Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ XUẤT ĐỊNH KỲ - CHKI - LỚP 4.1
Môn : Tiếng Việt
Năm học 2017 - 2018
A. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) :
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm) (thời gian khoảng 15 đến 20 phút)
Bài: Cô giáo và hai em nhỏ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại
càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan
trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của
cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh
dạy các bạn viết, vẽ… Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng…
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa
nhỏ đứng bên một cô gái, Na giải thích: “ Em vẽ cơ tiên đang gõ đôi đũa thần chữa
đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái
Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cơ
dạy Nết học.
Cịn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35
học trị của mình về một bạn nhỏ. Đơi chân của bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải
ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng , bạn vẫn cố viết
và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng
lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm .
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp
Hai. Cịn Nết, cơ bé đang hình dung cảnh cơ giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc
xe lăn.
(Theo Tâm huyết nhà giáo )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,5 điểm) Đọc hiểu - Mức 1: Hồn cảnh của Nết có gì đặc biệt ?
A. Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải .
B. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo lại.


C. Đôi chân bị tật không đi được .
D. Gia đình khó khăn khơng được đi học .
Câu 2. (0,5 điểm) Đọc hiểu - Mức 1: Nghe Na kể về cơ giáo, Nết đã ước mơ điều gì ?
A Ước mơ được gặp cô giáo .
B. Ước mơ cho đôi chân đi lại được.
C. Ước mơ được đi học như Na.
D. Ước mơ được vui chơi.
Câu 3. (0,5 điểm) Đọc hiểu - Mức 2: Bài văn thuộc chủ điểm nào mà em đã học ?
A.Thương người như thể thương thân.
B. Có chí thì nên.
C. Măng mọc thẳng .
D. Trên đô cánh ước mơ .
Câu 4. (0,5 điểm) Đọc hiểu - Mức 2: Bạn nhỏ mà cô giáo vẫn kể cho học trị của mình
nghe là ai?
A. Là con gái của cô
B. Là cô bé Na .
C. Bạn nhỏ gần nhà cô .
D. Là Nết chị của Na.


Câu 5. (1,0 điểm) Đọc hiểu. Tự luận - Mức 3: Cơ giáo đã làm những gì để giúp Nết ?
Hãy viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………….
Câu 6. (1,0 điểm) Đọc hiểu. Tự luận Mức 4: Theo em , Na là một cô bé như thế nào ?
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
……………………………………………….
Câu 7. (0,5 điểm) Mức 1- Phân môn Luyện từ và câu: Dòng nào chỉ gồm các động từ?
A. vẽ, tự hào, bàn chân.
C. di chuyển, bò, hớn hở .
B. đọc, viết, thăm
D. di chuyển, dạy, nhẹ nhàng .
Câu 8. (0,5 điểm) Mức 2- Phân môn Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu “ Cô giáo
ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền.” là:
A. Cô giáo ngạc nhiên .
C. Cô giáo .
B. Cô giáo ngạc nhiên khi .
D. Chị gái Na .
* Câu 9. (1điểm) Mức 3-Tự luận –Tìm tính từ trong câu “Na kể rất nhiều về cô giáo:
tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên
từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ…?
Viết câu trả lời của em.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
*Câu 10. (1điểm) Mức 4 - Tự luận - Phân môn Luyện từ và câu: Đặt một câu có dùng
tính từ trong câu văn trên?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I. Chính tả (nghe - viết) (5 điểm) thời gian 15 phút
Bài viết : Trung thu độc lập
Ngày mai, các em có quyền được mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi
mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ

xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên
những con tàu to lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những óng khói nhà máy chi chít,
cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

II. Tập làm văn (5,0 điểm)
Đề bài : Em hãy tả một đồ vật mà em thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4


Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
viết
CâuPhần
1 2: Phần
2
3 (10
4 điểm) 5
6
7
8
9
10
1.Chính tả: (5 điểm)
+ Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy
định, viết sạch, đẹp : 5 điểm.
+ Viết sai âm, vần trừ 0,5điểm/lỗi
+ Viết sai dấu thanh, viết hoa không đúng qui định : trừ 0,25đ/lỗi
2.Tập làm văn: (5 điểm )
Hướng dẫn chấm:
1.Yêu cầu cần đạt:
+ Viết đúng thể loại miêu tả ( kiểu bài tả đồ vật) có đủ các phần mở bài, thân bài, kết

bài với nội dung từng phần phù hợp.
+ Tả được đặc điểm nổi bật của đồ vật: hình dáng, màu sắc, các chi tiết bộ phận, lợi
ích…
+ Lời văn viết rõ ràng, mạch lạc, biết dùng hình ảnh so sánh, thể hiện sự yêu quý của
bản thân với đồ vật.
+ Ý tưởng phong phú, có nhiều câu văn hay, sinh động, có sức gợi tả.
+ Câu viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, khơng sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình
bày sạch đẹp.
2.Thang điểm:
+ Điểm 4,5 - 5: Bài làm đạt trọn vẹn cả 5 yêu cầu trên.
+ Điểm 3,5 – 4,25: Bài làm đủ cả 5 yêu cầu nhưng liên kết câu, đoạn chưa chặt chẽ,
cách viết đơn điệu, ít dùng từ gợi tả, sai từ 3 – 5 lỗi về chính tả và dùng từ, đặt câu.
+ Điểm 0,5 – 3,25: Giám khảo căn cứ vào yêu cầu thang điểm đã cho để vận dụng khi
chấm cụ thể từng bài làm của học sinh.
+ Điểm 0,25: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×