Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thẩm định phương pháp tetracyclin trong tôm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hplc) và ứng dụng khảo sát một số mẫu tôm tại địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI THỊ THANH XUÂN

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG
TETRACYCLIN TRONG TÔM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC
KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ ỨNG DỤNG KHẢO
SÁT MỘT SỐ MẪU TÔM TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI THỊ THANH XUÂN

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG
TETRACYCLIN TRONG TÔM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC
KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ ỨNG DỤNG KHẢO
SÁT MỘT SỐ MẪU TÔM TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN THỊ MINH TÚ

Hà Nội – 2014


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, an tồn vệ sinh thực phẩm ln là vấn đề nóng
của xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong
chuỗi sản xuất từ trồng trọt chăn nuôi đến sơ chế, chế biến, phân phối, bảo quản và
tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong ni trồng thủy sản, có nhiều người ni sử dụng
kháng sinh, hóa chất để chữa trị bệnh, xử lý cải tạo môi trường nuôi hoặc phối trộn
vào thức ăn với mục đích phịng trị bệnh nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu
quả kinh tế. Tuy nhiên việc lạm dụng sử dụng các kháng sinh trong quá trình nuôi
sẽ dẫn đến hậu quả: lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm vượt ngưỡng cho
phép, sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho sức
khỏe con người và nghiêm trọng hơn cả là tạo ra những chủng vi khuẩn kháng
kháng sinh, làm giảm hoặc mất hiệu lực điều trị của kháng sinh.
Tetracyclin là nhóm kháng sinh phổ rộng, được sử dụng rộng rãi trong chăn
ni thú y để phịng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn của gia súc, gia cầm do cả vi
khuẩn gram dương và gram âm. Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh nhóm
Tetracyclin thường được bổ sung vào thức ăn với mục đích phịng bệnh cho thủy
sản ni. Tuy nhiên việc lạm dụng hoặc không tuân thủ thời gian cách ly sử dụng
dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thủy sản ni gây mất an tồn thực phẩm và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo ra phản ứng dây
chuyền đến các thị trường xuất khẩu khác. Theo thông báo của Bộ Y tế Lao động và
Phúc lợi Nhật Bản ngày 14/03/2014, do tiếp tục phát hiện lô hàng vi phạm nên Nhật

Bản áp dụng chế độ kiểm tra 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm chế biến tôm
nuôi nhập khẩu từ Việt Nam do phát hiện Oxytetracyclin vượt mức giới hạn phát
hiện (MRL) được áp dụng là 0,2ppm. Nếu tình hình khơng được cải thiện, cơ quan
thẩm quyển Nhật Bản sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn kể cả việc
tạm đình chỉ nhập khẩu (Cơng văn số 577/ QLCL-CL1 ngày 8 tháng 4 năm 2014
của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN & PTNT về việc
kiểm soát việc sử dụng Oxytetracyclin đối với tôm nuôi).

1


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định hàm lượng tồn dư
Tetracyclin trong thực phẩm đã và đang được ứng dụng rộng rãi như phương pháp
phân tích bằng vi sinh vật…Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian, phức
tạp, giới hạn phát hiện không đáp ứng được yêu cầu và chủ yếu được sử dụng để
đánh giá hoạt lực của kháng sinh trong y học. Do vậy, hiện nay các phương pháp
sắc ký được lựa chọn là phương pháp chính để phân tích dư lượng các kháng sinh
nhóm Tetracyclin.
Mặc dù điều kiện máy móc, trang thiết bị xét nghiệm ở nước ta hiện nay đang
từng bước được cải thiện, tuy nhiên các phương pháp thử nghiệm vẫn chưa được
chuẩn hóa theo điều kiện của từng phịng kiểm nghiệm. Đây là một trở ngại lớn trong
công tác đánh giá mức độ tồn dư kháng sinh và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm. Từ năm 2000, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã được Bộ Y tế trang bị hệ
thống sắc ký lỏng hiện đại, qua đó từng bước nâng cao khả năng kiểm nghiệm chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm, trong đó bao gồm cả việc xác định tồn dư kháng
sinh trong thực phẩm.

Từ những lý do trên, việc xây dựng một quy trình chuẩn áp dụng cho các
phịng thí nghiệm là rất cần thiết, giúp cơ quan quản lý kiểm soát được việc sử dụng
thức ăn chăn nuôi, hạn chế tác hại đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó chúng tơi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thẩm định phương pháp xác định dư lượng
Tetracyclin trong tôm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và
ứng dụng khảo sát một số mẫu tôm tại địa bàn Hà Nội.” với mục tiêu cụ thể và
nội dung nghiên cứu như sau:
Mục tiêu cụ thể
1. Xây dựng quy trình xác định dư lượng kháng sinh nhóm Tetracyclin
trong tôm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) phù hợp với điều
kiện phịng thí nghiệm tại khoa Thực phẩm & VSATTP, Viện Dinh dưỡng. Áp
dụng quy trình phân tích và xử lý mẫu đã xây dựng để xác định dư lượng
Tetracyclin trong một số mẫu tôm trên địa bàn Hà Nội.

2


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Nội dung nghiên cứu:
1. Khảo sát các điều kiện phân tích Tetracyclin trên thiết bị HPLC.
2. Thẩm định phương pháp theo tiêu chí của ISO/IEC 17025:2005
3. Phân tích một số mẫu tơm được thu thập trên địa bàn Hà Nội để xác
định dư lượng kháng sinh nhóm Tetracyclin.

