Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giao an ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.16 KB, 26 trang )

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Ký duyệt BGH:

Bài 1 -Tiết 1

Phong c¸ch Hå Chí Minh
( Trích - Lê Anh Trà )
I. Mc tiờu bài học: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hố Hồ Chí Minh qua
một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
1. Kiến thức: Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong
sinh hoạt. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hố dân
tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể
2. Kỹ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và
bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn
bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Tự nhận thức: Tự nhận thức về
phong cách sống của Bác. Làm chủ bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí
Minh xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.3. Giao tiếp: Trình bày , trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh
trong văn bản.
3. Thái độ: Từ lịng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn
luyện theo gương Bác.
II. Các phương pháp, kĩ thuật: Giảng bình, vấn đáp, Động não, Thảo luận nhóm…
III. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: tìm những tư liệu nói về Bác.
IV. Tiến trình dạy học:
Giai đoạn 1:Khám phá.


1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?
3. Bài mới: Nói đến HCM chúng ta khơng chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng
vĩ đại mà cịn là danh nhân văn hố thế giới. Vẻ đẹp văn hố chính là nét nổi bật trong
phong cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét
đẹp của phong cách đó.
Giai đoạn 2: Kết nối.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:Giới thiệu chung.
I. Giới thiệu chung.
GV cho HS đọc phần tác giả, tác phẩm. Nêu những ý 1. Tác giả:
chính.
- Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh,
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Học vị: Tiến sĩ, PGS: 1984, GS: 1991


- Các chức vụ:
+ 6/1965 - 6/1975: Tổng biên tập tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật (nay là báo Văn hóa)
+ 6/1975: Thư kí khoa học kiêm Thường trực Viện
Nghệ thuật. 8/1977: Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật
+ 3/1984: Viện trưởng Viện Văn hóa (Bộ Văn hóa)
+ 6/1988: quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa) rồi Viện trưởng đến
tháng 3/1991.
GV cung cấp thêm một số thông tin về Bác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú
thích

- Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm
tơn kính đối với Bác.
- u cầu 1 HS đọc một đoạn văn mà em thích nhất.
- Gọi HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc
cho các em.
- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK, giải thích từ
“phong cách”, “un thâm’
? Cịn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu (GV
giải thích nếu có).
? VB trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết.
GV lồng ghép tích hợp GDTTHCM
-> GV giúp HS nhớ lại kiểu văn bản nhật dụng vì đề
cập đến vấn đề mang tính thời sự - xã hội, đĩ là sự hội
nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phát động cuộc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
? Để giúp ta hiểu biết thêm về phong cách của Bác,
người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào cho
phù hợp.
-> Phương pháp thuyết minh.
? Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội dung trên
tương ứng với những phần nào.
- Giúp HS làm rõ 2 nội dung:
HĐ3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản.
- Yêu cầu HS đọc lại phần 1.
? Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
trong hồn cảnh nào.
- HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản.
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc đời hoạt động
cách mạng đầy gian nan, vất vả, bắt nguồn từ khát

vọng ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến Nhà
Rồng.

2. Tác phẩm: Văn bản được
trích trong “Hồ Chí Minh và
văn hóa Việt Nam”.
II. Đọc-hiểu văn bản.
1. Đọc-chú thích.

2. Thể loại: Văn bản nhật
dụng

3. Bố cục: Gồm hai phần.
+ Từ đầu  rất hiện đại:
Phong cách HCM trong việc
tiếp thu tinh hoa văn hố nhân
loại .
+ Còn lại : Phong cách HCM
trong lối sống .
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân
loại


+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+ Thăm và ở nhiều nước.
- Cách tiếp thu : nắm vững
? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn phương tiện giao tiếp bằng
tri thức văn hóa nhân loại.

ngơn ngữ, đến đâu cũng tìm
- HS : Thảo luận nhóm.
hiểu, học hỏi văn hóa, nghệ
? Để có được kho tri thức, có phải Bác chỉ vùi đầu vào thuật của các nước qua công
sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn.
việc lao động.
+ ? Động lực nào giúp Người có được những tri thức - Động lực: Ham hiểu biết,
ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh học hỏi và xuất phát từ lòng
họa cho những ý các em đã trình bày.
yêu thương dân tộc.
- HS : Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng .
- Nói và viết thạo nhiều thứ
? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người nói, viết tiếng.
thạo nhiều thứ tiếng.
+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu"
+ Làm thơ bằng chữ Hán : "Nguyên tiêu ", "Vọng nguyệt
"...
- Hồ Chí Minh có vốn kiến
- GV bình về mục đích ra nước ngồi của Bác  hiểu thức vừa rộng, vừa sâu.
văn học nước ngồi để tìm cách đấu tranh giải phóng Nhưng tiếp thu có chọn lọc,
dân tộc ...
tiếp thu mọi cái hay cái đẹp
? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác nhưng phê phán những mặt
đã tiếp thu
tiêu cực.
? Theo em, điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ  Hồ Chí Minh tiếp thu văn
Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ hóa nhân loại dựa trên nền
điều đó ? Vai trị của câu này trong tồn văn bản.
tảng văn hóa dân tộc.
- HS : Thảo luận cặp, phát hiện câu văn cuối phần I,

