Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ngu van 12 DE THI THU THPT QUOC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.38 KB, 5 trang )

ĐỀ SỐ 11 THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)

…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí
Nguyễn Bá Thanh cịn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung,
một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu
các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Với những cơng lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được
Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc
lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà
nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà
nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn
cho đồng chí…
( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới thiệu ngày
16/02/2015).
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
1/- Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.
2/- Nêu nội dung chính của văn bản.
3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn cao quý nhất và đáng tự hào nhất,
chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà
Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…Hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp tu từ đó là gì?
Câu II (2,0 điểm):
Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều khơng thể của hơm
nay sẽ hố thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô)
Câu III (5,0 điểm): Bàn về đặc điểm cái tơi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến


cho rằng: Đó là cái tơi có khát vọng sống, khát vọng u chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến
khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự
hữu hạn của kiếp người.
Từ cảm nhận về cái tôi trong bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

-HẾT-


ĐÁP ÁN ĐỀ 11
Câu I (2,0 điểm)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng
hô tôi)(0.25đ)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão
đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. (0.25đ)

3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá
non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà
lại sống. (1.0đ)

- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm
văn hiến.
- Cây si hồi sinh: lại sống, lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi
những giá trị tinh thần của Hà Nội.
- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài
văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.

Câu II (2,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội- một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặ

chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức :
1.

Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

-Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tạ
trong thực tế;

- Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mơ hình cịn ở
dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ khơng hình dung được và khơn
định hướng được cuộc sống của mình.

- Chỉ có hành động mới biến ước mơ thành hiện thực. Điều không tưởng của hôm na
sẽ không thành viễn vông nếu ước mơ của ta là ước mơ chính đáng. Nó sẽ là hiện thực của
ngày mai nếu ước mơ đó kèm theo những hành động cụ thể.
2.

Bàn luận (2,0 điểm)

-Quan niệm của V. Huy-gô là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, không a
không một lần mơ ước. Ước mơ sẽ giúp cho con người nhận ra ý nghĩa cao đẹp của cuộ
sống. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách củ
cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đờ
mình…

-Nếu đã có được những ước mơ thì ta nên cố gắng thực hiện bằng được cho dù phả



đối diện với những khó khăn, gian khổ.
- Cũng nên dựa vào hồn cảnh cụ thể để có những ước mơ phù hợp với sức mình.

- Thật đáng buồn cho những ai sống mà khơng có ước mơ. Sống như thế thì chưa thậ
sự định hướng đầy đủ về ngày mai.
3.

Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dươn
những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, ngh
lực của mình.

- Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống mà không c
mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.

Câu III (4,0 điểm):
Cảm nhận về cái tôi trong bài thơ Sóng (Xn Quỳnh) và bình luận hai ý kiến .
1

4,0

Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống
Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi
tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng
biển Diêm Điền.

2


0,5

Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước
hiện thực khách quan. Qua cái tơi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng...
của nhà thơ trước cuộc đời.
- Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao
trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.
- Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi
0,5
tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư khi nhận ra sự ngắn ngủi của tình yêu và sự
mong manh của đời người.

3.

Cảm nhận về cái tơi trong bài Sóng và bình luận hai ý kiến ( 3,0 điểm)
a. Cảm nhận về cái tôi trong bài Sóng (2,0 điểm)
- Cái tơi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt (1,0 điểm)
+ Cái tơi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu
thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc. Cái tơi cịn khát
vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn,
thiêng liêng và khơng thể nào lí giải.

0,25


+ Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian,
mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức,
xâm nhập cả vào những giấc mơ.

+ Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc
sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc.

0,25

- Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người (1,0
0,5
điểm)
+ Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm nhận ra
nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vơ chung; khát vọng tình u là
khơn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn.
+ Cái tơi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hố thân vào sóng,
hồ nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để tình yêu vượt
qua sự hữu hạn của phận người.

0,5

- Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm)
+ Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngơn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu
chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá
cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

0,5

+ Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hố, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp
từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đơi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả
vẻ đẹp tâm hồn của cái tơi thi sĩ.
0,25

0,25

b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi Xuân Quỳnh trong bài thơ
Sóng. Ý kiến thứ nhất nhất mạnh đến khát vọng sống, khát vọng yêu, ý kiến thứ hai khẳng
định sự nhạy cảm, nỗi day dứt của cái tôi về giới hạn tình yêu và sự hữu hạn của kiếp
người.

0,5

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn
nhận tồn diện về cái tơi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về
vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
0,5




×