3



Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về kháng sinh nhóm Tetracyclin
Tetracyclin là kháng sinh phổ rộng được sử dụng rộng rãi trong thú y để điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn của gia súc, gia cầm. Việc phát minh ra kháng sinh và các
đặc tính của chúng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học và cứu lồi người
thốt khỏi nhiều thảm dịch do vi trùng gây ra. Việc sử dụng kháng sinh trong trong
thức ăn chăn nuôi được đánh dấu bằng một thí nghiệm của Stokstad và Juke (1949)
khi cho gia cầm ăn thức ăn có bổ sung Aureomycin thấy rằng tốc độ sinh trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng rõ rệt. Từ đó rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về kháng sinh như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi được thực hiện và bắt
đầu từ những năm 1950 và 1960 của thế kỷ 20 đã mở ra một kỷ nguyên mới của
ngành chăn nuôi khi kháng sinh được coi như một yếu tố không thể thiếu và đã tạo
nên một bước đột phá về năng suất và hiệu quả chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới
(Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2003).
1.2. Phân loại
Ba kháng sinh nhóm Tetracyclin quan trọng và được dùng phổ biến hiện nay
ở nước ta là Oxytetracyclin (OTC), Tetracyclin (TC) và Chlortetracyclin (CTC).
Oxytetracyclin: là một kháng sinh phổ rộng, được sử dụng phổ biến trong
chăn nuôi để hạn chế sự tổng hợp protein trong vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn
Gram âm. Những người dân Châu Âu đã tán thành việc sử dụng OTC rộng rãi trong
các đối tượng như: gia súc, cừu, dê và lợn. Phần lớn lượng OTC được dự trữ sẵn để
chăm sóc, phịng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho các vật nuôi dưới các hình
thức như trộn lẫn vào thức ăn, tiêm hoặc nghiền dạng tấm rồi đem hòa tan [19].
Tetracyclin: là kháng sinh phổ rộng được sử dụng rộng rãi trong thú y để
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn của gia súc, gia cầm [6].
Chlortetracyclin: là một kháng sinh phổ rộng chống lại cả hai loại vi khuẩn

Gram âm và Gram dương bao gồm Mycoplasma, Chlamydia, trùng rận.

4


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Chlortetracyclin được sử dụng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh lỵ, thương hàn
của gà và viêm đường ruột của heo do vi khuẩn tả và vi trùng phó thương hàn [1].

Hình 1.1: Cơng thức cấu tạo của kháng sinh nhóm Tetracyclin (TC, OTC,
CTC) [6]
Bảng 1.1: Công thức cấu tạo của các chất kháng sinh nhóm Tetracyclin
Tên

R2

R5

R6a

R6

R7

Oxytetracyclin

H


OH

OH

CH3

H

Tetracyclin

H

H

OH

CH3

H

Chlotetracyclin

H

H

OH

CH3


Cl

1.3. Tình hình sử dụng Tetracyclin trong thức ăn chăn nuôi và tồn dư
Tetracyclin trong thực phẩm
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1999, tại nước Mỹ chỉ riêng lượng kháng sinh nhóm Tetracyclin được sử
dụng đã là 1453 tấn, chiếm khoảng 15,67% lượng kháng sinh được dùng (theo số liệu
thống kê của Viện Thú y Mỹ) và đặc biệt khoảng 13,7% tổng lượng kháng sinh được
sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng [21].
Anh nhóm Tetracyclin là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi, chiếm hơn 50% tổng số kháng sinh bổ sung vào thức
ăn chăn nuôi [24].
các nước phát triển, kháng sinh được quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, đăng
ký xuất khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và có nhiều trung tâm nghiên cứu sự tồn

5


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

dư của kháng sinh trong môi trường và tác hại của chúng đối với con người. Theo Jone
và Richke (2003), ở Mỹ có 32 loại kháng sinh và biệt dược được phép sử dụng trong
thức ăn gia cầm, trong đó có 15 loại chất phịng cầu trùng, 11 loại dùng như chất kích
thích sinh trưởng và 6 loại được dùng cho các mục đích khác.
Ngày 23/7/2003, Uỷ ban An toàn Thực phẩm EU đã ban bố lệnh cấm sử
dụng tất cả các loại kháng sinh cũng như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn
chăn ni và lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Tuy nhiên theo một báo

cáo của Uỷ ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Quốc gia-NRC (Mỹ), thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi có thể lên tới 2,5 tỷ USD mỗi năm. Một trong những lợi ích khác
của việc cho phép sử dụng kháng sinh liều thấp là thúc đẩy sự phát triển của ngành
sản xuất dược phẩm và khuyến khích nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm mới phục
vụ cho việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ vật nuôi. Tuy nhiên, những tác hại của
việc sử dụng kháng sinh liều thấp cũng rất lớn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
cảnh báo những hiểm họa mà lồi người có thể phải đối mặt do sự kháng kháng sinh
của vi khuẩn gây bệnh gây ra và WHO đang thúc đẩy một chương trình khuyến cáo
tất cả các nước tiến tới cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh cũng như chất kích
thích sinh trưởng [14].
1.3.2. Trong nước
Năm 2005, Việt Nam trở thành một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu
thủy sản trên 2,5 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,3 tỷ USD,
trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt, thủy sản của ngành
chăn nuôi nước ta đã được phát hiện từ năm 2004 và gây được sự quan tâm của giới
khoa học. Vấn đề này cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất an tồn thực phẩm và ln
mang tính thời sự, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
Hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng kháng
sinh nhóm Tetracyclin trong chăn ni ở nước ta.