vừa khép lại vừa mở ra vấn đề  lập luận chặt chẽ,
nhấn mạnh ...
? Để giúp ta hiểu về phong cách văn hoá HCM tác giả
đã dùng phương pháp thuyết minh như thế nào.
-> Sử dụng đan xen các phương pháp thyết minh : so
sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật
đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo
sức thuyết phục lớn.
GV? Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi ở Bác
những gì? Lấy ví dụ.
4. Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.

TiÕt : 2
Phong c¸ch Hå Chí Minh
( Trích - Lê Anh Trà )


I. Mục tiêu bài học: như tiết 1
II. Các phương pháp, kĩ thuật: Giảng bình, vấn đáp, Động não, Thảo luận nhóm…
III. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: tìm những tư liệu nói về Bác.
IV. Tiến trình dạy học:
Giai đoạn 1:Khám phá.
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?
3. Bài mới: Nói đến HCM chúng ta khơng chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ

đại mà cịn là danh nhân văn hố thế giới. Vẻ đẹp văn hố chính là nét nổi bật trong phong
cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp của
phong cách đó.
Giai đoạn 2:Kết nối.
Hoạt động của thầy và trị.
Nội dung kiến thức
TIẾT 2
HĐ1 : Phân tích nội dung phần 2
2. Nét đẹp trong lối sống
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.
Hồ Chí Minh:
? Phần văn bản này nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp
cách mạng của Bác.
- Nơi ở và làm việc:
- HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
+ Nhà sàn nhỏ, có vài
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí phịng
Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, + Đồ đạc đơn sơ, mộc
phương diện, cơ sở nào.
mạc.
- HS : Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn - Trang phục: áo bà ba
uống.
nâu, áo trấn thủ, đơi dép
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? lốp thơ sơ.
Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà - Ăn uống: cá kho, rau
Bác ở không ?
luộc
- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK và đọc lại một => Vừa giản dị, vừa
vài câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của Tố Hữu:
thanh cao, vĩ đại→ Là sự

Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa
kế thừa và phát huy
Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa
những nét đẹp dân tộc
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa..... Nhà gác đơn sơ một
góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gố
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế
nào ? Biểu hiện cụ thể.
- HS : Quan sát văn bản phát biểu.


? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhận
của em về bữa ăn với những món đó.
- HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản.
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên
thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời
với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được
đãi ngộ như họ khơng.
? HS : Thảo luận nhóm
Tích hợp KNS
? Qua trên em cảm nhân được gì về lối sống, phong cách
của Hồ Chí Minh.
- Lối sống của Bác là sự kết thừa và phát huy những nét
cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp
thời đại gắn bó với nhân dân.
? Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử

dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- HS : Đọc lại "và người sống ở đó  hết".
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị
anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác
giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ra sao?
- HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+ Giống : Giản dị thanh cao
+ Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng
nhân dân.
- Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa,
tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh ...
Giai đoạn 3,4: Luyện tập và vận dụng
Ứng dụng liên hệ bài học KNS
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa
trong thời kỳ hội nhập có những thuận lợi và nguy cơ gì.
- HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn
giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác
em có suy nghĩ gì về việc đó.
-> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tự tu dưỡng
rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn
hóa và phi văn hóa.
- Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại :
- Vấn đề ăn mặc
- Cơ sở vật chất
- Cách nói năng, ứng xử.
- Vấn đề này vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu
dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :


3. Ý nghĩa văn bản
- Trong thời kì hội nhập
ngày nay chúng ta cần
tiếp thu văn hóa nhân
loại, đồng thời phải giữ
gìn phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.


+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có
con người mới XHCN.
+Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc).
Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng
ngày.
- GVcho HS đọc và ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh
những nội dung chính của văn bản.
Hướng dẫn luyện tập

IV. Tổng kết
- Phong cách văn hóa Hồ
Chí Minh là một văn bản
nhật dụng có sử dụng kết
hợp các yếu tố nghị luận,
tự sự, biểu cảm một cách
hài hòa.
- Chúng ta cảm nhận một
phong cách HCM là sự
kết thừa và phát huy

những nét cao đẹp của
những nhà văn hóa dân
tộc họ mang nét đẹp thời
đại gắn bó với nhân dân.
V. Luyện tập.

