau nước dính trên bịch tinh, xoay bịch tinh bằng
tay. Dùng kìm bấm đầu bịch tinh và nối với ống phối cho tinh chảy vào trong.

+ Luôn giữ lọ tinh cao bằng điểm cao nhất của lưng nái. Nếu tinh quay trở
lại, xem lại tốc độ, sự tiếp cận của nọc và nếu nái trong giai đoạn ù lì.
+ Tối đa hóa sự co bóp của tử cung trong lúc phối bằng cách giữ nọc ở phía
trước nái đang được phối. Kích thích nái với việc ấn lên lưng, chà sát hai bên hông
và dưới bụng. Nếu nái nằm xuống trong lúc phối, hãy tiếp tục quy trình như bình
thường, khơng làm cho nái đứng dậy vì sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung.
+ Sau khi tinh chảy hết lấy bịch tinh ra và đậy nắp ống phối lại và giữ ông
phối trong nái thêm 5 - 7 phút để tạo điều kiện cho tinh dịch vượt qua sự co bóp
của tử cung sau đó lấy ống phối ra.
Bước 5: Đánh dấu nái phối, ghi chép ngày, tuần, loại tinh và lùa nọc về.
1.2.1.3. Quy trình chăm sóc nái đẻ
a. Quy trình chuyển heo lên chuồng đẻ
Trước ngày đẻ dự kiến 3 - 5 ngày thì sẽ chuyển heo lên trại đẻ để heo nái làm quen
với chuồng trước khi đẻ. Tắm sạch heo trước khi chuyển; Đánh số thứ tự nái theo ngày đẻ

18


dự kiến và lùa lên chuồng đẻ theo thứ tự đánh số. Chuyển nái nhẹ nhàng, nên lùa vào thời
điểm mát mẽ.
b. Quy trình đỡ đẻ
Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ: Lồng úm, thảm lót, đèn úm, giấy lau, bột úm,
thuốc sát trùng, cồn iod, kháng thể nhỏ, cân, form ghi chép, bút. Dụng cụ hổ trợ nái đẻ
khó: Gel bơi trơn, găng tay, thuốc kháng sinh, oxytoxin,…
Nái đến ngày sinh được theo dõi kỹ, phát hiện các triệu chứng sắp đẻ như:
Nái bồn chồn, không yên cắn phá chuồng, làm ổ.
Bầu vú căng cứng, có thể vắt ra sữa 12 tiếng trước khi đẻ.
Âm hộ sưng đỏ, dịch ối chảy ra và bắt đầu đẻ con đầu tiên.
Vệ sinh nái 3 ngày trước khi đẻ bằng thuốc sát trùng đúng tỷ lệ hướng dẫn. Cần vệ
sinh sạch sẽ vùng mơng heo, bầu vú, nền chuồng,…

Quy trình đỡ đẻ, cần tiến hành các bước:
Bước 1: Dùng giấy lau miệng mũi heo con.
Bước 2: Nắm dây rốn và kéo dứt dây rốn khỏi heo mẹ.
Bước 3: Dùng giấy lau khô heo con.
Bước 4: Dùng cồn iod nhúng cuống rốn và xung quanh. Lọ cồn phải mới, khoảng 5
con thì thay cồn 1 lần.
Bước 5: Phủ bột úm cho heo con.
Bước 6: Nhỏ kháng thể.
Bước 7: Cân heo con.
Bước 8: Cho heo con vào lồng úm, lồng úm phải đạt nhiệt độ từ 33 - 350C.
Bước 9: Ghi lại trọng lượng, thời gian đẻ, giới tính, tình trạng heo con,... vào form
heo đẻ.
Bước 10: Heo con khoảng 15 phút sau sinh, không nên úm quá lâu, khi heo khô và
cứng nên cho heo bú ngay để nhận được sữa đầu nhiều nhất có thể.
Những trường hợp heo đẻ khó do con q to hay heo mẹ khơng rặn thì cần can
thiệp để kéo heo ra. Khi can thiệp phải dùng bao tay và dùng vaselin bôi trơn. Chú ý là
hạn chế tối đa việc can thiệp, vì dễ gây viêm nhiễm tử cung.
c. Quy trình chăm sóc nái sau đẻ
19