6


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân


Theo Lã Văn Kính (2001), ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng kháng
sinh trong chăn ni cao, 100% có Oxytetracyclin, 67% có Chloramphenicol, 30%
có Olaquindox, 77% có Dexamethasol.[5]
Theo Đinh Thiện Thuận và cs (2002), sau khi khảo sát tình hình sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã cho kết quả có 26 loại kháng
sinh được sử dụng, trong đó nhiều nhất là Chloramphenicol (15,35%), Tylosin (15%),
Colistin (13,24%), Norfloxacin (10%), Gentamycin (8,35%), nhóm Tetracyclin
(7,95%) , Ampicillin (7,24%) các cơ sở sử dụng kháng sinh không hợp lý chiếm
17,11%, chủ yếu là sai về liều lượng (12,57%) và liệu trình điều trị (3,09%) đồng thời
số cơ sở không tuân thủ các quy định về thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ chiếm
tới 40,13%.[11]
Nghiên cứu của Đinh Thiện Thuật và cs (2003) đã chỉ ra 82,89% trang trại
nuôi lợn sử dụng kháng sinh không hợp lý, 40,13% ngừng sử dụng chất không đúng.
Một vài loại chất kháng sinh dùng để phịng, trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng
như: BacitracinZinc, Tetracyclin, Tylosin, Neomycin…được khuyến cáo ngừng sử
dụng cho gia súc trước khi giết mổ từ 14 - 42 ngày. Thế nhưng, nhiều người chăn
nuôi do hám lợi đã cho vật nuôi ăn đến lúc giết thịt.[11]
Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh
trong thịt ở các quầy kinh doanh gia súc, gia cầm (2003). Điều tra 628 hộ chăn nuôi heo,
gà cho thấy đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao,
sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh cho gia súc cho đến khi nào bán được. Xét nghiệm
các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện.
Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là Chloramphenicol (chiếm 15,35%), Tylosin
(15%), Colistin (13,24%), Norfloxacin (10%), Gentamycin (8,35%), nhóm Tetracyclin
(7,95%), Ampicillin (7,24%)... Trong đó, Chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm
sử dụng trên nhiều quốc gia. Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến
44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 – 1.100 lần so

7



Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

với quy định. Chloramphenicol là loại kháng sinh chiếm tỉ lệ cao nhất đến 87,50%,
Flumequin chiếm 83,33%, Chlortetracyclin chiếm 62,50%, Amoxillin chiếm 60% ...[7]
Năm 2003-2006, theo kết quả phân tích lượng tồn dư chất kích thích tăng
trưởng trong 150 mẫu thịt và gan của gia cầm, gia súc thu thập tại Hà Nội của khoa TP
& VSATTP -Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy: đã phát hiện tồn dư chất kháng sinh
nhóm Tetracyclin 18 mẫu, chiếm tỷ lệ 12%.[12]
Năm 2009, Nguyễn Đức Thi và cs đã có các cuộc khảo sát nhỏ về tồn dư
kháng sinh tăng trưởng nhóm Tetracyclin trong thịt gà, gan gà và trứng gà tại Thái
Nguyên và những vùng phụ cận. Kết quả cho thấy có 20,8% mẫu trứng, 29,17%
mẫu thịt, 33,33% mẫu gan vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế từ 1,06-2,80 lần.
Trong đó số mẫu có chỉ tiêu Oxytetracyclin vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế
chiếm 25%, cao hơn Tetracyclin 16,67%. [10]
Theo kết quả nghiên cứu năm 2013 của nhóm nghiên cứu triển khai dự án
“Thí điểm giám sát kháng kháng sinh trong ni trồng thủy sản tại Việt Nam” được
tiến hành tại trang trại nuôi thuộc các vùng nuôi cá tra thương phẩm trọng điểm trên
địa bàn Tp. Cần Thơ, bao gồm Cờ Đỏ, Ơ Mơn, Thốt Nốt, Bình Thủy và Vĩnh Thạnh
cho thấy:
-

Có 08 cơ sở sử dụng Oxytetracylin để điều trị các bệnh về xuất huyết, đốm

đỏ cho cá (chiếm 14,28% số cơ sở được khảo sát)
-


Có 01 cở sở dùng bất kỳ lúc nào khi cá bị bệnh, 03 cơ sở dùng 01 lần/vụ

nuôi, 02 cơ sở dùng 02 lần/vụ nuôi, 02 cơ sở dùng 04 lần/vụ nuôi
Liều lượng dùng 1kg Oxytetracylin cho từ 25 đến 40 tấn cá
Oxytetracylin được trộn vào thức ăn cho cá (07 cơ sở) hoặc hòa vào nước rồi
tạt xuống ao (01 cơ sở) Oxytetracylin được dùng ở hai dạng: nguyên liệu thô và
dung dịch.
Hiện trạng sử dụng các nhóm kháng sinh khảo sát trên địa bàn thành phố Cần
Thơ được tổng hợp tại bảng sau:

8


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng nhóm kháng sinh khảo sát trên địa bàn Cần Thơ.