- HS kể một số chuyện viết về Bác Hồ, GV bổ sung.
- Gọi HS đọc.
- GV hát minh họa.
4. Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Văn bản đã bồi đắp thêm cho em những hiểu biết và tình cảm nào về Bác?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Tìm hiểu ý nghĩa của một
số từ Hán Việt trong đoạn trích
- VỊ häc bµi cũ. Đọc và soạn bài mới
- Son bi u tranh cho một thế giới hồ bình”

Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại : Phương
châm về lượng va phương châm về chất.
2. Kỹ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm về lượng và
phương châm về chất .Vận dụng phương châm về lượng ,phương châm về chất trong hoạt
động giao tiếp .
3.Thái độ: Giáo dục cho HS lòng biết yêu tiếng việt
II. Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài.
- Ra quyết định: Lựa chọn các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày, suy nghĩ, ý tưởng trao đổi về cách giao tiếp của bản thân.



III. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên:Giáo án, SGK, SGV, Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc , SGK, vở ghi .
IV. Tiến trình bài dạy:
Giai đoạn 1:Khám phá.
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại kỉ niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ
có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp .
Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng
cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
3. Bài mới: Trong giao tiếp có những quy định tuy khơng nói ra thành lời nhưng những
người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ khơng thành . Những quy
định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức,
lịch sự....)
Giai đoạn 2:Kết nối
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức phương châm về lượng .
Treo bảng phụ ghi bài tập 1.
? Câu trả lời của ba có làm thoả mãn câu hỏi
của An không?
Tại sao?
? Thực chất câu hỏi của An là gì? Lẽ ra Ba
phải trả lời câu hỏi đó như thế nào?
* Đưa ra đáp án đúng.
? Vậy muốn giúp cho người nghe hiểu thì
người nói phải chú ý điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 SGK.

? Câu hỏi của A ‘‘Lợn cưới” và câu trả lời
của A ‘‘áo mới” có gì trái với câu hỏi và câu
trả lời bình thường?
? Muốn hỏi đáp chuẩn mực thì phải tuân theo
những nguyên tắc gì?
? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo mới
phải nói như thế nào để người nghe hiểu
đúng.
Tích hợp KNS:
? Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì.
- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận
dụng các phương châm hội thoại trong giao
tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng,

I. Phương châm về lượng
1. Bài tập 1
- Câu trả lời của Ba không thoả mãn
(đáp ứng) được câu hỏi của An.
+ An hỏi địa điểm tập bơi
+ Ba lại giải thích bơi là gì
+ Có thể trả lời bơi ở bể bơi, ở sơng,
ở hồ……
- Muốn giúp cho người nghe hiểu thì
người nói cần phải chú ý người
nghe hỏi cái gì? Như thế nào? ở
đâu?
2. Bài tập 2.
- Câu hỏi thừa từ ‘‘Cưới”
- Câu trả lời thừa ‘‘ Từ lúc…áo

mới”
* Nguyên tắc trong giao tiếp
+Khơng hỏi thừa và trả lời thừa, nói
đúng và đủ.


trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo
các phương châm hội thoại.
? Qua 2 ví dụ, em rút ra điều gì cần tn thủ
khi giao tiếp. Lấy ví dụ.
Chốt lại nội dung.Yêu cầu học sinh đọc ghi
nhớ SGK
3. Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức phương châm về chất
Yêu cầu đọc truyện cười SGK.
II. Phương châm về chất
? Truyện phê phán thói xấu nào?
1. Bài tập 1:
? Tự sự phê phán trên em rút ra được bài học - Truyện phê phán thói khốc lác,
gì trong giao tiếp?
nói những điều mà chính mình cũng
khơng tin là sự thật.
- Khơng nên nói điều mình khơng
tin là khơng đúng và có bằng chứng
xác thực.
Yêu cầu đọc ghi nhớ
2. Ghi nhớ SGK
- GV đưa ra ví dụ: Khi cơ giáo hỏi: “Em học
ở đâu?” mà người trả lời là “học ở trường”
thì người trả lời đã khơng tn thủ phương

châm hội thoại nào?
- Kết luận: vi phạm phương châm về lượng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
? Bài tập a, Thừa cụm từ nào vì sao?
? Bài tập b, Thừa cụm từ nào?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.

- Hướng dẫn làm bài tập 3
- Hướng dẫn làm bài tập 4

III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Thừa cụm từ “ở nhà”
b. Thừa cụm từ “có 2 cái”
2 Bài tập 2.
a. nói có sách, mách có chứng.
b. nói dối
c. nói mị.
d. nói nhăng, nói cuội.
e. nói trạng.
3.Bài tập 3: Truyền thừa câu ‘‘ruồi
có đi được khơng’’ vi phạm phẩm
chất về lượng.
4. B tập 4.
- Truờng hợp này có ý thức tơn
trọng phẩm chất về lượng, Người
nói tin rằng nói đúng nhưng chưa có
hoặc chưa kiểm tra được, nên phải
dùng xen thêm những từ ngữ đó.