Vệ sinh nái liên tục 5 ngày sau khi đẻ, vệ sinh sạch phần mông, âm hộ, bầu vú, nền
chuồng,… bằng thuốc sát trùng theo tỷ lệ hướng dẫn.
Để ngăn ngừa heo bị viêm nhiễm và sót nhau sau sinh nên tiêm Oxytocin 2
mũi/ngày (sáng và chiều)/3 ngày liên tục và 2 mũi kháng sinh Amox LA. Phải theo dõi
nhiệt độ và dịch của nái sau khi đẻ thật kỹ để xem nái có sót nhau, sót con hoặc có vấn đề
gì khơng:
Dịch bình thường có màu trắng hoặc hơi vàng.
Nếu dịch có màu hồng hoặc đen thì có thể sót nhau hoặc con.
Trường hợp nái bị viêm phải điều trị kháng sinh và Oxytoxin: 1 ml Amox LA/10

kg thể trọng, 2 - 3 ml Oxytocin/nái, liệu trình 3 - 5 ngày. Sau khi điều trị phải ghi chép để
quản lý và theo dõi khi phối giống lại có bị viêm mủ khơng.
1.2.1.4. Quy trình chăm sóc nái cai sữa
Ngày cai sữa (ngày thứ nhất): Tiến hành cai sữa nái, chích ADE và chuyển heo về
khu nái mang thai, sắp những nái lứa 1 gần nhau, tránh sắp chúng gần nái già hơn hay nái
nặng hơn. Bảo đảm nái được ăn trong ngày cai sữa, thức ăn phải mới và nước sạch qua
núm uống.
Sau ngày thứ nhất: Cho tiếp cận nọc, cho nọc ở trước nái ít nhất 1 giờ/ngày, một
nọc với 3 - 5 nái. Tiến hành massage cho nái khoảng 10 - 15 phút/lần/ngày để kích thích
nái lên giống.
Hơn 90% nái được phối trong vòng 7 ngày sau cai sữa. Những nái có biểu hiện
động dục cùng ngày cai sữa hoặc ngày sau đó, thường có tỷ lệ đẻ thấp nên bỏ qua đến lần
động dục sau. Nái động dục sau 7 ngày cai sữa có tỷ lệ đậu thai thấp, vì thế cố gắng hạn
chế hết mức những nái này bằng cách tối đa hóa lượng thức ăn ăn vào trong lúc đẻ và cho
bú và trong giai đoạn từ cai sữa đến lúc phối.
1.2.1.5. Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ
a. Phịng ngừa heo con bị lạnh
Khả năng điều hòa thân nhiệt của heo con rất kém, trong 8 giờ đầu tiên sau sinh là
thời gian thử thách nhiều nhất cho heo con sơ sinh. Thời gian này có thể quyết định heo
con nào sẽ chết và trọng lượng heo con cai sữa.
Nhiệt độ trong lồng úm heo con nên từ 33 - 35 0C. Lồng úm phải kín, có bóng đèn
hồng ngoại và phải thay thảm lót hàng ngày. Lưu ý quan sát heo con nằm, nếu heo nằm
tụm đống chồng lên nhau là lạnh và ngược lại nằm thỏa mái, rãi đều ra là tốt. Trong 3
ngày đầu nên bắt heo vào lồng.
20


b. Cho heo con bú sữa đầu
Cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Chia heo cho bú theo ca nếu ổ đẻ > 13 con chọn nuôi, đây là biện pháp hiệu quả để

kiểm soát tiêu chảy, giảm tỷ lệ chết trước cai sữa; tăng trọng lượng và độ đồng đều của
heo khi cai sữa.
Không bao giờ chia nhóm khi heo con cịn ướt.
Nên chia nhóm cho bú 12 giờ sau khi đẻ để đảm bảo mọi heo con đều được bú sữa
đầu.
Chia làm 2 nửa, đặt nửa nặng cân vào lồng úm và cho nửa nhẹ cân bú trước
(thường nhóm nặng cân được đẻ trước nên có nhiều cơ hội để bú sữa đầu hơn).
c. Ghép đàn cho heo con theo mẹ
Mục đích là tối ưu hóa việc sử dụng vú heo mẹ và sữa cũng như tạo sự đồng đều
giữa các cá thể heo trong đàn.
Phương pháp ghép:
Ghép heo đẻ nhiều qua heo đẻ ít. Heo lớn cùng 1 mẹ heo nhỏ cùng 1 mẹ, heo lớn
nên cho ở với mẹ kém sữa hơn heo nhỏ.
Thời điểm ghép tốt nhất là lúc sinh (2 nái đẻ cùng 1 lúc, khơng khuyến kích nhiều)
và sau 24 giờ (khuyến khích). Tốt nhất là ghép những đàn có cùng ngày tuổi. Nếu số
lượng nái ít khơng đẻ cùng ngày tiến hành ghép heo con lớn ngày tuổi xuống heo ngày
tuổi ít hơn.
d. Chăm sóc dây rốn
Thời điểm: 4 - 6 giờ sau khi sinh, khi rốn đã heo và khơng cịn chảy máu, dây rốn
cần được cắt ở vị trí 1,3 cm từ cuốn rốn, điều này có thể giúp giảm nhiễm trùng và sa
rốn. Sau đó sát trùng lại bằng cồn iod.
Để tránh cho heo con cắn đuôi nhau gây tổn thương cũng như để hạn chế hoạt
động của đuôi gây tiêu tốn năng lượng tiến hành cắt đi ở vị trí 1,2 cm từ cuốn đi,
sát trùng lại bằng cồn iod.
Nhằm bảo vệ bầu vú của heo mẹ cũng như bảo vệ các heo con trong cùng ổ đẻ
không bị trầy xước khi tranh vú, đánh nhau,... răng heo con được mài ở 2/3 răng tính
từ đỉnh răng và mài sao cho răng tù, không để răng sắc hoặc bể răng, mẻ răng.
Trong 3 ngày đầu sát trùng rốn, đuôi ngày 2 lần bằng cồn iod. Sau 3 ngày đầu ta
sát trùng 1 lần/ngày đến khi heo được 1 tuần tuổi.
21



