Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ke hoach boi duong thuong xuyen nam hoc 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.64 KB, 12 trang )

PHÒNG GD-ĐT HƯƠNG SƠN
TRƯỜNG MẦM NON SƠN KIM 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 21/KH-BDTX

Sơn Kim2, ngày 06 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên
Năm học 2017 - 2018
Căn cứ hướng dẫn Công văn số 1216/BC-SGDĐT ngày 23/8/2017 của Sở
GD&ĐT Hà Tĩnh về Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018;
Căn cứ Kế hoạch số 1255/SGDĐT-GDTX-CN ngày 28/8/2017 của Sở
GD&ĐT Hà Tĩnh về Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017 - 2018;
Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ số 217/GDĐT-GDMN ngày 08 tháng
09 năm 2017 của Phòng giáo dục và đào tạo Hương Sơn;
Căn cứ kế hoạch số 214/KH-GDĐT ngày 31/8/2017 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Hương Sơn về việc Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên
Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở năm học 2017 - 2018;
Căn cứ vào kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016- 2017,
Trường Mầm non Sơn Kim 2 xây dựng kế hoạch về việc bồi dưỡng thường xuyên
cán bộ quản lí, giáo viên năm học 2017 -2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để cập nhật kiến
thức về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; cập nhật
thời sự về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội tình hình quốc tế, trong nước và của
địa phương đặc biệt là những đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo. Cập nhật và


nắm bắt các nội quy, quy chế của ngành. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác
theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học,
yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục trong toàn ngành.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng
lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt
động tự học, tự bồi dưỡng của CBQL, giáo viên nhà trường.
3. Quá trình, kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên là cơ sở để đánh giá
cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Nâng cao năng lực, kĩ năng,
nghiệp vụ, phương pháp công tác, phương pháp hoạt động đáp ứng với yêu cầu của
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG


Tất cả cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường.
III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Kiến thức bắt buộc
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
năm học 2017 - 2018.
a. Thời lượng: 30 tiết/năm học/CBQL, giáo viên.
b. Nội dung:
- Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 7 tháng đầu năm 2017; nhiệm vụ
trọng tâm trong thời gian tới.
- Chuyên đề: Âm mưu diễn biến hòa bình và hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Tình hình thời sự quốc tế khu vực trong thời gian gần đây.
- Chuyên đề: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động đối với lĩnh
vực giáo dục và Đào tạo.
- Chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

năm 2017 về phịng chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn
biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Cơng tác giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thực
trạng, kỹ năng, nghiệp vụ và giải pháp trong thời gian tới.
- Quán triệt Chỉ thị 2699/CT- BGDĐT ngày 8/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017- 2018; Quyết định 2186/QĐ- UBND ngày
3/8/2017 của UBND tỉnh ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018;
Văn bản số 1216/BC-SGDĐT ngày 23/ 8 /2017 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về
Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018.
- Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 05-TC/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về
“đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quyết
định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Tổ chức phổ biến, quán triệt cho CBQL, GV các chủ trương, các quy định,
các văn bản của ngành của ngành về thực hiện nhiệm vụ năm học. Cụ thể:
+ Hướng dẫn số 1212/SGDĐT-GDMN ngày 21/8/2017 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Tĩnh về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 -2018.
+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ số 217/GDĐT-GDMN ngày 08 tháng 09 năm
2017 của Phòng giáo dục và đào tạo Hương Sơn.
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho
CBQL, giáo viên các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của


địa phương theo kế hoạch của Phòng Giáo dục & Đào tạo và của nhà trường, cụ thể
như sau:
a. Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. (Gồm 20 tiết tự học, 10 tiết tập trung)
b. Nội dung:
- Hướng dẫn Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số nội
dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT; và Quyết định đính chính Thơng tư số 28/2016/TT-BGDĐT; Văn bản hợp

nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/1/2017 (Văn bản hợp nhất Chương trình GDMN
theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT và Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT)
- Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ.
- Hương dẫn thực hiện công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch
13/2016 /TTLT-BYT.
- Đảm bảo an tồn - phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em tại trường
Mầm non
-Xây dựng khẩu phần thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường
Mầm non
- Kỷ năng quan sát đánh giá trẻ mầm non
- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
2. Khối kiến thức tự chọn (nội dung bồi dưỡng 3): Bao gồm các Module bồi
dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp liên tục của CBQL, giáo viên (Gồm 5
module). Cán bộ quản lý và giáo viên truy cập trực tuyến và tự học tập theo địa chỉ:
Mật khẩu của các tài liệu tự học là: 123456
2.1. Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên.
2.2. Nội dung:
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị,căn cứ vào nhu cầu học tập và quá trình
đăng ký của giáo viên; trường Mầm non Sơn Kim 2 tổ chức cho CBQL, giáo viên
lựa chọn và thống nhất đăng ký các nội dung cần bồi dưỡng học tập nâng cao năng
lực nghề nghiệp gồm các module sau:
a) Đối với cán bộ quản lý
Yêu cầu
chuẩn
nghề
nghiệp
cần bồi
dưỡng
II.