1

Nhóm kháng sinh nghiên cứu
Ampicillin

2

Amoxycillin

37,50


3

Gentamylin

8,92

4

Florfenicol

66,07

5

Oxytetracylin

14,28

6

Enrofloxacin

12,50

7

Norfloxacin

1,79


8

Sulfadimidin

7,14

9

TrimethoprimSulfamethoxazol

35,71

Stt

Tỷ lệ % số cơ sở sử dụng
26,79

Theo Quyết định số 05/2002/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2002 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng
một số hóa chất, kích thích, Tetracyclin thuộc danh mục chất thú y được phép hạn chế
sử dụng trong chăn nuôi.
1.4. Quy định về tồn dư Tetracyclin trong thực phẩm của quốc tế và Việt Nam
1.4.1. Quốc tế
Uỷ ban quốc tế về Thực phẩm (Codex) đã đưa ra các quy định mức giới
hạn tối đa (MRL) của các nhóm tetracyclin trong gia súc lớn, lợn, cừu, gia cầm, cá,
tôm hùm và được xác định bởi 3 yếu tố:
(1) Lượng tối thiểu có tác dụng trên động vật thí nghiệm hay điều trị hiệu
quả được công nhận.
(2) Độ an toàn trong khoảng 1% hay thấp hơn, nếu được chấp nhận trong y
học, hoặc độ an toàn cao hơn 1% nếu có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có nguy cơ

giống như các thí nghiệm trên những hợp chất tương tự.
(3) Các yếu tố để cân bằng các tỷ lệ trong các mô ở một khẩu phần ăn trung bình.
các nước phát triển, kháng sinh được quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, đăng
ký xuất khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và có nhiều trung tâm nghiên cứu sự tồn

9


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

dư của kháng sinh trong môi trường và tác hại của chúng đối với con người. Dưới đây
là bảng quy định giới hạn tối đa kháng sinh nhóm Tetracyclin trong thực phẩm tại Mỹ,
Nhật Bản, Châu Âu.
Bảng 1.3 Quy định giới hạn tối đa của kháng sinh nhóm Tetracyclin trong
thực phẩm tại Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu
Thị
trường
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Mỹ

Đối tượng

MRL

Chú ý


Mỡ gà
Thận gà
Gan gà
Thịt gà
Thận, tất cả thực
phẩm chế biến từ

Gan, tất cả thực
phẩm chế biến từ

Cơ thịt, tất cả thực
phẩm từ chế biến


12 ppm
12 ppm
6 ppm
2 ppm

Nhật Bản

Nội tạng

0.6 ppm

Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Mỹ


Mỡ gà
Thận gà
Gan gà
Thịt gà
Trứng
Tất cả thực phẩm
chế biến từ trứng
Trứng gà

0.2 ppm
1.2 ppm
0.6 ppm
0.2 ppm
0.4 ppm

Chỉ áp dụng với Chlortetracyclin

200 ppb

Chỉ áp dụng với Chlortetracyclin

0.4 ppm

Nhật Bản

Trứng gia cầm

0.4 ppm


Mỹ

Sữa
Tất cả thực phẩm
chế biến từ sữa
Sữa

0.3 ppm

Chỉ áp dụng với Chlortetracyclin
Trừ trứng gà, chỉ áp dụng với
Chlortetracyclin
Chỉ áp dụng với Oxytetracyclin

100 ppb

Chỉ áp dụng với Oxytetracyclin

0.1 ppm

Chỉ áp dụng với Oxytetracyclin

Châu Âu

Châu Âu

Châu Âu

Châu Âu
Nhật Bản


Châu Âu
Nhật Bản

Trứng

Sữa

10

600 ppb

300 ppb

100 ppb
Lưu ý: Nội tạng bao gồm tất cả
các phần ngoại trừ cơ thịt, mỡ,
gan và thận


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

1.4.2. Việt Nam
Việt Nam chưa có các đánh giá nguy cơ tồn diện cho kháng sinh này nên
chưa đưa ra được các quy định riêng và hiện tại Việt Nam đang sử dụng các tiêu
chuẩn Codex làm quy định. Trên cơ sở đó, ngày 19/12/2007 Bộ Y tế đã ban hành
quy định giới hạn tối đa ơ nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm kèm Quyết
định số 46/2007/QĐ-BYT, trong đó có mức giới hạn tối đa của kháng sinh nhóm

Tetracyclin trong thực phẩm được quy định như sau [2]:
Bảng 1.4 Quy định giới hạn tối đa của kháng sinh nhóm Tetracyclin trong
thực phẩm tại Việt Nam
CHLORTETRACYCLIN/OXYTETRACYCLIN/TETRACYCLIN
ADI: 0 - 30 g/kg thể trọng/ngày
Xác định hoạt chất: Các thuốc cùng gốc, dạng đơn hoặc kết hợp
Thực phẩm

MRL (g/kg)

Trâu, bò
Thịt

200

Gan

600

Thận

1200

Sữa (g/l)

100

Lợn
Thịt


200

Gan

600

Thận

1200

Cừu
Thịt

200

Gan

600

Thận

1200

Sữa (g/l)