e. Thiến, chích sắt, cho uống phịng cầu trùng lúc heo 3 ngày tuổi.
Kỹ thuật thiến heo: Phải giám sát heo để đảm bảo không bị sa ruột, bảo đảm khơng
phơi bày dây tinh hồn và vết thiến phải sạch, sát trùng vết cắt bằng dung dịch cồn iod đề
phòng nhiễm trùng.
f. Quy trình tập ăn cho heo con
Bắt đầu tập ăn heo con lúc 5 - 7 ngày tuổi.
Từ 1 - 7 ngày phải lắp máng ăn cho heo con. Vị trí lắp máng ở gần chổ heo con
ngủ và thuận tiện heo con ăn, khi lắp máng nên làm heo con chú ý để nhanh biết ăn.
Máng ăn phải được vệ sinh thường xuyên, cần vệ sinh máng sạch sẽ trước khi châm
cám mới và không để thức ăn thừa trong máng.
Khi bắt đầu tập ăn ta cho cám rất ít khoảng 30 viên. Khi heo con biết ăn tăng dần
mỗi lần một ít để heo con kích thích thèm ăn, ít nhất rải 2 lần/ngày.
1.2.2. Vệ sinh phịng bệnh
An tồn sinh học là yếu tố quyết định đến sự thành cơng trong chăn ni. Trên cơ
sở đó trại đã triển khai thực hiện tốt an toàn sinh học.
Cổng trại có hệ thống phun sát trùng cho mọi đối tượng, phương tiện.
Con người khi mới vào trại đều qua hệ thống nhà tắm sát trùng. Trước khi vào làm
việc ở các khu chăn nuôi: Công nhân làm việc phải ở cách ly 2 ngày; Công nhân phải
tắm sát trùng, mang đồ lao động, đeo ủng, nhúng ủng qua hố sát trùng lần 1 sau khi
thay đồ lao động và lần 2 ở hố sát trùng trước cửa mỗi khu chuồng.
Sử dụng xe trung chuyển khi xuất heo.
Vệ sinh 5S được thực hiện vào chủ nhật hàng tuần: Các lối đi ở các khu được vệ
sinh, rải vôi, phun sát trùng; Phun vơi xung quanh trại, bên ngồi các khu chăn nuôi; Cắt
cỏ, dọn rác xung quanh trại; Vệ sinh dàn quạt hút, dàn lạnh, sắp xếp tủ thuốc, quét mạng
nhện,… bên trong các khu chăn nuôi.
Vệ sinh chuồng trại được thực hiện hàng ngày. Sau mỗi lứa heo chuồng trại được
tổng vệ sinh khử trùng với mục đích khơng có vi trùng trong chuồng đẻ, tạo mơi trường
trong sạch cho heo con phát triển tốt.