Nâng



đun
MN7

Tên và nội dung mô
đun

Mục tiêu bồi
dưỡng

Môi trường giáo dục
cho trẻ mầm non.

Kiến thức về môi
trường giáo dục cho

Thời
gian
tự
học
(tiết)
10

Thời gian học
tập trung
(tiết)


Thực
thuyết hành
5


cao năng
lực hiểu
biết và
xây dựng
mơi
trường
giáo dục
của giáo
viên

1.Vai trị của mơi
trường giáo dục cho
trẻ mầm non
2. Nguyên tắc xây
dựng môi trường
giáo dục cho trẻ mầm
non

trẻ mầm non, vai trò
và nguyên tắc xây
dựng môi trường
giáo dục cho trẻ
mầm non. Xác định
những đặc thù của
mơi trường giáo dục

mầm non và ảnh
hưởng của nó tới sự
phát triển của trẻ
đồng thời biết cách
xây dựng môi
trường giáo dục
hiệu quả trong
trường mầm non
III.
Tư vấn về chăm sóc, Kiến thức về tư vấn
Nâng
về chăm sóc, giáo
giáo dục mầm non
cao năng
1. Vai trò của tư vấn dục mầm non, vai
lực
trị, mục đích, nội
về chăm sóc, giáo
hướng
dung, phương pháp
dục mầm non;
dẫn và
tư và các hình thức
2. Mục đích tư vấn
tư vấn
tư vấn về chăm sóc,
về chăm sóc, giáo
giáo dục
giáo dục mầm non.
dục mầm non;

của giáo MN10 3. Nội dung tư vấn về Giúp giáo viên mầm
viên
non có hiểu biết
chăm sóc, giáo dục
chung về tư vấn về
mầm non;
chăm sóc – giáo dục
4. Phương pháp tư
mầm non, biết cách
vấn về chăm sóc,
tư vấn về chăm sóc
giáo dục mầm non;
– giáo dục mầm non
5. Các hình thức tư
cho các bậc cha mẹ
vấn về chăm sóc,
giáo dục mầm non.
VIII.
MN33 Đánh giá trong giáo
Mơ đun đưa ra cách
Tăng
đánh giá trong giáo
dục mầm non
cường
1. Mục đích đánh giá dục mầm non, gồm:
năng lực
trong giáo dục mầm mục đích, các loại,
kiểm tra
phương pháp và
non;

và đánh
thực hành đánh giá
2. Các loại đánh giá
giá của
trong giáo dục mầm trong giáo dục mầm
giáo viê
non. Giúp giáo viên
non;
3. Phương pháp đánh mầm non biết cách

9

6

0

9

6

0


giá trong giáo dục
mầm non;
4. Thực hành đánh
giá trong giáo dục
mầm non;
XI
Tăng

cường
năng lực
quản lí
lớp/
trường
của giáo
viên

Phối hợp với gia đình
để giáo dục trẻ mầm
non
1.Mục đích phối hợp
nhà trường với gia
đình để giáo dục trẻ
mầm non
2.Nội dung phối hợp
nhà trường với gia
MN40 đình để giáo dục trẻ
mầm non;
3.Phương pháp phối
hợp nhà trường với
gia đình để giáo dục
trẻ mầm non
4.Hình thức phối hợp
nhà trường với gia
đình để giáo dục trẻ
mầm non.

sử dụng các phương
pháp kiểm tra và

đánh giá trong giáo
dục mầm non

Mô đun này cung
cấp kiến thức, kỹ
năng phối hợp với
gia đình để giáo dục
trẻ mầm non, mục
đích, nội dung,
phương pháp, hình
thức phối hợp nhà
trường với gia đình
để giáo dục trẻ mầm
non. Trang bị cho
giáo viên mầm non
biết cách lập kế
hoạch và phối hợp
với gia đình trong
công tác giáo dục
trẻ mầm non.

9

6

b) Đối với giáo viên
Yêu cầu
chuẩn
nghề
nghiệp

cần bồi
dưỡng



đun

Tên và nội dung mô
Mục tiêu bồi dưỡng
đun

Chăm sóc trẻ mầm
non
MN 6

- Cũng cố lại những
kiến thức đã học về
dinh dưỡng trẻ em.
- Thực hành tố cơng
tác tổ chức ăn cho trẻ
ở trường mầm non.
- Có thái độ đúng
trong việc tổ chức ăn

Thời
gian
tự
học
(tiết)


9

Thời gian học
tập trung
(tiết)

Thực
thuyết hành

6

0


cho trẻ và vận dụng
những kiến thức
trong cham sóc giáo
dục trẻ.