100

Gia cầm

11


Ghi chú


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Thịt

200

Gan

600

Thận

1200

Trứng

400


Thịt

Chỉ

200


áp

dụng

đối

với

dụng

đối

với

Oxytetracyclin

Tôm hùm
Thịt

Chỉ

200

áp

Oxytetracyclin

1.5. Các phương pháp phân tích Tetracyclin
1.5.1. Phương pháp vi sinh vật

nhiều quốc gia, các phương pháp vi sinh vật được sử dụng phổ biến để xác
định dư lượng kháng sinh. Có nhiều phương pháp vi sinh vật đã được nghiên cứu và
ứng dụng để xác định kháng sinh trong nhiều loại sản phẩm như test bốn đĩa (Four
Plate Test) (Bogaerts và Wolf, 1980), test Thận mới của Hà Lan “NDKT: New
Dutch Kidney Test” (Nouws và cs., 1988), test ba đĩa (Three Plate) (Okerman và
cs., 2001)…
Tuy nhiên các phương pháp này thường có nhược điểm là phổ phát hiện hẹp, có
thể gây dương tính giả do các chất gây ức chế vi sinh vật như lysozime, không thể xác
định cụ thể từng loại kháng sinh trong nhóm và độ chính xác khơng ổn định. Hiện nay,
các phương pháp này thường được sử dụng để sàng lọc trước khi sử dụng những
phương pháp phân tích đặc hiệu để giảm thiểu chi phí.
1.5.2. Phương pháp ELISA (Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay)
Phương pháp ELISA sử dụng những bộ thuốc thử dựa liên kết đặc hiệu giữa
kháng nguyên và kháng thể. Đây là kỹ thuật được áp dụng phổ biến để phát hiện kháng
thể của các hợp chất. Khi sử dụng bộ thuốc thử này, các nhà khoa học đã phát hiện
những dư lượng cỡ vi lượng của tylosin, tetracyclin và chlortetracyclin trong thực

12


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

phẩm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính định hướng do khơng thể phân tích
từng loại kháng sinh được.
1.5.3. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography - TLC)
Sắc kí lớp mỏng là một kĩ thuật sắc kí được dùng để tách các chất trong hỗn
hợp. Phương pháp sắc ký lớp mỏng bao gồm pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp
phụ, thường là silica gel, aluminum oxide, hoặc cellulose được phủ trên một mặt

phẳng chất trơ. Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hịa tan trong một
dung mơi thích hợp và được hút lên bản sắc ký bởi lực mao dẫn, hỗn hợp được tách
dựa trên tính phân cực của các thành phần trong dung dịch. Các mẫu được áp dụng
chủ yếu là dược phẩm và một số loại thực phẩm như sữa, mật ong, thịt, cá…
Phương pháp này chủ yếu có vai trị định tính, thử tinh khiết và đôi khi để
bán định lượng hoạt chất của thuốc, khó xác định được chính xác hàm lượng kháng
sinh tồn dư trong mẫu.
1.5.4. Phương pháp điện di mao quản (Capillary Electrophoresis - CE)
Hệ thống CE cũng giống hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao bao gồm detector
mảng điốt quang (PDA), detector huỳnh quang (FLD), cột mao quản (capillary
column) (từ 5cm đến 30 cm) trong một điện trường cỡ vài kilovon (Kv) đặt vào hai đầu
và môi trường dẫn các ion là các dung dịch đệm. Kỹ thuật này rất tiết kiệm dung mơi,
thời gian phân tích ngắn và hiệu lực tách cao. Tuy nhiên phương pháp này ít được sử
dụng trong thực tế để phân tích dư lượng kháng sinh vì lượng mẫu bơm nhỏ và độ nhạy
thấp.
1.5.5. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
chromatography - HPLC)
Phương pháp này ra đời từ năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ
phương pháp sắc ký cột cổ điển (Đào Hữu Vinh, 1985). Hiện nay phương pháp
HPLC ngày càng phát triển và hiện đại hóa cao nhờ sự phát triển nhanh chóng của
ngành chế tạo máy phân tích. Do vậy, nó được áp dụng rất lớn trong kiểm nghiệm
đặc biệt là ứng dụng cho ngành kiểm nghiệm thuốc và hiện là công cụ đắc lực trong
phân tích định tính và định lượng các thuốc đa thành phần [8].

13


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân


Ưu điểm của HPLC:
 Điều kiện phân tích khá dễ dàng và đặc hiệu cho chất cần phân tích.
 Độ nhạy cao.
 Độ ổn định cao.
 Thường không phân hủy dịch mẫu.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao là phương pháp chính được áp dụng
hiện nay để xác định dư lượng các kháng sinh trong thực phẩm. Các Tetracyclin
được chiết và làm sạch bằng bộ chiết pha rắn, sau đó định lượng trên sắc ký lỏng sử
dụng các detector UV hoặc PDA .
1.6. Thẩm định phương pháp [16]
1.6.1. Khái niệm về thẩm định phương pháp
Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ khái niệm về
thẩm định phương pháp, như định trị phương pháp, đánh giá phương pháp, xác nhận
giá trị sử dụng của phương pháp…
Theo ISO/IEC 17025, thẩm định phương pháp là sự khẳng định bằng việc
kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan chứng minh rằng phương pháp đó đáp
ứng được các yêu cầu đặt ra.
Dựa vào nguồn gốc có thể phân loại các phương pháp thành hai nhóm:
-Các phương pháp tiêu chuẩn: các phương pháp thử theo tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế, hiệp hội khoa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới như TCVN, ISO,
ASTM, AOAC…
-Các phương pháp không tiêu chuẩn hay phương pháp nội bộ: là các phương
pháp do phòng thử nghiệm tự xây dựng, phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản
xuất thiết bị, phương pháp theo các tạp chí, tài liệu chuyên ngành…
1.6.2. Các thông số của thẩm định phương pháp hóa học
Theo các quy định của USFDA, AOAC, USP và ICH, đối với các phương
pháp phân tích hóa học các thơng số thẩm định bao gồm:
-Tính đặc hiệu, tính chọn lọc
-Khoảng tuyến tính và đường chuẩn (Linearity and Calibration)


