Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.46 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 7
PHẦN I: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
I. Tên chuyên đề:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 - 1077)
II. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động tấn
công trước để tự vệ.
- Hiểu được sự chuẩn bị chu đáo kịp thời của nhà Lý
- Tường thuật lại diễn biến theo lược đồ và tranh ảnh, tóm tắt kết cục cuộc
kháng chiến chống quân Tống.
- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống: chủ
động tấn cơng trước,lập phịng tuyến Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi
được quân xâm lược.
2. Kỹ năng:
Qua bài học này sẽ giúp các em rèn luyện, củng cố một số kĩ năng chủ
yếu sau:
- Biết tường thuật một trận đánh trên lược đồ.
- Biết sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học: Đền thờ Lý
Thường Kiệt tại Đền Đô (Bắc Ninh), Hà Nội; phịng tuyến sơng Như Nguyệt,
bài thơ Nam Quốc sơn hà…
- Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện là: quan sát, nhận định, đánh giá, phân
tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử, học tập chủ
động, tích cực.
- Hình thành các giá trị sống: Có tinh thần yêu nước dù ở thời đại nào,
sống có lí tưởng, mục đích cao đẹp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giầu
đẹp.
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm…


- Học sinh có thể vận dụng kiến thức các môn học khác cũng như các lĩnh
vực khác có liên quan như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Mỹ thuật, , di
sản văn hóa để giải quyết tốt các vấn đề mà bài học đưa ra
- Các em biết giữ gìn mơi trường sống xanh sạch đẹp, tích cực lao động
vệ sinh, bảo vệ di tích lịch sử nói chung cũng như ở gần nơi mình sinh sống nói
riêng.
3. Thái độ:


- Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ
đất nước bị xâm lược .
- Giáo dục các em lòng khâm phục, sự biết ơn đối với các anh hùng dân tộc và
những người có cơng đối với đất nước;
- Thái độ sống tích cực, sống có ý nghĩa, phấn đấu trở thành những cơng dân tốt,
có ích cho xã hội.
- HS biết vận dụng kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc;
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái khoan dung, đức tính vị tha;
- Qua bài học, các em có ý thức bảo vệ mơi trường, các di tích lịch sử...
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống (1075 - 1077)
+ Năng lực thực hành bộ mơn: trình bày diễn biến trên lược đồ; lập niên
biểu…
+ Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, sự tác động giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử với nhau
+ Năng lực so sánh, phân tích về một nhân vật, sự kiện lịch sử; phản biện

các nhận định, luận điểm lịch sử.
+ Năng lực nhận xét về nghệ thuật quân sự tiêu biểu và rút ra bài học lịch
sử từ các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077).
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử để trình bày chính kiến của mình về
một vấn đề lịch sử.
III. Xây dựng nội dung chuyên đề:
1. Nhà Lý tấn công sang đất Tống để tự vệ (1075)
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống:
- Nhà Lý chủ động tiến cơng để phịng vệ
2. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076 - 1077)
- Kháng chiến bùng nổ;
- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
IV. Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy:
Vận dụng
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cao
1. Nhà Lý tấn - Biết được - Giải thích Chứng - Nhận xét
cơng sang đất âm mưu và được ý nghĩa minh được được
chủ
Tống để tự vệ những hành của việc tiến cuộc
tiến trương tiến
(1075)
động chuẩn bị công trước để tự công
sang công trước
xâm
lược vệ.
đất Tống của để tự vệ của



nước ta của
nhà Tống.
- Biết được
diễn biến q
trình nhà Lý
tiến
cơng
trước để tự vệ
- Biết được
quá
trình
kháng chiến
chống quân
Tống
xâm
lược bùng nổ;
- Trình bày
2. Kháng
được
diễn
chiến chống biến, kết quả
quân xâm
cuộc
chiến
lược Tống
đấu
trên
(1076 - 1077) phịng Tuyến

Như Nguyệt

- Vì sao cuộc
tiến cơng sang
đất Tống lại
diễn ra thuận
lợi.

nhà Lý năm nhà Lý.
1075 không
phải là cuộc
tiến công để
xâm lược.