MN20

Mơ đun cung cấp
phương pháp dạy
học tích cực, bao
gồm: sự cần thiết đổi
mới phương pháp
dạy học, khái niệm
về phương pháp dạy
học tích cực và
phương pháp dạy

9
học tích cực ở giáo
dục mầm non. Giúp
giáo viên mầm non
biết cách ứng dụng
được phương pháp
dạy học tích cực
trong các lĩnh vực
phát triển của trẻ
mầm non

6

0

6

0

2. Hướng dẫn sử
dụng một số phần
mềm

Mô đun hướng dẫn
sử dụng một số phần
mềm vui chơi, học
tập thông dụng cho
trẻ mầm non, giới
thiệu một số phần
9

mềm vui chơi, học
tập thông dụng cho
trẻ mầm non. Giúp
giáo viên mầm non
sử dụng được một số
phần mềm vui

Giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mầm
non
1. Vai trò của giáo
dục kĩ năng sống đối
với sự phát triển

Mô đun cung cấp
9
kiến thức giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ
mầm non, bao gồm:
vai trò của giáo dục
kĩ năng sống đối với

6

0

Phương pháp dạy
học tích cực
1. Sự cần thiết đổi
mới phương pháp

dạy học;
2. Khái niệm về
phương pháp dạy
học tích cực;
3. Phương pháp dạy
học tích cực ở giáo
dục mầm non.

MN31

Hướng dẫn sử dụng
một số phần mềm
vui chơi, học tập
thông dụng cho trẻ
mầm non
1. Giới thiệu một số
phần mềm vui chơi,
học tập thông dụng
cho trẻ mầm non;


MN39

nhân cách trẻ mầm
non;
2. Nội dung giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ
mầm non;
3. Phương pháp giáo
dục kĩ năng sống cho

trẻ mầm non;

sự phát triển nhân
cách trẻ mầm non,
nội dung, phương
pháp, điều kiện giáo
dục kĩ năng sống cho
trẻ mầm non. Trang
bị cho giáo viên
mầm non biết cách
4. Điều kiện giáo
ứng dụng được các
dục kĩ năng sống cho phương pháp tập kĩ
trẻ mầm non.
năng sống cho trẻ
mầm non

IV. THỜI GIAN TRIỂN KHAI CƠNG TÁC BỜI DƯỠNG
Thời gian

Nội dung và hình thức bồi dưỡng

Tháng 9/2017

*Hướng dẫn CBQL, tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch
BDTX; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của CBQL, tổ chuyên môn,
của giáo viên.
* Học tập các chuyên đề:
- Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 7 tháng đầu năm 2017;
nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

- Chuyên đề: Âm mưu diễn biến hòa bình và hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Tình hình thời sự quốc tế khu vực trong thời gian gần đây.
- Chuyên đề: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động
đối với lĩnh vực giáo dục và Đào tạo.
- Chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh năm 2017 về phịng chống suy thối tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Cơng tác giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh; thực trạng, kỹ năng, nghiệp vụ và giải pháp trong thời gian tới.
- Quán triệt Chỉ thị 2699/CT- BGDĐT ngày 8/8/2017 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017- 2018; Quyết
định 2186/QĐ- UBND ngày 3/8/2017 của UBND tỉnh ban hành
khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018; Văn bản số
1216/BC-SGDĐT ngày 23/ 8 /2017 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về
Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018. Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ số 217/GDĐT-GDMN ngày 08 tháng 09
năm 2017 của Phòng giáo dục và đào tạo Hương Sơn;
- Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi


mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 05-TC/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quyết định số 404/QĐTTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Tổ chức phổ biến, quán triệt cho CBQL, GV các chủ trương, các
quy định, các văn bản của ngành của ngành về thực hiện nhiệm vụ
năm học. Cụ thể:
+ Công văn số 1212/SGDĐT-GDMN ngày 21/8/2017 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

mầm non năm học 2017-2018
+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học
2017-2018 số 217/GDĐT - GDMN, ngày 08 tháng 9 năm 2017 của
Phòng giáo dục và đào tạo Hương Sơn.
* Học tập trung theo cụm tại trường Mầm non Sơn Tây
- Hướng dẫn Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một
số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thơng tư
số 17/2009/TT-BGDĐT; và Quyết định đính chính Thơng tư số
28/2016/TT-BGDĐT; Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT
ngày 24/1/2017 (Văn bản hợp nhất Chương trình GDMN theo
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT và Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT)
- Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ.
- Hương dẫn thực hiện công tác y tế trường học theo Thông tư liên
tịch số13/2016 /TTLT-BYT.
- Đảm bảo an tồn - phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em tại
trường Mầm non
* Nhà trường tổ chức