14


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

-Giới hạn phát hiện (Limit of Detection – LOD);
-Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation – LOQ);
-Độ đúng (Trueness);
-Độ chụm (Precision);
-Độ vững (ổn định) của phương pháp (Robustness/Ruggeness);
-Độ không đảm bảo đo (Measurement of Uncertainty)
Việc lựa chọn các thông số thẩm định tùy thuộc vào kỹ thuật áp dụng trong
phương pháp, yêu cầu của phương pháp, điều kiện và nguồn lực của phòng thử
nghiệm…Từng trường hợp cụ thể các thơng số có sự khác nhau.
Các yêu cầu về thông số cần thẩm định cho từng loại phương pháp được mô
tả ở bảng 1.5 (phương pháp không tiêu chuẩn) và bảng 1.6 (phương pháp tiêu
chuẩn). Người thực hiện thẩm định cần lựa chọn đúng cách thẩm định cho từng
thông số và lập kế hoạch cho từng nội dung.
Bảng 1.5: Lựa chọn thông số thẩm định phương pháp khơng tiêu chuẩn
Xác định
giới hạn tạp

Phân tích
định tính

Phân tích vi
lượng


Phân tích
đa lượng

Độ đúng (Trueness)

_

+

+

_

Độ chụm (Precision)

_

+

+

_

Độ đặc hiệu, chọn lọc
(Specification/Selectivity)

+

+


+

+

LOD
(Limit of detection)

+

+

+/-

+

LOQ
(Limit of quantitation)

_

+

+/-

_

Độ tuyến tính
(Linearity)


_

+

+

_

Độ vững (ổn định)
(Ruggedness/Robustness)

_

+

+

_

Các thông số thẩm định

(+) Cần thực hiện thẩm định (-) Không cần thực hiện thẩm định

15

chất


Luận văn thạc sỹ


Bùi Thị Thanh Xuân

Bảng 1.6: Lựa chọn thơng số thẩm định phương pháp tiêu chuẩn
Phân tích Phân tích

Phân tích

Xác định
giới hạn

định tính

vi lượng

đa lượng

tạp chất

Độ đúng (Trueness)

_

+

+

_

Độ chụm (Precision)


_

+

+

_

_

_

_

_

LOD
(Limit of detection)

+

_

_

+

LOQ
(Limit of quantitation)


_

+

_

_

Độ tuyến tính (Linearity)

_

_

_

_

_

_

_

_

Các thơng số thẩm định

Độ


đặc

hiệu,

chọn

lọc

(Specification/Selectivity)

Độ

vững

(ổn

định)

(Ruggedness/Robustness)

(+) Cần thực hiện thẩm định (-) Không cần thực hiện thẩm định
1.6.2.1. Tính đặc hiệu/chọn lọc
a. Khái niệm
Tính đặc hiệu: là khả năng phát hiện được chất phân tích khi có mặt các tạp
chất khác như các tiền chất, các chất chuyển hóa. Trong phép phân tích định lượng,
là khả năng xác định chính xác chất phân tích trong mẫu khi bị ảnh hưởng của tất cả
các yếu tố khác, nhằm hướng đến kết quả chính xác.
Tính chọn lọc: là khái niệm rộng hơn tính đặc hiệu liên quan đến việc phân
tích một số hoặc nhiều chất chung một quy trình. Nếu chất cần xác định phân biệt rõ
với các chất khác thì phương pháp phân tích có tính chọn lọc.


16


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

b Cách xác định
Để xác định tính đặc hiệu/chọn lọc của phương pháp định tính, định lượng
cần bố trí các thí nghiệm như sau:
-Phân tích mẫu trắng, lặp lại tối thiểu 6 lần đối với từng loại nền mẫu. Mẫu
trắng phải không được cho tín hiệu phân tích.
-Phân tích mẫu thử hoặc mẫu trắng thêm chuẩn ở hàm lượng gần LOQ, lặp
lại tối thiểu 6 lần. So sánh kết quả với mẫu trắng, phải cho tín hiệu chất cần phân
tích.
-Sử dụng phương pháp thêm chuẩn sau chuẩn bị mẫu, thường áp dụng đối
với phương pháp sắc ký. Sau khi chuẩn bị mẫu (mẫu trắng hoặc mẫu thực) và phân
tích mẫu trên thiết bị sắc ký thu được các píc sắc ký, ta thêm chuẩn vào mẫu đã
chiết xuất và phân tích mẫu này. So sánh sắc ký đồ của hai mẫu để đánh giá tính đặc
hiệu/chọn lọc.
Ngồi ra, cịn có 1 số trường hợp đặc biệt có thể xác định tính đặc hiệu, chọn
lọc cụ thể như sau:
Đối với sắc ký lỏng sử dụng detector mảng điốt (DAD): Độ tinh khiết của
píc thường được xác định bằng cách so sánh phổ tại các điểm khác nhau trên píc sắc
ký. Cách phổ biến nhất là chọn tại ba điểm: đỉnh píc (apex), và hai điểm về hai bên
sườn của píc (upslope và downslope). Thơng thường chọn hai điểm tại 2/3 độ rộng
của píc về hai phía. Hoặc có thể so sánh phổ của píc với phổ chuẩn. Một píc được
xem là khơng tinh khiết khi giá trị phù hợp không đạt xấp xỉ 100%.
1.6.2.2 Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