- Tơn trọng phẩm chất về lượng –
không nhắc lại điều mọi người đã
biết, đã nghe.
5. Bài tập 5.


- Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
4. Củng cố: Thế nào là phương chân về chất, phương châm về lượng?
5. Dặn dò.
1. Học bài, làm các bài tập còn lại.
2. Soạn bài “Sử dụng một số… thuyết minh”.
+ Xem lại phần văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
+ Đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi
Tiết 4:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cho bài học:
1. Kiến thức: Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Vai trò
của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng: Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
Vận dung các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
3.Tư tưởng: Sử dụng thường xuyên một số biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh .
II. Tích hợp giới thiệu vẻ đẹp bãi biển Thịnh Long ( hoặc vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ
đổ trên biển – bình minh ( hồng hơn ) -> Có ý thức yêu mến và giữ gìn cảnh đẹp của quê
hương.
III. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, bảng phụ.
- HS: xem lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: giới thiệu bài:

Ngư dân Thịnh Long cập bến sau chuyến ra khơi

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ

Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức
HĐ1: Giúp HS ôn lại kiểu văn bản thuyết I. Tìm hiểu việc sử dụng một số
minh và tìm hiểu việc sử dụng một số biện biện pháp nghệ thuật trong
pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. văn bản thuyết minh:


? Văn bản thuyết minh có những tính chất nào.
Nó được viết ra nhằm mục đích gì.
- Tính chất: khách quan, xác thực và hữu ích;
chính xác, rõ ràng và hấp dẫn.
- Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính
chất các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội.
? Có mấy phương pháp thường dùng trong văn
bản thuyết minh.
- (Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, nêu số liệu,
liệt kê, so sánh…).
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiêûu văn bản
thuyết minh có sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật.
- Gọi 2 HS đọc văn bản.
? Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì.

? Văn bản có cung cấp được tri thức một cách
khách quan về đối tượng không.
- Chia nhóm cho HS thảo luận:
1. Vấn đề “sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận”
được tác giả thuyết minh bằng cách nào ?
2. Nếu chỉ sử dụng phương pháp liệt kê thì đã
nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? (bài văn
sẽ chưa làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh).
3. Tác giả hiểu sự “kỳ lạ” này là gì ? Hãy gạch
chân dưới câu văn nêu khái quát sự kỳ lạ ấy ?
- HS phát hiện trong đoạn 1 và gạch chân các từ
quan trọng.
4. Để làm rõ sự “kỳ la”ï của Hạ Long, tác giả
còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
? Tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ
Long chưa. Trình bày được như thế là nhờ đâu.
? Ngồi các biện pháp được tác giả sử dụng
trong bài, còn những biện pháp nào có thể vận
dụng (HS thử nêu một số biện pháp nghệ thuật
khác).
- GV nhận xét và giới thiệu một số biện pháp
như tự thuật, kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ,
nhân hóa...
? Vận dụng vào như vậy nhằm mục đích gì.
? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết: để vận cho
văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn,
người ta thường vận dụng những biện pháp
nghệ thuật nào.
? Các biện pháp nghệ thuật ấy được sử dụng
như thế nào.


1. Ôn tập văn bản thuyết minh.

2. Viết văn bản thuyết minh có
sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật
VB “Hạ Long - Đá và nước”
- Thuyết minh về vấn đề sự kỳ lạ
của Hạ Long.
- Phương pháp: giải thích, liệt kê.

- Biện pháp: liên tưởng, tưởng
tượng.
- Dùng cách miêu tả, so sánh,
tưởng tượng vẻ đẹp của đá dưới
ánh sáng, biến chúng từ vật vô tri
thành vật sống động có hồn.

-> Văn bản trở nên sinh động,
hấp dẫn.


- GV giới thiệu thêm một số biện pháp như, tự
thuật theo lối ẩn dụ, nhân hóa...
GV giới thiệu vẻ đẹp bãi biển Thịnh Long
( hoặc vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ trên
biển – bình minh. Nếu thuyết minh em sẽ sử
dụng bpnt gì? Gọi một vài em miêu tả cảnh.
Ghi: Chốt lại nội dung.
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK

Hướng dẫn hs làm bài tập 1 - NHĨM
Chia lơp lam 3 nhóm thảo luận t/g 5 phút
- Cử đại diện trình bày
? văn bản này có tính chất thuyết minh khơng?
nó thể hiện ở đâu ? phương pháp thuyết minh
nào được sử dụng ?
? Bài tập thuyết minh có nét gì đặc biệt ?
? Các biện pháp nêu trên có tác dụng gì? chúng
có gây hưng thú khơng, có làm…=>nội dung
cần thuyết minh khơng ?