Tháng 10/2017

Tháng 11/2017

Tháng 12/2017

- Tự học, học tập trung chuyên đề xây dựng môi trường cho trẻ hoạt
động.
- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký, cụ thể:
MN7 (CBQL)
MN6 (GV)
- Tự học, học tập trung chuyên đề: Xây dựng khẩu phần thực đơn

cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường Mầm non
- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký, cụ thể:
MN10 (CBQL)
MN 20(GV)
- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký, cụ thể:
MN 33 (CBQL)
MN 31 (GV)


- Tự học, học tập trung chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm
Tháng 1/2018

Tháng 2/2018

- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký, cụ thể:
MN40 (CBQL)
MN39 (GV)
- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký và theo kế
hoạch
- Tự học, học tập trung chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm ( dạy thực hành )

Tháng 3/2018

- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập Module đã đăng ký và theo kế
hoạch
- Tự học, học tập trung chuyên đề kỷ năng quan sát đánh giá trẻ
mầm non


Tháng 4/2018

Tháng 5/2018

- Hoàn thiện hồ sơ.
- BGH kiểm tra đánh giá kết quả học tập BDTX của giáo viên, góp
ý đúc rút kinh nghiệm
Tổng hợp kết quả học tập BDTX của giáo viên .
- Báo cáo kết quả BDTX của CBQL, giáo viên về Phòng GD

V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BDTX
1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX CBQL, giáo viên
Cuối năm học, căn cứ vào việc thực hiện kế hoạch BDTX của mỗi giáo viên
đã được phê duyệt và kết quả học tập ở các nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi
dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3; tổ chuyên môn, Hiệu trưởng nhà
trường tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả BDTX giáo viên theo 4 loại: Loại giỏi (viết
tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và khơng hồn thành kế
hoạch
2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX
a) Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình
bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục
học sinh tại tổ chuyên môn (cán bộ quản lý trình bày trước tổ chuyên môn hoặc trước
hội đồng nhà trường). Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương
trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).


b) Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội
dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3
(gọi là các điểm thành phần).
c) Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo cơng thức sau:
- ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 +
điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch
BDTX của giáo viên) : 3 ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân
theo quy định hiện hành.
3. Xếp loại kết quả BDTX (Theo Thông tư số 26/2012/TT-BGD-ĐT).
3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX: Nếu đã học tập đầy đủ
các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm
trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
- Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó
khơng có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại K nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó khơng
có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại G nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó khơng có
điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
3.3. Các trường hợp khác: Được đánh giá là khơng hồn thành kế hoạch BDTX
của năm học 2017-2018.
3.4. Kết quả đánh giá BDTX: Được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để
đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính
sách, sử dụng giáo viên.
4. Cơng nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
4.1. Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, giáo
viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của CBQL, giáo viên.
4.2. Nhà trường trình Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định và cấp giấy chứng
nhận kết quả BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên (không cấp giấy chứng nhận kết quả
BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên khơng hồn thành kế hoạch).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
- Xây dựng kế hoạch BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường và
tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường theo
thẩm quyền và trách nhiệm được giao.


- Hướng dẫn CBQL, tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê
duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của CBQL, tổ chuyên môn, của giáo viên.
- Cuối năm học, Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch BDTX của CBQL, giáo viên
để tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại BDTX CBQL, giáo viên, báo cáo kết quả
BDTX của CBQL, giáo viên về phịng GD&ĐT (Theo thơng tư số26/2012/TT-BGDĐT).
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với
CBQL, giáo viên tham gia BDTX.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với
giáo viên, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện cơng tác bồi
dưỡng.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện
nhiệm vụ BDTX của nhà trường.
- Phối hợp tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX giáo viên
theo phân công của Hiệu trưởng.
3. Trách nhiệm của tổ chun mơn:
- Tổ chun mơn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chung cho tổ; triển khai tổ
chức cho giáo viên của tổ xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX đối với các giáo viên trong tổ theo
phân công của Hiệu trưởng.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Hiệu trưởng.
4. Trách nhiệm của giáo viên
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện

nhiệm vụ BDTX của tổ chuyên môn, của nhà trường.
- Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch
BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên trường
Mầm non Sơn Kim2 năm học 2017 - 2018; đề nghị các tổ chun mơn và tồn thể cán
bộ, giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Phòng GD & ĐT Hương Sơn ( Để b/c)
- Các tổ CM

HIỆU TRƯỞNG


- CBQL, GV toàn đơn vị
- Lưu :VT

Phan Thị Hồng Lan



×