a. Định nghĩa
-Khoảng tuyến tính của một phương pháp phân tích là khoảng nồng độ ở đó
có sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được và nồng độ chất phân tích.
-Khoảng làm việc của một phương pháp phân tích là khoảng nồng độ giữa
giới hạn trên và giới hạn dưới của chất phân tích (bao gồm cả các giới hạn này), tại
đó được chứng minh là có thể xác định được bởi phương pháp nhất định với độ
đúng, độ chính xác và độ tuyến tính.

17


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Để đơn giản hơn, hai khái niệm này được mơ tả trong hình dưới đây

;

Hình 1.2: Khoảng tuyến tính (linear range) và khoảng làm việc (working range)
b. Cách xác định khoảng tuyến tính
Việc xác định khoảng tuyến tính thường được khảo sát bắt đầu từ giới hạn
định lượng (điểm thấp nhất) và kết thúc là giới hạn tuyến tính (điểm cao nhất). Nói
chung để xác định khoảng tuyến tính cần khoảng 10 (tối thiểu là 6) nồng độ khác
nhau.
c. Xây dựng đường chuẩn
Sau khi xác định được khoảng tuyến tính cần xây dựng đường chuẩn và xác
định hệ số hồi quy tương quan. Trong phân tích thực tế, có thể xây dựng các đường
chuẩn ngắn, trùm lên vùng nồng độ trong mẫu, không nhất thiết phải lập đường
chuẩn tồn bộ khoảng tuyến tính. Nồng độ trong mẫu khơng được vượt ra ngồi

giới hạn cao nhất và thấp nhất của đường chuẩn và tốt nhất phải nằm ở vùng giữa
đường chuẩn.
Có nhiều loại đường chuẩn khác nhau tùy thuộc vào các phương pháp và kỹ
thuật khác nhau, dưới đây là các loại đường chuẩn chủ yếu:


Đường chuẩn với chuẩn tinh khiết

Chuẩn bị dãy nồng độ chuẩn (tối thiểu 6 nồng độ). Xác định các giá trị đo được y
theo nồng độ x (lặp lại 2 lần lấy giá trị trung bình). Nếu sự phụ thuộc tuyến tính, ta
có khoảng khảo sát đường biểu diễn là một phương trình:
y = ax + b

18


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

Trong đó: a: giá trị độ dốc (slope);
b: giá trị hệ số chặn (intercept);
và hệ số tương quan:
n xi y i  ( xi ) 2

 ( xi  x).( yi  y)

R=
( ( xi  x ) 2 )( ( yi  y ) 2 )
( ( xi  x ) 2 )( ( yi  y ) 2 )

Nếu 0,995

Đường chuẩn trên nền mẫu trắng
Phân tích các mẫu trắng thêm chuẩn với nồng độ khác nhau (ít nhất 6 nồng

độ), trong khoảng tuyến tính ước lượng ở trên, mỗi nồng độ làm 3 lần. Vẽ đường
cong phụ thuộc giữa tín hiệu đo (trục tung y) phụ thuộc vào nồng độ (trục hồnh x).
Tính các hệ số hồi quy (a, b trong phương trình hồi quy y = ax + b) và hệ số tương
quan (R) tương tự như trên.
Đường chuẩn xây dựng trên nền mẫu trắng thường cho độ tin cậy cao hơn
khi xây dựng với chuẩn tinh khiết, do có thể loại trừ phần nào các ảnh hưởng của
nền mẫu.


Đường chuẩn trên nền mẫu thực
Phân tích mẫu thực có cho thêm các nồng độ chuẩn khác nhau tương tự như

trong phần làm với mẫu trắng. Vẽ đường cong tín hiệu đo (trục tung y) phụ thuộc
vào nồng độ chuẩn thêm (trục hoành x). Dạng đường chuẩn trên nền mẫu thực có
dạng như hình 1.3:

Hình 1.3: Đường chuẩn trên nền mẫu thực

19


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân


Khi sử dụng đường chuẩn trên nền mẫu thực có thể loại bỏ trừ được các ảnh
hưởng của nền mẫu đến kết quả phân tích. Sau khi lập được phương trình đường
chuẩn y = ax+b, có thể dễ dàng tính được nồng độ : X = b/a.


Đường chuẩn có sử dụng nội chuẩn
Nội chuẩn được thêm vào dung dịch chuẩn để đo máy, với nồng độ phù hợp

giống nhau. Vẽ đường cong phụ thuộc giữa tỷ lệ tín hiệu chất ngoại chuẩn chia cho
nội chuẩn (trục tung y) phụ thuộc vào nồng độ ngoại chuẩn (trục hoành x).
1.6.2.3. Giới hạn phát hiện
a. Định nghĩa
Giới hạn phát hiện là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn độ
không đảm bảo đo của phương pháp. Đây là nồng độ thấp nhất của chất phân tích
trong mẫu có thể phát hiện được nhưng chưa thể định lượng được.
b. Cách xác định