II. Luyện tập
1. Bài tập 1.
- Văn bản có tính chất thuyết
minh vì cung cấp cho người đọc
tri thức kết quả về ruồi.
+ Thể hiện ở các chi tiết còn là
ruồi xanh… bên ngoài ruồi, mắt
chứa hàng triệu mắt nhỏ.
+ sử dụng phương pháp thuyết
minh: Giải thích, nêu số liệu, so
sánh.
- Nét đặc biệt của bài thuyết
minh
+ Hình thức: giống như văn bản
thuyết minh, phân tích.
+ Cấu trúc: Giống văn bản cuộc
đấu tranh về pháp lý.
+ Nội dung giống câu chuyện kể
về ruồi

- Sử dụng các phương pháp nêu
trên. kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ
- Các phương pháp thuyết minh
làm cho văn bản trở nên hấp dẫn,
sinh động, thú vị.
- Nhớ các biện pháp nêu trên mà
văn bản gây hứng thú cho người
đọc, đồng thời nó khơng gây …
=> việc tiếp nhân nội dung văn
bản thuyết minh .
4. Củng cố: Hãy đánh dấu (×) vào câu em cho là đúng?
Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn chúng ta:
a/ º Chỉ vận dụng một vài biện pháp nghệ thuât chính.
b/ º Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
c/ º Làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, gây hứng thú cho người đọc.
d/ º Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
5. Dặn dò.
- Học bài, làm bài tập còn lại.


- Soạn bài “Luyện tập…. thuyết minh”.

Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONGVĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo…)
Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng: Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. Lập dàn ý
chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật) về một đồ dùng.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để
bài thêm hấp dẫn, sinh động.
II. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, bảng phụ, dàn bài mẫu.
- HS: soạn bài theo sự yêu cầu.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Có nên sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh hay
khơng? Vì sao?
HS: dựa vào phần nội dung của bài học trước đề trình bày( trong phần ghi nhớ)
? Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?
“ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên
như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi
rừng. Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người
ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng
chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối
con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.
A. Liệt kê và so sánh
C. Liệt kê và nhân hóa
B. Nhân hóa và so sánh
D. Nói quá và hoán dụ
? Thế nào là văn bản thuyết minh ? Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp
dẫn, chúng ta phải làm gì ?
3. Bài mới. giới thiệu mục đích, nội dung của tiết Luyện tập.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức
HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo
sự phân cơng:
+ Việc lập dàn ý chi tiết.

+ Việc viết phần mở bài.
- Dành thời gian cho các nhóm thảo luận
lại và bổ sung thêm.


HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành luyện
tập
- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý chi
tiết về thuyết minh cái quạt:
+ Nêu dự kiến của em về việc sử dụng các
biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết
minh?
+ Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã viết
sẵn).
- Gọi đại diện nhóm 4 trình bày dàn ý chi
tiết về thuyết minh cái nón:
+ Nêu dự kiến của em về việc sử dụng các
biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh
của mình.
- Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã viết sẵn
ở nhà).

*/ Thuyết minh về cái quạt:
1. Mở bài: nêu định nghĩa về cái quạt.
2. Thân bài:
- Nêu công dụng của cái quạt:
+ Để quạt khi trời nóng.
+ Để trang trí.
+ Để biểu diễn nghệ thuật.
- Cấu tạo của cái quạt:

+ Ốc xoắn: bằng sắt.
+ Khung quạt: bằng nan, sắt.
+ Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy.
- Chủng loại: quạt nan, giấy, điện.
- Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời.
3. Kết bài: bày tỏ cảm nghĩ về chiếc
quạt.
*/ Thuyết minh cái kéo :
1. Mở bài: Kéo là một trong những
dụng cụ cần thiết cho mỗi gia đình, cơ
quan, xí nghiệp.
2. Thân bài:
+ Kéo ra đời từ khi đồ sắt được sử
dụng rộng rãi.
+ Cấu tao kéo bao gồm 2 thân và một
trục xoay cố định.
+ Kéo được dùng để cắt giấy, cắt tóc,
cắt sắt…
3. Kết bài: Cần phải biết cách sử
dụng kéo đúng mục đích

HĐ3: Hướng dẫn HS thảo luận, nhận
xét dàn bài của các bạn.
- Yêu cầu HS thảo luận, nhận xét 2 dàn ý
bạn vừa trình bày:
+ Đúng như yêu cầu chưa ?
+ Phần Mở bài đảm bảo chưa ?
+ Ở từng dàn ý, bạn đã vận dụng được các
biện pháp nghệ thuật hợp lý chưa ?
+ Cần bổ sung, sữa chữa điều gì thêm ?

- GV nhận xét, kết luận chung và đưa ra
dàn ý mẫu:
4: Củng cố: Hãy nhắc lại dàn ý một bài văn thuyết minh gồm mấy phần. Cách vận dụng
các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh ?


