Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CD UNG DUNG CNTT TRONG DH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.32 KB, 5 trang )

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀO DẠY HỌC TỐN 1
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tri giác: Tri giác ở trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 8 tuổi thường gắn với hoạt động.
Tri giác sự vật cầm, nắm, sờ, mó, "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy
không bằng một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em tri giác tốt hơn.
2. Trí nhớ : Mặt khác nhất là trí nhớ của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp
1 là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều
đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn) xúc giác (sờ, mó) vị giác (nếm)
khứu giác (ngửi) thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh trực quan sinh động
giúp các em ghi nhớ bài học lâu nhất. Tóm lại: Q trình nhận thức của học
sinh tiểu học rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc
điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với
học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 rất thích hợp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề .
1. Thuận lợi:
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị (Số 58 và 29/CT)
+ Chỉ thị 40/CT của Ban bí thư Trung Ương Đảng: Đổi mới nội dung chương
trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo của phương pháp tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học...
+ Trong phương hướng nhiệm vụ năm học, nhà trường đã triển khai: Việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một
nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
- Nhà trường: Có 2 máy chiếu , 1 phịng máy tính.
- Giáo viên: Một số giáo viên đã tham gia học lớp tin học văn phòng đã được
cấp chứng chỉ. Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học. Nhiệt tình,
chuẩn hố, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
- Học sinh các em được học tin học từ khối 3, 4,5.
- Được ủng hộ của các cấp uỷ - UBND - HĐND - các ban ngành, phụ huynh
toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường đặc biệt quan tâm trang thiết bị
hiện đại.


2. Khó khăn:
* Về đội ngũ giáo viên: Nhiệt tình, đồn kết, có ý thức đổi mới phương pháp
dạy học. Song khi tiếp cận nội dung này còn gặp nhiều bất cập:
- Năng lực tiếp thu của giáo viên cịn gặp khó khăn do trình độ, hoặc tuổi cao,
sức khoẻ hạn chế.
- Giáo viên khơng có điều kiện tiếp cận được những thông tin về tin học do
khơng có thời gian. Bởi đặc thù của giáo viên tiểu học: giáo viên vừa dạy vừa
chăm học sinh nhất là hiện nay trường 100% lớp học 2 buổi/ngày.
- Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học, cho rằng đây là một việc làm không cần thiết, dẫn đến ý thức tự học
còn hạn chế.


- Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên: Từ khâu lựa chọn các hình ảnh đến
việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào? dạy như thế nào? không phải là giáo viên
nào cũng làm được.
- Thao tác của giáo viên không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo thao tác kĩ thuật
cơng nghệ của máy tính. Điều này khơng dễ gì ai cũng có thể thực hiện được .
* Về học sinh:
- Đối tượng là học sinh lớp 1, các em chưa được tiếp cận với máy tính.
- Lần đầu các em được làm quen với cơng nghệ thông tin nên không tránh khỏi
những bỡ ngỡ chỉ quan sát đến cái mà các em thích, chưa phân biệt được trọng
tâm yêu cầu của cô đưa ra...
III. THỰC TRẠNG.
Ngay từ đầu năm học các em chưa được học tiết dạy theo cơng nghệ thơng tin,
tơi kiểm tra hình thức phỏng vấn việc nắm kiến thức về toán học qua tranh vẽ
khơng có hình ảnh động và âm thanh.
Kết quả khảo sát như sau:
Tổng số HS


Mức độ làm toán
SL TL
Làm toán nhanh, đúng
8
23%
34
Làm toán đúng, chậm
15
45%
Chưa biết làm toán
11
32%
Tuy nhiên việc làm toán thành thạo chưa yêu cầu quá cao vì các em mới từ
mầm non chuyển lên. Nhưng từ thực tế trên kết quả là điều cần đáng chú ý
trong việc hướng dẫn và rèn kĩ năng giải toán cho các em ngay từ năm học đầu
cấp này. Đây là một việc quan trọng tôi thấy cần phải làm triệt để.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
VÀO DẠY HỌC TỐN 1.
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.
Trong phần giải toán dạng toán về "Thêm", "bớt" chiếm một phần tương đi lớn.
Vì vậy ngay từ đầu học kỳ 1 với các bài toán miệng giáo viên cần giúp học sinh
nhìn tranh, xác định xem bài tốn đó thuộc dạng tốn "thêm" hay "bớt" để nâu
thành bài tốn, viết phép tính cho đúng theo tranh.
Ví dụ 1: Bài 5 Hình ảnh 1: 1 quả bóng bay Hình ảnh 2: thêm 2 quả bóng bay
nữa. Dựa vào các hình ảnh đưa ra học sinh nói ngay được bài tốn: Có 1 quả
bóng bay, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng. (Ngồi ra các em thể
thêm bớt một số từ cho bài tốn sinh động). Qua quan sát một cách trực tiếp
hình ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh thấy ngay được đây là dạng toán"
thêm" một cách rõ ràng, cụ thể chứ khơng phải là chỉ có tranh thì học sinh khó
phân biệt hơn nhiều có khi giáo viên phải gợi ý cho học sinh nhận ra điều đó.