LOD của phương pháp định lượng

Có thể xác định LOD dựa trên :
Dựa trên độ lệch chuẩn
Cách 1 : Làm trên mẫu trắng (mẫu trắng có thành phần như mẫu thử nhưng khơng
có chất phân tích).
Phân tích mẫu 10 lần song song, tính độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn này phải
khác 0.
Tính LOD : LOD =

+ 3SDo


: trung bình mẫu trắng
SDo: độ lệch chuẩn của mẫu trắng
Cách 2: Làm trên mẫu thử: làm 10 lần song song. Nên chọn mẫu thử có nồng độ
thấp (ví dụ, trong khoảng 5 đến 7 lần LOD ước lượng)
Tính LOD: Tính giá trị trung bình x, và độ lệch chuẩn SD
Đánh giá LOD đã tính được: tính R=x/LOD
-Nếu 4
20


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

-Nếu R<4 thì phải dùng dung dịch thử đậm đặc hơn, hoặc thêm một ít chất
chuẩn vào dung dịch thử đã dùng và làm lại thí nghiệm và tính lại R
-Nếu R>10 thì phải dùng dung dịch thử loãng hơn, hoặc pha loãng dung dịch
thử đã dùng và làm lại thí nghiệm, tính lại R.
Dựa trên tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (S/N)
Cách tính này phổ biến cho các phương pháp sắc ký, điện di, áp dụng đối với
các quy trình phân tích sử dụng các cơng cụ có nhiễu đường nền.
Phân tích mẫu (mẫu thực, mẫu thêm chuẩn, hoặc mẫu chuẩn) ở nồng độ thấp
cịn có thể xuất hiện tín hiệu của chất phân tích. Số lần phân tích lặp lại ≥4 lần. Xác
định tỷ lệ tín hiệu chia cho nhiễu (S/N = signal to noise ratio),
Trong đó: S là chiều cao tín hiệu của chất phân tích
N là nhiễu đường nền
Nhiễu đường nền được tính về hai phía của đường nền và tốt nhất là tính
nhiễu lân cận hai bên của píc, bề rộng mỗi bên tối thiểu gấp 10 lần chiều rộng của

píc tại nửa chiều cao.
LOD được chấp nhận tại nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 2-3 lần nhiễu
đường nền, thông thường lấy S/N=3.
Dựa trên đường chuẩn
LOD có thể được xác định dựa vào độ dốc của đường chuẩn và độ lệch
chuẩn của tín hiệu đo.
LOD=

3,3xSD
a

Trong đó : SD: độ lệch chuẩn của tín hiệu
a: độ dốc của đường chuẩn
1.6.2.4. Giới hạn định lượng
a. Định nghĩa
Giới hạn định lượng là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà
ta có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong
muốn. LOQ chỉ áp dụng cho các phương pháp định lượng.

21


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

b.Cách xác định
Dựa trên độ lệch chuẩn
Tính trên mẫu trắng: LOQ = xo + 10SDo
Tính trên mẫu thử:


LOQ = 10SD

Dựa trên tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu:
LOQ được chấp nhận tại nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 10 – 20 lần
nhiều đường nền, thơng thường lấy S/N = 10.
LOQ có thể được xác định dựa vào độ dốc của đường chuẩn và độ lệch
chuẩn của tín hiệu đo:
LOQ=

10 xSD
a

1.6.2.5 Độ chính xác (độ đúng và độ chụm)


Độ chụm
a. Định nghĩa
Độ chụm là một khái niệm định tính và được biểu thị định lượng bằng độ

lệch chuẩn hay độ lệch chuẩn tương đối. Độ chụm càng thấp thì độ lệch chuẩn hay
độ lệch chuẩn tương đối càng lớn.
b. Cách xác định
Tiến hành làm thí nghiệm lặp lại 10 lần (ít nhất 6 lần) trên cùng một mẫu ở
các nồng độ khác nhau (trung bình, thấp, cao) trong khoảng làm việc. Tính độ lệch
chuẩn SD và độ lệch chuẩn tương đối lặp lại RSD theo cơng thức sau:

Trong đó:
SD: độ lệch chuẩn
n: Số lần thí nghiệm

xi: giá trị tính được của lần thử nghiệm thứ “i”

22


Luận văn thạc sỹ

Bùi Thị Thanh Xuân

̅ : giá trị trung bình của các lần thử nghiệm.
RSD%: độ lệch chuẩn tương đối lặp lại
CV%: hệ số biến thiên.
c. Tiêu chí đánh giá
Đối chiếu giá trị tính được với giá trị mong muốn hay giá trị yêu cầu hoặc so
với RSD% lặp lại cho trong bảng 1.7 (RSD% tính được khơng được lớn hơn giá trị
trong bảng ở hàm lượng chất tương ứng). Độ chụm thay đổi theo nồng độ chất phân
tích. Nồng độ chất càng thấp thì kết quả càng dao động nhiều (không chụm) nghĩa
là RSD càng lớn.
Bảng 1.7: Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo
AOAC)
TT

Hàm lượng %

Tỷ lệ chất

Đơn vị

RSD%


1

100

1

100%

1,3

2

10

10-1

10%

1,8

3

1

10-2

1%

2,7


4

0,1

10-3

0,1%

3,7

5

0,01

10-4

100ppm

5,3

6

0,001

10-5

10ppm

7,3


7

0,0001

10-6

1ppm

11

8

0,00001

10-7

100ppb

15

9

0,000001

10-8

10ppb

21


10

0,0000001

10-9

1ppb

30

23


×