5. Dặn dị.
- Tiếp tục hồn chỉnh dàn ý của mình, tập viết đoạn văn cho phần mở bài.
- Đọc bài đọc thêm ( SGK/16).
- Soạn bài “ Đấu tranh cho một thế giới hịa bình”.
+ Đọc kỹ văn bản và các chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập.
Tuần: 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Ký duyệt BGH:

Tiết 6-7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

- G. G. Mác két –
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,
chiến tranh hạt nhân. Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hịa bình. Một số
hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. Hệ thống luận
điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ
đấu tranh về hịa bình cho nhân loại.
3. Thái độ: Tơn trọng hịa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hịa bình cho toàn nhân loại.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Nhận thức được chỉ có hào bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp
2. Làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng
nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay.
3. Giao tiếp: Trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể chống chiến tranh
hạt nhân vì một thế giới hịa bình.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1.Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm
vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hịa bình cho nhân loại.
2. Minh họa bằng tranh ảnh về hiểm họa và nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hịa
bình.
2. HS: tìm những tư liệu nói về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ hịa bình.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Hãy kể một câu chuyện nói về lối sống giản dị của Hồ Chí Minh?


3. Bài mới: Trong lịch sử thế giới đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa
các quốc gia, các dân tộc. Đặc biệt trong thế kỉ XX, thế giới diễn ra 2 cuộc chiến tranh
tàn khốc nhất của nhân loại đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng con người, phá
huỷ bao nhiêu cơng trình kiến trúc, thiệt hại hàng chục tỉ Đô la Mĩ. Sau năm 1945
chiến tranh thế giới thứ II kết thúc nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn cịn tiềm ẩn và đặc
biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đe doạ toàn bộ loài người và sự sống trên trái
đất. Trước nguy cơ đo,ù thế giới đã có nhiều cố gắng nhằm giảm mối đe doạ hạt nhân,
như hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ. Văn bản này là
đoạn trích bản tham luận của nhà văn Mác-két phát biểu trong hội nghị sáu nước họp
tại Mê-hi-cô kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang
Hoạt động của thầy và trị

Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
I.Tác giả, tác phẩm:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả G. G. Mác 1. Tác giả:
két.
- G. G. Mác két.Là nhà văn
- Nhận xét, khái quát lại và giải thích từ “hiện thực Cô- lôm- bi- a.
huyền ảo”.
- Chuyên viết tiểu thuyết,
? Văn bản “Đấu tranh cho một thế gới hịa bình” ra
truyện ngắn hiện thực huyền
đời trong hồn cảnh nào.
ảo.
- Ơng là nhà văn u chuộng hịa bình. Đây là bài 2. Tác phẩm: Được viết khi
văn trích từ bài tham luận của ông.
tác giả tham dự cuộc họp
lần II về vấn đề vũ trang và
vũ khí hạt nhân (tháng8/
1986).
II. Đọc và tìm hiểu văn
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu VB.
bản:
- Cách đọc: giọng rõ ràng dứt khoát, chú ý đọc đúng 1. Đọc:
các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ viết tắt.
- Yêu cầu HS đọc từ đầu -> điểm xuất phát của nó.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
- Yêu cầu HS đọc các chú thích SGK.
? Cịn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu. GV
giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào và được viết

theo phương thức biểu đạt gì (HS phát hiện kiểu văn
bản nhật dụng và phương thức biểu đạt chính là nghị
luận ).
- GV nhắc lại luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng,
quân điểm được đặt ra sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
Luận cứ: là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho
luận điểm.
? Hãy nêu luận điểm chính của văn bản trên. Luận


điểm trên được triển khai qua những luận cứ nào.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình
bày ý kiến.
- GV nhận xét, khái quát và đưa ra đáp án (trên bảng
phụ).
- Luận điểm:
+ Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đối với loài
người đấu tranh là nhiệm vụ của toàn nhân loại.
- Luận cứ:
+ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến xã hội, y
tế, giáo dục…
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí lồi người và
tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hịa bình.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 1 (từ đầu -> khả năng
sống tốt đẹp hơn) và cho biết tác giả nêu vấn đề gì?
? Hiện nay trên thế giới có những nguy cơ nào đang
đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất.

? Để giúp người đọc thấy được tính hiện thực và sự
khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã lập luận
bằng cách nào (phương pháp lập luận chứng minh,
đưa ra các mốc thời gian và số liệu ).
? Theo em, cách lập luận trên có tác dụng gì.
- GV chốt lại: bằng phương pháp lập luận chứng
minh với những mốc thời gian cụ thể, số liệu chính
xác, tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh
mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề.
- Yêu cầu HS đọc từ “ Năm 1981… cho toàn thế
giới”.
? Đoạn văn trên nói về nội dung gì.
? Để cho cuộc chạy đua vũ trang không làm ảnh
hưởng đến đời sống con người, vấn đề cần làm của
các tổ chức là gì.
? Vấn đề ấy được thể hiện ở những luận cứ nào.
? Để làm bài toán so sánh, tác giả đã đưa ra những
dẫn chứng nào.
- GV dùng bảng phụ để HS dễ theo dõi , đối chiếu.
? Theo em, những dự kiến đầu tư cho nước nghèo có
thực hiện được khơng.