- Vì sao Lý - Phân tích - Rút ra được
Thường Kiệt lại được
việc cách
đánh
chọn sông Như kết
thúc giặc độc đáo
Nguyệt để xây chiến tranh và sáng tạo
dựng
phòng bằng
cách của nhà Lý
tuyến
chống giảng
hịa trong
q
qn Tống.
của

Lý trình chống
qn Tống
- Giải thích Thường
(1075
được việc Lý Kiệt;
Thường
Kiệt - Phân tích 1077)
cho người ngâm được ý nghĩa - Đánh giá
vang bài thơ lịch
sử, được
tài
Nam Quốc sơn nguyên nhân năng quân sự
hà khi quân giặc thắng lợi của của

ở vào thế tiến cuộc kháng Thường
thoái lưỡng nan chiến chống Kiệt.
trong
đêm quân
xâm
khuya
thanh lược Tống
(1076 - 1077)
vắng.
V. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập:
1. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Em hãy trình bày âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược nước
ta của nhà Tống?
Câu 2. Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã có chủ trường
gì, việc thực hiện chủ trương này có diễn biến và kết quả như thế nào?
Câu 3. Hãy trình bày sự chuẩn bị kháng chiến của Nhà Lý và quá trình

quân Tống xâm lược nước ta?
Câu 4. Thơng qua lược đồ, hãy trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên
phòng tuyến Như Nguyệt (1077)?
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1. Cuộc tiến công trước để tự vệ của nhà Lý sang đất Tống có ý nghĩa
lịch sử như thế nào?
Câu 2. Vì sao khi tiến công sang đất Tống, quân đội nhà Lý không vấp
phải sự phản kháng của nhân dân nhà Tống?


Câu 3. Vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn sơng Như Nguyệt để xây dựng
phịng Tuyến chống qn Tống? Vì sao nói phịng tuyến Như Nguyệt là một
bước tường thành kiên cố?
Câu 4. Em biết gì về bài thơ Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt sử dụng
bài thơ này trong cuộc chiến đấu chống quân Tống đã có những tác dụng gì?
3. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Em hãy tìm dẫn chứng để chứng tỏ cuộc tấn cơng sang đất Tống
của nhà Lý không phải là cuộc tấn công xâm lược?
Câu 2. Sau trận phản công của quân ta quân Tống đại bại, Lý Thường
Kiệt lại sai người sang doanh trại qn Tống xin giảng hịa. Em có suy nghĩ gì
về việc làm này của Lý Thường Kiệt?
Câu 3. Phân tích ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)?
4. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Em hãy nhận xét chủ trương tiến công trước để tự vệ của nhà Lý
trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077?)
Câu 2. Qua cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077),
em hãy rút ra những điểm độc đáo và sáng tạo trong cách đánh giặc của Lý
Thường Kiệt?
Câu 3. Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077),

em hãy đánh giá về tài năng quân sự của Lý Thường Kiệt?
PHẦN II. SOẠN GIẢNG CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
TỐNG (1075 - 1077)
(Thời lượng 02 tiết, tiết 15,16)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động tấn
công trước để tự vệ.
- Hiểu được sự chuẩn bị chu đáo kịp thời của nhà Lý
- Tường thuật lại diễn biến theo lược đồ và tranh ảnh, tóm tắt kết cục cuộc
kháng chiến chống quân Tống.
- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống: chủ
động tấn cơng trước,lập phịng tuyến Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi
được quân xâm lược.
2. Kỹ năng:
Qua bài học này sẽ giúp các em rèn luyện, củng cố một số kĩ năng chủ
yếu sau:


- Biết tường thuật một trận đánh trên lược đồ.
- Biết sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học: Đền thờ Lý
Thường Kiệt tại Đền Đô (Bắc Ninh), Hà Nội; phịng tuyến sơng Như Nguyệt,
bài thơ Nam Quốc sơn hà…
- Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện là: quan sát, nhận định, đánh giá, phân
tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử, học tập chủ
động, tích cực.
- Hình thành các giá trị sống: Có tinh thần yêu nước dù ở thời đại nào,
sống có lí tưởng, mục đích cao đẹp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giầu

đẹp.
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm…
- Học sinh có thể vận dụng kiến thức các mơn học khác cũng như các lĩnh
vực khác có liên quan như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Mỹ thuật, , di
sản văn hóa để giải quyết tốt các vấn đề mà bài học đưa ra
- Các em biết giữ gìn mơi trường sống xanh sạch đẹp, tích cực lao động
vệ sinh, bảo vệ di tích lịch sử nói chung cũng như ở gần nơi mình sinh sống nói
riêng.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ
đất nước bị xâm lược .
- Giáo dục các em lòng khâm phục, sự biết ơn đối với các anh hùng dân tộc và
những người có cơng đối với đất nước;
- Thái độ sống tích cực, sống có ý nghĩa, phấn đấu trở thành những cơng dân
tốt, có ích cho xã hội.
- HS biết vận dụng kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc;
- Bồi dưỡng cho học sinh lịng nhân ái khoan dung, đức tính vị tha;
- Qua bài học, các em có ý thức bảo vệ mơi trường, các di tích lịch sử...
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống (1075 - 1077)
+ Năng lực thực hành bộ mơn: trình bày diễn biến trên lược đồ; lập niên
biểu…
+ Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, sự tác động giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử với nhau

+ Năng lực so sánh, phân tích về một nhân vật, sự kiện lịch sử; phản biện
các nhận định, luận điểm lịch sử.


+ Năng lực nhận xét về nghệ thuật quân sự tiêu biểu và rút ra bài học lịch
sử từ các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077).
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử để trình bày chính kiến của mình về
một vấn đề lịch sử.
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp
2. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm, miêu tả,, tường
thuật, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi, đàm thoại…
3. Sử dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm, kỹ thuật dạy học nêu vấn đề
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị: Máy tính cá nhân, máy chiếu, loa …
- Lược đồ diễn biến các cuộc kháng chiến.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn liền với các cuộc chống quân
xâm lược Tống: Lý Thường Kiệt
- Bài thơ liên quân đến nội dung chuyên đề: Nam quốc sơn hà,
- Phiếu học tập.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan.
- Chuẩn bị trước bài ở nhà: Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống
giai đoạn thứ hai trên lược đồ; đọc thuộc bài thơ: “Nam quốc sơn hà”
IV. Tiến trình bài mới:
* Tổ chức:
Lớp
7A


Tiết

Thứ

Ngày

Tiết

Sĩ số

15

3 (Sáng)

29/10

4

27/27

16

3 (Chiều)

29/10

2

27/27


1. Khởi động:
- GV cho HS quan sát bức tranh nhân vật lịch sử (Lý Thường Kiệt)
- Chiếu đoạn thơ lên màn chiếu
''Ai người phá Tống, bình Chiêm
Ba ngày phá vỡ Khâm, Liêm hai thành
Ung Châu đổ nát tan tành
Mở đầu Bắc phạt uy danh lẫy lừng"
Giáo viên đặt câu hỏi (CH): Bức tranh và đoạn thơ cho chúng ta biết về nhân
vật lịch sử nào? (khi học sinh trả lời là Lý Thường Kiệt)


Giáo viên (GV) hỏi tiếp “Em biết gì về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối
với lịch sử nước ta?” Từ đó dẫn dắt vào các em vào nội dung bài học.
2. Hình thành kiến thức mới:
2.1. Nhà Lý tấn công sang đất Tống để tự vệ (1075)
a. Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ :
Chia HS thành các cặp theo bàn, thời gian 3 phút, Yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ qua việc trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt?
Câu 2. Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Câu 3. Để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã làm gì?
Chúng xúi dục Cham-pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành thảo luận theo từng cặp, cử người ghi chép nội dung thảo
luận
+ Học sinh báo cáo:
HS trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên đánh giá:
GV đánh giá, chuẩn xác kiến thức