Ví dụ 2: Bài tập 5 của Tiết 59 Đối với bài tập này học sinh chỉ quan sát tranh sẽ
khó khăn hơn nhưng khi chúng tơi đưa hình ảnh động trên màn hình các em đã
rất nhanh nêu ngay được bài tốn. "Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn
nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?"
2. Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy.


Ví dụ: Bài Phép cộng trong phạm vi 7 Nếu để nguyên bài dạy theo như sách
giáo khoa thì chỉ là những hình vng, hình tam giác...nên chúng tơi đã sưu tầm
tranh ảnh và những hình ảnh như: con mèo, ngơi sao... Nhờ đó mà các em sẽ
nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
3. Phối hợp với GV Tin và GV Hát nhạc làm việc nhịp nhàng. Trong q trình
xây dựng bài dạy tơi kết hợp với GV Hát nhạc để bài dạy có âm thanh tự
nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày đó là tiếng của ơ tơ, tiếng
chim hót, tiếng vịt bơi ... (Cụ thể ở các bài dạy minh hoạ). Âm thanh là cần thiết
nhưng hình ảnh động cũng cần thiết khơng kém.
4. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục được
những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả
cao bản thân mỗi giáo viên phải nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi
dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tịi tham khảo các tài liệu có liên
quan và trực tiếp hỏi đồng chí Võ Thị Sơn Hà để được giúp đỡ. Ví dụ: Khi
chẳng may bấm q hình ảnh thì khơi phục bằng cách nào. Hay khi giáo án đã
hồn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế nào...
5. Dạy công nghệ tin học giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng học tốn.
* Cơng nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được khơng ít thời gian cho
rất nhiều thao tác. Từ việc kẻ vẽ hình hay hình thành một số kiến thức về phép
tính cộng, trừ trên số tự nhiên hay các dạng tốn giải...Thơng qua việc bấm
phím, di chuyển chuột, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những
kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. Ví dụ: Bài "Phép cộng trong phạm vi
4" Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình để nêu bài tốn:

+ Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: 3 con chim cánh cụt. Hình ảnh 2: Thêm 1
con chim cánh cụt nữa. học sinh nói được ngay: Có 2 con chim cánh cụt. Thêm
2 con chim cánh cụt nữa . Hỏi tất cả có bao nhiêu con chim cánh cụt?Giáo viên
yêu cầu tiếp: học sinh nêu phép tính của bài tốn Sau khi học sinh nêu xong
màn hình xuất hiện phép tính 3 + 1 = 4 Tương tự để lập phép tính 1 + 3 = 4
+ Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: có 2 quả táo.Hình ảnh 2: thêm 2 quả táo.
Cuối cùng trên màn hình xuất hiện bảng cộng 4. Với cách làm như vậy, học
sinh được quan sát một cách trực tiếp qua những hình ảnh động và tiếp thu bài
một cách dễ dàng.
6. Dạy tin học giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức tự nhiên xã hội.
+ Đối với học sinh lớp 1, kiến thức tự nhiên xã hội cịn rất ít. Trí nhớ của các
em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể. Mà các bài toán giải lớp 1 là sự
vận dụng tổng hợp tri thức, kĩ năng toán học. Học giải toán kiến thức của các
em được nâng lên phong phú hơn. Từ việc thực hiện các phép tính cộng, trừ
đơn giản cho đến các bài tốn phức tạp là dịp củng cố những kiến thức mà các
em đã học. Là điều kiện thuận lợi cho các em phân tích tổng hợp. Từ đó trí
thơng minh. Tưduy được nâng cao. Chính vì vậy học sinh rất khó tưởng tượng
khi giáo viên dạy theo giáo án thông thường với hình ảnh tĩnh. Nhưng khi học
sinh được quan sát trên màn hình các em sẽ hiểu ngay. Ví dụ: "Phép trừ trong
phạm vi 5" Viết phép tính thích hợp.
Bước 1: Học sinh quan sát, nếu bài toán.


+ Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: Một cành có gắn 5 quả táo. Hình ảnh 2 : 2
quả táo từ từ rơi xuống. học sinh nêu được ngay: Trên cành có 5 quả táo, 2 quả
táo rụng xuống. Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo?
Bước 2: Chọn phép tính tương ứng: Sau khi nêu trên màn hình xuất hiện phép
tính 5 - 2 = 3
7. Dạy tin học sẽ giúp cho học sinh quan sát phát huy óc quan sát - tư duy của
học sinh: Dạng toán này đơn giản nhưng cần thiết cho học sinh nhìn bức tranh

nêu thành một bài toán, khi các em được quan sát cụ thể qua hình ảnh động tạo
cho các em biết các nói thành câu văn, có hứng thú và nhớ lâu kiến thức từ việc
nêu đề toán đúng giúp các em chọn được phép tính đúng.
* Việc giải tốn tạo cho học sinh tích cực, độc lập là sáng tạo trong suy nghĩ và
đòi hỏi một khả năng thực hành giúp học sinh thực hiện giải các bài toán theo
mẫu. Đồng thời khắc phục các suy nghĩ máy móc, dập khn, xây dựng lịng
ham thích tìm tịi, sáng tạo ở mức độ khác nhau. Ví dụ: Quan sát trên màn hình,
viết tiếp vào chỗ chấm để có bài tốn, rồi giải bài tốn đó. "Trong bến
có..........ơtơ, có thêm.......ơ tơ vào bến. Hỏi........?
+ Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: Có 5 ơ tơ trong bến Hình ảnh 2: Có thêm 2 ơ
tơ vào bến.
Bước 1: học sinh quan sát trên màn hình và hồn chỉnh đề tốn: "Trong bến có
5 ơ tơ. Hỏi trong bến có tất cả có mấy ơ tơ?
Bước 2: Giải Trong bến có tất cả là: 5 + 2 = 7 (ôtô) Đáp số: 7 ơ tơ Qua những
hình ảnh động, học sinh nhanh chóng nhận biết và hồn chỉnh ngay được đề
tốn. Điều đó giúp học sinh giải bài tốn nhanh và đúng. Nhờ có khả năng trình
bày một cách trực quan sinh động, dễ hiểu qua những sử dụng công nghệ thông
tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp học sinh (kể cả học sinh yếu
kém) nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo,
tự tin đưa ra ý kiến của mình.
V - KẾT LUẬN
1. Kết quả
Thơng qua việc sử dụng công nghệ tin học tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
34

Mức độ làm toán
Làm toán nhanh, đúng
Làm toán đúng, chậm
Chưa biết làm toán


SL
25
9
0

TL
74%
26%
0%

Qua kết quả trên tôi thấy các biện pháp áp dụng công nghệ tin học vào dạy
học tốn 1 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà tôi
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực
sự.
2. Bài học
Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo là một yêu cầu cấp thiết
của chiến lược phát triển giáo dục . Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất
nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên:


- Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng
dẫn kiểm tra nhiều hơn.
- Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi
vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện
để tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào
có máy tính.
- Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham
gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát
huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo

nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.
- Việc thiết kế bài dạy của giáo viên phải có đầu tư nhiều về thời gian, về suy
nghĩ, về kiến thức, về việc lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy.
- Kĩ thuật thao tác của người thầy phải thay đổi, phải tuân thủ thao tác kĩ thuật
của cơng nghệ máy tính chứ không thể tuỳ tiện.
- Người GV phải biết sử dụng máy tính cũng như sử dụng máy chiếu với các
thao tác thành thạo trong khi giảng dạy.
- Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã triển khai ứng dụng cơng nghệ tin học
vào dạy Tốn tiểu học nói chung và tốn lớp 1 nói riêng. Tuy nhiên cịn nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, do trình độ cịn hạn chế nên chun đề của tơi
cịn có nhiều thiếu sót mong sự góp ý của đồng nghiệp để chun đề của tơi có
hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tổ trưởng duyệt:

Nguyễn Thị Hương
PHTduyệt:

Võ Thị Sơn Hà

Sơn Bình, ngày tháng 11 năm 2017
Người thực hiện:

Cao Thị Thanh Huyền



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×