2. Luận điểm và hệ thống
luận cứ của văn bản:

III. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt
nhân:
- Hơn 50.000 đầu đạn hạt
nhân dược bố trí khắp hành

tinh.
- Có thể tiêu diệt hành tinh
và phá hủy mặt trời.
Là những chứng cứ
xác thực giúp người đọc
thấy được đây là một hiểm
họa khủng khiếp đang

2. Cuộc chạy đua vũ trang
ảnh hưởng đến cuộc sống
con người.
- Giải quyết những vấn đề
cấp bách cho 500 triệu trẻ
em nghèo nhất trên thế giới:
+ Dự kiến cứu trợ về y tế
+ Giáo dục
+ Tiếp tế thực phẩm
- Chỉ là một giấc mơ, không
thể thực hiện được.


? Vì sao khơng thực hiện được.
? Vậy những con số trên nói lên điều gì (sự tốn kém
ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ
trang).
? Em có nhận xét gì về cách lập luận trên của tác
giả. Cách lập luận này có tác dụng gì.
- GV nhận xét và kết luận: bằng phép so sánh và đưa
ra các số liệu cụ thể, tác giả đã khiến người đọc ngạc
nhiên và bất ngờ.

- Yêu cầu HS đọc từ “một nhà tiểu thuyết….. điểm
xuất phát của nó” và cho biết nội dung nói về điều
gì.
? Nhà văn Mác- két đã cảnh báo điều gì khi chiến
tranh hạt nhân xảy ra.
? Tại sao tác giả nói: chạy đua vũ trang là đi ngược
lý trí con người.
? Đối với tự nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu vũ khí hạt
nhân nổ.
- Với luận cứ này, hiểm họa chiến tranh hạt nhân đã
được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên,
phản tiến hóa của nó.
? Vậy, em có suy nghĩ gì trước lời cảnh tỉnh trên của
nhà văn Mác két (có thể đưa ra giải pháp đối với vấn
đề chiến tranh hạt nhân ).
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
? Trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe
dọa loài người và sự sống trên Trái Đất, thái độ của
tác giả ra sao?
? Liệu, chỉ tiếng nói của tác giả có thể ngăn chặn
được hiểm họa hạt nhân không?
GV? Vậy là thế hệ mầm non tương lai của đất nước
em sẽ hành động như thế nào để ngăn chặn chiến
tranh hạt nhân xảy ra?
HS: Thảo luận chung cả lớp và trình bày câu hỏi.
? Kết thúc bài văn, tác giả đưa ra đề nghị gì?
- GV: mục đích mở ra nhà băng con người ở thời đại
sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã trường tồn
trên Trái Đất và khơng qn những kẻ đã vì lợi ích ti
tiện mà đẩy nhân loại vào họa diệt vong.

GV? Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong

-> Lập luận đơn giản, cuộc
chạy đua vũ trang đã và
đang cướp đi điều kiện cải
thiện cuộc sống con người.
3. Tác hại của chiến tranh
hạt nhân:
- Chạy đua vũ trang là đi
ngược lại lý trí con người và
lý trí tự nhiên.
- Nó khơng làm lợi cho con
người mà hủy diệt sự sống
con người và Trái Đất.
- Nó sẽ hủy diệt nền văn
minh, đưa Trái Đất trở lại
điểm xuất phát ban đầu.

4. Nhiệm vụ đấu tranh
ngăn chặn chiến tranh hạt
nhân cho một thế giới hịa
bình:
- Tham gia vào bản đồng ca
của những người địi hỏi
một thế giới khơng có vũ
khí và một cuộc sống hịa
bình, cơng bằng.
- Mở ra một nhà băng lưu
trữ trí nhớ về thảm họa hạt
nhân để nhân loại hiểu.



quan hệ với hào bình thế giới( chống nạn đói, nạn
thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác như thế nào?
HS: Trình bày theo hiểu biết. GV nhận xét, bổ sung.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong VB
“Đấu tranh cho một thế giới hịa bình” là gì.
? Theo em, văn bản trên thuyết phục người đọc ở chỗ
nào (lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, thái độ
nhiệt tình của tác giả ).
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ5: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Tổng kết:
*/ Ghi nhớ: SGK/21

V. Luỵện tập, củng cố:
Phát biểu cảm nghĩ của em
khi thấy vũ khí hạt nhân đe
dọa sự sống trên Trái Đất.

4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tiếp tục đọc văn bản và trả lời các câu hỏi cịn lại.
- Tìm hiểu xem việc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như
thế nào?
- Chiến tranh hạt nhân có tác hại gì và nhiệm vụ của mỗi người đối với việc đấu tranh
cho một thế giới hòa bình?
****************************************************************


Tiết 8: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt lõi về nội dung ba phương châm hội
thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ,phương cham cách thức,
phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. Nhận biết và phân tích được cách sử
dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một
tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương
châm trong hội thoại sao cho đúng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan
trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao
tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm
bảo các phương châm hội thoại.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong
giao tiếp
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai
để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.