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân
nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu...
Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng
hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước.
Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, cịn ở biên giới phía Bắc
của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc
làm phản.
Việc xúi giục Cham-pa đánh Đại Việt từ phía nam nhằm mục đích làm cho
nhà Lý thêm khó khăn, phải phân tán lực lượng để đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ
thù.
b. Nhà Lý chủ động tiến cơng để phịng vệ (Hoạt động cá nhân)
*Hiểu biết về Lý Thường Kiệt, Nhà Lý đối phó trước âm mưu xâm lược của
nhà Tống:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
Chiếu hình ảnh Lý Thường Kiệt, nhắc HS nguồn tư liệu
- Nêu hiểu biết của em về Lý Thường Kiệt?
- Nhà Lý đã đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống như thế nào?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
HS dựa vào nguồn tư liệu đã biết (chuẩn bị trước ở nhà), cùng với hình
ảnh trên màn chiếu; suy nghĩ, tìm ra câu trả lời;
+ HS báo cáo:


HS trả lời, HS khác chú ý nghe, nhận xét đánh giá, bổ sung nội dung;
+ Đánh giá:
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
- Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 - Thăng Long, là người có uy tín, thơng
hiểu binh pháp, giữ chức Thái úy đương triều...)
- Lý Thường Kiệt cùng quân sĩ ngày đêm tập luyện, mộ thêm binh lính,
đánh trả những cuộc quấy phá. Năm 1069 nhà Lý đánh Cham-pa, bắt được vua

Chế Củ và 5 vạn quân, Cham-pa phải cắt 3 châu (thuộc Quảng Bình, Quảng Trị
để chuộc vua về).
* Cuộc tiến công trước để tự vệ (1075) (HS làm việc cá nhân)
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Hướng dẫn HS quan sát lược đồ
CH: Sau khi ổn định biên giới phía nam và có sự chuẩn bị, Lý Thường
Kiệt đã có chủ trương như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc tiến công
sang đất Tống của nhà Lý?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
Dựa vào hướng dẫn qua lược đồ của giáo viên, cùng với nguồn tư liệu đã
tìm hiểu trước, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
+ HS báo cáo:
HS trả lời, HS khác chú ý nghe, nhận xét đánh giá, bổ sung nội dung;
+ Đánh giá:
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức:
Thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, t
DB: tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào
châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông), sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc,
quân ta tiếp tục tấn công châu Ung (Quảng Tây).
KQ: Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút về
nước.
Ý nghĩa, làm chậm lại cuộc xâm lược của nhà Tống, Ta có thêm thời gian để
chuẩn bị lực lượng
* Mở rộng:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1. Nhận xét gì về chủ trương tấn cơng trước để tự vệ của nhà Lý? Vì
sao cuộc tiến cơng này không bị nhân dân nhà Tống phản đối?
Câu hỏi 2. Có ý kiến cho rằng cuộc tiến cơng sang đất Tống của nhà Lý
là cuộc tấn công xâm lược, em có đồng tình với ý kiến đó khơng, vì sao?
GV chia lớp thành 4 nhóm (Nhóm 1+2 câu 1; nhóm 3+4 câu 2), thời gian

3 phút)
+ HS thực hiện nhiệm vụ:


HS tiến hành thảo luận, cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép nội dung thảo
luận.
+ HS báo cáo:
HS trình bày kết quả thảo luận (1 phút/ nhóm); HS khác nhận xét bổ
sung.
+ Đánh giá:
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức:
- Câu 1. Đây là chủ trương hết sức độc đáo, táo bạo và bất ngờ có một
khơng hai. Cuộc tiến công này không bị nhân dân Trung Quốc phản đối vì qn
Lý đi đến đâu cũng có những thơng báo trước mục đích tiến cơng của nhà Lý,
hơn nữa qn đội nhà Lý khơng xâm phạm đến bất kì thứ gì của nhân dân Tống
- Câu 2. Khơng đồng tình, vì ta chỉ tấn cơng căn cứ qn sự - kho lương
thảo khí giới, phá hủy phương tiện chiến tranh mà quân Tống chuẩn bị để xâm
lược Đại Việt. Khi hoàn thành nhiệm vụ ta rút về nước
2.2 Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076 - 1077)
a. Kháng chiến bùng nổ:
* Nhà Lý chuẩn bị kháng chiến và xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hướng dẫn HS quan sát lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống (1076 - 1077); lược đồ Nơi Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến Như
Nguyệt?
CH 1: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị
kháng chiến?
CH 2: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sơng Như Nguyệt để xây dựng
phịng tuyến chặn giặc? Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:

Dựa vào hướng dẫn qua lược đồ của giáo viên, cùng với nguồn tư liệu đã
tìm hiểu trước, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
+ HS báo cáo:
HS trả lời, HS khác chú ý nghe, nhận xét đánh giá, bổ sung nội dung;
+ Đánh giá:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng ở những nơi hiểm yếu; đạo quân
chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng trên phịng tuyến Như Nguyệt.
- Quan sát trên lược đồ và trên cơ sở phân tích địa hình, ta thấy qn Tống
có thể tràn vào nước ta qua hai đường. Đường bộ là vùng biên giới Đông Bắc,
tại đây nhà Lý đã cử các tù trưởng dân tộc ít người chỉ huy dân binh chốt giữ.
Đường biển, quân Tống có thể đi vào nước ta qua vịnh Bắc Bộ, Lý Thường Kiệt
đã cử Lý Kế Nguyên chỉ huy thủy quân chốt giữ.
- Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phịng tuyến chặn
giặc vì: Sơng Như Nguyệt là đoạn sơng Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc
là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sơng có vị trí rất


quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long.
Phịng tuyến dài gần 100km, được đắp bằng đất cao, vững chắc, bên ngồi
cịn có mấy lớp giậu tre dày đặc..
* Nhận xét về cách bố phòng của Lý Thường Kiệt:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
CH: Em có nhận xét gì về cách bố phịng của nhà Lý?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ tìm câu trả lời
+ HS báo cáo:
HS trả lời, HS khác chú ý nghe, nhận xét đánh giá, bổ sung nội dung;
+ Đánh giá:
GV nhận xét, chốt kiến thức:

Cách bố phòng của nhà Lý rất chu đáo trên cơ sở phân tích rõ tình hình
của ta và địch. Lý Thường Kiệt đã biết lợi dụng điều kiện tự nhiên kết hợp với
sức mạnh của con người trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
Đây là bài học quân sự quý báu trong kho tàng quân sự Việt Nam, đã được kế
thừa và phát huy trong những giai đoạn sau. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải
vận dụng những bài học ấy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Tuy nhiên, ngày nay những dấu tích về phịng tuyến Như Nguyệt hầu như
khơng cịn vì tác động của con người đã làm cho môi trường có nhiều biến đổi.
Liên hệ với tình hình khí hậu năm 2015 ( Hình: Tác động của con người đối với
phịng tuyến sơng Như Nguyệt)

* Qn Tống xâm lược Đại Việt: (HS thảo luận theo cặp)
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn HS quan sát tranh quân Tống xâm lược nước ta và lược đồ
cuộc khánh chiến chống quân Tống xâm lược (1076 - 1077)
CH: Sau khi bị nhà Lý tập kích bất ngờ ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật diễn biến quá trình quân Tống vào xâm
lược Đại Việt?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành thảo luận theo cặp, cử người ghi chép nội dung thảo luận.
+ Học sinh báo cáo:
HS trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên đánh giá:
GV đánh giá, chuẩn xác kiến thức
Hành động của quân Tống: Cuối năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo
tiến vào nước ta. Đạo quân thủy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh quyết liệt
không thể tiến vào được. Đạo quân bộ do Quách Quỳ - Triệu Tiết chỉ huy bị
chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt.
Giáo viên dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.
b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.