Bảng 1.7. Chương trình vaccine phòng bệnh nái mang thai tại trại Lương Khắc Thảo
Nái mang thai
Ngày mang thai

Tuần

Loại vaccine

Mục đích sử dụng
22


70

10

Dịch tả

Phòng bệnh dịch tả

77

11

AD + (E. coli +
Clostridium 1)

Phòng bệnh giả dại + (E.
coli + Clostridium 1)


84

12

PVC 2

Phòng bệnh cịi cọc

91

13

FMD

Phịng bệnh lỡ mồm long
móng

98

14

105

15

E. coli + Clostridium 2

Phịng E. coli + Clostridium
2


Tẩy giun

Phòng giun

(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Bảng 1.8. Chương trình vaccine phịng bệnh cho nái ni con
Nái ni con
Ngày ni con

Tuần tuổi

14

2

Loại vaccine

Mục đich sử dụng

Parvo

Phịng khơ thai

Dịch tả

Phịng dịch tả

(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Bảng 1.9. Chương trình vaccine phòng bệnh cho heo con theo mẹ và heo cai sữa
Heo con theo mẹ và heo cai sữa

Ngày tuổi

Tuần tuổi

Loại vaccine

Mục đích sử dụng

14

2

Mycoplasma

Phịng bệnh suyễn heo

PRRS

Phịng tai xanh

17

2

Circovirus

Phịng bệnh do circovirus

42


6

Dịch tả

Phòng dịch tả

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

23


1.3. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất.
1.3.1. Nội dung công việc thực hiện tại trại
Bảng 1.10. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất
Nội dung
Đỡ đẻ

Kết quả
Đỡ đẻ được
43 ổ

Bài học rút ra
-

Có thể phát hiện được nái gần đẻ
Biết được các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi
đỡ đẻ
Nắm được các bước tiến hành khi đỡ đẻ

Tập cho heo Tập cho ăn

con ăn
được 51 ô

-

Biết được thời gian tập ăn, lượng thức ăn và
cho ăn như thế nào.

Chuẩn bị
chuồng trại

Chuẩn bị
được 45
chuồng

-

Giúp xử lý mầm bệnh và sửa chữa hư hỏng
nếu có

Tiêm phịng
vaccine

Tiêm được 57
ơ chuồng

-

Thành thạo việc tiêm phịng vaccine
Nắm được quy trình bảo quản và sử dụng

vaccine

Phối giống

Thực hiện
phối được 27
con

-

Thực hiện thành thạo việc phối giống
Biết được quy trình bảo quản tinh dịch
Phát hiện được heo mê ì

Mài răng và
bấm đi

Thực hiện
được 42 ô
chuồng

-

Biết được cách mài răng và bấm đuôi heo
Biết được thời gian thực hiện và các dụng cụ
cần cuẩn bị

Tiêm sắt

Thực hiện

được 43 ơ
chuồng

-

Biết được mục đích của vệc tiêm sắt
Thực hiện thành thạo và liều lượng cần tiêm

Điều trị nái
bỏ ăn

Điều trị 15
con

-

Phát hiện được nái bệnh bỏ ăn
Đo nhiệt độ và tìm hiểu nguyên nhân rồi đưa
ra phát đồ điều trị

1.3.2. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trại, được tham gia vào thực tiễn sản xuất, trực tiếp thực

24


hiện các cơng việc, tơi đã học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng giúp bản thân thay
đổi và hoàn thiện hơn.
Quan điểm, thái độ: Thực tập là thời gian giúp tôi rèn luyện bản thân, cọ xát với
thực tế trước khi bước vào môi trường làm việc thực thụ. Vì vậy tơi ln có thái độ

nghiêm túc trong học tập và làm việc, lắng nghe học hỏi, có tinh thần cầu tiến và nhiệt
tình trong cơng việc. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc nơi
thực tập, chủ động đề xuất và làm việc với mọi người,... Luôn linh hoạt, tư duy sáng tạo
trong công việc.
Kiến thức: Tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về chun mơn từ
thực tiễn sản xuất. Từ đó chun mơn được củng cố và nâng cao được tay nghề. Biết cách
chăm sóc ni dưỡng, quản lý; Biết chẩn đốn một số bệnh thường gặp và biện pháp điều
trị; Hiểu biết quy trình vệ sinh phịng bệnh, an tồn sinh học trong chăn nuôi,...
Kỹ năng: Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử trong q trình thực tập, tơi
được trao dồi và rèn luyện giúp cho các kỹ năng mềm của bản thân được hồn thiện hơn.
Kỹ năng làm việt nhóm, biết trợ giúp, tôn trọng lẫn nhau trong công việc; Biết lắng nghe
và học tập từ những lời phê bình; Linh hoạt, sáng tạo khi làm việc, giải quyết vấn đề; Rèn
luyện sự tự tin, năng động, cũng cố kỹ năng giao tiếp của bản thân,...

25


×