3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách
giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.

2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. KTBC: Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ? Cho ví du ?
3. Bài mới: Ngồi hai phương châm về chất và lượng trong đã học thì phương châm
quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự cũng là ba phương châm
không thể thiếu trong giao tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/ châm quan hệ I. Phương châm quan hệ:
- Dùng bảng phụ ghi tình huống sau:
1. Ví dụ: (xem bảng phụ )
A: Nằm lùi vào.
B: Làm gì có hào nào.
A: Đồ điếc.
B: Tơi có tiếc gì đâu.
- Mỗi người nói một đằng
? Cuộc hội thoại trên có hiệu quả gì khơng? Vì sao?
khơng khớp nhau khơng
? Tình huống trên ứng với câu thành ngữ nào?
hiểu nhau → ơng nói gà bà
nói vịt.
? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
→ Cần nói đúng vào đề tài
giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ: SGK/ 21
GV: u cầu học sinh tìm những thành ngữ có nội
dung liên quan đến phương châm quan hệ
GV: Yêu cầu lớp chia 2 nhóm viết một đoạn văn có sử

dụng phương châm quan hệ, sau đó yêu cầu các nhóm
khác nhận xét phát hiện lỗi.
HĐ2: Giúp HS tìm hiểu phương châm cách thức.
II.Phương châm cách
- Yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK.
thức:
? Hai thành ngữ dây cà ra dây muống, lúng búng như 1. Ví dụ:
ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào. VD1:
? Những cách nói này có ảnh hưởng gì trong giao tiếp. - Dây cà ra dây muống:
chỉ cách nói dài dịng,
rườm rà.
? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp.
- Lúng búng như ngậm hột
thị: chỉ cách nói ấp úng,
- GV đưa ra ví dụ: Đem cá về kho.
khơng thành lời.
? Câu này cĩ thể hiểu theo mấy cách.
→ Cần nói ngắn gọn, rành
- HS thảo luận cặp, trình bày kết quả và giải thích lý mạch.
do.
VD 2:
- GV kết luận: cĩ 2 cách hiểu:
Có thể hiểu câu trên theo
+ Đem cá về nấu lên ăn
hai cách.
+ Đem cá về cất trong kho.
? Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế


nào.

- Muốn người nghe hiểu theo ý thứ nhất thì thêm từ
“mà” trước từ “kho”.
? Qua ví dụ, em thấy trong giao tiếp cần tn thủ điều
gì.
- Các ví dụ trên là biểu hiện của phương châm cách
thức.
? Thế nào là phương châm cách thức?
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu học sinh tìm những thành ngữ có liên
quan đến phương châm cách thức.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm viết một đoạn
văn có sử dụng phương châm cách thức và các nhom
thay đổi nhau tìm những lỗi cụ thể trong đoạn văn đó.
HĐ3: Giúp HS tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Gọi HS đọc truyện cười.
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm
thấy mình đã được từ người kia một cái gì đó.
- GV giải thích và kết luận: chính từ “xin lỗi” và “cảm
ơn” đã giúp hai người nhận được ở nhau một tình cảm.
- Gíao dục HS cách giao tiếp trong cuộc sống.
? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này.
- Ví dụ trên thể hiện phương châm lịch sự.
? Thế nào là phương châm lịch sự.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
? Chúng ta vừa tìm hiểu những phương châm nào. Nêu
nội dung từng phương châm. Lấy ví dụ.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Qua những câu tục ngữ ca dao trên, cha ơng khun
dạy chúng ta điều gì.

? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội
dung tương tự.
- GV cung cấp thêm:
+
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
+
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
+ Chó ba canh mới nằm, người ba năm mới nói.
+ Một lời nói quan tiền thúng thóc.
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
+ Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho ngi tấm lịng.
+ Người xinh tiếng nói cũng xinh,
Người giịn cái tỉnh tình tinh cũng giịn.
- Nêu yêu cầu bài tập 3.

→ Tránh cách nói mơ hồ
khó hiểu.

2. Ghi nhớ: SGK/ 22

III. Phương châm lịch
sự:
1. Ví dụ: SGK/ 22

-> Cần tế nhị và tôn trọng
người khác.
2. Ghi nhớ: SGK/23

IV. Luyện tập, củng cố
1. Trong kho tàng…
- Khẳng định vai trị của
ngơn ngữ trong đời sống
và khun con người trong
giao tiếp nên nói năng lịch
sự.

3. Tìm những thành ngữ
liên quan đến phương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×