Giáo viên hướng dẫn HS quan sát lược đồ lược đồ trận đánh trên phòng
tuyến Như Nguyệt

Giáo viên hướng dẫn HS quan sát lược đồ (Hình 9):
+ GV chuyển giao nhiệm vụ:
CH: Hãy tóm tăt diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng
tuyến Như Nguyệt?
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành thảo luận theo cặp, cử người ghi chép nội dung thảo luận.
+ Học sinh báo cáo:
HS trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên đánh giá:
GV đánh giá, chuẩn xác kiến thức
Với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, quân Tống đã 2 lần tổ chức vượt
sơng tấn cơng phịng tuyến của ta.
Lần thứ nhất, giặc bắc cầu phao, cử Lý Miêu dẫn qn vượt sơng xung kích,
nắm được tình hình, quân ta tổ chức mai phục và cuộc chiến diễn ra ác liệt đã
diến ra, cuối cùng nhờ tinh thần quyết tâm chiến đấu cùng với phòng tuyến vững
chắc, giặc đã bị quân ta đánh bật trở lại bờ bắc
Tuy lần đầu tấn công thất bại, nhưng quân Tống vẫn chưa từ bỏ ý đồ tấn công,
Lần thứ hai, đích thân Quách Quỳ đã huy động một lực lượng mạnh đóng bè
vượt sơng hịng chọc thủng phịng tuyến Như Nguyệt, trước thế giặc rất mạnh,
chúng đã tiếp cận được lớp giậu tre, ra sức chặt, đốt nhằm mở đường tiến công.
Quân ta từ chiến luỹ đã kiên cường chiến đấu, những viên đá lớn, những khúc
gỗ to nặng liên tục được quân ta từ trên chiến lũy ném xuống phía qn giặc
đồng thời hàng nghìn mũi tên được bắn xuống như mưa, quân Tống cậy đông
người tấn công hết lớp này đến lớp khác nhưng đều bị quân ta tiêu diệt hoặc đẩy
lùi. Cuối cùng Quách Quỳ lại phải rút quân về bờ bắc, sau khi về doanh trại đã

khơng dám nghĩ đến việc tấn cơng nữa, cịn ra lệnh “Ai bàn đến việc tấn công sẽ
chém đầu”
Quân Tống rơi vào tình thế ngày càng khó khăn, khơng dám tấn công
trong khi lương thảo ngày càng cạn kiệt, lực lượng binh sĩ tiêu hao dần do do
khơng hợp khí hậu nước ta.
Đã thế, đêm đêm Lý Thường Kiệt lại cho người vào hai ngôi đền Trương
Hống - Trương Hát (hai danh tướng của Triệu Quang Phục) ngân vang bài thơ
Nam Quốc Sơn Hà.
Yêu cầu HS đọc thuộc bài thơ này
Cho HS nghe lại giọng đọc qua máy tính được phát lên loa.

Nam quốc sơn hà
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Dịch thơ: Sông núi nước nam
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.


Yêu cầu HS cho biết thể thơ, nội dung và tác dụng của bài Nam quốc
sơn hà
Bài thơ hiện nay chưa xác định được chính xác tác giả nhưng có nhiều ý
kiến cho rằng đó là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Bài thơ viết theo thể thất
ngôn tứ tuyệt, 4 câu, 28 chữ nhưng đã khẳng định một chân lý hùng hồn: nước
Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền tự chủ của dân

tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo
nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ nhân dân ta hăng hái chiến đấu, tin
tưởng vào thắng lợi hoàn toàn.
Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân
tộc ta sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Theo sách Việt Điện U Linh, “Đêm đêm
nghe tiếng vang trong đền, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ khiếp đảm,
khơng đánh cũng tan”)
Điều đó đã chứng tỏ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta đã được cả
thần thánh ủng hộ. Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có
cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cùng với lời
căn dặn của Bác, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” một lần nữa lại vang lên, thôi
thúc mỗi người dân Việt Nam phải đồn kết lại, bằng lịng u nước, mềm dẻo
nhưng kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất
nước.
Trong lúc quân Tống hoang mang đến cực độ, nhận thấy thời cơ đãn đến
Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của
địch. Kết quả: Quân Tống thua to, bị tiêu diệt tới 5 đến 6 phần, chúng lâm vào
tình thế tuyệt vọng,
Đúng lúc đó, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách
“giảng hòa”, quân Tống như người sắp chết đuối vớ được cọc, nên đã chấp
thuận ngay, vội vã rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống kết thúc thắng lợi. Nền độc lập tự chủ của dân tộc được giữ vững.
Sau đó kết luận: Với tài năng quân sự, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng
phịng tuyến sơng Như Nguyệt, làm nên chiến thắng Như Nguyệt, kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập lâu dài
cho dân tộc.
3. Luyện tập:
Thảo luận nhóm: (5 phút)
Câu hỏi:

+ Nhóm 1,2: Vì sao ta đang ở thế thắng, Lý Thường Kiệt lại chủ động
giảng hịa?
+ Nhóm 3,4: Nêu những nét độc đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc của
Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống (1075 - 1077)?


+ Nhóm 5,6: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Tống?
+ HS thảo luận nhóm và hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập.
+ GV quan sát, theo dõi qua trình thảo luận của HS. Sau khi hết thời gian,
yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
+ GV trên cơ sở câu trả lời của HS, nhận xét , bổ sung và phân tích những
chỗ cần thiết.
Trả lời
Nhóm 1,2: Vì sao ta đang ở thế thắng, Lý Thường Kiệt lại chủ động
giảng hịa? Vì:
Lý Thường Kiệt không tiêu diệt kẻ thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt, mà
kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa để
Bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh,
Không làm tổn thương danh dự nước lớn, bảo đảm một nền hịa bình lâu
dài.
Đó chính là thể hiện tính cách nhân đạo, lịng u thương con người và sự
khoan dung của dân tộc ta.
Đây cũng là bài học quân sự tiêu biểu đóng góp vào kho tàng nghệ thuật
quân sự độc đáo của nhân dân ta. Bài học đó được vận dụng trong các giai đoạn
sau của lịch sử dân tộc. Ví dụ: việc tổ chức Hội thề Đông Quan trong khởi nghĩa
Lam Sơn (1418 - 1427); Hiệp định Giơ-ne-vơ trong kháng chiến chống Pháp
(21/7/1954); Hiệp định Pa-ri trong kháng chiến chống Mỹ (27/1/1973)
Nhóm 3,4: Nêu những nét độc đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc của Lý
Thường Kiệt?

+ Tổ chức cuộc tiến công trước để tự vệ sang đất Tống (độc đáo, có một
khơng hai trong lịch sử)
+ Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt kết hợp sức mạnh của tự nhiên với
sức mạnh của con người để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. (sáng tạo)
+ Đánh giặc trên mặt trận tư tưởng tác phẩm Nam quốc sơn hà. (sáng tạo)
+ Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp “giảng hịa”(sáng tạo).
=> Đó là những chiến lược quân sự rất sáng suốt, đúng đắn của Lý
Thường Kiệt, thể hiện tài năng quân sự bậc thầy của Lý Thường Kiệt. Tên tuổi
của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc.
Nhóm 5,6: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống
(1075 - 1077)?
+ Do tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước của nhân
dân ta.
+ Sự đoàn kết dân tộc, các tầng lớp, các thành phần dân tộc từ miền xuôi
đến miền ngược đều tham gia vào cuộc kháng chiến chống giặc ..
+ Do sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu
là Lý Thường Kiệt
=> Vì vậy, là thế hệ sau, chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước, cần
phải tích cực học tập và có ý thức kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
4. Vận dụng:


a. Hướng dẫn HS quan sát hình tượng đài và đền thờ Lý Thường Kiệt, đặt
câu hỏi Tại sao nhân dân ta lại xây tượng đài và lập đền thờ Lý Thường Kiệt?
Giáo viên giảng kết hợp trình chiếu hình ảnh: Nhân dân ta đã lập đền thờ,
tạc tượng Lý Thường Kiệt ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa,
Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội… Ngồi việc lập đền thờ, tạc tượng, nhân dân
ta còn lấy tên Lý Thường Kiệt để đặt tên những con đường, tuyến phố và nhiều
trường học trên nước ta để thể hiện sự biết ơn, lòng tự hào đối với vị anh hùng

của dân tộc.
Chúng ta cần hiểu, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn
hóa về danh tướng Lý Thường Kiệt và chiến thắng sông Như Nguyệt nói chung;
những di sản văn hóa trên chính q hương Phú Thọ nói riêng.
b. GV cung cấp đoạn video bài hát: Lý Thường Kiệt - sáng tác: Ngô Nguyễn
Trần, Tâm Thơ; trình bày Hồng Qn.
Các em hãy cùng nghe bài hát, cảm nhận âm hưởng, giai điệu hùng hồn
và nội dung bài hát. (Tích hợp Âm nhạc)
CH: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi nghe xong bài hát? (về âm hưởng,
về nội dung và ý nghĩa bài hát)
+ HS suy nghĩ và trả lời theo cách cảm nhận của mình.
+ GV trình bày cảm nhận của mình về bài hát.
c. Viết cảm nhận của em về anh hùng Lý Thường Kiệt?
5. Tìm tịi mở rơng:
- Tìm hiểu thêm những tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075 - 1077)?
- Sưu tranh ảnh về nhà Lý, Lý Thường Kiệt, sơng Như Nguyệt…
- Em đã có việc làm cụ thể nào để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử
tại địa phương xã Ngọc Lập - nơi em đang sinh sống?
V. Củng cố, dặn dị:
- GV khái qt nội dung tồn bài: Hồn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử
và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077)
- Bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng trong những câu sau đây:
A. Lý Thường Kiệt cho xây dựng phịng tuyến và trực tiếp đóng giữ ở:
a. bờ nam sông Như Nguyệt.
b. bờ Bắc sông Như Nguyệt.
c. biên giới phía Bắc.
d. vùng Đơng Kênh.
B. Sơng Như Nguyệt cịn có tên gọi khác là:
a. sơng Bạch Đằng.

b. sơng Cầu.
c. sông Hồng.
d. sông Lô.
C. Chỉ huy quân thủy của giặc Tống là:
a. Quách Quỳ.
b. Triệu Tiết.
c. Hòa Mâu.
c. Lý Miêu
D. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp:
a. sử dụng chiến tranh du kích.
b. đánh nhanh thắng nhanh.
c. tiến cơng trước để phịng vệ.
d. mềm dẻo, thương lượng.


E. Bài thơ Nam Quốc sơn hà có tác dụng:
a. khích lệ tinh thần chiến đấu
b. làm khiếp đảm tinh thần chiến
quân sĩ ta.
đấu của quân Tống.
d. khích lệ tinh thần chiến đấu
d. làm khiếp đảm tinh thần chiến
cho quân Tống.
đấu của quân ta
- Bài tập về nhà:
+ Tiếp tục hoàn thiện bài viết cảm nhận về Lý Thường Kiệt.
+ Vẽ lại lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt (Hình 21-SGK .tr. 43)
- HS về nhà học bài, tường thuật lại diễn biến toàn bộ cuộc kháng chiến qua hai
giai đoạn.
- Chuẩn bị bài mới: Tiết 17 - Ơn tập

+ HS ơn tập lại tồn bộ những nội dung kiến thức đã học từ đầu chương trình
Lịch sử 7.
+ HS xem lại các bài tập sau: Bài 1- SGK. Tr. 17; Bài 2 - SGK. Tr 19; Bài 3 SGK. tr.28



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×